Chương IX Luật Đường sắt 2017: Quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt
Số hiệu: | 06/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 16/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 25/07/2017 | Số công báo: | Từ số 513 đến số 514 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về đường sắt tốc độ cao
Ngày 16/6 vừa qua, Luật đường sắt 2017 đã được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
Theo đó, dành 01 Chương để quy định về các vấn đề liên quan đến đường sắt trên cao, đơn cử như:
- Yêu cầu chung đối với đường sắt tốc độ cao (Kết nối hiệu quả các đô thị lớn, trung tâm kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm và phương thức vận tải khác; Bảo đảm đồng bộ, hiện đại, an toàn…).
- Chính sách phát triển đường sắt tốc độ cao (Tập trung phát triển đường sắt tốc độ cao kết nối các vùng kinh tế trọng điểm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội…).
- Yêu cầu đối với kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao (bảo đảm ổn định, bền vững và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về an toàn, môi trường, phòng, chống cháy, nổ…).
- Quản lý, khai thác, bảo trì đường sắt tốc độ cao.
- Quản lý an toàn đường sắt tốc độ cao.
Những quy định nêu trên tại Luật đường sắt 2017 là cơ sở pháp lý để Chính phủ chuẩn bị các dự án đầu tư, xây dựng đường sắt tốc độ cao ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển đường sắt.
2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành đường sắt.
3. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đường sắt.
4. Quản lý việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt; công bố đóng, mở ga, tuyến đường sắt.
5. Quản lý vốn đầu tư công đầu tư trong lĩnh vực đường sắt; quản lý công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.
6. Quản lý hoạt động vận tải đường sắt và hoạt động điều hành giao thông vận tải đường sắt.
7. Quản lý việc tổ chức bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động đường sắt; tổ chức quản lý và bảo đảm an ninh, an toàn cho các đoàn tàu thực hiện nhiệm vụ đặc biệt.
8. Quản lý hoạt động phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và điều tra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.
9. Cấp, cấp lại, công nhận, thu hồi, xóa chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động đường sắt.
10. Tổ chức thực hiện việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt.
11. Quản lý hoạt động khoa học và công nghệ; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong hoạt động đường sắt.
12. Hợp tác quốc tế trong hoạt động đường sắt.
13. Quản lý giá, phí và lệ phí trong hoạt động đường sắt.
14. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đường sắt.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.
2. Bộ Giao thông vận tải là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về đường sắt.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.
1. Mọi tổ chức hoạt động trong lĩnh vực đường sắt có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đường sắt cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên thuộc phạm vi quản lý của mình; phối hợp với chính quyền địa phương các cấp nơi có đường sắt đi qua tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật về đường sắt.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phổ biến và giáo dục pháp luật về đường sắt cho Nhân dân tại địa phương.
3. Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đường sắt thường xuyên, rộng rãi đến người dân.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc giáo dục pháp luật về đường sắt trong các cơ sở giáo dục.
5. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về đường sắt.
STATE MANAGEMENT OF RAILWAY ACTIVITIES
Article 83. State management of railway activities
1. Formulate, organize the implementation of planning, plans and policies for railway development.
2. Prepare, issue and organize the implementation of legislative documents, national technical standards and regulations, economic and technical norms for railway activities.
3. Disseminate and educate about the law on railway transport.
4. Manage the investment in construction of railway infrastructure; announce the opening and closure of railway stations and lines.
5. Manage public investment in railway transport; manage the maintenance of railway infrastructure.
6. Manage the railway transport and rail transport control.
7. Manage the railway safety assurance; manage and ensure the safety of trains on special missions.
8. Manage natural disaster preparedness and search and rescue and investigate railway accidents.
9. Issue, reissue, recognize, revoke and cancel certificates and licenses relating to railway activities.
10. Organize the implementation of registration and inspection of railway vehicles.
11. Manage scientific and technological activities; provide training; protect the environment, respond to climate change and use energy economically and efficiently in railway activities.
12. Ensure international cooperation in railway activities.
13. Manage price, fees and charges in railway activities.
14. Inspect and deal with complaints and denunciations, and take actions against violations of law in railway activities.
Article 84. Responsibility for state management of railway activities
1. The Government shall perform uniform state management of railway activities.
2. The Ministry of Transport shall play a central role in assisting the Government in performing state management of railway activities.
3. Ministries and ministerial agencies shall take charge and cooperate with the Ministry of Transport in performing state management of railway activities.
4. People’s Committees of provinces shall perform state management of railway activities.
Article 85. Communicating, disseminating and educating about law on railway transport
1. All organizations involved in railway activities shall communicate, disseminate law on rail transport to officials, public employees and staff under their management and educate them thereabout; cooperate with local governments at all levels which railways pass through in encouraging people to observe the law on railway transport.
2. People’s Committees at all levels shall disseminate and educate about law on railway transport to the locals.
3. Information and communications authority shall organize the dissemination and communication of law on rail transport to the people on a regular basis.
4. Education and training authority shall provide instructions on the education about law on railway transport to educational institutions.
5. The Vietnamese Fatherland Front and its member organizations shall cooperate with relevant authorities and local governments in propagating and encouraging the people in observing the law on railway transport.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực