Chương I Luật Đường sắt 2017: Những quy định chung
Số hiệu: | 06/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 16/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 25/07/2017 | Số công báo: | Từ số 513 đến số 514 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, bảo vệ, quản lý, bảo trì và phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt; công nghiệp đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt; tín hiệu, quy tắc giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; kinh doanh đường sắt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đường sắt; quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến hoạt động đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cầu chung là cầu có mặt cầu dùng chung cho phương tiện giao thông đường sắt và phương tiện giao thông đường bộ.
2. Chạy tàu là hoạt động để điều khiển sự di chuyển của phương tiện giao thông đường sắt.
3. Chứng vật chạy tàu là bằng chứng cho phép phương tiện giao thông đường sắt được chạy vào khu gian và được thể hiện bằng tín hiệu đèn màu, tín hiệu cánh, thẻ đường, giấy phép, phiếu đường.
4. Công lệnh tải trọng là quy định về tải trọng tối đa cho phép trên một trục và tải trọng rải đều tối đa cho phép theo chiều dài của phương tiện giao thông đường sắt được quy định trên từng cầu, đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt.
5. Công lệnh tốc độ là quy định về tốc độ tối đa cho phép phương tiện giao thông đường sắt chạy trên từng cầu, đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt.
6. Công trình đường sắt là công trình xây dựng phục vụ giao thông vận tải đường sắt, bao gồm đường, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, ga, đề-pô, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống báo hiệu cố định, hệ thống cấp điện và các công trình, thiết bị phụ trợ khác của đường sắt.
7. Công trình công nghiệp đường sắt là công trình được xây dựng để phục vụ cho các hoạt động sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải phương tiện giao thông đường sắt; sản xuất phụ kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị chuyên dùng cho đường sắt.
8. Đề-pô là nơi tập kết tàu để bảo dưỡng, sửa chữa, thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật khác.
9. Đường ngang là đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác.
10. Đường sắt tốc độ cao là một loại hình của đường sắt quốc gia có tốc độ thiết kế từ 200 km/h trở lên, có khổ đường 1.435 mm, đường đôi, điện khí hóa.
11. Ga đường sắt là nơi để phương tiện giao thông đường sắt dừng, tránh, vượt, đón, trả khách, xếp, dỡ hàng hoá, thực hiện tác nghiệp kỹ thuật và các dịch vụ khác.
12. Hàng siêu trọng là hàng không thể tháo rời, có khối lượng vượt quá tải trọng cho phép của toa xe hoặc khi xếp lên toa xe có tổng khối lượng hàng hóa và toa xe vượt quá tải trọng quy định của công lệnh tải trọng đã được công bố.
13. Hàng siêu trường là hàng không thể tháo rời, khi xếp lên toa xe có kích thước vượt quá khổ giới hạn đầu máy, khổ giới hạn và chiều dài toa xe của khổ đường tương ứng.
14. Hoạt động đường sắt là hoạt động của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực quy hoạch, kinh doanh đường sắt, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt và các hoạt động khác có liên quan.
15. Kết cấu hạ tầng đường sắt là công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
16. Ke ga là công trình đường sắt trong ga đường sắt để phục vụ hành khách lên, xuống tàu, xếp, dỡ hàng hóa.
17. Khổ đường sắt là khoảng cách ngắn nhất giữa hai má trong của đường ray.
18. Khu gian là đoạn đường sắt nối hai ga liền kề, được tính từ vị trí xác định tín hiệu vào ga của ga phía bên này đến vị trí xác định tín hiệu vào ga gần nhất của ga phía bên kia.
19. Khu đoạn là tập hợp một số khu gian và ga đường sắt kế tiếp nhau phù hợp với tác nghiệp chạy tàu.
20. Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt là việc thực hiện một, một số hoặc toàn bộ hoạt động đầu tư, sử dụng, bán, cho thuê, chuyển nhượng quyền khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt để phục vụ hoạt động vận tải đường sắt và các dịch vụ thương mại khác nhằm mục đích sinh lợi.
21. Kinh doanh vận tải đường sắt là việc thực hiện vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hóa bằng đường sắt nhằm mục đích sinh lợi.
22. Kinh doanh đường sắt đô thị là việc thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các công đoạn từ đầu tư đến vận chuyển hành khách trong đô thị nhằm mục đích sinh lợi.
23. Lối đi tự mở là đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt do tổ chức, cá nhân tự xây dựng và khai thác khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
24. Nút giao cùng mức là nơi có hai hoặc nhiều đường giao thông giao nhau trên cùng một mặt bằng.
25. Nút giao khác mức là nơi có hai hoặc nhiều đường giao thông giao nhau không cùng một mặt bằng.
26. Phương tiện giao thông đường sắt là đầu máy, toa xe, phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt.
27. Tuyến đường sắt là một hoặc nhiều khu đoạn liên tiếp tính từ ga đường sắt đầu tiên đến ga đường sắt cuối cùng.
28. Tàu là phương tiện giao thông đường sắt được lập bởi đầu máy và toa xe hoặc đầu máy chạy đơn, toa xe động lực, phương tiện động lực chuyên dùng di chuyển trên đường sắt.
1. Bảo đảm hoạt động giao thông vận tải đường sắt thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác và hiệu quả; phục vụ nhu cầu đi lại thuận tiện của người dân, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
2. Phát triển đường sắt theo quy hoạch, kế hoạch, gắn kết với các loại hình giao thông vận tải khác và hội nhập quốc tế, bảo đảm văn minh, hiện đại và đồng bộ.
3. Điều hành thống nhất, tập trung hoạt động giao thông vận tải đường sắt.
4. Tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng với kinh doanh vận tải trên đường sắt do Nhà nước đầu tư.
5. Bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh đường sắt.
1. Ưu tiên tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển, nâng cấp, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị để bảo đảm giao thông vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống giao thông vận tải cả nước.
2. Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, kinh doanh đường sắt.
3. Dành quỹ đất theo quy hoạch để phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, công trình công nghiệp đường sắt.
4. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp đường sắt, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực để phát triển đường sắt hiện đại.
5. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển hệ thống đường sắt chuyên dùng.
6. Ưu tiên phân bổ ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm với tỉ lệ thích đáng để bảo đảm phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy hoạch.
Hằng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc thực hiện chính sách phát triển giao thông vận tải đường sắt và việc sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho giao thông vận tải đường sắt.
1. Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh vận tải đường sắt, kinh doanh đường sắt đô thị và công nghiệp đường sắt là các ngành, nghề ưu đãi đầu tư.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động đường sắt được hưởng ưu đãi, hỗ trợ như sau:
a) Giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt chuyên dùng, công trình công nghiệp đường sắt;
b) Căn cứ vào khả năng nguồn lực thực tế, Nhà nước cho vay với lãi suất vay tín dụng đầu tư ưu đãi từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước hoặc được cấp bảo lãnh Chính phủ về vốn vay theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; đầu tư mua sắm phương tiện giao thông đường sắt, máy móc, thiết bị phục vụ duy tu bảo dưỡng đường sắt; phát triển công nghiệp đường sắt;
c) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh đường sắt đô thị, công nghiệp đường sắt được hưởng ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
d) Được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện giao thông đường sắt, nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị cần thiết cho hoạt động đường sắt và vật tư cần thiết cho xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt mà trong nước chưa sản xuất được.
3. Tổ chức, cá nhân khi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị được Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí giải phóng mặt bằng đối với đất dành cho đường sắt để xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt được dành riêng dải tần số vô tuyến điện phục vụ công tác điều hành giao thông vận tải đường sắt và hệ thống cung cấp điện sức kéo phục vụ chạy tàu.
1. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt là cơ sở định hướng đầu tư, phát triển, khai thác mạng lưới đường sắt.
2. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt bao gồm các nội dung về kết cấu hạ tầng đường sắt và cơ sở quốc gia công nghiệp đường sắt.
3. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm kết nối liên vùng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và hội nhập quốc tế;
b) Gắn kết giữa phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt với phát triển phương tiện, dịch vụ vận tải và công nghiệp đường sắt theo hướng tiên tiến, hiện đại, an toàn;
c) Bảo đảm kết nối phương thức vận tải đường sắt với các phương thức vận tải khác để tạo nên hệ thống giao thông vận tải đồng bộ, bền vững, an toàn, hiệu quả và ít tác động tiêu cực tới môi trường;
d) Nghiên cứu nội dung về phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt khi lập quy hoạch phát triển giao thông vận tải của đô thị đặc biệt, đô thị loại I, cảng hàng không quốc tế đầu mối, cảng biển đặc biệt và cảng biển loại I.
4. Tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt:
a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị đi qua địa giới hành chính từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết tuyến, ga đường sắt quốc gia trong đô thị loại III trở lên, ga đầu mối, ga liên vận quốc tế;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch đô thị, quy hoạch tỉnh trong đó có nội dung phát triển đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Hợp tác quốc tế về đường sắt phải bảo đảm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia; đáp ứng yêu cầu về hội nhập quốc tế; tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Ưu tiên hoạt động hợp tác quốc tế đối với kết nối khu vực và quốc tế, kinh doanh vận tải đường sắt; đầu tư phát triển, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt; phát triển công nghiệp đường sắt; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Giao thông vận tải bảo đảm thuận tiện, nhanh chóng trong việc thông quan tại ga liên vận quốc tế.
1. Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt.
2. Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.
3. Tự mở lối đi qua đường sắt; xây dựng trái phép cầu vượt, hầm chui, cống hoặc công trình khác trong phạm vi đất dành cho đường sắt; khoan, đào trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.
4. Làm sai lệch công trình, hệ thống báo hiệu trên đường sắt; làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt.
5. Ngăn cản việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để dừng tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cố gây mất an toàn giao thông đường sắt.
6. Vượt rào, vượt chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi có tín hiệu cấm; vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh.
7. Xả chất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt; để vật chướng ngại, đổ chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt; để chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
8. Chăn thả súc vật, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
9. Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ.
10. Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ.
11. Ném đất, đá hoặc vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống.
12.Mang, vận chuyển hàng hóa cấm lưu thông, động vật có dịch bệnh vào ga, lên tàu; mang, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, chất phóng xạ, chất dễ cháy, chất dễ nổ và hàng nguy hiểm khác vào ga, lên tàu; mang, vận chuyển thi hài, hài cốt vào ga, lên tàu đường sắt đô thị.
13. Làm, tiêu thụ vé giả; bán vé trái quy định.
14. Đưa phương tiện giao thông đường sắt, trang thiết bị không bảo đảm an toàn kỹ thuật vào hoạt động phục vụ giao thông đường sắt; sử dụng toa xe chở hàng để vận chuyển hành khách; tự ý thay đổi kết cấu, hình dáng, tính năng sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt; giao hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.
15. Nối vào tàu khách các toa xe vận tải động vật, hàng hoá có mùi hôi thối, chất dễ cháy, chất dễ nổ, chất độc hại và hàng nguy hiểm khác.
16. Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định.
17. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trong khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
This Law provides for planning for, investment in, construction, protection, management, maintenance and development of railway infrastructure; railway industry, railway vehicles; railway signals, railway rules and railway safety; railway business; rights and obligations of organizations and individuals involved in railway activities; state management of railway activities.
This Law applies to domestic and foreign organizations and individuals related to railway activities within the territory of Socialist Republic of Vietnam.
For the purposes of this Law, the terms below are construed as follows:
1. “road-rail bridge” means a bridge with deck shared by both railway vehicles and road vehicles.
2. “train operation” means an activity of controlling the movement of railway vehicles.
3. “evident permission” means an evidence permitting railway vehicles to move into a block, and is expressed by color light signals, semaphore signals, line cards, licenses, line notes.
4. “maximum load order” means the regulation on the permissible maximum load per axle and the permissible maximum even-spread load according to the length of railway vehicles, and is applied to each bridge, segment, block, section or railway line.
5. “maximum speed order” means the regulation on the speed limits applied to railway vehicles running on each bridge, segment, block, section or railway line.
6. “railway work” means a work that is built to serve rail transport, including roads, bridges, culverts, tunnels, embankments, retaining walls, stations, depots, sewerage systems, signaling systems, fixed-block signaling systems, power supply systems and other railway works and auxiliary equipment.
7. “railway industry work” means a work that is built to serve the manufacturing, assembly, repair and modification of railway vehicles; manufacturing of specialized components, accessories, supplies and equipment of the railway.
8. “depot” means a place where trains are housed for maintenance, repair and other professional procedures are followed.
9. “level crossing” menas the intersection between the railroad and a road at the same level and the construction and use of which are permitted by a competent authority.
10. “high-speed rail” means a type of electrified double-track national railway which has a speed of at least 200 km/h and a gauge of 1,435 mm.
11. “railway station” means a place where railway vehicles stop, shunt, overtake, pick up or disembark passengers, cargoes are handled, other professional procedures are followed and other services are provided.
12. “overweight cargo” means non-divisible cargo whose weight exceeds the maximum permissible payload of the coach or coaches or the cargo weight and coach weight, once loaded, exceed the maximum permissible limit specified in the published maximum load order.
13. “oversized cargo” means non-divisible cargo whose size, once loaded, exceeds the dimensional limits of the locomotive and the coach of corresponding gauges.
14. “railway activities” include railway planning, railway operation, railway safety assurance and other relevant activities.
15. “railway infrastructure” means railway works, safety perimeter of the railway work and railway safety corridor.
16. “platform” means a railway work in the station in service of passengers getting on or off the train and cargo handling.
17. “track gauge” means the shortest distance between the two inner faces of the rails.
18. “block” means a railway section connecting two adjacent stations, measured from the station-entry signaling position of one station to the nearest station-entry signaling position of the opposite station.
19. “section” means a collection of some blocks and successive railway stations, which is identified according to train operation.
20. “railway infrastructure business” means the performance of one, several or all activities of investing, using, selling, leasing or transferring the right to use railway infrastructure to serve rail transport and other commercial services for profit.
21. “rail transport business” means the transport of passengers, luggage and cargoes by train for profit.
22. “urban railway business” means provision of transport of passengers in urban areas for profit.
23. “illegal crossing” means an intersection with road or railway and is built and used without the permission by competent authorities.
24. “at-grade intersection” means a place where two or more roads cross at the same level
25. “grade-separated junction” means a place where two or more surface transport axes at different heights.
26. “railway vehicle” includes locomotives, coaches and specialized vehicles on rail tracks.
27. “railway line” means one or multiple successive sections, beginning from the first railway station to the terminus.
28. “train” means a railway vehicle formed by locomotives and coaches or single locomotive, motive power coaches, and motive power specialized vehicles moving on rail tracks.
Article 4. Basic rules for railway activities
1. Ensure continuous, orderly, safe, accurate and efficient rail transport; facilitate people’s travel, contribute to socio-economic development, ensure national defense and security, and protect the environment.
2. Develop rail transport according to the planning and plan in combination with other modes of transport and international integration to ensure civilization, modernity and uniformity.
3. Arrange rail transport in a uniform and concentrated manner.
4. Separate the state management by regulatory authorities from business management by enterprises; the railway infrastructure business from state-invested rail transport business.
5. Ensure healthy and fair competition among organizations and individuals of all economic sectors doing railway business.
Article 5. State policies on railway development
1. Give priority to investment in sources for development, upgrade, maintenance and protection of national and urban railway infrastructure to ensure that rail transport plays a key role in national transport system.
2. Encourage, assist, enable and protect rights and legitimate interests of domestic and foreign organizations and individuals involved in investment in railways and railway business.
3. Provide land according to the planning to develop railway infrastructure and railway industry works.
4. Encourage and assist in development of railway industry, research, apply advanced science and technology, high technology, train human resources for development of modern railways.
5. Encourage and enable organizations and individuals to develop the specialized railway system.
6. Give priority to allocation of central government budget to annual and medium-term public investment plan at a reasonable rate to ensure railway infrastructure is developed according to the planning.
The Government shall submit an annual report on the implementation of policy for development of rail transport and use of state budget for investment in rail transport to the National Assembly.
Article 6. Incentives and support for investment in railway activities
1. Railway infrastructure business, rail transport business, urban railway business and railway industry are business lines eligible for investment incentives.
2. An organization or individual involved in railway activities shall be eligible for incentives and support as follows:
a) They are allocated land without paying land levy on the land area used for construction of urban and railway infrastructure; the land for construction of specialized railway infrastructure and railway industrial work shall be exempted from land rent.
b) According to the actual sources, the State shall lend them a fund charged at the interest rate of preferential investment from the State investment or they shall be provided with government-guaranteed loans according to regulations of law on management of public debt for development of national and urban railway infrastructure; investment in and procurement of railway vehicles, machines and equipment for railway maintenance; development of railway industry;
c) The railway infrastructure enterprise, urban railway enterprise and railway industry enterprise shall be eligible for incentives for enterprise income tax rate according to regulations of the Law on Enterprise Income Tax;
d) They shall enjoy exemption from import duties on machines, equipment, components, railway vehicles, raw materials for manufacture of machines and equipment or spare parts of machines and equipment necessary for construction of railway infrastructure that is yet to be domestically produced.
3. An organization or individual invested in construction of national and urban railway infrastructure shall be provided with funding by the State for clearing the land for rail transport that is used for construction of railway infrastructure.
4. An organization or individual doing railway infrastructure business shall be provided with a separate frequency bands in service of the control of rail transport and traction power network in service of train operation.
Article 7. Planning for development of rail transport
1. The planning for development of rail transport provides a basis for investment, development and use of rail network.
2. The planning for development of rail transport includes contents related to railway infrastructure and national railway industry establishments.
3. The planning for development of rail transport must:
a) ensure inter-regional connectivity, serve socio-economic development, national defense and security, environmental safety and international integration;
b) combine the development of railway infrastructure and development of vehicles, transport services and railway industry towards modernity and safety;
c) ensure the connection between railway vehicles and other modes of transport to create a transport system that is uniform, sustainable, safe and effective, and minimize harmful impacts the environment;
d) research into contents related to development of railway infrastructure upon formulation of planning for development of rail transport in special-grade, grade-I urban areas, major international airports, special-grade and grade-I seaports.
4. Formulation and approval of the planning for development of rail transport:
a) The Minister of Transport shall organize the formulation of the planning for development of national and urban railways that pass through 02 provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “provinces”) or more and submit it to the Prime Minister for approval; shall formulate and approve the detailed planning for national railway lines and stations in grade-III urban or above areas, major railway stations and international railway stations.
b) The Presidents of the People’s Committees of provinces shall organize the formulation of the urban and provincial planning including the contents related to development of urban and specialized railways and submit them to the Prime Minister for approval.
Article 8. International cooperation in railway transport
1. International cooperation in railway transport must ensure independence, sovereignty, territorial integrity and national interests; satisfy the need for international cooperation; comply with treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
2. Give priority to regional and international cooperation in rail transport business; railway infrastructure investment and business; development of railway industry; scientific research, technology transfer; provision of training for human resources.
3. Ministries and ministerial agencies shall take charge and cooperate with the Ministry of Transport in facilitating customs clearance at international railway stations.
Article 9. Prohibited acts in railway activities
1. Sabotaging railway works and railway vehicles.
2. Encroaching upon railway safety corridors and safety perimeters of railway works.
3. Opening passages crossing a railway without permission; illegally building flyovers, underpasses, culverts or other works built within the land area for rail transport; illegally carrying out drilling or digging operations within safety perimeters of railway works.
4. Tampering with works and railway signaling; covering or tampering with railway signals.
5. Obstructing the train operation; arbitrarily using signals or equipment to stop trains, unless a threat to railway safety is found.
6. Trespassing fences or barriers of level crossings when the block signal is given; trespassing fences that separate a railway from adjacent areas.
7. Discharging untreated sewage onto railways; placing obstacles and dumping hazardous substances or waste on railways; illegally placing flammable or explosive substances within safety perimeters of railway works and railway safety corridors.
8. Herding animals and opening up markets on railways and within safety perimeters of railway works and railway safety corridors.
9. Walking, standing, lying, sitting or performing other acts on roofs of coaches, locomotives, steps; hanging, standing, sitting on sides of coaches, locomotives, or connectors; opening train doors, poking the head, arm, leg, or other things out of the coach when the train is running, except for railway workers and law enforcement officers on duty.
10. Walking, standing, lying, sitting or performing other acts on railway lines, except for railway workers and law enforcement officers on duty.
11. Throwing earth, stones or other objects at or from the train.
12. Bringing or transporting prohibited goods or animal that carries contagious diseases to the station or to the train; illegally bringing or transporting wild animals, radioactive/flammable/explosive substances and dangerous goods to the station or the train; bringing or transporting corpses or bones to the station or to the train running on urban railways.
13. Making or using counterfeit tickets; selling tickets against the law.
14. Allowing any railway vehicle or equipment that fails to meet technical safety requirements to operate on railways; using cargo coaches to transport passengers; changing the structure, design or functions of vehicles without permission; assigning or allowing another person who is ineligible to operate a railway vehicle.
15. Assembling coaches that contain animals, stinky goods, flammable/explosive substances, hazardous substances, or other dangerous goods into a passenger train.
16. Operating trains beyond the speed limits.
17. Railway workers directly serving train operation are under influence of alcohol or other banned stimulants in the performance of their duties.