Chương V Luật khí tượng thủy văn 2015: Giám sát biến đổi khí hậu
Số hiệu: | 90/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 23/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1247 đến số 1248 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật khí tượng thủy văn 2015 với nhiều quy định về quản lý, khai thác mạng lưới trạm; thông tin, dữ liệu; phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn; giám sát biến đổi khí hậu; tác động vào thời tiết và quản lý nhà nước; trách nhiệm trong hoạt động khí tượng thủy văn;… được ban hành ngày 23/11/2015.
Luật khí tượng thủy văn năm 2015 gồm 10 Chương, 57 Điều (thay vì Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thủy văn năm 1994 chỉ có 6 Chương, 35 Điều). Luật 90/2015/QH13 theo cấu trúc gồm các Chương sau:
- Quy định chung
- Quản lý, khai thác mạng lưới trạm khí tượng thủy văn
- Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
- Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn
- Giám sát biến đổi khí hậu
- Hoạt động phục vụ, dịch vụ khí tượng thuỷ văn
- Tác động vào thời tiết
- Hợp tác quốc tế về hoạt động khí tượng thủy văn
- Quản lý nhà nước về hoạt động khí tượng thủy văn
- Điều khoản thi hành
Luật khí tượng thủy văn 2015 có những điểm đáng chú ý sau:
- Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia
Nguyên tắc lập quy hoạch theo Điều 11 Luật thủy văn 2015 như sau:
+ Bảo đảm việc quan trắc trên mạng lưới phản ánh được diễn biến theo không gian, thời gian của yếu tố khí tượng thủy văn cần quan trắc và đáp ứng mục đích khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn;
+ Bảo đảm tính đồng bộ, tiên tiến, có kế thừa, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia;
+ Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia phải thống nhất, lồng ghép với quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia, đáp ứng yêu cầu chia sẻ dữ liệu giữa các mạng lưới quan trắc bảo đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm NSNN.
- Điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn theo Điều 17 Luật số 90/2015/QH13
Nội dung điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn:
+ Xác định vị trí điểm, trạm, khu vực điều tra, khảo sát trên đất liền hoặc tọa độ lưới điểm, trạm điều tra, khảo sát trên biển;
+ Xây dựng công trình khí tượng thủy văn tạm thời phục vụ mục đích điều tra, khảo sát (nếu có);
+ Quan trắc, đo đạc các yếu tố khí tượng thủy văn, các yếu tố khác có liên quan và địa hình khu vực khảo sát;
+ Tính toán phục hồi các đặc trưng, diễn biến của thiên tai khí tượng thủy văn đã xảy ra trên khu vực khảo sát.
- Yêu cầu đối với dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
+ Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
+ Tổ chức, cá nhân hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải chịu trách nhiệm về bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn do mình ban hành.
+ Thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải được cập nhật thường xuyên, kịp thời theo diễn biến của hiện tượng khí tượng thủy văn, dễ hiểu, dễ sử dụng, được chuyển tải bằng ngôn ngữ tiếng Việt.
- Điều 36 Luật khí tượng thủy văn năm 2015 quy định kịch bản biến đổi khí hậu
Nội dung cơ bản của kịch bản biến đổi khí hậu:
+ Công bố của Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) và đánh giá của Việt Nam về biểu hiện của biến đổi khí hậu trong khu vực, trên thế giới;
+ Biểu hiện của biến đổi khí hậu tại Việt Nam;
+ Kết quả đánh giá các kịch bản biến đổi khí hậu kỳ trước;
+ Thay đổi về nhiệt độ, mưa, độ ẩm, nước biển dâng và các yếu tố khí tượng thủy văn khác tại Việt Nam trong tương lai theo các giả định;
+ Các nội dung khác liên quan.
- Quy định các trường hợp được tác động vào thời tiết tại Điều 42 Luật khí tượng thủy văn
+ Tác động nhằm gây mưa hoặc tăng lượng mưa.
+ Tác động nhằm giảm cường độ mưa hoặc để không xảy ra mưa.
+ Tác động nhằm phá hoặc giảm cường độ mưa đá.
+ Tác động nhằm phá hoặc giảm cường độ sương mù.
Luật khí tượng thủy văn 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Xây dựng, quản lý, khai thác trạm giám sát biến đổi khí hậu và cơ sở dữ liệu về giám sát biến đổi khí hậu.
2. Thu thập thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn quan trắc tại mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia, mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng và các thông tin, dữ liệu có liên quan.
3. Xây dựng bộ chuẩn khí hậu quốc gia.
4. Phân tích, đánh giá, theo dõi những biểu hiện của biến đổi khí hậu.
5. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến thiên tai, tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống, hoạt động kinh tế - xã hội và các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên lĩnh vực; đánh giá các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế - xã hội.
6. Đánh giá khí hậu quốc gia.
7. Xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu.
8. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết khoản 5 và khoản 6 Điều này.
1. Cơ sở dữ liệu về giám sát biến đổi khí hậu là tập hợp, thống nhất toàn bộ thông tin, dữ liệu về giám sát biến đổi khí hậu và là thành phần thuộc cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia.
2. Nội dung thông tin, dữ liệu về giám sát biến đổi khí hậu:
a) Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trong quá khứ và hiện tại quan trắc được từ mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia, mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng;
b) Thông tin, dữ liệu về tác động của thiên tai khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội;
c) Thông tin, dữ liệu về phát thải khí nhà kính và các hoạt động kinh tế - xã hội có liên quan đến phát thải khí nhà kính;
d) Thông tin, dữ liệu quan trắc về ô-dôn, bảo vệ tầng ô-dôn và quản lý các chất làm suy giảm tầng ô-dôn;
đ) Bộ chuẩn khí hậu quốc gia;
e) Kết quả đánh giá khí hậu quốc gia;
g) Kịch bản biến đổi khí hậu các thời kỳ;
h) Hồ sơ kỹ thuật của các trạm giám sát biến đổi khí hậu;
i) Kết quả nghiên cứu khoa học, chương trình, dự án về giám sát biến đổi khí hậu;
k) Văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn kỹ thuật về giám sát biến đổi khí hậu.
3. Thông tin, dữ liệu về giám sát biến đổi khí hậu được lưu trữ, khai thác, sử dụng theo quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Luật này.
1. Nội dung đánh giá khí hậu quốc gia:
a) Hiện trạng khí hậu Việt Nam đến năm cuối của kỳ đánh giá;
b) Dao động khí hậu và biến đổi của khí hậu Việt Nam so với lịch sử, kỳ đánh giá trước đó và so với bộ chuẩn khí hậu quốc gia và quốc tế;
c) Tác động của khí hậu và biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội;
d) Kết quả của hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu;
đ) Mức độ phù hợp của kịch bản biến đổi khí hậu, việc sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu;
e) Các nội dung khác có liên quan.
2. Kỳ đánh giá khí hậu quốc gia là 10 năm và có thể được điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết.
1. Nội dung cơ bản của kịch bản biến đổi khí hậu:
a) Công bố của Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) và đánh giá của Việt Nam về biểu hiện của biến đổi khí hậu trong khu vực, trên thế giới;
b) Biểu hiện của biến đổi khí hậu tại Việt Nam;
c) Kết quả đánh giá các kịch bản biến đổi khí hậu kỳ trước;
d) Thay đổi về nhiệt độ, mưa, độ ẩm, nước biển dâng và các yếu tố khí tượng thủy văn khác tại Việt Nam trong tương lai theo các giả định;
đ) Các nội dung khác có liên quan.
2. Kỳ xây dựng, công bố kịch bản biến đổi khí hậu là 5 năm và có thể được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết.
1. Nội dung lồng ghép:
a) Sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu trong việc đánh giá điều kiện tự nhiên, môi trường của khu vực lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
b) Sử dụng kết quả phân tích, đánh giá những biểu hiện của biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến thiên tai, tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống, hoạt động kinh tế - xã hội và các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên lĩnh vực nhằm xác định các mục tiêu lâu dài của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
c) Sử dụng kết quả phân tích, đánh giá các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong việc xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc danh mục thực hiện đánh giá môi trường chiến lược phải lồng ghép kết quả giám sát biến đổi khí hậu đồng thời với việc lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của Luật này và pháp luật về bảo vệ môi trường.
Việc thẩm định lồng ghép kết quả giám sát biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được thực hiện đồng thời trong quá trình thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
CLIMATE CHANGE MONITORING
Article 33. Subject matters of climate change monitoring
1. Establish, manage and exploit climate change monitoring stations and database;
2. Collect hydrometeorological information, data monitored at national hydrometeorological station network, special-purpose hydrometeorological station network and relevant information, data;
3. Establish national climate standards;
4. Analyze, assess and follow up signs of climate change;
5. Assess impacts of climate change on natural disasters, natural resources, environment, ecosystem, living conditions, socio-economic activities; assess measures to adapt to and ease climate change on socio-economic development;
6. Assess national climate;
7. Establish climate change scenario;
8. The Minister of Natural Resources and Environment shall detail Clauses 5 and 6, this Article.
Article 34. Climate change monitoring database
1. Climate change monitoring database is a uniform collection of information, data concerning climate change monitoring and a component of national hydrometeorological database.
2. Climate change monitoring information, data:
a) Past and present hydrometeorological information, data monitored at national hydrometeorological station network, special-purpose hydrometeorological station network;
b) Information and data about impacts of natural disasters and climate change on natural resources, environment, ecosystem, living conditions and socio-economic activities;
c) Information and data about greenhouse gas emission and related socio-economic activities;
d) Information and data about ozone layers, protection of ozone layers and management of ozone-depleting substance;
dd) Establish national climate standards;
c) Results of national climate assessment;
g) Climate change scenario over periods;
h) Technical documents of climate change monitoring stations;
i) Findings of scientific research; programs and projects on climate change monitoring;
k) Legislative documents, technical instructions on climate change monitoring;
3. Information, data about climate change monitoring are stored, exploited and used according to Articles 30, 32 hereof;
Article 35. National climate assessment
1. Subject matters of national climate assessment:
a) Actual state of climate in Vietnam to the end of assessment period;
b) Climate fluctuations and climate change in Vietnam compared with history, previous assessment period and national and global climate standards;
c) Impacts of climate and climate change on natural resources, environment, ecosystem, living conditions and socio-economic activities;
d) Results of responding to climate change;
dd) Level of suitability of climate change scenarios, use of climate change scenarios in activities of responding to climate change;
e) Other relevant matters;
2. National climate assessment period is 10 years and may be adjusted or supplemented if need be.
Article 36. Climate change scenario
1. Subject matters of climate change scenarios:
a) Announcements made by Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC) and Vietnam’s assessment reports about signs of climate change in the region and the world;
b) Signs of climate change in Vietnam;
c) Results of assessment of climate change scenarios of previous periods;
d) Changes of temperature, rainfall, humidity, rising sea and other hydrometeorological elements in Vietnam in the future according to presumptions;
e) Other relevant matters;
2. The period of establishing and announcing climate change is five years and may be updated, adjusted or supplemented if necessary.
Article 37. Integration of results of climate change monitoring into strategy, planning, plan
1. Subject matters:
a) Using hydrometeorological, climate change monitoring information, data to assess natural conditions, environment in the area for which the strategy, planning, plan is made;
b) Using results of analysis and assessment of signs of climate change and its impacts on natural disasters, natural resources, environment, ecosystem, living conditions, socio-economic activities and interdisciplinary, interregional matters to determine long-term goals of the strategy, planning and plan;
c) Using results of analysis and assessment of measures of responding to climate change to determine socio-economic targets of the strategy, planning and plan;
2. The strategy, planning and plan belonging to the list subject to strategic environment assessment should integrate with results of climate change monitoring and responding to climate change as prescribed hereof and the law on environmental protection.
3. Assessment of integration:
The assessment of integration of results of climate change monitoring into the strategy, planning and plan should be carried out simultaneously with the assessment of strategic environment assessment report according to the law on environmental protection.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực