CHƯƠNG VI Luật Đường sắt 2005: Tín hiệu, quy tắc giao thông đường sắt và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt
Số hiệu: | 35/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 20/08/2005 | Số công báo: | Từ số 23 đến số 24 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hệ thống tín hiệu giao thông đường sắt bao gồm hiệu lệnh của người tham gia điều khiển chạy tàu, tín hiệu đèn màu, tín hiệu cánh, biển báo hiệu, pháo hiệu phòng vệ, đuốc và tín hiệu của tàu. Biểu thị của tín hiệu là mệnh lệnh và điều kiện chạy tàu, dồn tàu.
2. Hiệu lệnh của người tham gia điều khiển chạy tàu gồm cờ, còi, điện thoại, đèn và tín hiệu tay.
3. Tín hiệu đèn màu là tín hiệu để báo cho lái tàu điều khiển tàu ra, vào ga, thông qua ga, dừng tàu.
4. Tín hiệu cánh là tín hiệu để báo cho lái tàu điều khiển tàu ra, vào ga, thông qua ga, dừng ở những nơi chưa có tín hiệu đèn màu.
5. Biển báo hiệu gồm hai nhóm sau đây:
a) Biển báo để cung cấp những thông tin cần biết cho lái tàu;
b) Biển hiệu, mốc hiệu để bắt buộc lái tàu phải chấp hành.
6. Pháo hiệu phòng vệ, đuốc, đèn đỏ, vật cầm trên tay quay tròn để báo hiệu dừng tàu khẩn cấp.
7. Tín hiệu của tàu gồm đèn, còi, biển báo ở đuôi tàu và cờ.
8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về tín hiệu giao thông đường sắt.
1. Việc chạy tàu ở mỗi khu đoạn chỉ do một nhân viên điều độ chạy tàu chỉ huy. Mệnh lệnh chạy tàu của cấp trên phải được thực hiện thông qua sự chỉ huy của nhân viên điều độ chạy tàu. Trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu, lái tàu phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh chỉ huy của nhân viên điều độ chạy tàu.
2. Trong phạm vi ga đường sắt, trực ban chạy tàu ga là người chỉ huy việc chạy tàu. Trưởng tàu, lái tàu phải tuân theo mệnh lệnh của trực ban chạy tàu ga hoặc tuân theo biểu thị của tín hiệu.
3. Trên tàu, trưởng tàu là người chỉ huy để bảo đảm chạy tàu an toàn.
4. Trên đầu máy đơn, tàu đường sắt đô thị, lái tàu là người chỉ huy chạy tàu.
1. Tốc độ chạy tàu không được vượt tốc độ quy định trong công lệnh tốc độ cho từng tuyến đường sắt, khu đoạn, khu gian và tuân theo biểu đồ chạy tàu.
2. ở đoạn đường có cảnh báo ghi tốc độ khác với tốc độ quy định trong công lệnh tốc độ, lái tàu phải thực hiện theo tốc độ thấp nhất để bảo đảm chạy tàu an toàn.
1. Việc lập tàu phải theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật đường sắt.
2. Toa xe phải đủ tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật thì mới được ghép nối.
3. Cấm ghép nối toa xe vận tải động vật, hàng hoá có mùi hôi thối, chất dễ cháy, dễ nổ, độc hại và hàng nguy hiểm khác vào tàu khách.
1. Dồn tàu là việc di chuyển đầu máy, toa xe từ vị trí này sang vị trí khác trong phạm vi ga đường sắt, khu gian. Dồn tàu phải thực hiện theo kế hoạch của trực ban chạy tàu ga.
2. Trong quá trình dồn tàu, lái tàu phải tuân theo sự điều khiển của trưởng dồn.
1. Khi chạy tàu, lái tàu phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Điều khiển tàu đi từ ga, thông qua ga, dừng, tránh, vượt tại ga theo lệnh của trực ban chạy tàu ga;
b) Chỉ được phép điều khiển tàu vào khu gian khi có chứng vật chạy tàu;
c) Chỉ được phép điều khiển tàu vào ga, thông qua ga theo tín hiệu đèn màu, tín hiệu cánh và tín hiệu của trực ban chạy tàu ga;
d) Điều khiển tốc độ chạy tàu theo quy định tại Điều 65 của Luật này;
đ) Trong quá trình chạy tàu, lái tàu và phụ lái tàu đang trong phiên trực không được rời vị trí làm việc.
2. Tàu khách chỉ được chạy khi các cửa toa xe hành khách đã đóng. Cửa toa xe hành khách chỉ được mở khi tàu đã dừng hẳn tại ga đường sắt.
1. Việc tránh, vượt tàu phải thực hiện tại ga đường sắt.
2. Lái tàu thực hiện việc tránh, vượt tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng theo lệnh của trực ban chạy tàu ga; trên đường sắt đô thị theo lệnh của điều độ chạy tàu đường sắt đô thị.
Lái tàu phải dừng tàu khi thấy có tín hiệu dừng; khi phát hiện tình huống đe doạ đến an toàn chạy tàu hoặc nhận được tín hiệu dừng tàu khẩn cấp thì được phép dừng tàu hoặc lùi tàu khẩn cấp. Trường hợp dừng, lùi tàu khẩn cấp, trưởng tàu, lái tàu có trách nhiệm thông báo cho nhà ga theo quy định của quy trình chạy tàu.
1. Tại đường ngang, cầu chung, quyền ưu tiên giao thông thuộc về tàu.
2. Lái tàu phải kéo còi trước khi đi vào đường ngang, phải bật đèn chiếu sáng khi đi trong hầm.
3. Người tham gia giao thông đường bộ đi qua đường ngang, cầu chung thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật giao thông đường bộ.
4. Tại đường ngang, cầu chung có người gác, khi đèn tín hiệu không hoạt động hoặc báo hiệu sai quy định, chắn đường bộ bị hỏng thì nhân viên gác đường ngang, nhân viên gác cầu chung phải điều hành giao thông.
1. Người trực tiếp tham gia chạy tàu phải chấp hành tín hiệu giao thông đường sắt.
2. Lái tàu phải chấp hành tín hiệu an toàn nhất cho người và phương tiện khi cùng một lúc nhận được nhiều tín hiệu khác nhau hoặc tín hiệu không rõ ràng; trường hợp có tín hiệu của người điều khiển trực tiếp thì phải tuân theo tín hiệu của người điều khiển đó.
3. Trường hợp tàu điện bánh sắt tham gia giao thông đường bộ thì lái tàu phải tuân theo tín hiệu giao thông đường bộ.
1. Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt bao gồm:
a) Bảo đảm an toàn về người, phương tiện, tài sản của Nhà nước và của nhân dân trong hoạt động giao thông vận tải đường sắt;
b) Bảo đảm điều hành tập trung, thống nhất hoạt động giao thông vận tải trên đường sắt quốc gia hoặc đường sắt đô thị.
2. Tổ chức, cá nhân phải chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt của pháp luật về đường sắt.
3. Hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
4. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giao thông vận tải đường sắt, lực lượng bảo vệ đường sắt có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt. Lực lượng công an và chính quyền địa phương các cấp nơi có nhà ga và tuyến đường sắt đi qua, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt.
1. Điều hành giao thông vận tải trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị bao gồm các nội dung sau đây:
a) Lập và phân bổ biểu đồ chạy tàu bảo đảm không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt; công bố biểu đồ chạy tàu;
b) Chỉ huy điều độ chạy tàu thống nhất, tập trung, bảo đảm an toàn, thông suốt theo biểu đồ chạy tàu đã công bố, theo đúng lịch trình chạy tàu, quy trình, quy phạm và mệnh lệnh của cấp trên;
c) Chỉ huy xử lý các sự cố khẩn cấp hoặc bất thường xảy ra trên đường sắt; huy động phương tiện, thiết bị và nhân lực của các doanh nghiệp trong ngành đường sắt phục vụ cho công tác cứu hộ và khắc phục sự cố trên đường sắt; tham gia phân tích nguyên nhân xảy ra sự cố; yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải đường sắt áp dụng các biện pháp phòng chống sự cố, nâng cao chất lượng, độ tin cậy, độ an toàn của giao thông vận tải đường sắt;
d) Tạm đình chỉ chạy tàu khi xét thấy có nguy cơ mất an toàn chạy tàu; điều chỉnh hành trình các tàu trên từng khu đoạn, từng tuyến, toàn mạng đường sắt để khôi phục biểu đồ chạy tàu sau tai nạn, sự cố;
đ) Ký hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt trong việc sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt để chạy tàu; ký hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt để cung cấp dịch vụ điều hành và các dịch vụ liên quan đến giao thông vận tải đường sắt;
e) Thu nhận và tổng hợp thông tin liên quan đến công tác điều hành giao thông vận tải đường sắt;
g) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ an toàn của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt khi phát hiện thấy doanh nghiệp không đáp ứng các điều kiện quy định trong chứng chỉ an toàn;
h) Phối hợp điều hành giao thông vận tải đường sắt với các tổ chức đường sắt quốc tế.
2. Nguồn tài chính cho hoạt động điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị bao gồm:
a) Phí cung cấp dịch vụ điều hành hoạt động giao thông vận tải đường sắt;
b) Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
1. Để được tham gia hoạt động giao thông vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải có chứng chỉ an toàn do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt cấp.
2. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt được cấp chứng chỉ an toàn phải có điều kiện sau đây:
a) Nhân viên quản lý, điều hành và phục vụ hoạt động giao thông vận tải đường sắt của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải được đào tạo phù hợp với các chức danh, cấp bậc kỹ thuật;
b) Phương tiện giao thông đường sắt của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt hoặc do doanh nghiệp thuê phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật đã được cơ quan đăng kiểm chứng nhận và phải phù hợp với kết cấu hạ tầng đường sắt;
c) Kết cấu hạ tầng đường sắt của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phải bảo đảm an toàn, phù hợp với cấp kỹ thuật của đường sắt đã được doanh nghiệp công bố trong công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng và các thông tin liên quan đến hoạt động giao thông vận tải đường sắt.
3. Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể điều kiện, nội dung, thủ tục cấp chứng chỉ an toàn và loại hình doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải có chứng chỉ an toàn.
1. Biểu đồ chạy tàu là cơ sở của việc tổ chức chạy tàu, được xây dựng hàng năm, hàng kỳ và theo mùa cho từng tuyến và toàn mạng lưới đường sắt. Biểu đồ chạy tàu phải được xây dựng theo nguyên tắc không phân biệt đối xử và công bố công khai cho mọi doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt.
2. Việc xây dựng biểu đồ chạy tàu phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:
a) Nhu cầu của doanh nghiệp vận tải về thời gian vận tải, khối lượng hàng hóa, số lượng hành khách và chất lượng vận tải; tuyến vận tải, các ga đi, dừng và đến;
b) Năng lực của kết cấu hạ tầng đường sắt và của phương tiện vận tải đường sắt;
c) Yêu cầu về thời gian cho việc bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng đường sắt;
d) Thứ tự ưu tiên các tàu chạy trên cùng một tuyến.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thứ tự ưu tiên các tàu.
1. Dự thảo biểu đồ chạy tàu phải căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 76 của Luật này và phải được gửi cho các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt và cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.
2. Trong trường hợp có doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt không thống nhất với dự thảo biểu đồ chạy tàu thì tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt chủ trì việc đàm phán, thỏa thuận của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có liên quan. Trường hợp không đạt được thoả thuận thì tổ chức đấu thầu và doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt trả phí sử dụng kết cấu hạ tầng cao nhất sẽ được phân bổ giờ chạy tàu theo nhu cầu của doanh nghiệp.
3. Quá trình tiến hành xây dựng biểu đồ chạy tàu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt giám sát.
Điều độ chạy tàu phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
1. Điều hành tập trung, thống nhất; tuân thủ biểu đồ chạy tàu đã công bố, quy trình, quy phạm chạy tàu;
2. Bảo đảm giao thông vận tải đường sắt an toàn, thông suốt theo biểu đồ chạy tàu;
3. Không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt.
1. Người phát hiện các hành vi, sự cố có khả năng gây cản trở, gây mất an toàn giao thông vận tải đường sắt có trách nhiệm kịp thời báo cho nhà ga, đơn vị đường sắt, chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an nơi gần nhất biết để có biện pháp xử lý; trường hợp khẩn cấp, phải thực hiện ngay các biện pháp báo hiệu dừng tàu.
2. Tổ chức, cá nhân nhận được tin báo hoặc tín hiệu dừng tàu khẩn cấp phải có ngay biện pháp xử lý bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường sắt và thông báo cho đơn vị trực tiếp quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt biết để chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục.
3. Tổ chức, cá nhân có hành vi gây sự cố cản trở, mất an toàn giao thông vận tải đường sắt phải bị xử lý và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt có trách nhiệm tổ chức bảo vệ trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt thuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp; chủ trì, phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương để phòng ngừa, ngăn chặn và giải quyết theo thẩm quyền hành vi vi phạm pháp luật về đường sắt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Lực lượng bảo vệ trên tàu có trang thiết bị, trang phục, phù hiệu, công cụ hỗ trợ theo quy định của Chính phủ và có các nhiệm vụ sau đây:
a) Phát hiện, ngăn chặn hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, gây rối trật tự, an toàn và các hành vi khác vi phạm pháp luật xảy ra trên tàu; tạm giữ theo thủ tục hành chính và dẫn giải người vi phạm giao cho trưởng ga, công an hoặc chính quyền địa phương khi tàu dừng tại ga gần nhất;
b) Ngăn chặn, tiến hành các biện pháp cưỡng chế đối với người có hành vi ngăn cản việc chạy tàu trái pháp luật, ném đất, đá hoặc các vật khác làm hư hỏng, mất vệ sinh tàu; tạm giữ theo thủ tục hành chính và dẫn giải người vi phạm giao cho trưởng ga, cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương khi tàu dừng tại ga gần nhất;
c) Phối hợp với lực lượng bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, lực lượng công an và chính quyền địa phương kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt, gây mất an toàn giao thông vận tải đường sắt;
d) Tham gia giải quyết, khắc phục sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông vận tải đường sắt quy định tại Điều 11 và Điều 37 của Luật này.
Lực lượng công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với lực lượng bảo vệ đường sắt, thanh tra đường sắt, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên đường sắt và chính quyền địa phương nơi có ga đường sắt, tuyến đường sắt đi qua tổ chức bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt.
1. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này để nâng cao ý thức của nhân dân trong việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có ga đường sắt, tuyến đường sắt đi qua có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo lực lượng công an địa phương phối hợp với lực lượng bảo vệ đường sắt ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt và các hành vi khác vi phạm pháp luật về an toàn giao thông vận tải đường sắt;
b) Tham gia giải quyết tai nạn giao thông đường sắt theo quy định tại Điều 11 của Luật này.
RAILWAY TRAFFIC SIGNALS AND RULES, ASSURANCE OF RAILWAY COMMUNICATIONS AND TRANSPORT ORDER AND SAFETY
Section 1. RAILWAY TRAFFIC SIGNALS AND RULES
Article 63.- Railway traffic signals
1. The railway traffic signal system shall include orders of persons participating in controlling train operations, color light signals, semaphore signals, signal boards, protection flares, torches and signals of trains. The signal displays are orders and conditions for train operation and shunting.
2. Orders of persons participating in controlling train operations shall include banners, whistles, telephones, lights and hand signals.
3. Color signal lights are those used to signal train drivers to operate trains to enter, exit or get through stations, or stop the trains.
4. Semaphore signals are those used to signal train drivers to operate trains in, out or past stations, or to stop at places where there are no color light signals.
5. Signal boards shall include the two following groups:
a) Signal boards for supply of necessary information to train drivers;
b) Signboards, sign-markers for compelling train drivers to abide by.
6. Protection flares, torches, red light, rotating hand devices for signaling trains to urgently stop.
7. Trains' signals shall include lights, horns, rear signal boards and banners.
8. The Minister of Transport shall specify the railway traffic signals.
Article 64.- Train operation command
1. The train operation in each depot-to-depot section shall be commanded by only one train-running controllers. Superiors' train operation orders must be executed through train-running controllers' commands. Direct station train controllers, train captains, train drivers must strictly abide by the train-running controllers' commands.
2. Within railway stations, direct station train controllers shall be the persons commanding the train operations. Train captains and drivers must abide by the orders of station train controllers or by the signals' display.
3. Onboard trains, train captains are the persons commanding to ensure safe train operation.
4. On single locomotives, urban trains, train drivers are the persons commanding the train operation.
1. Train speed must not exceed the speed provided in the speed pass for each rail route, depot-to-depot section or station-to-station section and comply with train operation timetable.
2. At railway sections with warning signs indicating speeds other than those provided in speed pass, train drivers must operate trains at the lowest speed to ensure safe train operation.
1. The train formation must strictly comply with the railway technical process and regulations.
2. Only carriages satisfying technical safety standards can be coupled.
3. It is forbidden to couple carriages carrying animals or stinky goods, inflammables, explosive, or hazardous substances, dangerous commodities with passenger trains.
1. Train shunting means moving locomotives, carriages from one position to another within a railway station or a station-to-station section. Train shunting must be conducted under plans of direct station train controllers.
2. In the course of train shunting, train drivers must obey the command of chief shunters.
1. When operating trains, train drivers must observe the following regulations:
a) To operate trains to move out of stations, get through stations, stop, give ways or overtake in stations on the order of direct station train controllers;
b) To be allowed to operate trains into station-to-station sections only where there are possessions;
c) To be allowed to operate trains to enter stations, get past stations according to color light signals, semaphore signals and signals of direct station train controllers;
d) To run train at the speeds provided for in Article 65 of this Law;
e) In the course of operating trains, train drivers and assistant drivers on duty must not leave the working places.
2. Passenger trains can run only when all doors of passenger cars are closed. Passenger cars' doors shall be opened only when trains have completely stopped in railway stations.
Article 69.- Giving ways, overtaking by trains
1. Giving ways, overtaking by trains must be done in railway stations.
2. Train drivers shall give way to, overtake other trains on national railways, specialized railways by order of direct station train controllers; on urban railways, by order of urban train operators.
Article 70.- Stopping, reversing trains
Train drivers must stop trains when seeing stop signals; when detecting circumstances which threaten train operation safety or when receiving signals for emergency stop, they are allowed to urgently stop or reverse the trains. In cases of urgent stop or reversal, train captains and drivers shall have the responsibility to notify the station authorities thereof according to regulations on train operation process.
Article 71.- Traffic at crossroads, on common bridges, in tunnels
1. At crossroads and on common bridges, the traffic priority right shall belong to trains.
2. Train drivers must blow whistles before entering crossroads, must switch on the headlights when running in tunnels.
3. Land traffic participants traveling through crossroads and common bridges must comply with the provisions of Article 23 of the Law on Road Traffic.
4. At crossroads or on common bridges with guards, when signal lights do not work or give wrong signals against regulation, when road barriers are out of order, the crossroad guards, common bridge guards must control the traffic.
Article 72.- Abiding by railway traffic signals
1. Persons directly participating in train operation must abide by the railway traffic signals.
2. Train drivers must abide by the signals safest for people and means when simultaneously receiving different signals or unclear signals; in cases of signals given directly by traffic controllers, they must abide by the signals of such controllers.
3. In cases where iron-wheel trams join in road traffic, the tram drivers must abide by the road traffic signals.
Section 2. ASSURANCE OF RAILWAY COMMUNICATIONS AND TRANSPORT ORDER AND SAFETY
Article 73.- Activities of ensuring railway communications and transport order and safety
1. Activities of ensuring railway communications and transport order and safety shall include:
a) Ensuring safety for people, means, property of the State and people in railway communications and transport activities;
b) Ensuring the concentrated and unified control of communications and transport activities on national railways or urban railways.
2. Organizations and individuals must observe the legal provisions on ensuring railway communications and transport order and safety.
3. Acts of violating the regulations on railway communications and transport order and safety must be detected in time, strictly handled according to law.
4. Organizations and individuals participating in railway communications and transport activities, the railway security forces shall have the responsibility to ensure railway communications and transport order and safety. The police forces and local administrations at all levels in localities where railway stations are located and rail routes run through shall, within the scope of their respective tasks and powers, have the responsibility to ensure railway communications and transport security, order and safety.
Article 74.- Contents of railway communications and transport controlling
1. Controlling communications and transport on national railways, urban railways shall cover the following contents:
a) Making timetable and path allocation without discrimination between railway transport enterprises; publicizing train operation timetable;
b) Commanding train operations in a concentrated and unified manner, ensuring safe and smooth operations according to the publicized train operation timetable, process, regulations and the superiors' orders;
c) Commanding the handling of urgent or extraordinary incidents occurring on railways; mobilizing means, equipment and human resources of enterprises in the railway sector for work of rescue and remedy of railway incidents; participating in analyzing the causes of incidents; requesting railway infrastructure or railway transport enterprises to apply measures to prevent and combat incidents, raise the quality, reliability and safety of railway communications and transport;
d) Suspending train operation when deeming it threatening to cause unsafety for train operations; adjusting itineraries of trains in each depot-to-depot section, each rail route, the entire railway networks in order to restore train operation timetable after accidents or incidents;
e) Signing contracts with railway infrastructure enterprises for use of railway infrastructure for train operation; signing contracts with railway transport enterprises for provision of controlling services and other services related to railway communications and transport;
f) Receiving and synthesizing information related to railway communications and transport control;
g) Requesting competent state agencies to recover safety certificates of railway business enterprises when detecting that such enterprises have failed to satisfy the conditions prescribed in the safety certificates;
h) Coordinating with international railway organizations in controlling railway communications and transport.
2. Financial sources for activities of controlling national railway or urban railway communications and transport shall include:
a) Charges for services on controlling railway communications and transport activities;
b) Other revenue sources as provided for by law.
Article 75.- Safety certificate
1. To be entitled to participate in railway communications and transport activities, railway business enterprises must acquire safety certificates issued by state management agencies in charge of railway activities.
2. To be granted safety certificates, railway business enterprises must satisfy the following conditions:
a) Personnel managing, controlling and serving railway communications and transport activities of railway business enterprises must be trained to suit their respective titles and technical grades;
b) Railway traffic means owned or hired by railway transport enterprises must ensure the technical safety standards which have been certified by registry offices and must be suitable to railway infrastructures;
c) Railway infrastructures of railway infrastructure enterprises must ensure safety and be suitable to the railway technical grades announced by the enterprises in the speed pass, load pass and information related to railway communications and transport activities.
3. The Ministry of Transport shall specify the conditions, contents of, and procedures for granting safety certificates and types of railway business enterprises which must acquire safety certificates.
Article 76.- Train operation timetable
1. Train operation timetables constitute a basis for organizing train operations, which are elaborated annually, periodically and seasonally for each route and the entire railway network. The train operation timetables must be formulated on the principle of non-discrimination and publicization to all railway transport enterprises.
2. The formulation of train operation timetables must be based on the following elements:
a) Transport enterprises' demands in terms of transport duration, goods volumes, numbers of passengers and transport quality; transport routes, departure, stop and destination stations;
b) Capacity of railway infrastructures and railway transport means;
c) The time needed for the maintenance or repair of railway infrastructures;
d) The priority order for trains running on the same routes.
3. The Minister of Transport shall define the priority order for trains.
Article 77.- Train operation timetable-formulating order
1. Train operation timetable drafts must be based on the provisions of Clause 2, Article 76 of this Law and sent to railway business enterprises and state management agencies in charge of railway activities.
2. In cases where any railway transport enterprises disagree with the train operation timetable drafts, the railway communications and transport-controlling organizations shall assume the prime responsibility for negotiations and agreement with relevant railway transport enterprises, railway infrastructure enterprises. In case of failure to reach agreement, bidding shall be held and the railway transport enterprises which offer the highest payable charge for use of infrastructures shall be allocated train operation timetables according to their demands.
3. The process of formulating train operation timetables specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall be supervised by state management agencies in charge of railway activities.
Article 78.- Principles for train operation controlling
Train operation controlling must observe the following principles:
1. Being concentrated and unified; compliant with the publicized train operation timetables, process, regulations;
2. Ensuring safe and smooth railway communications and transport according to train operation timetables;
3. Being non-discriminatory between railway business enterprises.
Article 79.- Handling of railway incidents, violations upon detection thereof
1. Persons who detect acts or incidents which may obstruct or cause unsafety to railway communications and transport shall have to report them in time to station authorities, railway units, local administrations or the nearest police offices for taking handling measures; in case of urgency, measures must be taken immediately to signal the trains to stop.
2. Organizations or individuals that receive such reports or signals to urgently stop the trains must take immediate handling measures to ensure railway communications and transport safety and notify units which directly manage the railway infrastructures thereof so as to take initiative in coordinating with relevant units in quickly applying remedies.
3. Organizations or individuals that commit acts of obstructing, or causing unsafety to, railway communications and transport must be handled and pay compensations according to the provisions of law.
Article 80.- Responsibility to maintain order and safety in railway activities of railway business enterprises
1. Railway business enterprises shall have the responsibility to organize the maintenance of order and safety in railway activities under their respective management; to assume the prime responsibility for, and coordinate with police offices, local administrations in, preventing, stopping and handling according to competence acts of violating the legislation on railways and take responsibility before law for their own decisions.
2. The train security forces shall be equipped with facilities, uniforms, badges, support tools under the Government's regulations and have the following tasks:
a) To detect and stop acts of infringing upon the life, health, property of people, causing disorder, unsafety and other acts of law violation onboard trains; to temporarily hold in custody according to administrative procedures and hand over the violators to station chiefs, police offices of local administrations when trains stop at the nearest stations;
b) To stop, apply coercive measures against persons who commit acts of illegally obstructing train operations, throwing earth, rocks or other objects thus causing damage or unhygiene to trains; to temporarily hold in custody and hand over violators to station chiefs, police offices or local administrations when trains stop at the nearest stations;
c) To coordinate with the railway infrastructure-security forces, police forces and local administrations in promptly detecting and preventing acts of encroaching upon railway infrastructures, railway traffic means, causing unsafety to railway communications and transport;
d) To participate in settling, redressing incidents, natural disasters, railway accidents as defined in Article 11 and Article 37 of this Law.
Article 81.- Police forces' responsibility to ensure security, order and safety in railway activities
The police forces shall, within the scope of their tasks and powers, have to assume the prime responsibility for, and coordinate with railway security forces, railway inspectorate, railway officials, public servants and employees and local administrations in localities where railway stations are located and/or railways run through in, organizing the maintenance of security, order and safety in railway activities.
Article 82.- People's Committees' responsibility to ensure security, order and safety in railway activities
1. People's Committees at all levels shall, within the scope of their tasks and powers, have to organize the implementation of the provisions of Clause 2, Article 10 of this Law in order to raise the people's sense of maintaining railway traffic security, order and safety.
2. People's Committees at all levels of the localities where railway stations are located and/or rail routes run through shall have the following responsibilities:
a) To direct the local police forces in coordinating with the railway security forces to prevent and handle in time acts of encroaching upon railway infrastructures and/or railway traffic means and other acts of violating the legislation on railway communications and transport safety;
b) To participate in settling railway traffic accidents under the provisions of Article 11 of this Law.