Chương V Luật Đường sắt 2017: Tín hiệu, quy tắc giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt
Số hiệu: | 06/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 16/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 25/07/2017 | Số công báo: | Từ số 513 đến số 514 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về đường sắt tốc độ cao
Ngày 16/6 vừa qua, Luật đường sắt 2017 đã được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
Theo đó, dành 01 Chương để quy định về các vấn đề liên quan đến đường sắt trên cao, đơn cử như:
- Yêu cầu chung đối với đường sắt tốc độ cao (Kết nối hiệu quả các đô thị lớn, trung tâm kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm và phương thức vận tải khác; Bảo đảm đồng bộ, hiện đại, an toàn…).
- Chính sách phát triển đường sắt tốc độ cao (Tập trung phát triển đường sắt tốc độ cao kết nối các vùng kinh tế trọng điểm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội…).
- Yêu cầu đối với kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao (bảo đảm ổn định, bền vững và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về an toàn, môi trường, phòng, chống cháy, nổ…).
- Quản lý, khai thác, bảo trì đường sắt tốc độ cao.
- Quản lý an toàn đường sắt tốc độ cao.
Những quy định nêu trên tại Luật đường sắt 2017 là cơ sở pháp lý để Chính phủ chuẩn bị các dự án đầu tư, xây dựng đường sắt tốc độ cao ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hệ thống tín hiệu giao thông đường sắt bao gồm hiệu lệnh của người tham gia điều khiển chạy tàu, tín hiệu trên tàu và tín hiệu dưới mặt đất, biển báo hiệu, pháo hiệu phòng vệ, đuốc. Biểu thị của tín hiệu là mệnh lệnh và điều kiện chạy tàu, dồn tàu, dừng tàu.
2. Hệ thống tín hiệu giao thông đường sắt phải đầy đủ, chính xác, rõ ràng, bảo đảm an toàn và nâng cao hiệu suất chạy tàu.
3. Nhân viên đường sắt và người tham gia giao thông phải chấp hành tín hiệu giao thông đường sắt.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về tín hiệu giao thông đường sắt.
1. Quy tắc giao thông đường sắt bao gồm các quy định về chỉ huy chạy tàu, lập tàu, dồn tàu, chạy tàu, tránh tàu, vượt tàu, dừng tàu, lùi tàu.
2. Quy định về chỉ huy chạy tàu:
a) Việc chạy tàu ở mỗi khu đoạn chỉ do một nhân viên điều độ chạy tàu tuyến chỉ huy. Mệnh lệnh chạy tàu phải được thực hiện thông qua sự chỉ huy của nhân viên điều độ chạy tàu tuyến. Điều độ chạy tàu ga, trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu, lái tàu phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh chỉ huy của nhân viên điều độ chạy tàu tuyến;
b) Trong phạm vi ga đường sắt, điều độ chạy tàu ga hoặc trực ban chạy tàu ga là người chỉ huy chạy tàu. Trưởng tàu, lái tàu phải tuân theo mệnh lệnh của người chỉ huy chạy tàu hoặc tuân theo biểu thị của tín hiệu;
c) Trên tàu, trưởng tàu là người chỉ huy cao nhất để bảo đảm chạy tàu an toàn;
d) Trên tàu không bố trí trưởng tàu, đầu máy chạy đơn, tàu đường sắt đô thị, lái tàu là người chỉ huy cao nhất để bảo đảm chạy tàu an toàn.
3. Quy định về lập tàu:
a) Việc lập tàu phải theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đường sắt;
b) Toa xe phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thì mới được ghép nối.
4. Quy định về dồn tàu:
a) Dồn tàu là việc di chuyển đầu máy, toa xe từ vị trí này sang vị trí khác trong phạm vi ga đường sắt, khu gian. Dồn tàu phải thực hiện theo kế hoạch của trực ban chạy tàu ga;
b) Trong quá trình dồn tàu, lái tàu phải tuân theo sự điều khiển của trưởng dồn.
5. Quy định về chạy tàu:
a) Khi chạy tàu, lái tàu phải tuân thủ các quy định sau đây:
Điều khiển tàu đi từ ga, thông qua ga, dừng, tránh, vượt tại ga theo lệnh của trực ban chạy tàu ga.
Chỉ được phép điều khiển tàu vào khu gian khi có chứng vật chạy tàu.
Chỉ được phép điều khiển tàu vào ga, thông qua ga theo tín hiệu đèn màu, tín hiệu cánh và tín hiệu của trực ban chạy tàu ga.
Điều khiển tốc độ chạy tàu theo quy định tại Điều 42 của Luật này.
Trong quá trình chạy tàu, lái tàu và phụ lái tàu đang trong phiên trực không được rời vị trí làm việc;
b) Tàu khách chỉ được chạy khi các cửa toa xe hành khách đã đóng. Cửa toa xe hành khách chỉ được mở khi tàu đã dừng hẳn tại ga đường sắt.
6. Quy định về tránh, vượt tàu:
a) Việc tránh, vượt tàu phải thực hiện tại ga đường sắt;
b) Lái tàu thực hiện việc tránh, vượt tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng theo lệnh của trực ban chạy tàu ga; trên đường sắt đô thị theo lệnh của điều độ chạy tàu đường sắt đô thị.
7. Quy định về dừng tàu, lùi tàu:
Lái tàu phải dừng tàu khi thấy có tín hiệu dừng; khi phát hiện tình huống đe dọa đến an toàn chạy tàu hoặc nhận được tín hiệu dừng tàu khẩn cấp thì được phép dừng tàu hoặc lùi tàu khẩn cấp. Trường hợp dừng tàu, lùi tàu khẩn cấp, trưởng tàu, lái tàu có trách nhiệm thông báo cho nhà ga theo quy định.
8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết Điều này.
1. Tại đường ngang, cầu chung, phương tiện giao thông vận tải đường sắt được quyền ưu tiên.
2. Lái tàu phải kéo còi trước khi đi vào đường ngang, cầu chung, hầm; phải bật đèn chiếu sáng khi đi trong hầm.
3. Người tham gia giao thông đường bộ khi đi qua đường ngang, cầu chung phải thực hiện theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và của Luật này.
4. Tại đường ngang, cầu chung có người gác, khi đèn tín hiệu không hoạt động hoặc báo hiệu sai quy định, chắn đường bộ bị hỏng thì nhân viên gác đường ngang, nhân viên gác cầu chung phải điều hành giao thông.
1. Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt bao gồm:
a) Bảo đảm an toàn về người, phương tiện, tài sản của tổ chức, cá nhân trong hoạt động giao thông vận tải đường sắt;
b) Bảo đảm điều hành tập trung, thống nhất hoạt động giao thông vận tải trên đường sắt;
c) Phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh chống hành vi phá hoại công trình đường sắt và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt;
d) Các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông trên đường sắt và tại điểm giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ.
2. Tổ chức, cá nhân phải chấp hành quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt.
3. Hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
4. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giao thông vận tải đường sắt có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt. Lực lượng Công an và chính quyền địa phương các cấp nơi có đường sắt đi qua, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phối hợp trong hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt.
1. Điều hành giao thông vận tải đường sắt phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Tập trung, thống nhất; tuân thủ biểu đồ chạy tàu đã công bố;
b) Bảo đảm giao thông vận tải đường sắt an toàn, thông suốt theo đúng biểu đồ chạy tàu;
c) Bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt.
2. Điều hành giao thông vận tải đường sắt bao gồm các nội dung sau đây:
a) Lập, phân bổ và công bố biểu đồ chạy tàu;
b) Tổ chức chạy tàu thống nhất, tập trung, bảo đảm an toàn, thông suốt theo đúng biểu đồ chạy tàu đã công bố, quy định về tín hiệu giao thông đường sắt, quy tắc giao thông đường sắt và mệnh lệnh chạy tàu;
c) Chỉ huy xử lý các sự cố khẩn cấp hoặc bất thường xảy ra trên đường sắt;
d) Thu nhận và tổng hợp thông tin liên quan đến công tác điều hành giao thông vận tải đường sắt;
đ) Phối hợp điều hành giao thông vận tải đường sắt với các tổ chức đường sắt quốc tế;
e) Lưu trữ dữ liệu liên quan đến công tác điều hành theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về điều hành giao thông vận tải đường sắt đô thị.
1. Tải trọng đoàn tàu khai thác không được vượt tải trọng cho phép quy định trong công lệnh tải trọng cho từng khu đoạn, tuyến đường sắt.
2. Công lệnh tải trọng được xây dựng căn cứ vào trạng thái kỹ thuật, khả năng chịu lực của công trình và thiết bị cầu đường.
3. Công lệnh tốc độ được xây dựng căn cứ vào trạng thái kỹ thuật cho phép, khả năng khai thác của công trình đường sắt và tải trọng của phương tiện giao thông đường sắt.
4. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt xây dựng, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đoạn, tuyến đường sắt được giao kinh doanh.
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trình tự xây dựng, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định trình tự xây dựng, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đường sắt đô thị.
1. Biểu đồ chạy tàu là cơ sở của việc tổ chức chạy tàu, được xây dựng hằng năm, hằng kỳ và theo mùa cho từng tuyến và toàn mạng lưới đường sắt. Biểu đồ chạy tàu phải được xây dựng theo nguyên tắc không phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn giao thông đường sắt và công bố công khai.
2. Việc xây dựng biểu đồ chạy tàu phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:
a) Nhu cầu của doanh nghiệp vận tải về thời gian vận tải, khối lượng hàng hóa, số lượng hành khách và chất lượng vận tải; tuyến vận tải, các ga đi, ga dừng và ga đến;
b) Năng lực của kết cấu hạ tầng đường sắt và của phương tiện vận tải đường sắt;
c) Yêu cầu về thời gian cho việc bảo trì, sửa chữa công trình đường sắt;
d) Thứ tự ưu tiên các tàu chạy trên cùng một tuyến.
3. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt xây dựng, công bố biểu đồ chạy tàu trên tuyến đường sắt do mình quản lý theo quy định.
4. Thẩm quyền quy định về xây dựng, công bố biểu đồ chạy tàu:
a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc xây dựng, công bố biểu đồ chạy tàu và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về xây dựng, công bố biểu đồ chạy tàu và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện biểu đồ chạy tàu trên đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia.
1. Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Lái tàu hoặc nhân viên đường sắt khác trên tàu dừng tàu khẩn cấp;
b) Trưởng tàu tổ chức phân công nhân viên đường sắt và người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn cứu giúp người bị nạn, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của người bị nạn, đồng thời phải báo ngay cho tổ chức điều hành giao thông đường sắt hoặc ga đường sắt gần nhất.
Trường hợp tàu, đường sắt bị hư hỏng, trưởng tàu lập biên bản báo cáo về vụ tai nạn và cung cấp thông tin liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp tàu, đường sắt không bị hư hỏng, trưởng tàu tiếp tục cho tàu chạy sau khi đã lập biên bản báo cáo về vụ tai nạn và cử người thay mình ở lại làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Tổ chức điều hành hoặc ga đường sắt khi nhận được tin báo phải có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan Công an và Ủy ban nhân dân nơi gần nhất để xử lý, giải quyết tai nạn đường sắt;
d) Cơ quan Công an và Ủy ban nhân dân nơi gần nhất khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm đến ngay hiện trường để giải quyết.
2. Đối với đoàn tàu không bố trí trưởng tàu, khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, ngoài việc dừng tàu khẩn cấp thì lái tàu phải thực hiện các nhiệm vụ của trưởng tàu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Trường hợp tàu, đường sắt không bị hư hỏng, lái tàu chỉ được phép tiếp tục cho tàu chạy sau khi đã lập biên bản báo cáo về vụ tai nạn và cử nhân viên đường sắt khác thay mình ở lại làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Người điều khiển phương tiện giao thông khác khi đi qua nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu, trừ trường hợp đang làm nhiệm vụ khẩn cấp.
4. Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt cứu giúp người bị nạn, bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trường hợp có người chết không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm tổ chức chôn cất.
5. Mọi tổ chức, cá nhân không được gây trở ngại cho việc khôi phục đường sắt và hoạt động giao thông vận tải đường sắt sau khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.
6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt; phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.
1. Người phát hiện hành vi, sự cố có khả năng gây cản trở, gây mất an toàn giao thông vận tải đường sắt có trách nhiệm kịp thời báo cho ga đường sắt, đơn vị đường sắt, chính quyền địa phương hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất biết để có biện pháp xử lý; trường hợp khẩn cấp, phải thực hiện ngay các biện pháp báo hiệu dừng tàu.
2. Tổ chức, cá nhân nhận được tin báo hoặc tín hiệu dừng tàu phải có ngay biện pháp xử lý bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường sắt và thông báo cho đơn vị trực tiếp quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt biết để chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục.
3. Tổ chức, cá nhân có hành vi gây sự cố cản trở, mất an toàn giao thông vận tải đường sắt phải bị xử lý; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt có trách nhiệm tổ chức bảo vệ trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt thuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp; chủ động phối hợp với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân để phòng ngừa, ngăn chặn và giải quyết theo thẩm quyền hành vi vi phạm pháp luật về đường sắt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Lực lượng bảo vệ trên tàu được tổ chức trong doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt trên các mạng đường sắt quốc gia.
3. Chính phủ quy định về tổ chức, trang phục, phù hiệu, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng bảo vệ trên tàu. Việc trang bị, quản lý và sử dụng công cụ hỗ trợ của lực lượng bảo vệ trên tàu thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
1. Lực lượng Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật;
b) Điều tra xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường sắt;
c) Chủ trì, phối hợp với thanh tra giao thông, lực lượng bảo vệ đường sắt và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định trình tự, nội dung kiểm tra, kiểm soát xử lý vi phạm và điều tra xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các nội dung sau đây:
1. Phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường sắt;
2. Khi giao đất, cho thuê đất dọc ngoài hành lang an toàn giao thông đường sắt phải bố trí đất để xây dựng đường gom, cầu vượt, hầm chui, hàng rào để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt;
3. Thực hiện các biện pháp bảo vệ, chống lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt;
4. Quản lý, tăng cường các điều kiện an toàn giao thông tại lối đi tự mở; giảm, xóa bỏ các lối đi tự mở hiện có theo lộ trình; chịu trách nhiệm trong việc phát sinh lối đi tự mở mới;
5. Bảo đảm kinh phí để thực hiện công tác bảo đảm an toàn giao thông trong phạm vi trách nhiệm của địa phương;
6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật;
7. Tham gia giải quyết tai nạn giao thông đường sắt theo quy định tại Điều 44 của Luật này;
8. Người đứng đầu địa phương nơi có đường sắt đi qua phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tai nạn giao thông đường sắt trên địa bàn mình quản lý theo quy định của pháp luật.
RAILWAY SIGNALS, RAILWAY RULES AND RAILWAY SAFETY
Section 1. RAILWAY SIGNALS AND RAILWAY RULES
1. A railway signaling system includes orders of the person involved in train operation, onboard signals and ground signals, signs, detonators and torches. Signals indicate orders and conditions for train operation, shunting and stopping.
2. The railway signaling system must be adequate, accurate and clear, ensure safety and improve train performance.
3. Railway workers and road users must observe railway signals.
4. The Minister of Transport shall elaborate on railway signals.
1. Railway rules include regulations on train operation dispatching command, train assembly, train operation, train dodging, train overtaking, train stopping and train reversing.
2. Regulations on train operation dispatching command:
a) The operation of train in each section shall be only commanded by a train dispatcher. Train operation order must be carried out under the command of the train dispatcher. Train dispatcher, traffic controller, train captain and driver must strictly obey the commands of the train dispatcher;
b) Within the railway station area, train dispatcher or traffic controller is the person who issues the train operation commands. Train captain and driver must obey the orders of the person issuing train operation commands or obey the signals;
c) On a train, the train captain is the commander in chief ensuring train operation safety;
d) On the train without train captain, single locomotive and train running on urban railway, driver is the commander in chief ensuring train operation safety.
3. Regulations on train assembly:
a) The train assembly must satisfy standards and regulations on railway;
b) Each coach must satisfy technical standards and regulations on safety so that it can be coupled.
4. Regulations on train shunting:
a) Train shunting is the movement of locomotives and coaches from one location to another within the railway station and block area. Train shunting must be carried out according to the plan of the traffic controller;
b) During train shunting, the driver must obey the command of the shunting commander.
5. Regulations on train operation:
a) During train operation, the driver must obey the following regulations:
Run the train from and through the station, stop train or dodge another train at the station under the orders from the traffic controller. The train may only enter the block with an evident permission.
The train may only enter and pass through the station via color light signals, semaphore signals and signals from the urban traffic controller.
Operate the train at the speed prescribed in Article 42 of this Law.
During train operation, the driver and co-driver on duty must not leave the working position;
b) The passenger train shall only run when all doors of passenger coach have been closed. Doors of passenger coach shall only be opened when the train completely stops at the railway station.
6. Regulations on train dodging and overtaking:
a) Train dodging and overtaking must be carried out at a railway station;
b) The driver shall carry out train dodging and overtaking on national and specialized railways under the orders from the traffic control; and on urban railways under the orders from the urban train dispatcher.
7. Regulations on train stopping and reversing:
The driver must stop the train when the stop signal is given; in case a threat to train operation is found or emergency stop signal is given, the driver is allowed to immediately stop or reverse the train. In case train is immediately stopped or reversed, the train captain or driver shall inform the train station as prescribed.
8. The Minister of Transport shall elaborate this Article.
Article 39. Traffic at level crossings, road-rail bridges, and tunnels
1. At level crossings and road-rail bridges, railway vehicles shall be given priority.
2. The driver must blow the train whistle before entering a level crossing, road-rail bridge or tunnel; switch on the headlights when running through a tunnel.
3. Road users traveling through level crossings and road-rail bridges must comply with regulations of the Law on Road Traffic and this Law.
4. At the level crossing and road-rail bridge with a flagman, when lights do not work or give wrong signals against regulations or road barriers are out of order, the level crossing flagman or road-rail bridge flagman must direct traffic.
Section 2. RAILWAY SAFETY ASSURANCE
Article 40. Railway safety assurance
1. Assurance of railway safety includes the following activities:
a) Assuring safety of of people, organizations and individuals’ vehicles and assets upon rail transport;
b) Assuring uniform and concentrated rail transport;
c) Preventing and fighting against infringement upon railway works and illegal occupation of railway safety corridors;
d) Measures for prevention of accidents on railways and at at-grade intersections between railways and roads.
2. Organizations and individuals must comply regulations of the law on assurance of railway safety.
3. Rail transport offences must be promptly detected and handled in accordance with law.
4. Organizations and individuals involved in rail transport are responsible for railway safety. Police forces and local governments at all levels which railways pass through shall ensure railway safety. Other organizations shall cooperate in the assurance of railway safety.
Article 41. Control of rail transport
1. Control of rail transport must be compliant with the following rules:
a) Be concentrated and uniform; comply with the published timetable;
b) Ensure safe and continuous rail transport in line with the timetable;
c) Ensure equality between rail transport enterprises.
2. Control of rail transport includes:
a) Establishing, distributing and publishing the timetable;
b) Ensuring uniform, concentrated, safe and continuous train operation in accordance with the published timetable, regulations on railway signals, railway rules and train operation order;
c) Giving command to the response to accidents on the railway;
d) Receiving and consolidating information relating to the control of rail transport;
dd) Cooperating with international railway organizations in controlling rail transport;
e) Storing data on the control of rail transport in accordance with regulations of law.
3. The Minister of Transport shall specify the control of national and specialized rail transport.
4. People’s Committees of provinces shall specify the control of urban rail transport.
Article 42. Load, maximum load order and maximum speed order
1. The load of active train must not exceed the permissible load applied to each section and railway line according to the maximum load order.
2. The maximum load order shall be created according to technical conditions and bearing load of the work and bridge construction equipment.
3. The maximum speed order shall be created according to the permissible technical conditions, capacity of railway works and railway vehicle load.
4. The railway infrastructure enterprise shall create and publish the maximum load order and maximum speed order on the segment or railway line assigned to such enterprise.
5. The Minister of Transport shall specify procedures for creating and publishing maximum load order and maximum speed order applied to trains running on national railways, urban railways sharing the national and specialized railways.
6. People’s Committees of provinces shall specify procedures for creating and publishing maximum load order and maximum speed order applied to trains running on urban railways.
1. A timetable provides a basis for train operation and is established on an annual, periodic and seasonal basis for each line and the entire railway network. The timetable must be established according to the principle of non-discrimination, must ensure rail transport safety and must be made publicly available.
2. The establishment of a timetable must depend on the following factors:
a) Transport enterprise’s demands, including time, payload, number of passengers and transport quality; transport lines, departure, transit and destination stations;
b) Capacity of the railway infrastructure and railway vehicles;
c) The time needed for maintenance and repair of railway works;
d) The order of priority of trains running on the same line.
3. The railway infrastructure enterprise shall establish and publish the timetable applied to trains running on the railway line which the enterprise manages.
4. The power to establish and publish the timetable:
a) The Minister of Transport shall establish and publish the timetable and inspect the adherence to the timetable applied to trains running on national railway, specialized railway that is connected to the national railway, and urban railway sharing the national railway;
b) The People's Committees of provinces shall establish and publish the timetable, and inspect the adherence to the timetable applied to trains running on urban railways, specialized railway that is connected to the national railway.
Article 44. Responsibility of organizations and individuals upon the occurrence of railway accidents
1. When a railway accident occurs, the relevant organization or individual must undertake the following missions:
a) Driver or another onboard railway worker must immediately stop the train;
b) The train captain shall assign railway workers and the person that is present at the scene to assist the victims, protect assets of the State and the victims and immediately inform the nearest rail transport control organization or railway station.
In case of damage to the train or railway, the train captain shall make an accident record and provide information relating to the accident at the request of a competent authority.
In case of no damage to the train or railway, the train captain shall keep operating the train after making the accident record and appointing another person to work with the competent authority on his/her behalf.
c) Upon receipt of notification, the rail transport control organization or railway station shall immediately inform the nearest police station and People’s Committee;
d) Upon receipt of notification, the nearest police station and People’s Committee shall be immediately present at the crash scene.
2. For the train without train captain, in addition to immediately stopping the train upon the occurrence of a railway accident, the driver shall undertake the train captain’s missions as prescribed in Point b Clause 1 of this Article. In case of no damage to the train or railway, the driver shall be only allowed to keep operating the train after making the accident record and appointing another person to work with the competent authority on his/her behalf.
3. Another road user shall transport the victim to a health facility when passing through the place where the railway accident occurs unless that road user is on urgent mission.
4. People's Committees at all levels where the railway accident occurs shall cooperate with police stations and railway enterprises in assisting the victim and protect assets of authorities, organizations and individuals. The People's Committee of the commune where the railway accident occurs shall organize the burial of unidentified victims.
5. All organizations and individuals must not obstruct the restoration of the railway and rail transport after the occurrence of a railway accident.
6. The Minister of Transport shall specify the response to railway accidents; shall analyze, produce statistics on and report railway accidents.
Article 45. Actions taken upon detection of railway accidents
1. The person who detects any act or accident that potentially obstructs or threatens rail transport safety shall inform the nearest railway station, railway authority, local authority or police station; in case of emergency, stop signals must be immediately sent to the train.
2. Upon receipt of notification or stop signal, the recipient must take immediate actions to ensure rail transport safety and inform the unit directly managing railway infrastructure, which will cooperate with relevant units in taking remedial measures.
3. The organization or individual that commits any act that obstructs or threatens rail transport safety must incur penalties; in case of damage, they must provide compensation as prescribed by law.
Article 46. Rail transport safety assurance by rail transport enterprises
1. The railway enterprise shall ensure rail transport safety under their management; cooperate with police stations and People’s Committees in preventing and taking actions against violations of the law on railway transport, and is responsible to the law for their decision.
2. Rail transport enterprises using the national railway network shall assemble onboard security forces.
3. The Government shall specify the organization, uniforms, badges, tasks and powers of onboard security forces. The equipment, management and use of support instruments of onboard security forces shall be compliant with regulations of the law on management and use of weapons, explosive materials and support instruments.
Article 47. Responsibility of Public Security Forces for rail transport safety assurance
1. The Public Security Force shall assume the following responsibilities within its jurisdiction:
a) inspect and search railway vehicles, operators and passengers thereon as prescribed by law;
b) investigate and respond to railway accidents and take actions against violations of the law on rail transport;
c) take charge and cooperate with transport inspectors, railway security forces, and relevant authorities, organizations and individuals in ensuring rail transport safety.
2. The Minister of Public Security shall specify procedures for inspecting the imposition of penalties for violations and investigating and responding to railway accidents.
Article 48. Responsibility of People’s Committees at all levels which railways pass through for rail transport safety assurance
People’s Committees at all levels shall, within their jurisdiction, organize, direct and inspect the performance of the following tasks:
1. Disseminate and educate about the law on railway safety assurance;
2. Provide land area for construction of collector roads, flyovers, underpasses and fences to ensure rail transport safety when allocating and leasing out land along the railway safety corridor;
3. Take measures against illegal occupation of railway safety corridor and measures for railway safety assurance;
4. Improve safety at illegal crossings; gradually remove illegal crossings; be responsible for the appearance of new illegal crossings;
5. Provide sufficient funding for the assurance of rail transport within their responsibility;
Carry out inspections and take actions against violations of rail transport safety as prescribed by law;
7. Participate in the response to railway accidents as prescribed in Article 44 of this Law;
8. The head of the local government of the area which railways pass through must bear responsibility in case a railway accident occurs in the area under their management in accordance with regulations of law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực