Chương 4 Luật hợp tác xã 2003: Tổ chức và quản lý hợp tác xã
Số hiệu: | 18/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 04/01/2004 | Số công báo: | Số 4 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đại hội xã viên có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã.
2. Hợp tác xã có nhiều xã viên thì có thể tổ chức Đại hội đại biểu xã viên; việc bầu đại biểu xã viên đi dự Đại hội đại biểu xã viên do Điều lệ hợp tác xã quy định. Đại hội đại biểu xã viên và Đại hội toàn thể xã viên (sau đây gọi chung là Đại hội xã viên) có quyền và nhiệm vụ như nhau.
3. Đại hội xã viên thường kỳ họp mỗi năm một lần do Ban quản trị triệu tập trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày khoá sổ quyết toán năm.
4. Đại hội xã viên bất thường do Ban quản trị hoặc Ban kiểm soát của hợp tác xã triệu tập để quyết định những vấn đề cần thiết vượt quá quyền hạn của Ban quản trị hoặc của Ban kiểm soát.
Trong trường hợp có ít nhất một phần ba tổng số xã viên cùng có đơn yêu cầu triệu tập Đại hội xã viên gửi đến Ban quản trị hoặc Ban kiểm soát thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ đơn, Ban quản trị phải triệu tập Đại hội xã viên bất thường; nếu quá thời hạn này mà Ban quản trị không triệu tập thì Ban kiểm soát phải triệu tập Đại hội xã viên bất thường để giải quyết các vấn đề nêu trong đơn.
Đại hội xã viên thảo luận và quyết định những vấn đề sau đây:
1. Quy định tiêu chuẩn xã viên khi tham gia hợp tác xã;
2. Báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh trong năm của hợp tác xã, báo cáo hoạt động của Ban quản trị và của Ban kiểm soát;
3. Báo cáo công khai tài chính, dự kiến phân phối thu nhập và xử lý lỗ, các khoản nợ;
4. Phương hướng, kế hoạch sản xuất, kinh doanh;
5. Vốn tối thiểu; tăng, giảm vốn điều lệ; thẩm quyền và phương thức huy động vốn;
6. Xác định giá trị tài sản chung của hợp tác xã theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật này;
7. Phân phối lãi theo vốn góp, công sức đóng góp và mức độ sử dụng dịch vụ của các xã viên; các quỹ của hợp tác xã;
8. Thành lập riêng hay không thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành hợp tác xã theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 11 Luật này;
9. Bầu, bãi miễn Ban quản trị, Trưởng Ban quản trị, Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát;
10. Thông qua việc kết nạp xã viên mới và cho xã viên ra hợp tác xã; quyết định khai trừ xã viên;
11. Tổ chức lại, giải thể hợp tác xã;
12. Sửa đổi Điều lệ, Nội quy hợp tác xã;
13. Mức tiền công, tiền lương và tiền thưởng cho Trưởng Ban quản trị và các thành viên khác của Ban quản trị, Chủ nhiệm và các Phó chủ nhiệm hợp tác xã, Trưởng Ban kiểm soát, các thành viên khác của Ban kiểm soát và các chức danh khác của hợp tác xã;
14. Các đối tượng được hợp tác xã đóng bảo hiểm xã hội theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc của Nhà nước;
15. Những vấn đề khác do Ban quản trị, Ban kiểm soát hoặc có ít nhất một phần ba tổng số xã viên đề nghị
1. Đại hội xã viên phải có ít nhất hai phần ba tổng số xã viên hoặc đại biểu xã viên tham dự; trường hợp không đủ số lượng xã viên thì phải tạm hoãn Đại hội xã viên; Ban quản trị hoặc Ban kiểm soát phải triệu tập lại Đại hội xã viên.
2. Quyết định sửa đổi Điều lệ, tổ chức lại, giải thể hợp tác xã được thông qua khi có ít nhất ba phần tư tổng số xã viên hoặc đại biểu xã viên có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành. Các quyết định về những vấn đề khác được thông qua khi có quá một phần hai tổng số đại biểu có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.
3. Việc biểu quyết tại Đại hội xã viên và các hội nghị xã viên không phụ thuộc vào số vốn góp hay chức vụ của xã viên trong hợp tác xã. Mỗi xã viên hoặc đại biểu xã viên chỉ có một phiếu biểu quyết
Chậm nhất là mười ngày, trước khi khai mạc Đại hội xã viên, cơ quan triệu tập Đại hội phải thông báo thời gian, địa điểm họp và chương trình Đại hội cho từng xã viên hoặc đại biểu xã viên. Đại hội xã viên thảo luận và quyết định những vấn đề đã ghi trong chương trình Đại hội và những vấn đề phát sinh khi có ít nhất một phần ba tổng số xã viên đề nghị.
1. Ban quản trị hợp tác xã là bộ máy quản lý hợp tác xã do Đại hội xã viên bầu trực tiếp, gồm Trưởng Ban quản trị và các thành viên khác. Số lượng thành viên Ban quản trị do Điều lệ hợp tác xã quy định.
2. Nhiệm kỳ của Ban quản trị hợp tác xã do Điều lệ hợp tác xã quy định nhưng tối thiểu là hai năm và tối đa không quá năm năm.
3. Ban quản trị hợp tác xã họp ít nhất mỗi tháng một lần do Trưởng Ban quản trị hoặc thành viên Ban quản trị được uỷ quyền triệu tập và chủ trì. Ban quản trị hợp tác xã họp bất thường khi có một phần ba thành viên Ban quản trị hoặc Trưởng Ban quản trị, Trưởng Ban kiểm soát, Chủ nhiệm hợp tác xã yêu cầu. Cuộc họp của Ban quản trị hợp tác xã hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba số thành viên Ban quản trị tham dự. Ban quản trị hợp tác xã hoạt động theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số. Trong trường hợp biểu quyết mà số phiếu tán thành và không tán thành ngang nhau thì số phiếu biểu quyết của bên có người chủ trì cuộc họp là quyết định.
Thành viên Ban quản trị phải là xã viên, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực quản lý hợp tác xã.
Thành viên Ban quản trị không đồng thời là thành viên Ban kiểm soát, kế toán trưởng, thủ quỹ của hợp tác xã và không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của họ; các tiêu chuẩn và điều kiện khác (nếu có) do Điều lệ hợp tác xã quy định.
1. Ban quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó chủ nhiệm hợp tác xã theo đề nghị của Chủ nhiệm hợp tác xã;
b) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê kế toán trưởng (nếu hợp tác xã có chức danh này);
c) Quyết định cơ cấu tổ chức các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của hợp tác xã;
d) Tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội xã viên;
đ) Chuẩn bị báo cáo về kế hoạch sản xuất, kinh doanh, huy động vốn và phân phối lãi của hợp tác xã, báo cáo hoạt động của Ban quản trị trình Đại hội xã viên;
e) Chuẩn bị chương trình nghị sự của Đại hội xã viên và triệu tập Đại hội xã viên;
g) Đánh giá kết quả sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã; duyệt báo cáo quyết toán tài chính để trình Đại hội xã viên;
h) Tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Luật này;
i) Xét kết nạp xã viên mới và giải quyết việc xã viên ra hợp tác xã (trừ trường hợp khai trừ xã viên) và báo cáo để Đại hội xã viên thông qua;
k) Đại diện chủ sở hữu tài sản của hợp tác xã và doanh nghiệp trực thuộc trong trường hợp hợp tác xã có doanh nghiệp;
l) Kiểm tra, đánh giá công việc của Chủ nhiệm và các Phó chủ nhiệm hợp tác xã theo các quyết định của Ban quản trị;
m) Chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước Đại hội xã viên và trước pháp luật;
n) Các quyền và nhiệm vụ khác do Điều lệ hợp tác xã quy định.
2. Chủ nhiệm hợp tác xã có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Đại diện hợp tác xã theo pháp luật;
b) Thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh và điều hành các công việc hàng ngày của hợp tác xã;
c) Tổ chức thực hiện các quyết định của Ban quản trị hợp tác xã;
d) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, phân công các chức danh trong Ban quản trị hợp tác xã, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Đại hội xã viên và Ban quản trị hợp tác xã;
đ) Ký kết các hợp đồng nhân danh hợp tác xã;
e) Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Ban quản trị hợp tác xã;
g) Đề nghị với Ban quản trị về phương án bố trí cơ cấu tổ chức hợp tác xã;
h) Tuyển dụng lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Ban quản trị hợp tác xã;
i) Các quyền khác được quy định tại Điều lệ hợp tác xã, nghị quyết của Đại hội xã viên;
k) Chịu trách nhiệm trước Đại hội xã viên và Ban quản trị về công việc được giao;
Khi vắng mặt, Chủ nhiệm uỷ quyền cho một Phó chủ nhiệm hoặc một thành viên Ban quản trị điều hành công việc của hợp tác xã
1. Ban quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê Chủ nhiệm hợp tác xã theo nghị quyết của Đại hội xã viên;
b) Bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó chủ nhiệm hợp tác xã theo đề nghị của Chủ nhiệm hợp tác xã.
Ngoài các quyền và nhiệm vụ trên đây, Ban quản trị hợp tác xã còn có các quyền, nhiệm vụ quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m và n khoản 1 Điều 27 của Luật này.
2. Trưởng Ban quản trị hợp tác xã có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Đại diện hợp tác xã theo pháp luật;
b) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban quản trị;
c) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban quản trị, Đại hội xã viên;
d) Chịu trách nhiệm trước Đại hội xã viên và Ban quản trị về công việc được giao;
đ) Ký các quyết định của Đại hội xã viên và Ban quản trị;
e) Các quyền và nhiệm vụ khác do Điều lệ hợp tác xã quy định.
3. Chủ nhiệm hợp tác xã có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh và điều hành các công việc hàng ngày của hợp tác xã;
b) Tổ chức thực hiện các quyết định của Ban quản trị hợp tác xã;
c) Ký kết các hợp đồng nhân danh hợp tác xã do Ban quản trị hợp tác xã uỷ quyền;
d) Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Ban quản trị hợp tác xã;
đ) Đề nghị với Ban quản trị về phương án bố trí cơ cấu tổ chức hợp tác xã;
e) Tuyển dụng lao động theo uỷ quyền của Ban quản trị hợp tác xã;
g) Các quyền khác được quy định tại Điều lệ hợp tác xã, nghị quyết của Đại hội xã viên hoặc theo hợp đồng ký kết với Ban quản trị hợp tác xã.
Khi vắng mặt, Chủ nhiệm ủy quyền cho một Phó chủ nhiệm điều hành công việc của hợp tác xã.
Trường hợp Chủ nhiệm hợp tác xã là xã viên hoặc thành viên Ban quản trị hợp tác xã thì ngoài việc phải thực hiện đầy đủ các quyền và nhiệm vụ của Chủ nhiệm hợp tác xã theo quy định của Điều này, phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của xã viên hoặc thành viên Ban quản trị hợp tác xã.
Trường hợp Chủ nhiệm hợp tác xã được thuê thì phải thực hiện đầy đủ các quyền và nhiệm vụ của Chủ nhiệm hợp tác xã quy định tại Điều này và tại hợp đồng thuê Chủ nhiệm hợp tác xã. Chủ nhiệm hợp tác xã được tham gia các cuộc họp của Ban quản trị và Đại hội xã viên nhưng không được quyền biểu quyết và không được hưởng các quyền khác của xã viên, thành viên Ban quản trị hợp tác xã.
1. Ban kiểm soát là bộ máy giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của hợp tác xã theo đúng pháp luật và Điều lệ hợp tác xã.
2. Ban kiểm soát do Đại hội xã viên bầu trực tiếp. Số lượng thành viên Ban kiểm soát do Điều lệ hợp tác xã quy định; hợp tác xã có ít xã viên có thể chỉ bầu một kiểm soát viên.
3. Tiêu chuẩn thành viên Ban kiểm soát như tiêu chuẩn thành viên Ban quản trị. Thành viên Ban kiểm soát không được đồng thời là thành viên Ban quản trị, kế toán trưởng, thủ quỹ của hợp tác xã và không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của họ.
4. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Ban quản trị.
Ban kiểm soát có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
1. Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ, Nội quy hợp tác xã và nghị quyết của Đại hội xã viên;
2. Giám sát hoạt động của Ban quản trị, Chủ nhiệm hợp tác xã và xã viên theo đúng pháp luật và Điều lệ, Nội quy hợp tác xã;
3. Kiểm tra về tài chính, kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ của hợp tác xã, sử dụng tài sản, vốn vay và các khoản hỗ trợ của Nhà nước;
4. Tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công việc của hợp tác xã; giải quyết hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;
5. Dự các cuộc họp của Ban quản trị;
6. Thông báo kết quả kiểm tra cho Ban quản trị hợp tác xã và báo cáo trước Đại hội xã viên; kiến nghị với Ban quản trị, Chủ nhiệm hợp tác xã khắc phục những yếu kém trong sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã và giải quyết những vi phạm Điều lệ, Nội quy hợp tác xã;
7. Yêu cầu những người có liên quan trong hợp tác xã cung cấp tài liệu, sổ sách, chứng từ và những thông tin cần thiết để phục vụ công tác kiểm tra nhưng không được sử dụng các tài liệu, thông tin đó vào mục đích khác;
8. Chuẩn bị chương trình nghị sự và triệu tập Đại hội xã viên bất thường khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có hành vi vi phạm pháp luật, Điều lệ, Nội quy hợp tác xã và nghị quyết của Đại hội xã viên, Ban kiểm soát đã yêu cầu mà Ban quản trị không thực hiện hoặc thực hiện không có kết quả các biện pháp ngăn chặn;
b) Ban quản trị không triệu tập Đại hội xã viên bất thường theo yêu cầu của xã viên quy định tại khoản 4 Điều 21 của Luật này.
Chapter IV
ORGANIZATION AND MANAGEMENT OF COOPERATIVES
Article 21.- Congress of cooperative members
1. The congress of cooperative members shall be the highest decision-making body of a cooperative.
2. A cooperative with many members may organize a congress of delegates of cooperative members; the election of delegates to the congress shall be prescribed by the cooperative's charter. The congress of delegates of cooperative members and the congress of all cooperative members (hereinafter referred collectively to as the congress of cooperative members) are equal in rights and tasks.
3. The regular congress of cooperative members shall be convened once a year by the Managing Board within three months after the annual settlement books are closed.
4. The extraordinary congress of cooperative members shall be convened by the cooperative's Managing Board or Control Board to decide on necessary issues which fall beyond the powers of the Managing Board or the Control Board.
In cases where at least one-third of the total number of cooperative members file their written requests altogether to the Managing Board or the Control Board for the convention of the congress of cooperative members, within fifteen days after fully receiving the requests, the Managing Board must convene the extraordinary congress of cooperative members; if past this time limit, the Managing Board fails to convene the congress, the Control Board must convene the extraordinary congress of cooperative members to settle matters raised in the written requests.
Article 22.- Contents of the congress of cooperative members
The congress of cooperative members shall discuss and decide on the following issues:
1. Criteria set for cooperative members when joining the cooperative;
2. Annual report on the cooperative's production/business situation, report on activities of the Managing Board and the Control Board;
3. Report on financial publicity, planned distribution of incomes, and handling of losses and debts;
4. Production/business orientations and plans;
5. Minimum capital; charter capital increase or reduction; competence and modes for capital mobilization;
6. Determination of value of the cooperative's common assets under the provisions of Clause 3, Article 35 of this Law;
7. Distribution of profits according to the contributed capital and labor as well as the extent of using services by cooperative members; the cooperative's funds;
8. Separate or non-separate establishment of the cooperative's managerial apparatus and executive apparatus under the provisions at Point c, Clause 3, Article 11 of this Law;
9. Election or dismissal of the Managing Board, the Managing Board's head, the Control Board, and the Control Board's head;
10. Adoption of the admission of new cooperative members and permission of cooperative members to leave the cooperative; decision on expulsion of cooperative members;
11. Reorganization or dissolution of the cooperative;
12. Amendment of the cooperative's charter or internal regulations;
13. Levels of remunerations, salaries and bonuses for the head and other members of the Managing Board, the manager and deputy managers of the cooperative, the head and other members of the Control Board, and other titles of the cooperative;
14. Subjects for whom the cooperative pays social insurance premiums under the State's policy on compulsory social insurance;
15. Other issues which are proposed by the Managing Board, the Control Board or at least one-third of the total number of cooperative members.
Article 23.- Stipulations on the number of delegates and the voting at the congress of cooperative members
1. The congress of cooperative members must be attended by at least two-thirds of the total number of cooperative members or delegates of cooperative members; in cases where the number of cooperative members is insufficient, the congress must be postponed; the Managing Board or the Control Board must reconvene the congress of cooperative members.
2. The decision on amendment of the charter, reorganization or dissolution of the cooperative shall be adopted when it is voted for by at least three-fourths of the total number of cooperative members or delegates of cooperative members present at the congress. Decisions on other issues shall be adopted when they are voted for by more than half of the total number of delegates present at the congress.
3. The voting at the congress of cooperative members and conferences of cooperative members shall not depend on the contributed capital or positions of the members in the cooperative. Each cooperative member or delegate of cooperative member has only one vote.
Article 24.- Notification on convening the congress of cooperative members
At least ten days before the opening of the congress of cooperative members, the convening body must notify each cooperative member or delegate of cooperative member of the time, venue and agenda of the congress. The congress of cooperative members shall discuss and decide on the issues already put on the congress's agenda and arising issues proposed by at least one-third of the total number of cooperative members.
Article 25.- A cooperative's Managing Board
1. A cooperative's Managing Board is the cooperative-managing body, elected directly by the congress of cooperative members, consisting of the head and other members. The number of the Managing Board's members shall be prescribed by the cooperative's charter.
2. The term of the cooperative's Managing Board shall be prescribed by the cooperative's charter, which shall be at least two years and not exceed five years.
3. The cooperative's Managing Board shall hold a meeting at least once a month, which is convened and presided over by the Managing Board's head or an authorized member. The cooperative's Managing Board shall hold an extraordinary meeting at the request of one-third of the Managing Board's members, the Managing Board's head, the Control Board's head, or the cooperative manager. A meeting of the cooperative's Managing Board shall be regarded as valid when it is attended by at least two-thirds of the number of the Managing Board's members. The cooperative's Managing Board shall operate on the principles of collectivism and make decisions by majority. In cases where the number of votes for equals the number of votes against, the number of votes on the side of the person who presides over the meeting shall be decisive.
Article 26.- Criteria and conditions of members of the cooperative's Managing Board
A member of the Managing Board must be a cooperative member, possessing good moral qualities and having qualifications and capability to manage the cooperative.
The Managing Board's members must not be concurrently members of the Control Board, the cooperative's chief accountants or cashiers, or the parents, spouses, children or siblings thereof; other criteria and conditions (if any) shall be prescribed by the cooperative's charter.
Article 27.- Setting-up of managerial-cum-executive apparatus by cooperatives
1. The Managing Board shall have the following rights and tasks:
a/ To appoint or dismiss the cooperative's deputy managers at the proposal of the cooperative's manager;
b/ To appoint, dismiss, hire or terminate the contract on hiring, chief accountant (if this title exists in the cooperative);
c/ To decide on the organizational structures of professional sections of the cooperative;
d/ To organize the implementation of the resolution of the congress of cooperative members;
dd/ To prepare the reports on the cooperative's production and/or business plans, capital mobilization and profit distribution, and report on the Managing Board's operation for submission to the congress of cooperative members;
e/ To prepare the agenda of the congress of cooperative members and convene the congress of cooperative members;
g/ To evaluate the cooperative's production and/or business results; to approve the financial settlement report for submission to the congress of cooperative members;
h/ To organize the performance of the cooperative's rights and obligations defined in Articles 6 and 7 of this Law;
i/ To consider the admission of new cooperative members and permit cooperative members to leave the cooperative (except for cases where cooperative members are expelled) and report such to the congress of cooperative members for adoption;
k/ To represent the owner of assets of the cooperative and its dependent enterprises if the cooperative has its dependent enterprises;
l/ To examine and evaluate the work of the manager and deputy managers of the cooperative under the Managing Board's decisions;
m/ To bear responsibility for its own decisions before the congress of cooperative members and law;
n/ To perform other rights and tasks prescribed by the cooperative's charter.
2. The cooperative manager shall have the following rights and tasks:
a/ To represent the cooperative according to law;
b/ To realize production and/or business plans and run daily activities of the cooperative;
c/ To organize the implementation of decisions of the cooperative's Managing Board;
d/ To appoint, dismiss, and assign tasks to, titles in the cooperative's Managing Board, except for titles falling under the competence of the congress of cooperative members and the cooperative's Managing Board;
dd/ To sign contracts in the name of the cooperative;
e/ To submit the annual financial settlement report to the cooperative's Managing Board;
g/ To propose to the Managing Board the plan on organizational structure of the cooperative;
h/ To recruit labor, except for cases falling under the competence of the cooperative's Managing Board;
i/ To exercise other rights prescribed in the cooperative's charter and resolution of the congress of cooperative members;
k/ To bear responsibility before the congress of cooperative members and the Managing Board for his/her assigned tasks;
When being absent, the cooperative manager shall authorize a deputy manager or a member of the Managing Board to administer the cooperative's activities.
Article 28.- Separate establishment of managerial apparatus and executive apparatus by the cooperative
1. The Managing Board shall have the following rights and tasks:
a/ To appoint, dismiss, hire, or terminate the contract on hiring, the cooperative manager according to the resolution of the congress of cooperative members;
b/ To appoint and dismiss deputy managers of the cooperative at the proposal of the cooperative manager.
Apart from the above-said rights and tasks, the cooperative's Managing Board shall also have the rights and tasks prescribed at Points b, c, d, e, f, g, h, i, j, k, l and m, Clause 1, Article 27 of this Law.
2. The head of the cooperative's Managing Board shall have the following rights and tasks:
a/ To represent the cooperative according to law;
b/ To elaborate programs and plans on operation of the Managing Board;
c/ To convene and preside over meetings of the Managing Board and the congress of cooperative members;
d/ To bear responsibility before the congress of cooperative members and the Managing Board for his/her assigned tasks;
dd/ To sign decisions of the congress of cooperative members and the Managing Board;
e/ To exercise other rights and perform other tasks prescribed by the cooperative's charter.
3. The cooperative manager shall have the following rights and tasks:
a/ To realize production and/or business plans and run daily activities of the cooperative;
b/ To organize the implementation of decisions of the cooperative's Managing Board;
c/ To sign contracts in the name of the cooperative under the authorization of the cooperative's Managing Board;
d/ To submit the annual financial settlement report to the cooperative's Managing Board;
dd/ To propose to the Managing Board the plan on organizational structure of the cooperative;
e/ To recruit labor under the authorization of the cooperative's Managing Board;
g/ To exercise other rights prescribed in the cooperative's charter, the resolution of the congress of cooperative members or contracts signed with the cooperative's Managing Board.
When being absent, the cooperative manager shall authorize a deputy manager to administer the cooperative's activities.
In cases where the cooperative manager is a cooperative member or a member of the cooperative's Managing Board, apart from fully exercising the rights and performing the tasks of a cooperative manager as prescribed by this Article, he/she shall also have to exercise the rights and fulfill the obligations of a cooperative member or member of the cooperative's Managing Board.
In cases where the cooperative manager is hired, he/she shall have to fully exercise the rights and perform the tasks of a cooperative manager prescribed in this Article and the contract on hiring the cooperative manager. The cooperative manager shall be entitled to participate in the Managing Board's meetings and congress of cooperative members but not entitled to vote or enjoy other rights of a cooperative member or member of the cooperative's Managing Board.
Article 29.- The Control Board
1. The Control Board is the body which supervises and examines all activities of the cooperative strictly according to law and the cooperative's charter.
2. The Control Board shall be elected directly by the congress of cooperative members. The number of the Control Board's members shall be prescribed by the cooperative's charter; a cooperative with few members may elect only one controller.
3. The criteria of a member of the Control Board are the same as those of a member of the Managing Board. The Control Board members must not be concurrently members of the Managing Board, chief accountants or cashiers of the cooperative, or must not be the parents, spouses, children or siblings thereof.
4. The term of office of the Control Board corresponds with that of the Managing Board.
Article 30.- Rights and tasks of the Control Board
The Control Board shall have the following rights and tasks:
1. To examine the observance of the cooperative's charter and internal regulations as well as the resolution of the congress of cooperative members;
2. To supervise activities of the Managing Board, the cooperative manager and cooperative members strictly according to law as well as the cooperative's charter and internal regulations;
3. To examine finance, book-keeping, income distribution, handling of losses, use of cooperative's funds, use of assets, loan capital and supports of the State;
4. To receive complaints and denunciations related to the cooperative's activities; settle, or propose competent bodies to settle, such complaints and denunciations according to the provisions of the cooperative's charter;
5. To attend the Managing Board's meetings;
6. To notify the cooperative's Managing Board of examination results and report them before the congress of cooperative members; to propose the Managing Board and the cooperative manager to redress weaknesses in the cooperative's production and/or business activities and handle violations of the cooperative's charter and internal regulations;
7. To request relevant persons in the cooperative to provide documents, books, vouchers and necessary information in service of the examination work but not to use such documents or information for other purposes;
8. To prepare the agenda of, and convene, the extraordinary congress of cooperative members in one of the following cases where:
a/ The Managing Board fails to take or inefficiently takes measures to preclude acts of violating law, the cooperative's charter or internal regulations, or the resolution of the congress of cooperative members as requested by the Control Board;
b/ The Managing Board fails to convene the extraordinary congress of cooperative members at the requests of the cooperative members prescribed in Clause 4, Article 21 of this Law.