Chương I Luật khí tượng thủy văn 2015: Quy định chung
Số hiệu: | 90/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 23/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1247 đến số 1248 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật khí tượng thủy văn 2015 với nhiều quy định về quản lý, khai thác mạng lưới trạm; thông tin, dữ liệu; phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn; giám sát biến đổi khí hậu; tác động vào thời tiết và quản lý nhà nước; trách nhiệm trong hoạt động khí tượng thủy văn;… được ban hành ngày 23/11/2015.
Luật khí tượng thủy văn năm 2015 gồm 10 Chương, 57 Điều (thay vì Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thủy văn năm 1994 chỉ có 6 Chương, 35 Điều). Luật 90/2015/QH13 theo cấu trúc gồm các Chương sau:
- Quy định chung
- Quản lý, khai thác mạng lưới trạm khí tượng thủy văn
- Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
- Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn
- Giám sát biến đổi khí hậu
- Hoạt động phục vụ, dịch vụ khí tượng thuỷ văn
- Tác động vào thời tiết
- Hợp tác quốc tế về hoạt động khí tượng thủy văn
- Quản lý nhà nước về hoạt động khí tượng thủy văn
- Điều khoản thi hành
Luật khí tượng thủy văn 2015 có những điểm đáng chú ý sau:
- Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia
Nguyên tắc lập quy hoạch theo Điều 11 Luật thủy văn 2015 như sau:
+ Bảo đảm việc quan trắc trên mạng lưới phản ánh được diễn biến theo không gian, thời gian của yếu tố khí tượng thủy văn cần quan trắc và đáp ứng mục đích khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn;
+ Bảo đảm tính đồng bộ, tiên tiến, có kế thừa, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia;
+ Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia phải thống nhất, lồng ghép với quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia, đáp ứng yêu cầu chia sẻ dữ liệu giữa các mạng lưới quan trắc bảo đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm NSNN.
- Điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn theo Điều 17 Luật số 90/2015/QH13
Nội dung điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn:
+ Xác định vị trí điểm, trạm, khu vực điều tra, khảo sát trên đất liền hoặc tọa độ lưới điểm, trạm điều tra, khảo sát trên biển;
+ Xây dựng công trình khí tượng thủy văn tạm thời phục vụ mục đích điều tra, khảo sát (nếu có);
+ Quan trắc, đo đạc các yếu tố khí tượng thủy văn, các yếu tố khác có liên quan và địa hình khu vực khảo sát;
+ Tính toán phục hồi các đặc trưng, diễn biến của thiên tai khí tượng thủy văn đã xảy ra trên khu vực khảo sát.
- Yêu cầu đối với dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
+ Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
+ Tổ chức, cá nhân hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải chịu trách nhiệm về bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn do mình ban hành.
+ Thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải được cập nhật thường xuyên, kịp thời theo diễn biến của hiện tượng khí tượng thủy văn, dễ hiểu, dễ sử dụng, được chuyển tải bằng ngôn ngữ tiếng Việt.
- Điều 36 Luật khí tượng thủy văn năm 2015 quy định kịch bản biến đổi khí hậu
Nội dung cơ bản của kịch bản biến đổi khí hậu:
+ Công bố của Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) và đánh giá của Việt Nam về biểu hiện của biến đổi khí hậu trong khu vực, trên thế giới;
+ Biểu hiện của biến đổi khí hậu tại Việt Nam;
+ Kết quả đánh giá các kịch bản biến đổi khí hậu kỳ trước;
+ Thay đổi về nhiệt độ, mưa, độ ẩm, nước biển dâng và các yếu tố khí tượng thủy văn khác tại Việt Nam trong tương lai theo các giả định;
+ Các nội dung khác liên quan.
- Quy định các trường hợp được tác động vào thời tiết tại Điều 42 Luật khí tượng thủy văn
+ Tác động nhằm gây mưa hoặc tăng lượng mưa.
+ Tác động nhằm giảm cường độ mưa hoặc để không xảy ra mưa.
+ Tác động nhằm phá hoặc giảm cường độ mưa đá.
+ Tác động nhằm phá hoặc giảm cường độ sương mù.
Luật khí tượng thủy văn 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về hoạt động khí tượng thủy văn gồm: quản lý, khai thác mạng lưới trạm; dự báo, cảnh báo; thông tin, dữ liệu; phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn; giám sát biến đổi khí hậu; tác động vào thời tiết và quản lý nhà nước; quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khí tượng thủy văn.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài; tổ chức quốc tế tham gia hoạt động khí tượng thủy văn trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khí tượng thủy văn là cụm từ chỉ chung khí tượng, thủy văn và hải văn.
2. Khí tượng là trạng thái của khí quyển, quá trình diễn biến của các hiện tượng tự nhiên trong khí quyển.
3. Thủy văn là trạng thái, quá trình diễn biến và sự vận động của nước sông, suối, kênh, rạch, hồ.
4. Hải văn là trạng thái, quá trình diễn biến và sự vận động của nước biển.
5. Quan trắc khí tượng thủy văn là việc quan sát, đo đạc trực tiếp hoặc gián tiếp một cách có hệ thống các thông số biểu hiện trạng thái, hiện tượng, quá trình diễn biến của khí quyển, nước sông, suối, kênh, rạch, hồ và nước biển.
6. Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể được xác định bằng các yếu tố và hiện tượng khí tượng.
7. Dự báo khí tượng thủy văn là đưa ra thông tin, dữ liệu về trạng thái, quá trình diễn biến và hiện tượng khí tượng thủy văn trong tương lai ở một khu vực, vị trí với khoảng thời gian xác định.
8. Cảnh báo khí tượng thủy văn là đưa ra thông tin, dữ liệu về nguy cơ xảy ra các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm, bất thường có thể ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại về người, tài sản và môi trường.
9. Bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn là sản phẩm của tổ chức, cá nhân hoạt động dự báo, cảnh báo, thể hiện thông tin, dữ liệu dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn dưới dạng văn bản, bảng số liệu, bản đồ, biểu đồ, biểu tượng, hình ảnh, âm thanh.
10. Thiên tai khí tượng thủy văn là hiện tượng khí tượng thủy văn bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.
11. Khí hậu là tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một khu vực nhất định, đặc trưng bởi các đại lượng thống kê dài hạn của các yếu tố khí tượng tại khu vực đó.
12. Dự báo khí hậu là đưa ra thông tin, dữ liệu về trạng thái và xu thế của khí hậu trong tương lai, mức độ dao động của yếu tố khí hậu theo tháng, mùa, năm so với giá trị trung bình nhiều năm.
13. Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.
14. Giám sát biến đổi khí hậu là quá trình thu thập thông tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá, theo dõi diễn biến của khí hậu trong khoảng thời gian dài để xác định các biểu hiện của biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.
15. Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học và có tính tin cậy về xu hướng trong tương lai của khí hậu dựa trên mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế - xã hội, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.
16. Công trình khí tượng thủy văn là cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành để lắp đặt phương tiện đo, thiết bị thông tin khí tượng thủy văn.
17. Trạm khí tượng thủy văn là nơi được lựa chọn theo các yêu cầu kỹ thuật chuyên môn để đặt một hoặc nhiều công trình khí tượng thủy văn, gồm các loại: trạm khí tượng bề mặt, trạm khí tượng trên cao, trạm ra đa thời tiết, trạm khí tượng nông nghiệp, trạm thủy văn, trạm hải văn, trạm đo mưa, trạm định vị sét và các loại trạm chuyên đề khác.
18. Trạm giám sát biến đổi khí hậu là trạm được lựa chọn trong số các trạm khí tượng thủy văn hoặc được xây dựng riêng theo yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế để thực hiện quan trắc khí hậu, thành phần hóa khí quyển, mực nước biển.
19. Hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn là khoảng không, diện tích mặt đất, dưới đất, mặt nước, dưới nước cần thiết để bảo đảm công trình khí tượng thủy văn hoạt động đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, dữ liệu khí tượng thủy văn thu được phản ánh khách quan tính tự nhiên của khu vực, bảo đảm độ chính xác theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
20. Tác động vào thời tiết là tác động của con người lên các quá trình vật lý và hoá học của khí quyển thông qua các giải pháp khoa học và công nghệ nhằm ngăn ngừa hay giảm nhẹ thiên tai hoặc tạo ra một dạng thời tiết thuận lợi trong một khu vực cụ thể, trong khoảng thời gian xác định để phục vụ các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.
21. Chuẩn khí hậu là giá trị trung bình của các yếu tố khí tượng trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 30 năm; làm căn cứ để đánh giá sự khác biệt khí hậu giữa nơi này với nơi khác, giữa thời kỳ này với thời kỳ khác.
22. Hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan là hiện tượng khí tượng thủy văn bất thường về mức độ, thời gian xuất hiện, khu vực xảy ra, có thể gây thiệt hại về người, tài sản, ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.
23. Nước biển dâng là sự dâng lên của mực nước đại dương trung bình do tác động của biến đổi khí hậu, trong đó không bao gồm triều cường, nước dâng do bão và các tác động tự nhiên khác.
1. Hoạt động khí tượng thủy văn phục vụ chung cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia và phòng, chống thiên tai do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Hoạt động khí tượng thủy văn được quản lý tập trung, thống nhất trong phạm vi cả nước.
3. Quan trắc khí tượng thủy văn phải bảo đảm chính xác, liên tục, thống nhất, kết quả quan trắc liên kết được trong phạm vi quốc gia và với quốc tế.
4. Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải bảo đảm đủ độ tin cậy; thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải được truyền, phát kịp thời, chính xác, đầy đủ.
5. Hệ thống thu nhận, truyền phát thông tin khí tượng thủy văn phải được bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục, có tốc độ cao, diện bao phủ rộng.
1. Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho việc xây dựng, quản lý, khai thác mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia; dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; giám sát biến đổi khí hậu phục vụ chung cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia và phòng, chống thiên tai.
2. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động khí tượng thủy văn; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động quan trắc, dự báo, cảnh báo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn.
3. Ưu tiên đầu tư xây dựng mạng viễn thông dùng riêng phù hợp với quy định của pháp luật về viễn thông và sử dụng các mạng viễn thông quốc gia cho hoạt động thu nhận, truyền phát thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, phòng, chống thiên tai.
4. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu; khai thác hiệu quả thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trong sản xuất, đời sống và phòng, chống thiên tai cho cộng đồng; bảo đảm bình đẳng giới; chú ý đến đồng bào ở miền núi, ngư dân ven biển, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng đặc thù khác để có hình thức, phương tiện, tài liệu tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng.
5. Bảo đảm nhu cầu về đất đai để các công trình khí tượng thủy văn hoạt động đúng yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành.
6. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực làm công tác khí tượng thủy văn; có cơ chế thu hút, đãi ngộ người làm công tác khí tượng thủy văn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
7. Phát triển khoa học và công nghệ về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu; ưu tiên nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thiết bị tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động khí tượng thủy văn.
8. Tăng cường hợp tác quốc tế về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu, thực hiện nghĩa vụ thành viên tại các tổ chức quốc tế về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thường xuyên tổ chức các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, chú trọng đối với đồng bào ở miền núi, ngư dân ven biển, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; xây dựng, tổ chức thực hiện đề án phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và chỉ đạo cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc phạm vi quản lý tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu.
3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức xã hội khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân tham gia bảo vệ công trình khí tượng thủy văn, tiếp nhận, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn và chấp hành các quy định của pháp luật về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu.
1. Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan báo chí có trách nhiệm:
a) Tổ chức truyền, phát tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, thông tin về biến đổi khí hậu theo quy định của Luật này và pháp luật về báo chí;
b) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành, địa phương xây dựng chương trình phát thanh, truyền hình, bản tin để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về khí tượng thủy văn và khai thác hiệu quả tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, thông tin về biến đổi khí hậu.
2. Đài phát thanh, truyền hình địa phương có trách nhiệm:
a) Tổ chức truyền, phát tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn do hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia ban hành và thông tin về biến đổi khí hậu phục vụ phòng, chống thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Phối hợp với cơ quan, tổ chức về khí tượng thủy văn ở địa phương, các đơn vị có liên quan xây dựng chương trình phát thanh, truyền hình để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về khí tượng thủy văn và khai thác hiệu quả tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, thông tin về biến đổi khí hậu.
1. Lợi dụng hoạt động khí tượng thủy văn gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Lấn, chiếm khoảng không, diện tích mặt đất, dưới đất, mặt nước, dưới nước của công trình khí tượng thủy văn.
3. Vi phạm quy định hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn.
4. Làm ảnh hưởng đến công trình, phương tiện đo khí tượng thủy văn.
5. Xâm hại công trình, phương tiện đo khí tượng thủy văn, thiết bị thông tin, các thiết bị kỹ thuật khác của công trình khí tượng thủy văn; va đập vào công trình; đập phá, dịch chuyển các mốc độ cao.
6. Cản trở việc quản lý, khai thác công trình khí tượng thủy văn.
7. Hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn mà không có giấy phép hoặc trái với giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
8. Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trái quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
9. Cố ý vi phạm quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn trong hoạt động khí tượng thủy văn.
10. Tác động vào thời tiết khi không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tác động vào thời tiết hoặc trái với kế hoạch được phê duyệt.
11. Che giấu, không cung cấp hoặc cố ý cung cấp sai lệch, không đầy đủ, không kịp thời thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn.
12. Làm trái quy định về truyền, phát tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
13. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc vượt quá quyền hạn của người có thẩm quyền để làm trái quy định của pháp luật về khí tượng thủy văn.
14. Lợi dụng hoạt động hợp tác quốc tế về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
GENERAL PROVISIONS
This Law stipulates hydrometeorological activities including: Management and operation of station networks; forecasts, warnings; information, data; hydrometeorological services; climate change monitoring; impacts on weather and state administration; rights, responsibility and obligations of agencies, organizations, and individuals involved in hydrometeorological activities;
This Law applies to Vietnamese agencies, organizations, and individuals; foreign organizations and individuals; international organizations participating in hydrometeorological activities in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, some terms are construed as follows:
1. Hydrometeorology is a phrase that commonly refers to meteorology, hydrology, and oceanography.
2. Meteorology refers to the state of the atmosphere, developments of natural phenomena in the atmosphere.
3. Hydrography refers to the state, developments and movement of water on earth.
4. Oceanography refers to the state, developments and movement of the ocean.
5. Hydrometeorological monitoring includes observations and systematical measurements of indicators of conditions, phenomena, developments of the atmosphere and water on earth.
6. Weather refers to the state of the atmosphere at a certain point of time determined by meteorological elements and phenomena.
7. Hydrometeorological forecasts mean the provision of information and data about conditions, developments and phenomena of hydrometeorology in the future at a certain area in a specified period of time.
8. Hydrometeorological warnings mean the provision of information and data about possible hydrometeorological hazards that may affect or cause damage to people, properties and environment.
9. Hydrometeorological bulletin means products of organizations and individuals operating in the areas of forecasting, warning, presenting hydrometeorological forecasts and warnings in the form of written formats, data tables, maps, charts, symbols, images and sound.
10. Hydrometeorological natural disasters refer to changeable hydrometeorological phenomena that may cause damage to people, properties, environment, living conditions and socio-economic activities.
11. Climate means compilation of weather conditions in a certain area characterized by long-term statistical quantity of meteorological elements in such area.
12. Climate forecasting refers to the provision of information and data about the state and trends of climate in the future, changes of climatic elements by month, season, year in comparison with average value over years.
13. Climate change refers to a change in climate conditions for a long time by the impacts of natural conditions and human activities, often referred to as global warming, rising sea and an increase in extreme hydrometeorological phenomena.
14. Climate change monitoring refers to a process of collecting information, data; analyzing, assessing and monitoring developments of the climate in a long period of time to determine signs of climate change and its impacts on natural resources, environment, ecosystem, living conditions and socio-economic activities.
15. Climate change scenario refers to scientifically-based and reliable presumptions about climatic trends in the future based on relations between socio-economic activities, greenhouse gas emissions, climate change and rising sea.
16. Hydrometeorological works refer to facilities that meet technical requirements for installation of measurement instruments, hydrometeorological communication equipment.
17. Hydrometeorological station means a place chosen based on technical requirements for placement of one or more hydrometeorological works, including: Surface hydrometeorological stations, aerial hydrometeorological stations, weather radar stations, agricultural hydrometeorological stations, hydrological stations, oceanographical stations, rain measuring stations, lightning positioning stations and other stations.
18. Climate change monitoring station means the station chosen among hydrometeorological stations, or separately constructed according to technical standards, national, international standards for observations of climate, atmospheric chemistry composition, sea level.
19. Technical corridor of hydrometeorological works refers to a space on the ground, underground, on water surface, under water required to ensure hydrometeorological works operate in accordance with technical standards, collected hydrometeorological data give objective insights into natural features in the area and are accurate according to national, international standards.
20. Impacts on weather refer to human impacts on physical and chemical processes of the atmosphere through scientific and technological solutions with the aim of preventing and reducing natural disasters or creating a kind of favorable weather in a certain area for a specified period of time to serve socio-economic development, national security and defense activities.
21. Standard climate refers to mean value of hydrometeorological elements over a given period of time, normally 30 years, serving as foundations for assessment of climatic differences between this place and other place, this period to other period.
22. Extreme hydrometeorological phenomena refer to changeable hydrometeorological phenomena in terms of level, time and area of occurrence that may cause damage to people, properties, environment, living conditions and socio-economic activities.
23. Rising sea refers to average rising level of the ocean by impacts of climate change excluding flood-tides, rising water caused by storms and other natural impacts.
Article 4. Principles of hydrometeorological operation
1. Hydrometeorological operation generally supports socio-economic development, national security and defense, natural disaster prevention and combat guaranteed by the state budget.
2. Hydrometeorological activities are managed with uniformity across the country.
3. Hydrometeorological monitoring must ensure accuracy, continuity, and uniformity of monitoring results within the country and the world.
4. Hydrometeorological forecasts and warnings should ensure adequate reliability and be communicated, transmitted in a timely, accurate and adequate manner.
5. The system receiving and transmitting hydrometeorological information (hereinafter referred to as ‘the receiving and transmitting system') should be guaranteed to operate constantly, with high speed and large coverage.
Article 5. State policies on hydrometeorological activities
1. The State shall guarantee resources for the construction, management and operation of national hydrometeorological station networks; hydrometeorological forecasts, warnings; climate change monitoring to serve socio-economic development, national security and defense, natural disaster prevention and combat.
2. Diversify capital investment sources for hydrometeorological activities; encourage organizations, individuals to take part in activities of monitoring, forecasting, warning, scientific research, technology transfers, exploiting and using hydrometeorological information and data;
3. Prioritize investment and construction of private telecommunications networks in accordance with the law on telecommunications and use of national telecommunications networks for receiving and transmitting information and data serving hydrometeorological forecasting and warning, natural disaster prevention and combat;
4. Reinforce propaganda and dissemination of hydrometeorology and climate change; effectively exploit hydrometeorological information, data for production and living activities, and for prevention and combat against natural disasters among communities; ensure gender equality; pay special attention to people living in mountainous, sea, island and socio-economically disadvantaged areas, ethnic minority people and other special subjects to come up with an appropriate way of propaganda;
5. Guarantee satisfaction of demands for lands to facilitate operation of hydrometeorological works in accordance with technical requirements;
6. Reinforce training to human resources working in the area of hydrometeorology; provide policies on attracting or preferential treatment to people performing hydrometeorological duties in mountainous, sea, island, ethnic minority and socio-economically disadvantaged areas according to laws;
7. Develop science and technology in hydrometeorology, climate change monitoring; prioritize scientific research, transfer of technology, state-of-the-art equipment, application of high technology to hydrometeorological activities;
8. Reinforce international cooperation in hydrometeorology, climate change monitoring; perform duties as members of international organizations in hydrometeorology and climate change monitoring;
Article 6. Dissemination and education about laws, propaganda and enhancement of awareness about hydrometeorological activities
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall be responsible for regularly organizing dissemination and education about laws, propaganda and enhancement of awareness about hydrometeorology and climate change with much importance attached to people living in mountainous, sea, island, ethnic minority and socio-economically disadvantaged areas; construct and organize the implementation of the project on dissemination and education about laws, propaganda and enhancement of awareness about hydrometeorology and climate change.
2. Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s committees at all levels within duties, authority shall be responsible for cooperating with media agencies and directing educational and training institutions under management to organize dissemination and education about laws, propaganda and enhancement of awareness about hydrometeorology, climate change.
3. Vietnamese Fatherland Front Committee and its members organizations, enterprise associations and other social organizations within duties and authority shall be responsible for cooperating with state administration agencies on hydrometeorology in carrying out propaganda, mobilization and instruction to people on participation in the protection of hydrometeorological works, reception, operation and use of hydrometeorological information, data; compliance with the law on hydrometeorology and climate change.
Article 7. Communications about hydrometeorological activities
1. Vietnam News Agency, Voice of Vietnam, Vietnam Television and media agencies shall be responsible to:
a) Organize communications about hydrometeorological forecasts, warnings, information about climate change according to this Law and the Law on Journalism;
b) Cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment, Ministries, sectors and localities in constructing and spreading radio and television programs, news with the aim of enhancing awareness of the people about hydrometeorology, and effectively exploiting information about hydrometeorological forecasts and warnings, and climate change;
2. Local radio and television stations shall be responsible to:
a) Organize spreading hydrometeorological forecasts, warnings released by national hydrometeorological forecasting and warning system and information about climate change to support natural disaster prevention and combat in localities;
b) Cooperate with local hydrometeorology agencies, organizations, relevant units in constructing and spreading radio and television programs, news with the aim of enhancing awareness of the people about hydrometeorology, and effectively exploiting information about hydrometeorological forecasts and warnings, and climate change;
1. Take advantage of hydrometeorological activities to cause damage to state interests, lawful rights and interests of organizations, individuals;
2. Transgress space of hydrometeorological works on the ground, underground, on water surface or under water;
3. Violate regulations on technical corridors of hydrometeorological works;
4. Make negative impacts on hydrometeorological works, measurement instruments;
5. Invade hydrometeorological works, measurement instruments, communication equipment, other technical equipment of hydrometeorological works; slam into the works; break and displace benchmarks;
6. Obstruct management and operation of hydrometeorological works;
7. Perform hydrometeorological forecasting and warning activities unlicensed or in opposition to the license issued by competent state agencies;
8. Exploit and use hydrometeorological information, data in opposition to this Law and relevant law provisions;
9. Deliberately violate technical regulations and professional procedures on hydrometeorological activities;
10. Have impacts on the weather without approval by competent state agencies or in opposition to the approved plan;
11. Conceal, fail to supply or deliberately falsify information about hydrometeorology;
12. Act in opposition to regulations on spreading information about hydrometeorological forecasts, warnings;
13. Take advantage of positions, authority of competent persons to act in opposition to the law on hydrometeorology;
14. Take advantage of international cooperation in hydrometeorology and climate change monitoring to commit violations;
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực