CHƯƠNG III Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005: Gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên
Số hiệu: | 41/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 17/07/2005 | Số công báo: | Số 19 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan đề xuất căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, yêu cầu hợp tác quốc tế chủ động đề xuất với Chính phủ về việc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên.
2. Trước khi đề xuất với Chính phủ về việc gia nhập điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất phải lấy ý kiến kiểm tra bằng văn bản của Bộ Ngoại giao theo quy định tại Điều 10 của Luật này, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp theo quy định tại các điều từ Điều 17 đến Điều 21 của Luật này và ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan.
3. Trong trường hợp Bộ Ngoại giao trình Chính phủ về việc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên thì phải lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức hữu quan.
Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan đề xuất với Chính phủ về việc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên về hòa bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia.
4. Trong trường hợp Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên thì Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với cơ quan đề xuất gửi hồ sơ đề nghị thẩm tra đến cơ quan thẩm tra.
1. Quốc hội quyết định gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên theo đề nghị của Chủ tịch nước.
2. Chủ tịch nước quyết định gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên nhân danh Nhà nước, điều ước quốc tế nhiều bên có quy định phải phê chuẩn, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quyết định gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên nhân danh Chính phủ.
4. Quyết định gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên có những nội dung sau đây:
a) Tên điều ước quốc tế được gia nhập, thời gian và địa điểm ký hoặc thông qua;
b) Nội dung bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối với điều ước quốc tế nhiều bên và những vấn đề cần thiết khác;
c) Quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ để thực hiện điều ước quốc tế được gia nhập;
d) Trách nhiệm của cơ quan đề xuất, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức hữu quan về việc hoàn thành thủ tục gia nhập và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế.
1. Chậm nhất là ba mươi ngày trước khi trình Chính phủ về việc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên, cơ quan đề xuất có trách nhiệm lấy ý kiến kiểm tra bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan.
2. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan đề xuất trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.
3. Cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được trả lời bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quyết định:
a) Gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên nhân danh Chính phủ trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan đề xuất trình hoặc kể từ ngày nhận được ý kiến của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên có điều khoản trái hoặc chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc điều ước quốc tế mà để thực hiện cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
b) Trình Chủ tịch nước về việc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật này trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan đề xuất trình;
c) Trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên có điều khoản trái hoặc chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc điều ước quốc tế mà để thực hiện cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan đề xuất trình.
5. Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên quy định tại điểm c khoản 4 Điều này theo trình tự quy định tại Điều 13 của Luật này.
6. Chủ tịch nước quyết định:
a) Gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật này trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Chính phủ trình;
b) Trình Quốc hội quyết định gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.
7. Quốc hội quyết định gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên tại kỳ họp Quốc hội theo trình tự, thủ tục tương tự quy định tại Điều 39 của Luật này; trước khi trình Quốc hội thì điều ước quốc tế phải được thẩm tra theo trình tự, thủ tục tương tự quy định tại các điều từ Điều 34 đến Điều 37 của Luật này.
1. Hồ sơ của cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan đề xuất có những nội dung quy định tại Điều 14 của Luật này;
b) Bản sao điều ước quốc tế, bản dịch điều ước quốc tế bằng tiếng Việt;
c) ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan;
d) Danh sách các thành viên của điều ước quốc tế, văn bản sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế, bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu, tuyên bố của các bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế, thủ tục pháp lý cần thiết và các thông tin khác liên quan đến việc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên;
đ) Dự kiến kế hoạch tổ chức thực hiện điều ước quốc tế;
e) Các tài liệu cần thiết khác.
2. Hồ sơ của Chính phủ trình Chủ tịch nước về việc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên bao gồm:
a) Tờ trình của Chính phủ, trong đó đánh giá tác động của điều ước quốc tế nhiều bên đối với Việt Nam; kiến nghị về việc gia nhập, nội dung bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối với điều ước quốc tế nhiều bên; kiến nghị về việc áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội để thực hiện điều ước quốc tế;
b) Bản sao điều ước quốc tế, bản dịch điều ước quốc tế bằng tiếng Việt;
c) Danh sách các thành viên của điều ước quốc tế, văn bản sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế, bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu, tuyên bố của các bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế, thủ tục pháp lý cần thiết và các thông tin khác liên quan đến việc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên;
d) Ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội trong trường hợp đề xuất gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên quy định tại điểm c khoản 4 Điều 51 của Luật này;
đ) Các tài liệu cần thiết khác.
3. Trong trường hợp Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên quy định tại điểm c khoản 4 Điều 51 của Luật này thì hồ sơ của Chính phủ bao gồm những nội dung quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này.
4. Hồ sơ của Chủ tịch nước trình Quốc hội về việc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên bao gồm:
a) Tờ trình của Chủ tịch nước, trong đó nêu rõ lý do đề nghị Quốc hội quyết định gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên; đánh giá tác động của điều ước quốc tế nhiều bên đối với Việt Nam; kiến nghị nội dung bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối với điều ước quốc tế nhiều bên; kiến nghị về việc áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội để thực hiện điều ước quốc tế;
b) Bản sao điều ước quốc tế, bản dịch điều ước quốc tế bằng tiếng Việt;
c) Danh sách các thành viên của điều ước quốc tế, văn bản sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế, bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu, tuyên bố của các bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế, thủ tục pháp lý cần thiết và các thông tin khác liên quan đến việc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên;
d) Các tài liệu cần thiết khác.
1. Bộ Ngoại giao thông báo cho cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên về việc gia nhập điều ước quốc tế trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố nghị quyết của Quốc hội về việc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên hoặc kể từ ngày nhận được quyết định của Chủ tịch nước hoặc của Chính phủ về việc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên.
2. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký văn kiện gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên gửi cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên.
Trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vắng mặt thì một Thứ trưởng Bộ Ngoại giao được Bộ trưởng ủy nhiệm ký, trừ trường hợp có quy định khác của cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên.
3. Bộ Ngoại giao thông báo cho các cơ quan nhà nước hữu quan về ngày có hiệu lực của điều ước quốc tế nhiều bên đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên.
ACCESSION TO MULTILATERAL TREATIES
Article 49.- Responsibility for recommendation on accession to multilateral treaties
1. The recommending agencies, on the basis of their legally defined tasks and powers and the requirement for international cooperation, shall take initiative in submitting to the Government recommendations on the accession to multilateral treaties.
2. Before submitting recommendations on accession to treaties to the Government, the recommending agencies must obtain written examination opinions of the Ministry of Foreign Affairs in accordance with the provisions of Article 10 of this Law, evaluation opinions of the Ministry of Justice in accordance with the provisions of Articles 17 to 21 of this Law, and opinions of concerned agencies and organizations.
3. In cases where the Ministry of Foreign Affairs submits the recommendation on the accession to a multilateral treaty to the Government, it must obtain evaluation opinions from the Ministry of Justice and written opinions from concerned agencies and organizations.
The Ministry of Foreign Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies and organizations, in submitting to the Government recommendations on the accession to multilateral treaties on peace, security, national boundaries, territory and sovereignty.
4. In cases where the State President submits to the National Assembly for decision the accession to a multilateral treaty, the Office of the State President shall coordinate with the recommending agency in submitting to the verifying agency the dossier of request for verification.
Article 50.- Competence to decide on accession to multilateral treaties and contents of such decisions
1. The National Assembly shall decide on the accession to multilateral treaties at the proposal of the State President.
2. The State President shall decide on the accession to multilateral treaties in the name of the State and multilateral treaties subject to ratification, except for the case stated in Clause 1 of this Article.
3. The Government shall decide on the accession to multilateral treaties in the name of the Government.
4. A decision on the accession to a multilateral treaty shall have the following contents:
a/ The title, time and place of signing or approval of the acceded treaty;
b/ The contents of reservation, acceptance of or objection to the reservation(s) made by the foreign contracting parties, declaration with respect to the multilateral treaty and other necessary issues;
c/ The decision on direct application of the whole or part of the treaty; the decision or proposal to amend, supplement, cancel or promulgate legal documents of the National Assembly, the National Assembly Standing Committee or the Government for the implementation of the acceded treaty;
d/ The responsibilities of the recommending agency, the Ministry of Foreign Affairs and other concerned agencies and organizations for completing the procedures for accession to and organizing the implementation of the treaty.
Article 51.- Order and procedures for submitting recommendations and deciding on accession to multilateral treaties
1. At least thirty days before submitting to the Government the recommendation on the accession to a multilateral treaty, the recommending agency shall have to obtain written examination opinions from the Ministry of Foreign Affairs, evaluation opinions from the Ministry of Justice, and opinions from concerned agencies and organizations.
2. The consulted agencies and organizations stated in Clause 1 of this Article shall have to send their written replies to the recommending agency within fifteen days after the date of receipt of the written request for opinions.
3. The recommending agency shall submit to the Government the recommendation on the accession to the multilateral treaty within fifteen days after the date of receipt of written opinions of the agencies and organizations stated in Clause 1 of this Article.
4. The Government shall decide:
a/ To accede to a multilateral treaty in the name of the Government within fifteen days after the date of receipt of the dossier submitted by the recommending agency or after the date of receipt of opinions of the National Assembly or the National Assembly Standing Committee on the accession to a multilateral treaty containing provisions which contravene, or have not been made in, legal documents promulgated by the National Assembly or the National Assembly Standing Committee or a treaty the implementation of which requires amendment, supplementation, cancellation or promulgation of legal documents of the National Assembly or the National Assembly Standing Committee;
b/ To submit to the State President the accession to a multilateral treaty specified in Clause 2, Article 50 of this Law within fifteen days after the date of receipt of the dossier submitted by the recommending agency;
c/ To submit to the National Assembly Standing Committee for opinion the accession to a multilateral treaty containing provisions which contravene, or have not been made in, legal documents promulgated by the National Assembly or the National Assembly Standing Committee or a treaty the implementation of which requires amendment, supplementation, cancellation or promulgation of legal documents of the National Assembly or the National Assembly Standing Committee, within fifteen days after the date of receipt of the dossier submitted by the recommending agencies.
5. The National Assembly Standing Committee shall give opinions on the accession to a multilateral treaty specified at Point c, Clause 4 of this Article in the order provided for in Article 13 of this Law.
6. The State President shall decide:
a/ To accede to a multilateral treaty specified in Clause 2, Article 50 of this Law, within fifteen days after the date of receipt of the dossier submitted by the Government;
b/ To submit to the National Assembly for decision the accession to a multilateral treaty specified in Clause 1, Article 50 of this Law at least thirty days before the date of opening of the National Assembly session.
7. The National Assembly shall decide on the accession to a multilateral treaty at its session in the order and according to the procedures provided for in Article 39 of this Law; before being submitted to the National Assembly, the treaty must be verified in the order and according to the procedures provided for in Articles 34 to 37 of this Law.
Article 52.- Dossiers submitted for the accession to multilateral treaties
1. A dossier submitted by the recommending agency to the Government for the accession of a multilateral treaty shall comprise:
a/ The recommending agency's rational document, with the contents specified in Article 14 of this Law;
b/ A copy of the treaty and the Vietnamese translation of the treaty;
c/ Examination opinions of the Ministry of Foreign Affairs, evaluation opinions of the Ministry of Justice, and opinions of concerned agencies and organizations;
d/ The list of parties to the treaty, documents on amendments, supplements to the treaty, reservations, acceptance of or objection to reservations, declarations made by the foreign contracting parties with respect to the treaty, legal procedures required for, and other necessary information relating to, the accession to the treaty;
e/ A proposed plan for the implementation of the treaty;
f/ Other necessary documents.
2. A dossier submitted by the Government to the State President for the accession to a multilateral treaty shall comprise:
a/ The Government's submission document, which contains an assessment of the impacts of the treaty on Vietnam; recommendations on the accession, the contents of reservation, acceptance or objection to the reservation(s) made by the foreign contracting parties, declaration with respect to a multilateral treaty; recommendations on direct application of the whole or part of the treaty, amendment, supplementation, cancellation or promulgation of legal documents of the National Assembly or the National Assembly Standing Committee for the implementation of the treaty;
b/ A copy of the treaty and the Vietnamese translation of the treaty;
c/ The list of parties to the treaty, documents on amendments, supplements to the treaty, reservations, acceptance of or objection to reservations, declarations made by the foreign contracting parties with respect to the treaty, legal procedures required for, and other necessary information relating to, the accession of the treaty;
d/ Opinions of the National Assembly Standing Committee or the National Assembly in case of recommendation on the accession to a multilateral treat specified at Point c, Clause 4, Article 51 of this Law;
e/ Other necessary documents.
3. In case the Government submits to the National Assembly Standing Committee for consideration the accession to a multilateral treaty specified at Point c, Clause 4, Article 51 of this Law, the Government's dossier shall comprise documents stated at Points a, b, c and e, Clause 2 of this Article.
4. A dossier submitted by the State President to the National Assembly for the accession to a multilateral treat shall comprise:
a/ The State President's submission document, which clearly spells out the reasons for proposing the National Assembly to decide on the accession, contains an assessment of the impacts of the treaty on Vietnam, recommendations on the accession, the contents of reservation, acceptance or objection to the reservation(s) made by the foreign contracting parties, declaration with respect to a multilateral treaty; recommendations on direct application of the whole or part of the treaty, amendment, supplementation, cancellation or promulgation of legal documents of the National Assembly or the National Assembly Standing Committee for the implementation of the treaty;
b/ A copy of the treaty and the Vietnamese translation of the treaty;
c/ The list of parties to the treaty, documents on amendments, supplements to the treaty, reservations, acceptance of or objection to reservations, declarations made by the foreign contracting parties with respect to the treaty, legal procedures required for the accession to and other necessary information relating to the accession of the treaty;
d/ Other necessary documents.
Article 53.- Notification of accession to multilateral treaties
1. The Ministry of Foreign Affairs shall notify the depository of a multilateral treaty of the accession to the treaty within fifteen days after the date of signing of the order by the State President to promulgate the National Assembly resolution on the accession to the treaty or after the date of receipt of the decision made by the State President or the Government on the accession to the treaty.
2. The Minister of Foreign Affairs shall sign the instruments of accession to a multilateral treaty to be sent to the depository of the multilateral treaty.
In cases where the Minister of Foreign Affairs is absent, a Vice-Minister of Foreign Affairs, who is authorized by the Minister of Foreign Affairs, shall sign such instruments, unless otherwise provided for by the depository of the multilateral treaty.
3. The Ministry of Foreign Affairs shall notify concerned state agencies of the date of entry into force of a multilateral treaty for the Socialist Republic of Vietnam within fifteen days after the date of receipt of notification by the depository of the multilateral treaty.