CHƯƠNG VII Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005: Thực hiện điều ước quốc tế
Số hiệu: | 41/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 17/07/2005 | Số công báo: | Số 19 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan đề xuất căn cứ vào tính chất, nội dung của điều ước quốc tế, nhiệm vụ và quyền hạn được giao trình Chính phủ quyết định kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
2. Kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế bao gồm những nội dung sau đây:
a) Lộ trình thực hiện điều ước quốc tế;
b) Dự kiến phân công trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tổ chức thực hiện điều ước quốc tế;
c) Kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế;
d) Các biện pháp tổ chức, quản lý, tài chính và các biện pháp cần thiết khác để thực hiện điều ước quốc tế;
đ) Tuyên truyền, phổ biến điều ước quốc tế.
1. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức hữu quan về dự thảo kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về hiệu lực của điều ước quốc tế đó.
2. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến trả lời cơ quan đề xuất bằng văn bản trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.
3. Cơ quan đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ quyết định kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được trả lời của các cơ quan, tổ chức hữu quan.
4. Thủ tướng Chính phủ quyết định kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo kế hoạch do cơ quan đề xuất trình.
1. Sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đó.
2. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, nếu phát sinh vấn đề liên quan đến việc giải thích, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế thì cơ quan đề xuất tiến hành các thủ tục theo quy định tại các mục 2, 3 và 4 của Chương này.
Điều ước quốc tế được giải thích trong các trường hợp sau đây:
1. Có đề nghị giải thích điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài;
2. Có đề nghị giải thích điều ước quốc tế của cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan;
3. Các trường hợp cần thiết khác.
1. Điều ước quốc tế phải được giải thích phù hợp với tinh thần, mục đích và nội dung của điều ước quốc tế và nghĩa thông thường của những thuật ngữ được sử dụng trong điều ước quốc tế đó.
2. Căn cứ để giải thích điều ước quốc tế bao gồm:
a) Văn bản điều ước quốc tế và các phụ lục kèm theo điều ước quốc tế đó;
b) Thỏa thuận có liên quan đến điều ước quốc tế của toàn bộ thành viên điều ước quốc tế khi ký kết điều ước quốc tế đó;
c) Văn kiện có liên quan đến điều ước quốc tế do thành viên điều ước quốc tế đưa ra khi ký kết điều ước quốc tế đó và được các thành viên khác chấp nhận;
d) Thỏa thuận về việc giải thích hoặc thực hiện các quy định của điều ước quốc tế giữa các thành viên điều ước quốc tế sau khi ký điều ước quốc tế đó;
đ) Thực tiễn giải thích điều ước quốc tế được các thành viên điều ước quốc tế công nhận;
e) Quy định của pháp luật quốc tế được áp dụng trong quan hệ giữa các thành viên điều ước quốc tế.
3. Trong trường hợp đã áp dụng những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này để giải thích nhưng kết quả giải thích vẫn chưa rõ ràng hoặc bất hợp lý thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào việc chuẩn bị điều ước quốc tế, hoàn cảnh ký kết điều ước quốc tế và những căn cứ khác để giải thích.
1. Uỷ ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận và đại biểu Quốc hội quyết định việc giải thích điều ước quốc tế trong các trường hợp sau đây:
a) Điều ước quốc tế do Quốc hội quyết định phê chuẩn hoặc gia nhập;
b) Điều ước quốc tế có quy định trái hoặc chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội; điều ước quốc tế mà để thực hiện cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội;
c) Điều ước quốc tế có quy định trái hoặc chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; điều ước quốc tế mà để thực hiện cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
d) Các trường hợp cần thiết khác.
2. Chính phủ tự mình hoặc theo đề nghị của cơ quan đề xuất quyết định việc giải thích điều ước quốc tế được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước và nhân danh Chính phủ, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Quyết định giải thích điều ước quốc tế phải được thể hiện bằng văn bản. Văn bản giải thích điều ước quốc tế có những nội dung sau đây:
a) Tên, thời gian và địa điểm ký điều ước quốc tế được giải thích;
b) Nội dung giải thích điều ước quốc tế;
c) Trách nhiệm của cơ quan đề xuất, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức hữu quan.
1. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị giải thích điều ước quốc tế do bên ký kết nước ngoài gửi hoặc do Bộ Ngoại giao chuyển đến hoặc do cơ quan, tổ chức hữu quan của Việt Nam yêu cầu.
2. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời cơ quan đề xuất bằng văn bản trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.
3. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm trình Chính phủ về việc giải thích điều ước quốc tế trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được trả lời bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quyết định:
a) Giải thích điều ước quốc tế quy định tại khoản 2 Điều 76 của Luật này trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan đề xuất trình; trong trường hợp giải thích điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước thì phải báo cáo Chủ tịch nước chậm nhất là mười lăm ngày trước khi quyết định giải thích điều ước quốc tế đó;
b) Trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc giải thích điều ước quốc tế quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 76 của Luật này trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan đề xuất trình;
c) Trình Chủ tịch nước để Chủ tịch nước trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội giải thích điều ước quốc tế quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 76 của Luật này trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan đề xuất trình.
5. Chủ tịch nước trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội giải thích điều ước quốc tế quy định tại điểm c khoản 4 Điều này trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Chính phủ trình.
6. Uỷ ban thường vụ Quốc hội giải thích điều ước quốc tế trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Chủ tịch nước hoặc Chính phủ trình.
Hồ sơ trình, báo cáo về việc giải thích điều ước quốc tế bao gồm:
1. Tờ trình hoặc báo cáo trong đó nêu rõ yêu cầu, căn cứ giải thích điều ước quốc tế, đề xuất nội dung giải thích điều ước quốc tế;
2. Bản sao điều ước quốc tế và bản dịch điều ước quốc tế bằng tiếng Việt trong trường hợp điều ước quốc tế chỉ được ký bằng tiếng nước ngoài;
3. Đề nghị giải thích điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan của Việt Nam;
4. ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức hữu quan;
5. Các tài liệu cần thiết khác.
1. Trong trường hợp bên ký kết nước ngoài đề nghị giải thích điều ước quốc tế thì Bộ Ngoại giao thông báo cho bên ký kết nước ngoài về nội dung giải thích điều ước quốc tế của bên Việt Nam trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản giải thích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp sau khi bên Việt Nam thông báo về nội dung giải thích điều ước quốc tế mà bên ký kết nước ngoài có đề nghị mới về giải thích điều ước quốc tế đó thì trình tự, thủ tục giải thích điều ước quốc tế được thực hiện theo quy định tại Điều 77 của Luật này.
2. Trong trường hợp cơ quan nhà nước hữu quan của Việt Nam đề nghị giải thích điều ước quốc tế thì cơ quan đề xuất thông báo cho cơ quan này về nội dung giải thích điều ước quốc tế trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được văn bản giải thích điều ước quốc tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Trong trường hợp bên Việt Nam đề nghị bên ký kết nước ngoài giải thích điều ước quốc tế thì Bộ Ngoại giao thông báo cho cơ quan đề xuất, cơ quan nhà nước hữu quan của Việt Nam về nội dung giải thích điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản giải thích điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài.
Trường hợp sau khi bên ký kết nước ngoài thông báo về nội dung giải thích điều ước quốc tế mà bên Việt Nam có đề nghị mới về giải thích điều ước quốc tế đó thì trình tự, thủ tục giải thích điều ước quốc tế được thực hiện theo quy định tại Điều 77 của Luật này.
Điều ước quốc tế được sửa đổi, bổ sung, gia hạn theo quy định của điều ước quốc tế đó hoặc theo thỏa thuận giữa bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
1. Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế do Quốc hội quyết định phê chuẩn hoặc gia nhập.
2. Chủ tịch nước quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế do Chủ tịch nước quyết định ký, phê chuẩn hoặc gia nhập.
3. Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế do Chính phủ quyết định phê duyệt, gia nhập hoặc ký nhưng không phải phê chuẩn.
4. Quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế được thể hiện bằng văn bản với những nội dung sau đây:
a) Tên của điều ước quốc tế được sửa đổi, bổ sung, gia hạn; thời gian, địa điểm ký và thời điểm có hiệu lực;
b) Nội dung sửa đổi, bổ sung, thời gian gia hạn điều ước quốc tế;
c) Trách nhiệm của cơ quan đề xuất, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức hữu quan.
1. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế do bên ký kết nước ngoài gửi hoặc do Bộ Ngoại giao chuyển đến hoặc do cơ quan nhà nước hữu quan của Việt Nam yêu cầu.
2. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời cơ quan đề xuất bằng văn bản trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.
3. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm trình Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được trả lời bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này.
Chậm nhất là chín mươi ngày trước khi điều ước quốc tế chấm dứt hiệu lực, cơ quan đề xuất có trách nhiệm trình Chính phủ về việc gia hạn hiệu lực của điều ước quốc tế, trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác hoặc bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài có thoả thuận khác.
4. Chính phủ quyết định:
a) Sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định tại khoản 3 Điều 81 của Luật này trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan đề xuất trình;
b) Trình Chủ tịch nước quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật này trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan đề xuất trình.
5. Chủ tịch nước quyết định:
a) Sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật này trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Chính phủ trình;
b) Trình Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định tại khoản 1 Điều 81 của Luật này trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Chính phủ trình.
6. Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế tại kỳ họp Quốc hội theo trình tự, thủ tục tương tự quy định tại Điều 39 của Luật này; trước khi trình Quốc hội thì điều ước quốc tế phải được thẩm tra theo trình tự, thủ tục tương tự quy định tại các điều từ Điều 34 đến Điều 37 của Luật này.
Hồ sơ trình về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế bao gồm:
1. Tờ trình, trong đó nêu rõ mục đích, yêu cầu, cơ sở pháp lý và hậu quả pháp lý của việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế;
2. Bản sao điều ước quốc tế, bản dịch điều ước quốc tế bằng tiếng Việt trong trường hợp điều ước quốc tế chỉ được ký bằng tiếng nước ngoài;
3. Đề nghị về việc sửa đổi, bổ sung, thời gian gia hạn điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài hoặc cơ quan nhà nước hữu quan của Việt Nam;
4. ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức hữu quan;
5. Các tài liệu cần thiết khác.
1. Bộ Ngoại giao phối hợp với cơ quan đề xuất thông báo cho bên ký kết nước ngoài về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế đó.
2. Bộ Ngoại giao thông báo cho cơ quan đề xuất và các cơ quan nhà nước hữu quan về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế có hiệu lực.
1. Việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó hoặc theo thỏa thuận giữa bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
2. Điều ước quốc tế bị chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện trong những trường hợp sau đây:
a) Theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo thỏa thuận của toàn bộ thành viên điều ước quốc tế đó;
b) Có điều ước quốc tế được ký kết sau quy định về cùng một nội dung với điều ước quốc tế đó;
c) Do hậu quả của việc vi phạm điều ước quốc tế đó;
d) Do đối tượng điều chỉnh của điều ước quốc tế đó không còn tồn tại hoặc bị hủy bỏ;
đ) Do sự thay đổi cơ bản hoàn cảnh khi ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế làm ảnh hưởng đến việc thực hiện điều ước quốc tế đó;
e) Do cắt quan hệ ngoại giao hoặc quan hệ lãnh sự;
g) Do xung đột với một quy phạm bắt buộc mới được hình thành của pháp luật quốc tế.
3. Điều ước quốc tế nhiều bên có thể bị tạm đình chỉ thực hiện theo thỏa thuận của một số thành viên điều ước quốc tế đó.
1. Điều ước quốc tế giữa bên Việt Nam và thành viên khác chấm dứt hiệu lực nếu bên Việt Nam và thành viên này ký một điều ước quốc tế mới về cùng một nội dung, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Điều ước quốc tế được ký trước quy định tại khoản 1 Điều này tạm đình chỉ thực hiện trong trường hợp có thỏa thuận giữa bên Việt Nam và thành viên khác của điều ước quốc tế đó.
1. Trong trường hợp bên ký kết nước ngoài vi phạm nghiêm trọng điều ước quốc tế hai bên mà Việt Nam là thành viên thì bên Việt Nam có quyền chấm dứt hiệu lực hoặc tạm đình chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó.
2. Trong trường hợp có sự vi phạm rõ ràng điều ước quốc tế của một hoặc nhiều thành viên điều ước quốc tế nhiều bên mà Việt Nam là thành viên thì bên Việt Nam có quyền:
a) Thỏa thuận với các thành viên khác về việc chấm dứt hiệu lực, tạm đình chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó trong quan hệ giữa bên Việt Nam và các thành viên này với thành viên vi phạm hoặc giữa bên Việt Nam và các thành viên này với nhau;
b) Tạm đình chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế nhiều bên trong quan hệ giữa bên Việt Nam và thành viên vi phạm điều ước quốc tế đó khi bên Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng do vi phạm này gây ra;
c) Tạm đình chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó trong quan hệ giữa bên Việt Nam và các thành viên khác khi vi phạm này làm thay đổi cơ bản việc bên Việt Nam và các thành viên khác tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ phát sinh từ điều ước quốc tế đó.
1. Bên Việt Nam có quyền chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi điều ước quốc tế trong trường hợp đối tượng gắn liền với việc thực hiện điều ước quốc tế đó không còn tồn tại hoặc đã bị hủy bỏ.
2. Bên Việt Nam có quyền tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế trong trường hợp việc không thể thực hiện được điều ước quốc tế đó chỉ là tạm thời.
1. Bên Việt Nam có quyền viện dẫn sự thay đổi cơ bản hoàn cảnh khi ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế để chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế đó trong trường hợp sự tồn tại của hoàn cảnh đó là cơ sở chủ yếu để bên Việt Nam đồng ý chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế và thay đổi đó làm thay đổi cơ bản phạm vi các nghĩa vụ mà bên Việt Nam còn phải thực hiện theo điều ước quốc tế.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với điều ước quốc tế xác định đường biên giới quốc gia giữa bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
Trong trường hợp cắt quan hệ ngoại giao hoặc quan hệ lãnh sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thành viên khác của điều ước quốc tế mà việc tồn tại quan hệ ngoại giao hoặc quan hệ lãnh sự là điều kiện không thể thiếu được để thực hiện điều ước quốc tế thì cơ quan đề xuất có trách nhiệm trình Chính phủ về việc chấm dứt hiệu lực hoặc tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế đó.
Điều ước quốc tế đang có hiệu lực mà xung đột với quy phạm bắt buộc mới hình thành của pháp luật quốc tế thì vô hiệu và bị chấm dứt hiệu lực.
1. Bên Việt Nam có thể ký kết thỏa thuận với một số thành viên của điều ước quốc tế nhiều bên về việc tạm đình chỉ thực hiện một số quy định của điều ước quốc tế đó trong quan hệ giữa bên Việt Nam và các thành viên này trong các trường hợp sau đây:
a) Điều ước quốc tế có quy định cho phép việc thỏa thuận giữa các thành viên trong việc tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế;
b) Việc tạm đình chỉ không bị điều ước quốc tế đó cấm, với điều kiện không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ phát sinh từ điều ước quốc tế của các thành viên khác còn lại và không mâu thuẫn với đối tượng và mục đích của điều ước quốc tế đó.
2. Bên Việt Nam thông báo cho các thành viên khác còn lại về việc ký kết thỏa thuận và các quy định cụ thể của điều ước quốc tế mà bên Việt Nam có ý định tạm đình chỉ thực hiện, trừ trường hợp điều ước quốc tế đó có quy định khác.
1. Quốc hội quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế mà Quốc hội quyết định phê chuẩn hoặc gia nhập.
2. Chủ tịch nước quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế mà Chủ tịch nước quyết định ký, phê chuẩn hoặc gia nhập.
3. Chính phủ quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế mà Chính phủ quyết định phê duyệt, gia nhập, ký điều ước quốc tế không phải phê chuẩn.
4. Quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế được thể hiện bằng văn bản với những nội dung sau đây:
a) Tên điều ước quốc tế bị chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện, thời gian, địa điểm ký và thời hạn có hiệu lực của điều ước quốc tế;
b) Trách nhiệm của cơ quan đề xuất, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức hữu quan.
1. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế do bên ký kết nước ngoài gửi hoặc do Bộ Ngoại giao chuyển đến hoặc do cơ quan nhà nước hữu quan của Việt Nam yêu cầu.
2. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời cơ quan đề xuất bằng văn bản trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.
3. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm trình Chính phủ về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được trả lời bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quyết định:
a) Chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế quy định tại khoản 3 Điều 93 của Luật này trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan đề xuất trình;
b) Trình Chủ tịch nước quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế quy định tại khoản 2 Điều 93 của Luật này trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan đề xuất trình.
5. Chủ tịch nước quyết định:
a) Chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế quy định tại khoản 2 Điều 93 của Luật này trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Chính phủ trình;
b) Trình Quốc hội quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế quy định tại khoản 1 Điều 93 của Luật này trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Chính phủ trình.
6. Quốc hội quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế tại kỳ họp Quốc hội theo trình tự, thủ tục tương tự quy định tại Điều 39 của Luật này; trước khi trình Quốc hội thì điều ước quốc tế phải được thẩm tra theo trình tự, thủ tục tương tự quy định tại các điều từ Điều 34 đến Điều 37 của Luật này.
Hồ sơ trình về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế bao gồm:
1. Tờ trình, trong đó nêu rõ lý do, cơ sở pháp lý và hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế;
2. Bản sao điều ước quốc tế, bản dịch điều ước quốc tế bằng tiếng Việt trong trường hợp điều ước quốc tế chỉ được ký bằng tiếng nước ngoài;
3. Đề nghị chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài hoặc cơ quan nhà nước hữu quan của Việt Nam;
4. Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức hữu quan;
5. Các tài liệu cần thiết khác.
1. Cơ quan đề xuất phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện các thủ tục chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 93 của Luật này.
Bộ Ngoại giao thông báo cho bên ký kết nước ngoài về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế hai bên đã được ký kết với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký thông báo về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế nhiều bên gửi cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên.
Trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vắng mặt thì một Thứ trưởng Bộ Ngoại giao được Bộ trưởng ủy nhiệm ký, trừ trường hợp có quy định khác của cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên.
3. Bộ Ngoại giao thông báo cho các cơ quan nhà nước hữu quan về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế có hiệu lực.
Section 1. PLANS FOR IMPLEMENTATION OF TREATIES
Article 71.- Plans for implementation of treaties
1. The recommending agency shall, on the basis of the nature and contents of a treaty and its assigned tasks and powers, submit to the Government for decision on the plan for implementation of the treaty which the Socialist Republic of Vietnam has concluded or acceded to.
2. A plan for implementation of a treaty shall contain the following contents:
a/ The implementation schedule;
b/ Proposed responsibilities of concerned state agencies in the organization of the implementation of the treaty;
c/ Recommendations on amendment, supplementation, cancellation or promulgation of legal documents for the implementation of the treaty;
d/ Measures of organization, management, financing and other necessary measures for the implementation of the treaty;
e/ Popularization, dissemination of the contents of the treaty.
Article 72.- Order and procedures for submitting for approval plans for implementation of treaties
1. The recommending agency shall consult concerned agencies and organizations on the draft plan for implementation of a treaty within fifteen days after the date of receipt of the notification of the entry into force of the treaty.
2. The consulted agencies and organizations shall make written replies to the recommending agency within fifteen days after the date of receipt of the written requests for opinions.
3. The recommending agency shall submit to the Government for decision the plan for implementation of a treaty within fifteen days after the date of receipt of replies of concerned agencies and organizations.
4. The Prime Minister shall decide on the plan for implementation of a treaty within thirty days after the date of receipt of the draft plan submitted by the recommending agency.
Article 73.- Execution of plans for implementation of treaties
1. After the Prime Minister decides on the plan for implementation of a treaty, the recommending agency and concerned agencies and organizations shall, within the scope of their tasks and powers, be responsible for organizing the execution of the plan.
2. In the course of execution of the plan, if any problems arise in relation to the interpretation, amendment, supplementation, extension, termination, denunciation, withdrawal from, suspension of the implementation of the treaty, the recommending agency shall carry out relevant procedures as provided for in Sections 2, 3 and 4 of this Chapter.
Section 2. INTERPRETATION OF TREATIES
Article 74.- Interpretation of treaties
A treaty shall be interpreted in the following cases:
1. There is a request made by a foreign contracting party for the interpretation of the treaty;
2. There is a request made by the concerned individual, agency or organization for the interpretation of the treaty;
3. Other cases where interpretation is needed.
Article 75.- Requirements and grounds for interpretation of treaties
1. A treaty shall be interpreted in accordance with the spirit, purposes and contents of the treaty and the ordinary meaning of the terms used in the treaty.
2. The grounds for the interpretation of a treaty include:
a/ The text of the treaty and annexes attached thereto;
b/ Any agreement relating to the treaty which was made between all the parties to the treaty in connection with the conclusion of the treaty;
c/ Any instrument which was made by a party(ies) to the treaty in connection with the conclusion of the treaty and accepted by the other parties;
d/ Any agreement relating to the interpretation or implementation of the provisions of the treaty, which is made between the parties to the treaty after signing the treaty;
e/ Practice in the interpretation of the treaty, which is accepted by the parties to the treaty;
f/ Relevant rules of international law applicable in the relations between the parties to the treaty.
4. In cases where all the grounds stated in Clauses 2 of this Article had been applied for the interpretation but the results of interpretation remain unclear or unreasonable, competent state agencies shall give interpretation on the basis of the preparatory work of the treaty, the circumstances of the conclusion of the treaty and other grounds.
Article 76.- Competence to interpret treaties, contents of decision to interpret treaties
1. The National Assembly Standing Committee shall, on its own initiative or at the proposal of the State President, the Government, the Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy, the Ethnic Council, Committees of the National Assembly, the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, the Front's members or National Assembly deputies, decide on the interpretation of treaties in the following cases;
a/ Treaties which the National Assembly has decided on the ratification of or accession to.
b/ Treaties containing provisions which contravene, or have not yet been made in, legal documents of the National Assembly; treaties the implementation of which requires amendment, supplementation, cancellation or promulgation of legal documents of the National Assembly;
c/ Treaties containing provisions which contravene, or have not yet been made in, legal documents of the National Assembly Standing Committee; treaties the implementation of which requires amendment, supplementation, cancellation or promulgation of legal documents of the National Assembly Standing Committee;
d/ Other necessary cases.
2. The Government shall, on its own initiative or at the request of the recommending agency, decide on the interpretation of treaties which were concluded or acceded to in the name of the State or in the name of the Government, except in the cases stated in Clause 1 of this Article.
3. Decisions on the interpretation of treaties must be expressed in writing. A written interpretation of a treaty shall contain the following contents:
a/ The title, time and place of signing of the treaty that is interpreted;
b/ The contents of the interpretation of the treaty;
c/ The responsibilities of the recommending agency, the Ministry of Foreign Affairs and other concerned agencies and organizations.
Article 77.- Order and procedures for submitting recommendations and deciding on interpretation of treaties
1. The recommending agency shall have to obtain written opinions from the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice and concerned agencies and organizations within thirty days after the date of receipt of the request for interpretation of a treaty sent by a foreign contracting party or forwarded by the Ministry of Foreign Affairs or made by a concerned Vietnamese agency or organization.
2. The consulted agencies and organizations shall have to make written replies to the recommending agency within fifteen days after the date of receipt of the written requests for opinions.
3. The recommending agency shall have to submit to the Government the contents of interpretation within thirty days after the date of receipt of the written opinions of the agencies and organizations stated in Clause 1 of this Article.
4. The Government shall decide:
a/ On the interpretation of a treaty specified in Clause 2, Article 76 of this Law within thirty days after the date of receipt of the dossier submitted by the recommending agency; to report to the State President on the interpretation of a treaty in the name of the State at least fifteen days before making decision on the interpretation of the treaty;
b/ To submit to the National Assembly Standing Committee the interpretation of a treaty stated at Point c or Point d, Clause 1, Article 76 of this Law, within thirty days after the date of receipt of the dossier submitted by the recommending agency.
c/ To submit to the State President for further submission to the National Assembly Standing Committee the interpretation of a treaty stated at Point a or Point b, Clause 1, Article 76 of this Law, within thirty days after the date of receipt of the dossier submitted by the recommending agency.
5. The State President shall submit to the National Assembly Standing Committee the interpretation of a treaty stated at Point c, Clause 4 of this Article, within thirty days after the date of receipt of the dossier submitted by the Government.
6. The National Assembly Standing Committee shall interpret a treaty within thirty days after the date of receipt of the dossier submitted by the State President or the Government.
Article 78.- Dossiers of submission of or reporting on interpretation of treaties
A dossier of submission of or reporting on the interpretation of a treaty shall comprise:
1. A submission document, which clearly states the requirement, grounds for interpretation of the treaty, and the proposed interpretation;
2. A copy of the treaty and the Vietnamese translation of the treaty in case the treaty was signed only in foreign language(s);
3. The request for interpretation, made by a foreign contracting party or a concerned Vietnamese agency or organization;
4. Opinions of the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice and concerned Vietnamese agencies and organizations;
5. Other necessary documents.
Article 79.- Notification of the interpretation of treaties
1. In case a request for interpretation of a treaty is made by a foreign contracting party, the Ministry of Foreign Affairs shall notify the foreign contracting party of the contents of the interpretation of the treaty by the Vietnamese side within fifteen days after the date of receipt of the written interpretation from the competent state agency.
In cases where the foreign contracting party, after being notified by the Vietnamese side of the contents of the interpretation of a treaty, makes a new request for the interpretation of the treaty, the process and procedures for further interpretation of the treaty shall comply with the provisions of Article 77 of this Law.
2. In cases where a concerned Vietnamese state agency requests the interpretation of a treaty, the recommending agency shall notify this agency of the contents of the interpretation within ten days after the date of receipt of the written interpretation from the competent state agency.
3. In cases where the Vietnamese side requests a foreign contracting party to interpret a treaty, the Ministry of Foreign Affairs shall notify the recommending agency or concerned Vietnamese state agency of the contents of the interpretation of the treaty by the foreign contracting party within fifteen days after the date of receipt of the written interpretation from the foreign contracting party.
In cases where the Vietnamese side, after being notified by the foreign contracting party of the contents of the interpretation of a treaty, makes a new request for the interpretation of the treaty, the process and procedures for further interpretation of the treaty shall comply with the provisions of Article 77 of this Law.
Section 3. AMENDMENT, SUPPLEMENTATION AND EXTENSION OF TREATIES
Article 80.- Amendment, supplementation and extension of treaties
Treaties may be amended, supplemented or extended as provided for in the treaties or as agreed upon between the Vietnamese side and the foreign contracting parties.
Article 81.- Competence to decide on amendment, supplementation or extension of treaties and contents of such decision
1. The National Assembly shall decide to amend, supplement or extend treaties which it has decided on the ratification of or accession to.
2. The State President shall decide to amend, supplement or extend treaties which he/she has decided on the signing, ratification of or accession to.
3. The Government shall decide to amend, supplement or extend treaties of which it has decided on the approval, accession to or signing and which are not subject to ratification.
4. Decisions on the amendment, supplementation or extension of treaties shall be made in writing. Such a decision shall contain the following contents:
a/ The title, time and place of signing and the date of entry into force of the treaty that is amended, supplemented or extended;
b/ The contents of amendment, supplementation or the duration for which the treaty is extended;
c/ The responsibilities of the recommending agency, the Ministry of Foreign Affairs and other concerned agencies and organizations.
Article 82.- Order and procedures for submitting and deciding on amendment, supplementation or extension of treaties
1. The recommending agency shall have to obtain written opinions from the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice and concerned agencies and organizations within fifteen days after the date of receipt of the request for amendment, supplementation or extension of a treaty sent by a foreign contracting party or forwarded by the Ministry of Foreign Affairs or made by a concerned Vietnamese agency or organization.
2. The consulted agencies and organizations shall have to make written replies to the recommending agency within fifteen days after the date of receipt of the written requests for opinions.
3. The recommending agency shall have to submit to the Government the amendment, supplementation or extension of a treaty within thirty days after the date of receipt of the written opinions of the agencies and organizations stated in Clause 1 of this Article.
At least ninety days before a treaty ceases to be effective, the recommending agency shall have to submit to the Government the extension of the effect of the treaty, unless otherwise provided for in the treaty or otherwise agreed upon by the Vietnamese side and the foreign contracting party.
4. The Government shall decide:
a/ On the amendment, supplementation or extension of a treaty specified in Clause 3, Article 81 of this Law within fifteen days after the date of receipt of the dossier submitted by the recommending agency;
b/ To submit to the State President for decision the amendment, supplementation or extension of a treaty specified in Clause 2, Article 81 of this Law within fifteen days after the date of receipt of the dossier submitted by the recommending agency.
5. The State President shall decide:
a/ On the amendment, supplementation or extension of a treaty specified in Clause 2, Article 81 of this Law within thirty days after the date of receipt of the dossier submitted by the Government;
b/ To submit to the National Assembly for decision the amendment, supplementation or extension of a treaty specified in Clause 1, Article 81 of this Law within fifteen days after the date of receipt of the dossier submitted by the Government.
6. The National Assembly shall decide on the amendment, supplementation or extension of a treaty at its session in the order and according to the procedures similar to those provided for in Article 39 of this Law; before being submitted to the National Assembly, the treaty must be verified in the order and according to the procedures similar to those provided for in Articles 34 to 37 of this Law.
Article 83.- Dossiers submitted for amendment, supplementation or extension of treaties
A dossier submitted for the amendment, supplementation or extension of a treaty shall comprise:
1. A submission document, which clearly states the purpose, requirement, legal grounds and legal consequences of the amendment, supplementation or extension of the treaty;
2. A copy of the treaty and the Vietnamese translation in case the treaty was signed only in foreign language(s);
3. The request made by a foreign contracting party or a concerned Vietnamese state agency, concerning the amendment, supplementation or the extended duration of the treaty;
4. Opinions of the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice and concerned agencies and organizations;
5. Other necessary documents.
Article 84.- Notification of amendment, supplementation or extension of treaties
1. The Ministry of Foreign Affairs shall coordinate with the recommending agency in notifying the foreign contracting party(ies) of the amendment, supplementation or extension of a treaty within fifteen days after the date of receipt of the decision made by a competent state agency on the amendment, supplementation or extension of the treaty.
2. The Ministry of Foreign Affairs shall notify the recommending agency and concerned state agencies of the amendment, supplementation or extension of a treaty within fifteen days after the date of entry into force of the amendment, supplementation or extension of the treaty.
Section 4. TERMINATION, DENUNCIATION, WITHDRAWAL FROM, SUSPENSION OF APPLICATION OF THE WHOLE OR PART OF TREATIES
Article 85.- Grounds for termination, denunciation, withdrawal from, suspension of application of the whole or part of treaties
1. The termination, denunciation, withdrawal from, or suspension of application of the whole or part of a treaty shall be effected in accordance with the provisions of the treaty or with the agreement between the Vietnamese side and the foreign contracting party(ies).
2. A treaty may be terminated, denounced, withdrawn or suspended from application in the following cases:
a/ In accordance with the provisions of the treaty or the agreement of all parties to the treaty;
b/ Due to the conclusion of a later treaty relating to the same subject matter;
c/ As a consequence of an infringement of the treaty;
d/ As the subject of the treaty ceases to exist or is cancelled;
e/ Due to a fundamental change of the circumstances which existed at the time of the conclusion of or accession to the treaty, which affects the implementation of the treaty;
f/ As a consequence of the severance of diplomatic or consular relations;
g/ Due to the emergence of a newly formed peremptory norm of general international law.
3. A multilateral treaty may be suspended from application by agreement between only a certain numbers of the parties to the treaty.
Article 86.- Termination or suspension of application of the whole or part of a treaty due to the conclusion of a later treaty on the same subject matter
1. A treaty between Vietnamese side and another party shall terminate in case the Vietnamese side and such party subsequently sign a new treaty on the same subject matter, except for the case stated in Clause 2 of this Article.
2. The previously signed treaty stated in Clause 1 of this Article shall be provisionally suspended from application if it is so agreed between the Vietnamese side and the other party(ies) to the treaty.
Article 87.- Termination or suspension of application of the whole or part of a treaty as a consequence of its infringement
1. The Socialist Republic of Vietnam may terminate or suspend the application of the whole or part of a bilateral treaty in case the foreign contracting party makes a serious infringement of the treaty.
2. In case of an express infringement made by one or more parties of a multilateral treaty to which Vietnam is a party, the Vietnamese side may:
a/ Reach agreement with other parties on the termination or suspension of application of the whole or part of the treaty in the relations between the Vietnam, such parties and the infringing party or between the Vietnamese side and such parties.
b/ Suspend from application the whole or part of the multilateral treaty in the relations between the Vietnamese party and the infringing party if the Vietnamese side is seriously affected by such infringement.
c/ Suspend from application the whole or part of the multilateral treaty in the relations between the Vietnamese side and other parties if the infringement fundamentally changes the continued performance of the obligations arising under the treaty by the Vietnamese side and other parties.
Article 88.- Termination, denunciation, withdrawal from, or suspension of, application of treaties as their objects cease to exist or are cancelled
1. The Vietnamese side may terminate, denounce, or withdraw from a treaty in case the object that is closely linked to the application of the treaty ceases to exist or was cancelled.
2. The Vietnamese side may suspend the application of a treaty in case of temporary impossibility of application of the treaty.
Article 89.- Termination, denunciation, withdrawal from, or suspension of, application of treaties due to fundamental change of circumstances existing at the time of the conclusion or accession
1. The Vietnamese side may invoke a fundamental change of the circumstances existing at the time of conclusion of or accession to a treaty as a ground for terminating, denouncing or withdrawing from, or suspending the application of a treaty if the existence of such circumstances constitutes an essential basis of the consent of the Vietnamese side to be bound by the treaty and such change radically transforms the scope of obligations still to be performed by the Vietnamese side under the treaty.
2. The provisions of Clause 1 of this Article shall not apply to treaties defining national boundaries between the Vietnamese side and other parties to such treaties.
Article 90.- Termination or suspension of application of treaties due to severance of diplomatic or consular relations
In case of a severance of the diplomatic relations or consular relations between the Socialist Republic of Vietnam and another party to a treaty and the existence of such diplomatic relations or consular relations is indispensable for the application of the treaty, the recommending agency shall have to submit to the Government the termination or suspension of application of the treaty.
Article 91.- Termination of treaties due to their conflict with newly emerging peremptory norm of general international law
In cases where a new peremptory norm of general international law emerges, any treaties in force which are in conflict with such new norm shall become void and terminate.
Article 92.- Suspension of application of multilateral treaties by agreement between certain parties to the treaties
1. The Vietnamese side may conclude an agreement with certain parties to a multilateral treaty on the suspension of the application of some provisions of the treaty in the relations between the Vietnamese side and such parties in the following cases:
a/ The treaty contains a provision to that effect;
b/ Such suspension of application is not prohibited by the treaty, provided that such suspension does not affect the rights and obligations of other parties arising under the treaty and is not in conflict with the object and purpose of the treaty.
2. The Vietnamese side shall notify other remaining parties of the conclusion of the agreement and the specified provisions of the treaty that the Socialist Republic of Vietnam has the intention to suspend their application, unless otherwise provided for in the treaty.
Article 93.- Competence to decide on the termination, denunciation, withdrawal from and suspension of the application of treaties and contents of such decision
1. The National Assembly shall decide on the termination, denunciation, withdrawal from or suspension of the application of treaties to which it has decided on the ratification or accession.
2. The State President shall decide on the termination, denunciation, withdrawal from or suspension of application of treaties to which he/she has decided on the signing, ratification or accession to.
3. The Government shall decide on the termination, denunciation, withdrawal from, or suspension of the application of treaties of which it has decided on the approval, accession to, or signing and which are not subject to ratification.
4. Decisions to terminate, denounce, withdraw from, or suspend the application of treaties shall be expressed in writing, each containing the following contents:
a/ The title, time and place of signing and the valid duration of the treaty to be terminated, withdrawn from, denounced or suspended of application.
b/ The responsibilities of the recommending agency, the Ministry of Foreign Affairs and concerned agencies and organizations.
Article 94.- Order and procedures for submitting and deciding on termination, denunciation, withdrawal from and suspension of the application of treaties
1. The recommending agency shall have to obtain written opinions from the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice and concerned agencies and organizations within fifteen days after the date of receipt of the request for termination, denunciation, withdrawal from or suspension of the application of a treaty sent by a foreign contracting party or forwarded by the Ministry of Foreign Affairs or made by a concerned Vietnamese state agency.
2. The consulted agencies and organizations shall have to make written replies to the recommending agency within fifteen days after the date of receipt of the written requests for opinions.
3. The recommending agency shall have to submit to the Government the termination, denunciation, withdrawal from or suspension of the application of a treaty within thirty days after the date of receipt of the written opinions of the agencies and organizations stated in Clause 1 of this Article.
4. The Government shall decide:
a/ On termination, denunciation, withdrawal from or suspension of the application of a treaty specified in Clause 3, Article 93 of this Law within fifteen days after the date of receipt of the dossier submitted by the recommending agency;
b/ To submit to the State President for decision termination, denunciation, withdrawal from or suspension of the application of a treaty specified in Clause 2, Article 93 of this Law within fifteen days after the date of receipt of the dossier submitted by the recommending agency.
5. The State President shall decide:
a/ On termination, denunciation, withdrawal from or suspension of the application of a treaty specified in Clause 2, Article 93 of this Law within fifteen days after the date of receipt of the dossier submitted by the Government;
b/ To submit to the National Assembly for decision termination, denunciation, withdrawal from or suspension of the application of a treaty specified in Clause 1, Article 93 of this Law within fifteen days after the date of receipt of the dossier submitted by the Government.
6. The National Assembly shall decide on the termination, denunciation, withdrawal from or suspension of the application of a treaty at its session in the order and according to the procedures similar to those provided for in Article 39 of this Law; before being submitted to the National Assembly, the treaty must be verified in the order and according to the procedures similar to those provided for in Articles 34 to 37 of this Law.
Article 95.- Dossiers submitted for the termination, denunciation, withdrawal from, suspension of the application of treaties
A dossier submitted for the termination, denunciation, withdrawal from or suspension of the application of a treaty shall comprise:
1. A submission document, which clearly states the reasons, legal grounds and legal consequences of the termination, denunciation, withdrawal from or suspension of the application of the treaty;
2. A copy of the treaty and the Vietnamese translation in case the treaty was signed only in foreign language(s);
3. The request made by a foreign contracting party or a concerned Vietnamese state agency, concerning the termination, denunciation, withdrawal from or suspension of the application of the treaty;
4. Opinions of the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice and concerned agencies and organizations;
5. Other necessary documents.
Article 96.- Notification on the termination, denunciation, withdrawal from or suspension of the application of treaties
1. The recommending agencies shall coordinate with the Ministry of Foreign Affairs in carrying out the procedures for terminating, denouncing, withdrawing from or suspending the application of treaties within thirty days after the date of receipt of the decisions made by competent state agencies specified in Article 93 of this Law.
The Ministry of Foreign Affairs shall notify the foreign contracting parties of the termination, denunciation, withdrawal from or suspension of the application of bilateral treaties which were concluded by the Socialist Republic of Vietnam.
2. The Minister of Foreign Affairs shall sign the notifications on the termination, denunciation, withdrawal from or suspension of the application of multilateral treaties to be sent to the depositories of such multilateral treaties.
In cases where the Minister of Foreign Affairs is absent, a Vice-Minister of Foreign Affairs, who is authorized by the Minister of Foreign Affairs, shall sign such notifications, unless otherwise provided for by the depository of the multilateral treaty.
3. The Ministry of Foreign Affairs shall notify concerned state agencies of the termination, denunciation, withdrawal from or suspension of the application of treaties within fifteen days after the date the termination, denunciation, withdrawal from or suspension of the application of treaties becomes effective.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực