Chương II Luật khí tượng thủy văn 2015: Quản lý, khai thác mạng lưới trạm khí tượng thủy văn
Số hiệu: | 90/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 23/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1247 đến số 1248 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn.
2. Quan trắc khí tượng thủy văn.
3. Điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn.
4. Quản lý, bảo vệ công trình khí tượng thủy văn.
5. Quản lý chất lượng phương tiện đo khí tượng thủy văn.
1. Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn gồm mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia và mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng.
2. Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia gồm các trạm khí tượng thủy văn và trạm giám sát biến đổi khí hậu, thực hiện quan trắc khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu có hệ thống, liên tục, ổn định, lâu dài do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, quản lý và khai thác.
3. Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng thực hiện quan trắc khí tượng thủy văn theo mục đích riêng do bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân xây dựng, quản lý và khai thác theo quy định của pháp luật.
1. Nguyên tắc lập quy hoạch:
a) Bảo đảm việc quan trắc trên mạng lưới phản ánh được diễn biến theo không gian, thời gian của yếu tố khí tượng thủy văn cần quan trắc và đáp ứng mục đích khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn;
b) Bảo đảm tính đồng bộ, tiên tiến, có kế thừa, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia;
c) Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia phải thống nhất, lồng ghép với quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia, đáp ứng yêu cầu chia sẻ dữ liệu giữa các mạng lưới quan trắc bảo đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm ngân sách nhà nước.
2. Căn cứ lập quy hoạch:
a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn; chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai; chiến lược quốc gia về tài nguyên nước; chiến lược quốc gia về phát triển công nghệ thông tin và truyền thông; quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia và các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch khác có liên quan;
b) Kết quả thực hiện chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn, chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia kỳ trước;
c) Tiến bộ khoa học và công nghệ về quan trắc, đo đạc, truyền tin, dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu.
3. Kỳ quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia là 10 năm, tầm nhìn đến 20 năm.
4. Nội dung chủ yếu của quy hoạch:
a) Phân tích, đánh giá tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường, hiện trạng hoạt động khí tượng thủy văn, ứng phó với biến đổi khí hậu; xác định nhu cầu thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu;
b) Đánh giá việc thực hiện quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia kỳ trước; hoạt động quan trắc khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu; kết quả thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành khí tượng thủy văn;
c) Đánh giá biến động theo không gian, thời gian của yếu tố khí tượng thủy văn cần quan trắc;
d) Xác định mật độ, số lượng, vị trí, bản đồ quy hoạch, danh sách trạm, nội dung quan trắc của từng loại trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia;
đ) Xác định nguồn lực, lộ trình, giải pháp thực hiện quy hoạch.
5. Trách nhiệm lập, phê duyệt quy hoạch:
Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Điều chỉnh quy hoạch:
a) Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia được rà soát, điều chỉnh định kỳ 5 năm hoặc khi có yêu cầu cấp thiết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia hoặc khi các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thay đổi có tác động lớn tới nội dung quy hoạch;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh quy hoạch theo các nội dung quy định tại điểm a khoản này.
7. Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia và điều chỉnh quy hoạch phải được thẩm định theo quy định của pháp luật về quy hoạch trước khi phê duyệt.
1. Bộ, ngành, địa phương lập kế hoạch phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng khi có nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo mục đích riêng.
2. Nguyên tắc lập kế hoạch:
a) Đáp ứng mục đích khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn của bộ, ngành, địa phương;
b) Bảo đảm tính đồng bộ, tiên tiến, có kế thừa, phù hợp với mục tiêu phát triển của bộ, ngành, địa phương;
c) Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng không trùng lắp, chồng chéo với mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia.
3. Căn cứ lập kế hoạch:
a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 của Luật này và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có liên quan của bộ, ngành, địa phương;
b) Quy hoạch và kết quả thực hiện quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia đến thời điểm lập kế hoạch;
c) Nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo mục đích riêng.
4. Kế hoạch phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng được lập đồng thời với việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương và định kỳ hàng năm có thể được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với nhu cầu thực tế.
5. Nội dung chủ yếu của kế hoạch:
a) Xác định nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn của bộ, ngành, địa phương;
b) Đánh giá khả năng đáp ứng thực tế về thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn của mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia đối với yêu cầu, mục đích riêng;
c) Xác định số lượng, vị trí, danh sách trạm; thời gian hoạt động, nội dung quan trắc của từng trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng;
d) Xác định nguồn lực, giải pháp thực hiện kế hoạch.
6. Trách nhiệm lập, phê duyệt kế hoạch:
a) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập kế hoạch phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng theo thẩm quyền sau khi thống nhất ý kiến bằng văn bản với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Yêu cầu đối với quan trắc khí tượng thủy văn:
a) Quan trắc phải chính xác, liên tục, thống nhất theo quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn;
b) Kết quả quan trắc phải bảo đảm tính đại diện, phản ánh khách quan điều kiện tự nhiên, hiện trạng các hiện tượng khí tượng thủy văn của khu vực đặt trạm;
c) Thông tin, dữ liệu quan trắc phải được kiểm tra, đánh giá chất lượng.
2. Nội dung quan trắc khí tượng thủy văn:
a) Nội dung quan trắc được xác định cụ thể cho từng loại trạm khí tượng thủy văn;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định chi tiết nội dung quan trắc đối với trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia;
c) Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân xác định nội dung quan trắc đối với trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng thuộc quyền quản lý;
d) Trạm khí tượng có phát báo quốc tế, trạm khí tượng thủy văn có trao đổi thông tin, dữ liệu với nước ngoài, tổ chức quốc tế hoặc có thỏa thuận hợp tác song phương, đa phương thực hiện các quan trắc khác theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Quan trắc khí tượng thủy văn của các chủ công trình:
Các công trình khi xây dựng, khai thác chịu tác động hoặc gây tác động đến điều kiện khí tượng thủy văn mà có khả năng ảnh hưởng đến an toàn, tính mạng, tài sản của cộng đồng thì chủ công trình phải tổ chức quan trắc và cung cấp thông tin, dữ liệu theo quy định tại khoản 5 Điều này.
4. Quan trắc khí tượng thủy văn trên tàu bay, tàu biển:
Khuyến khích chủ tàu bay, tàu biển hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quan trắc khí tượng thủy văn và phát báo kết quả quan trắc cho hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia theo mã luật của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).
5. Thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn phải được cung cấp về hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia và cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia.
1. Thành lập trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia:
a) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia theo quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Trong trường hợp đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh quốc gia, phòng, chống thiên tai, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trạm chưa có trong quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia.
2. Thành lập trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng theo kế hoạch phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng của bộ, ngành, địa phương;
b) Tổ chức, cá nhân tự quyết định thành lập trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng theo nhu cầu riêng;
c) Người có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a, điểm b khoản này có trách nhiệm thông báo việc thành lập trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn cấp tỉnh nơi đặt trạm.
3. Di chuyển trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia:
a) Chỉ di chuyển trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia trong trường hợp: bị thiệt hại do thiên tai mà không khắc phục được; lý do quốc phòng, an ninh quốc gia; trạm thuộc phạm vi dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng; hành lang kỹ thuật bị vi phạm nghiêm trọng hoặc do ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên dẫn đến không đủ điều kiện kỹ thuật để quan trắc hoặc thông tin, dữ liệu quan trắc không còn tính đại diện, không phản ánh đúng quy luật tự nhiên và điều kiện khí tượng thủy văn tại khu vực đặt trạm.
Vị trí mới của trạm phải đáp ứng yêu cầu quan trắc và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan;
b) Phải tổ chức quan trắc song song giữa trạm cũ và trạm mới để bảo đảm tính liên tục của chuỗi số liệu và không gián đoạn việc cung cấp thông tin, dữ liệu cho công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, trao đổi quốc tế;
c) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định việc di chuyển trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia.
4. Di chuyển trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng:
Việc di chuyển trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng do người có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân thành lập trạm quyết định; sau khi di chuyển phải thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn cấp tỉnh nơi đặt trạm.
5. Giải thể trạm khí tượng thủy văn:
a) Giải thể trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia trong trường hợp: trạm không còn trong quy hoạch; không bảo đảm điều kiện kỹ thuật để quan trắc mà không thể di chuyển được.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định giải thể trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia;
b) Giải thể trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng trong trường hợp: trạm không còn trong kế hoạch phát triển của bộ, ngành, địa phương và không đủ điều kiện để chuyển sang mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia; không bảo đảm điều kiện kỹ thuật để quan trắc mà không thể di chuyển được; mục đích hoạt động của trạm đã hoàn thành.
Người có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân thành lập trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng quyết định giải thể trạm khí tượng thủy văn thuộc quyền quản lý; sau khi giải thể phải thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn cấp tỉnh nơi đặt trạm.
1. Công trình khí tượng thủy văn được bảo đảm hành lang kỹ thuật theo quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành khí tượng thủy văn.
2. Hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn được quy định chi tiết đối với từng loại công trình khí tượng thủy văn.
3. Trong phạm vi hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn không được xây dựng công trình, nhà cao tầng, trồng cây lâu năm che chắn công trình, đắp đập, đào bới lòng sông hoặc hai bên bờ, lấy nước, xả nước, neo đậu các phương tiện vận tải hoặc thực hiện các hoạt động khác làm thay đổi tính đại diện của nơi quan trắc.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Nội dung bảo vệ công trình khí tượng thủy văn:
a) Xây dựng hồ sơ, chỉ giới đất, phạm vi hành lang kỹ thuật công trình và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình;
b) Bảo vệ hành lang kỹ thuật; ngăn chặn các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 8 của Luật này;
c) Thực hiện các biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai và các trường hợp rủi ro khác gây ra;
d) Bảo dưỡng, tu bổ, sửa chữa công trình theo quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn.
2. Trách nhiệm bảo vệ công trình khí tượng thủy văn:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức bảo vệ công trình khí tượng thủy văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân tổ chức bảo vệ công trình khí tượng thủy văn thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
1. Yêu cầu đối với điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn:
a) Điều tra, khảo sát sử dụng ngân sách nhà nước phải theo chương trình, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kết quả điều tra, khảo sát phải được đánh giá chất lượng;
b) Quan trắc, đo đạc trong điều tra, khảo sát phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn.
2. Nội dung điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn:
a) Xác định vị trí điểm, trạm, khu vực điều tra, khảo sát trên đất liền hoặc tọa độ lưới điểm, trạm điều tra, khảo sát trên biển;
b) Xây dựng công trình khí tượng thủy văn tạm thời phục vụ mục đích điều tra, khảo sát (nếu có);
c) Quan trắc, đo đạc các yếu tố khí tượng thủy văn, các yếu tố khác có liên quan và địa hình khu vực khảo sát;
d) Tính toán phục hồi các đặc trưng, diễn biến của thiên tai khí tượng thủy văn đã xảy ra trên khu vực khảo sát.
3. Trách nhiệm thực hiện điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện điều tra, khảo sát để bổ sung thông tin, dữ liệu cho mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia hoặc điều tra, khảo sát đột xuất trong, sau khi có thiên tai xảy ra;
b) Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra, khảo sát phục vụ mục đích riêng của mình.
1. Nội dung quản lý chất lượng phương tiện đo khí tượng thủy văn:
a) Ban hành danh mục phương tiện đo khí tượng thủy văn phải kiểm định, hiệu chuẩn;
b) Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo khí tượng thủy văn.
2. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành danh mục phương tiện đo khí tượng thủy văn phải kiểm định, hiệu chuẩn trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Việc kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo khí tượng thủy văn thuộc danh mục phải kiểm định, hiệu chuẩn được thực hiện theo quy định của pháp luật về đo lường.
2. Phương tiện đo khí tượng thủy văn không thuộc danh mục phương tiện đo phải kiểm định, hiệu chuẩn phải có hồ sơ về nguồn gốc xuất xứ, đặc tính kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Việc kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo khí tượng thủy văn do cơ sở kiểm định, hiệu chuẩn có đủ điều kiện thực hiện theo quy định của pháp luật về đo lường.
MANAGEMENT, OPERATION OF HYDROMETEOROLOGICAL STATION NETWORK
Article 9. Subject matters of management, operation of hydrometeorological station network
1. Construction of planning and plan for development of hydrometeorological station network;
2. Hydrometeorological monitoring
3. Hydrometeorological investigation and survey;
4. Management and protection of hydrometeorological works;
5. Management of quality of hydrometeorological measurement instruments;
Article 10. Hydrometeorological station network
1. The hydrometeorological station network comprises national hydrometeorological station network and special-purpose hydrometeorological station network.
2. The national hydrometeorological station network comprises hydrometeorological stations and climate change monitoring stations that perform hydrometeorological observation, climate change monitoring in a constant, stable and long-run manner, constructed, managed and operated by the Ministry of Natural Resources and Environment.
3. Special-purpose hydrometeorological station network shall perform hydrometeorological observation for a private purpose organized by Ministries, sectors and localities, established, managed and operated by individuals according to laws.
Article 11. National hydrometeorological station network planning
1. Principles of planning:
a) Ensure observations reflect happenings in space and time of hydrometeorological elements requiring observations and meeting purposes of operation and use of hydrometeorological information, data;
b) Ensure uniformity, advancement, inheritance and conformity with socio-economic development targets and requirements of national security and defense;
c) Planning for national hydrometeorological station network should be unified, incorporated to the planning for national natural resources and environment monitoring network, meeting requirements for sharing data among stations, ensuring effective use of the state budget.
2. Foundations for planning:
a) Strategy, planning, plan for socio-economic development of the country; strategy for development of meteorology and hydrology branch; national strategy for climate change; national strategy for natural disaster prevention and combat; national strategy for water resources; national strategy for development of information technology and communications; planning for land use at national level; planning for national telecommunications development and other relevant strategies, planning, plans;
b) Results of the implementation of strategy for development of meteorology and hydrology branch, national strategy for climate change, planning for national hydrometeorological station network of previous period;
c) Scientific and technological advances in observations, measurements and communications about forecasts, warnings, climate change monitoring;
3. Planning period for national hydrometeorological station network is 10 years with a vision to 20 years.
4. Main information of the planning:
a) General analysis and assessment of natural conditions, socio-economic and environmental conditions, actual state of hydrometeorological activities, response to climate change; determination of demands for hydrometeorological information, data for socio-economic development, national security and defense, natural disaster prevention and fighting, response to climate change;
b) Assessment of performance of the planning for national hydrometeorological station network of previous period; activities of hydrometeorological observation and climate change monitoring; results of the implementation of strategy, planning and plans for development of meteorology and hydrology branch;
c) Assessment of changes in space and time to hydrometeorological elements that need observing;
d) Determination of density, quantity, position, planning map, list of stations, subject matters of observation of each station belonging to national hydrometeorological station network;
dd) Determination of resources, timeframe and measures for implementation of the planning;
5. Responsibility for establishment and approval for the planning:
The Ministry of Natural Resources and Environment shall be responsible for establishing and submitting the planning for national hydrometeorological station network to the Prime Minister for approval.
6. Adjustments to the planning:
a) The planning for national hydrometeorological station network shall be checked and adjusted every five year or upon pressing requests for socio-economic development, assurance of national security and defense, or when changes to the strategies, planning, plans as prescribed in Point a, Clause 2, this Article have major impacts on content of the planning;
b) The Ministry of Natural Resources and Environment shall make submission of the planning to the Prime Minister for adjustments according to Point a, this Clause.
7. The planning for national hydrometeorological station network and adjustments thereto should be assessed prior to approval according to the law on planning;
Article 12. Plan for development of special-purpose hydrometeorological station network of ministries, sectors and localities
1. Ministries, sectors and localities shall establish the plan for development of special-purpose hydrometeorological station network if having demands for exploitation and use of hydrometeorological information, data for private purposes.
2. Principles of planning:
a) Meet purposes for exploitation and use of hydrometeorological information, data by ministries, sectors and localities;
b) Ensure uniformity, advancement, inheritance and compliance with development goals set by ministries, sectors and localities;
c) Special-purpose hydrometeorological station network should not duplicate or overlap with national hydrometeorological station network;
3. Foundations for planning:
a) Strategies, planning and plans as prescribed in Point a, Clause 2, Article 11 hereof and relevant strategies, planning and plans of ministries, sectors and localities;
b) Results of the implementation of national hydrometeorological station network to the time of establishment of the planning;
c) Demands for exploitation and use of hydrometeorological information, data for private purposes;
4. The plan for development of special-purpose hydrometeorological station network shall be established at the same time with the construction of the planning, plan for socio-economic development by ministries, sectors and localities, and annually be adjusted, supplemented to meet actual demands;
5. Main information of the planning:
a) Determination of demands of ministries, sectors and localities for exploitation and use of hydrometeorological information, data;
b) Assessment of capacity of national hydrometeorological station network to meet actual demands for hydrometeorological information, data for private purposes;
c) Determination of quantity, position, list of stations; operation time of each station belonging to special-purpose hydrometeorological station network;
d) Determination of resources and measures for implementation of the plan;
6. Responsibility for establishment and approval for the plan:
a) Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s committees of provinces shall organize the establishment of the plan for development of special-purpose hydrometeorological station network within management;
b) Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, Presidents of the provincial People’s Committees shall grant approval for special-purpose hydrometeorological station network within competence after a written agreement with the Minister of Natural Resources and Environment has been reached.
Article 13. Hydrometeorological monitoring
1. Requirements for hydrometeorological monitoring:
a) Monitoring should be carried out with accuracy, continuity and uniformity according to technical regulations and professional processes;
b) Result of monitoring should ensure representation, objective reflection of natural conditions, current conditions of hydrometeorological phenomena in the areas where the station is located;
c) Monitoring information, data must be examined and assessed for quality.
2. Subject matters of hydrometeorological monitoring:
a) Subject matters of hydrometeorological monitoring shall be specifically determined for each hydrometeorological station;
b) The Ministry of Natural Resources and Environment shall define details of monitoring for stations belonging to national hydrometeorological station network.
c) Ministries, sectors and localities, organizations and individuals shall define subject matters of monitoring for special-purpose hydrometeorological stations within management;
d) Hydrometeorological stations broadcasting international news, exchanging information and data with foreign or international organizations or having bilateral or multilateral cooperation agreements shall perform other monitoring tasks under international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
3. Hydrometeorological monitoring by project owners:
Any project being affected by or affecting hydrometeorological conditions during the construction, operation which may affect safety, life and properties of communities, the project owner should organize monitoring and supplying information, data as prescribed in Clause 5, this Article.
4. Hydrometeorological monitoring on planes, ships:
Encourage owners of planes, ships operating in the territory of the Socialist Republic of Vietnam to carry out hydrometeorological monitoring and report monitoring result to national hydrometeorological forecasting and warning system according to meteorological codes of World meteorological organization (WMO) and International civil aviation organization (ICAO);
5. Hydrometeorological monitoring information, data should be provided to national hydrometeorological forecasting and warning system and national hydrometeorological database.
6. The Government shall detail Clauses 3 and 5, this Article.
Article 14. Establishment, movement and dissolution of hydrometeorological stations
1. Establishment of stations belonging to national hydrometeorological station network:
a) The Minister of Natural Resources and Environment shall decide the establishment of stations belonging to national hydrometeorological station network according to the planning for national hydrometeorological station network approved by the Prime Minister.
b) In special cases, in order to meet requirements of national security and defense, natural disaster prevention and combat, the Ministry of Natural Resources and Environment shall preside over and cooperate with relevant ministries, sectors in making report to the Prime Minister for decisions on the establishment of stations outside the planning for national hydrometeorological station network.
2. Establishment of special-purpose hydrometeorological stations:
a) Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, Presidents of the provincial People’s Committees shall make decisions on the establishment of special-purpose hydrometeorological stations according to the plan for development of special-purpose hydrometeorological station network by Ministries, sectors and localities;
b) Organizations, individuals may decide the establishment of hydrometeorological stations for their own purposes;
c) Competent persons, organizations and individuals as prescribed in Points a, b, this Clause shall be responsible for making notice about the establishment of special-purpose hydrometeorological stations to the Ministry of Natural Resources and Environment and provincial-level state administration agencies where the stations are located.
3. Movement of stations belonging to national hydrometeorological station network:
a) Stations belonging to national hydrometeorological station network shall be moved in following cases: Suffer losses caused by natural disasters; matters related to national security and defense; stations within important socio-economic development project; technical corridors seriously invaded or impacts of natural conditions resulting in inadequate technical conditions; monitoring information, data not reflecting natural law and hydrometeorological conditions in the areas where stations are located;
New position of stations should meet requirements for monitoring and relevant law provisions.
b) Monitoring should be carried out simultaneously at old and new stations to ensure continuity of data chain and uninterrupted provision of information, data to hydrometeorological forecasting and warning tasks, international exchange;
c) The Minister of Natural Resources and Environment shall make decision on movement of stations within national hydrometeorological station network.
4. Movement of special-purpose hydrometeorological stations:
Movement of special-purpose hydrometeorological stations shall be decided by establishing competent persons, organizations and individuals; a written notice should be delivered to the Ministry of Natural Resources and Environment and relevant provincial-level regulatory agencies after movement.
5. Dissolution of hydrometeorological stations:
a) Stations belonging to national hydrometeorological station network shall be dissolved in following cases: The stations are no longer in the planning and fail to guarantee technical conditions for monitoring.
The Minister of Natural Resources and Environment shall make decision on dissolution of stations within national hydrometeorological station network.
b) Special-purpose hydrometeorological stations shall be dissolved in following cases: The stations are no longer in the development plan by ministries, sectors and localities, fail to ensure conditions for conversion into national hydrometeorological, fail to guarantee technical conditions for monitoring; the stations’ goal has been achieved.
Competent persons, organizations and individuals that establish hydrometeorological stations may make decision on the dissolution of hydrometeorological stations. A written notice should be issued to the Ministry of Natural Resources and Environment and relevant provincial-level regulatory agencies after dissolution.
Article 15. Technical corridors of hydrometeorological works
1. Technical corridors of hydrometeorological works shall be guaranteed in quality according to technical regulations on hydrometeorology.
2. Technical corridors of hydrometeorological works shall be specifically regulated for each type of hydrometeorological work.
3. No activities of construction of high-rise buildings, development of perennial plants, construction of dykes, excavation of river bed or river sides, discharging water ... should be carried out within technical corridors of hydrometeorological work.
4. The Government shall detail this Article.
Article 16. Protection of hydrometeorological works
1. Subject matters of protection of hydrometeorological works:
a) Establishment of records, landmarks, scope of technical corridors and issuance of notifications to People’s Committees of communes where the stations are located;
b) Protection of technical corridors; prevention of prohibited acts as prescribed in Clauses 2, 3, 4, 5 and 6, Article 8 hereof;
c) Execution of measures to prevent, combat and reduce losses caused by natural disasters and other risks;
d) Maintenance and repair of the works according to technical regulations and professional processes;
2. Responsibility for protection of hydrometeorological works:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall organize protecting hydrometeorological works within national hydrometeorological station network;
b) Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s committees at all levels, organizations and individuals shall organize organizing hydrometeorological works within management according to this Law and other law provisions;
Article 17. Hydrometeorological investigation and survey
1. Requirements for hydrometeorological investigation and survey:
a) Investigation and survey of the use of state budget should accord with programs, plans approved by competent authorities; result of investigation and survey should be assessed for quality;
b) Monitoring, measurement in investigation and survey should accord with technical regulations and professional processes.
2. Subject matters of hydrometeorological investigation and survey:
a) Determination of positions of stations and areas for investigation and survey on mainland or coordinates of stations and areas for investigation and survey on sea;
b) Construction of temporary hydrometeorological works serving investigation and survey (if any);
c) Observation and measurement of hydrometeorological elements, other relevant elements and topography of survey areas;
d) Calculation and restoration of characters and happenings of natural disasters in survey areas;
3. Responsibility for hydrometeorological investigation and survey:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall carry out investigation and survey to supply additional information and data to national hydrometeorological station network or conduct unexpected investigation, survey during or in the aftermath of natural disaster.
b) Ministries, sectors, localities, organizations and individuals may carry out investigation and survey for their own purposes.
Article 18. Management of quality of hydrometeorological measurement instruments
1. Subject matters of management of quality of hydrometeorological measurement instruments:
a) Promulgation of the list of hydrometeorological measurement instruments subject to inspection, calibration;
b) Organization of inspection and calibration of hydrometeorological measurement instruments;
2. The Minister of Science and Technology shall promulgate the list of hydrometeorological measurement instruments subject to inspection and calibration as proposed by the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 19. Inspection and calibration of hydrometeorological measurement instruments
1. Inspection and calibration of hydrometeorological measurement instruments subject to inspection and calibration should be carried out in accordance with the law on measurements.
2. Hydrometeorological measurement instruments outside the list of measurement instruments subject to inspection, calibration should have documents of origins, technical characteristics in accordance with technical regulations issued by competent state agencies.
3. Inspection and calibration of hydrometeorological measuring instruments shall be carried out by a qualified entity according to the law on measurement.