CHƯƠNG I Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005: Những quy định chung
Số hiệu: | 41/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 17/07/2005 | Số công báo: | Số 19 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về việc ký kết, gia nhập, bảo lưu, lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, công bố, đăng ký, thực hiện, giải thích, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước và nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong Luật này những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.
2. Giấy ủy quyền là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định một hoặc nhiều người đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện một hoặc nhiều hành vi pháp lý liên quan đến việc đàm phán, ký điều ước quốc tế.
3. Giấy ủy nhiệm là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định một hoặc nhiều người đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham dự hội nghị quốc tế để thực hiện một hoặc nhiều hành vi pháp lý liên quan đến việc đàm phán, thông qua văn bản điều ước quốc tế tại hội nghị hoặc thực hiện điều ước quốc tế nhiều bên.
4. Ký kết là những hành vi pháp lý do người hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, bao gồm đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế hoặc trao đổi văn kiện tạo thành điều ước quốc tế.
5. Ký là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền thực hiện, bao gồm ký điều ước quốc tế không phải phê chuẩn hoặc phê duyệt và ký điều ước quốc tế phải phê chuẩn hoặc phê duyệt.
6. Ký tắt là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền thực hiện để xác nhận văn bản điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dự định ký là văn bản cuối cùng đã được thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
7. Phê chuẩn là hành vi pháp lý do Quốc hội hoặc Chủ tịch nước thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đã ký đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
8. Phê duyệt là hành vi pháp lý do Chính phủ thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đã ký đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
9. Trao đổi văn kiện tạo thành điều ước quốc tế là việc trao đổi thư, công hàm hoặc văn kiện có tên gọi khác tạo thành điều ước quốc tế hai bên giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
10. Gia nhập là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế nhiều bên đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không ký điều ước quốc tế đó, không phụ thuộc vào việc điều ước quốc tế này đã có hiệu lực hay chưa có hiệu lực.
11. Bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tuyên bố của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số quy định trong điều ước quốc tế khi áp dụng đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
12. Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên là điều ước quốc tế đang có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
13. Chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ thực hiện để từ bỏ hiệu lực của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
14. Từ bỏ hoặc rút khỏi điều ước quốc tế là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ thực hiện để từ bỏ việc chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
15. Tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ thực hiện để tạm dừng thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
16. Bên ký kết nước ngoài là quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế.
17. Tổ chức quốc tế là tổ chức liên chính phủ.
Việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, cấm sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và những nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế;
2. Phù hợp với các quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
3. Phù hợp với lợi ích quốc gia, đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
4. Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ không được trái với điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước;
5. Điều ước quốc tế có quy định trái hoặc chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, điều ước quốc tế mà để thực hiện cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải được trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi đàm phán, ký hoặc gia nhập; trong trường hợp đàm phán, ký hoặc gia nhập điều ước quốc tế có quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội cho ý kiến;
6. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuân thủ điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đồng thời có quyền đòi hỏi thành viên khác cũng phải tuân thủ điều ước quốc tế đó.
Nội dung quản lý nhà nước về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế bao gồm:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế;
2. Tổ chức và bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế;
3. Tuyên truyền, phổ biến các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
4. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thi hành pháp luật về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế;
5. Tổ chức lưu trữ, lưu chiểu, sao lục, dịch, công bố và đăng ký điều ước quốc tế;
6. Thống kê, rà soát các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập;
7. Xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch hằng năm về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế;
8. Giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm các quy định của pháp luật về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế;
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế;
10. Hợp tác quốc tế trong việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.
2. Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện quản lý nhà nước về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.
1. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
2. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về cùng một vấn đề.
3. Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó.
1. Điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập bao gồm:
a) Điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước;
b) Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
2. Điều ước quốc tế được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước trong các trường hợp sau đây:
a) Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác;
b) Điều ước quốc tế về hòa bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia;
c) Điều ước quốc tế về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về tương trợ tư pháp;
d) Điều ước quốc tế về tổ chức quốc tế phổ cập và tổ chức quốc tế khu vực quan trọng;
đ) Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
3. Điều ước quốc tế được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Chính phủ trong các trường hợp sau đây:
a) Để thực hiện điều ước quốc tế đã được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước;
b) Điều ước quốc tế về các lĩnh vực, trừ các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;
c) Điều ước quốc tế về các tổ chức quốc tế, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
d) Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Chính phủ theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế bằng một trong những hành vi sau đây:
1. Ký điều ước quốc tế không phải phê chuẩn hoặc phê duyệt;
2. Phê chuẩn điều ước quốc tế;
3. Phê duyệt điều ước quốc tế;
4. Trao đổi văn kiện tạo thành điều ước quốc tế;
5. Gia nhập điều ước quốc tế;
6. Hành vi khác theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
Article 1.- Scope of application
This Law provides for the conclusion, accession, reservation, deposit, keeping custody, making of certified copies, publication, registration, implementation, interpretation, amendment, supplementation, extension, termination, denunciation, withdrawal, suspension of application of treaties concluded or acceded to in the name of the State or the name of the Government of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 2.- Interpretation of terms
In this Law, the following terms are construed as follows:
1. Treaties concluded or acceded to by the Socialist Republic of Vietnam mean agreements in written form concluded or acceded to in the name of the State or in the name of the Government of the Socialist Republic of Vietnam with one or more states, international organizations or other subjects of international law, regardless of their tittles, such as treaty, convention, agreement, covenant, arrangement, protocol, memorandum of understanding, exchanged diplomatic note or other titles.
2. Full powers means a document issued by a competent state agency designating one or more persons to represent the Socialist Republic of Vietnam in performing one or more legal acts concerning the negotiation and signing of treaties.
3. Credentials means a document issued by a competent state agency designating one or more persons to represent the Socialist Republic of Vietnam in attending international conferences to perform one or more legal acts in relation to the negotiation, adoption of the texts of treaties at the international conferences or to the implementation of multilateral treaties.
4. Conclusion means legal acts performed by competent persons or state agencies including acts of negotiation, signing, ratification, approval of treaties or exchange of instruments constituting treaties.
5. Signing means a legal act performed by a competent or authorized person, including signing of a treaty not subject to ratification or approval and signing of a treaty subject to ratification or approval.
6. Initialing means a legal act performed by a competent or authorized person to confirm that the text of a treaty the Socialist Republic of Vietnam intends to sign is the final text agreed upon with a foreign contracting party.
7. Ratification means a legal act performed by the National Assembly or the State President, expressing the consent of the Socialist Republic of Vietnam to be bound by a signed treaty.
8. Approval means a legal act performed by the Government, expressing the consent of the Socialist Republic of Vietnam to be bound by a signed treaty.
9. Exchange of instruments constituting a treaty means the exchange of letters or diplomatic notes or otherwise named documents constituting a bilateral treaty between the Socialist Republic of Vietnam and the foreign contracting party.
10. Accession means a legal act performed by the National Assembly, the State President or the Government, expressing the consent of the Socialist Republic of Vietnam to be bound by a multilateral treaty in case the Socialist Republic of Vietnam has not signed such treaty, irrespective of the entry into force of the treaty.
11. Reservation of the Socialist Republic of Vietnam means a statement made by the Socialist Republic of Vietnam when signing, ratifying, approving or acceding to a multilateral treaty, whereby it purports to exclude or modify the legal effect of one or more certain provision of the treaty in its application to the Socialist Republic of Vietnam.
12. Treaties to which Vietnam is a party mean treaties being in force to the Socialist Republic of Vietnam.
13. Termination of a treaty means a legal act performed by the National Assembly, the State President or the Government, denouncing the effect of a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a party.
14. Denunciation of or withdrawal from a treaty means a legal act performed by the National Assembly, the State President or the Government, denouncing the consent of the Socialist Republic of Vietnam to be bound by a treaty.
15. Suspension of the application of a treaty means a legal act performed by the National Assembly, the State President or the Government, suspending the application of the whole or part of a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a party.
16. Foreign parties mean States, international organizations or other subjects of international law.
17. International organizations mean inter-governmental organizations.
Article 3.- Principles of conclusion, accession to and implementation of treaties
The conclusion, accession to and implementation of treaties must comply with the following principles:
1. Respect for national independence, sovereignty, territorial integrity, prohibition of the use of force or threat to use force, non-interference in the domestic affairs of each other, equality, mutual benefit and other fundamental principles of international law;
2. Conformity with the provisions of the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
3. Conformity with national interests, foreign policy of the Socialist Republic of Vietnam;
4. Treaties in the name of the Government must not contradict treaties in the name of the State;
5. A treaty containing provision(s) that contravene, or have not been made in, legal documents of the National Assembly or the National Assembly Standing Committee or a treaty the implementation of which requires amendment, supplementation, cancellation or promulgation of legal documents of the National Assembly or the National Assembly Standing Committee, must be submitted to the National Assembly Standing Committee for consideration before it is negotiated, signed or acceded to; in case of negotiation, signing of or accession to a treaty containing provision(s) contrary to legal documents of the National Assembly, the National Assembly Standing Committee shall report it to the National Assembly for opinions;
6. The Socialist Republic of Vietnam complies with treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a party; meanwhile, it requests other parties to treaties to comply with such treaties.
Article 4.- State management of the conclusion, accession to and implementation of treaties
The contents of State management of the conclusion, accession to, and implementation of treaties shall include:
1. Promulgating legal documents on the conclusion, accession to, and implementation of treaties;
2. Organizing and guaranteeing the implementation of treaties;
3. Propagating and popularizing treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a party;
4. Propagating, popularizing, and guiding the implementation of, law on the conclusion, accession to, and implementation of treaties;
5. Organizing the custody, deposit, making of certified copies, translation, publication and registration of treaties;
6. Gathering statistics on, and scrutinizing treaties already concluded or acceded to by the Socialist Republic of Vietnam;
7. Formulating long-term and annual plans on the conclusion, accession to and implementation of treaties;
8. Overseeing, supervising, inspecting and settling violations of the provisions of law on the conclusion, accession to and implementation of treaties;
9. Settling complaints and accusations relating to the conclusion, accession to and implementation of treaties;
10. Undertaking international co-operation in the conclusion, accession to and implementation of treaties.
Article 5.- Agencies performing state management of the conclusion, accession to and implementation of treaties
1. The Government shall perform the unified state management of the conclusion, accession to and implementation of treaties.
2. The Ministry of Foreign Affairs shall take responsibility to the Government for performing the state management of the conclusion, accession to, and implementation of treaties.
3. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the scope of their tasks and powers, coordinate with the Ministry of Foreign Affairs in performing the state management of the conclusion, accession to and implementation of treaties.
Article 6.- Treaties and provisions of domestic law
1. In cases where a legal document and a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a party, contains different provisions on the same matter, the provisions of the treaty shall prevail.
2. The promulgation of legal documents must ensure that they shall not obstruct the implementation of treaties which contain provisions on the same matter and to which the Socialist Republic of Vietnam is a party.
3. On the basis of the requirements, contents and nature of a treaty, the National Assembly, the State President or the Government, when deciding to consent to be bound by the treaty, shall also decide on the direct application of the whole or part of the treaty to agencies, organizations and/or individuals in case the provisions of the treaty are explicit and specific enough for implementation; or decide or propose to amend, supplement, cancel or promulgate legal documents for the implementation of the treaty.
1. Bilateral or multilateral treaties concluded or acceded to by the Socialist Republic of Vietnam include:
a/ Treaties in the name of the State;
b/ Treaties in the name of the Government;
2. Treaties shall be concluded or acceded to in the name of the State in the following cases:
a/ Treaties signed by the State President with the Head(s) of other State(s);
b/ Treaties on peace, security, national boundaries, territory and sovereignty;
c/ Treaties on fundamental rights and obligations of citizens, on legal assistance;
d/ Treaties on universal international organizations and important regional organizations;
e/ Treaties concluded in the name of the State in accordance with the agreement with foreign contracting parties.
3. Treaties shall be concluded or acceded to in the name of the Government in the following cases:
a/ For the implementation of other treaties concluded or acceded to in the name of the State;
b/ Treaties on various fields other than those stated at Point b and Point c, Clause 2 of this Article;
c/ Treaties on international organizations other than those stated at Point d, Clause 2 of this Article;
d/ Treaties concluded in the name of the Government in accordance with the agreement with foreign contracting parties.
Article 8.- Consent to be bound by treaties
The Socialist Republic of Vietnam may take any of the following acts to express its consent to be bound by a treaty:
1. Signing of the treaty not subject to ratification or approval;
2. Ratification of the treaty;
3. Approval of the treaty;
4. Exchange of instruments constituting the treaty;
5. Accession to the treaty;
6. Other acts as agreed upon with foreign contracting parties.