CHƯƠNG II Luật Đường sắt 2005: Kết cấu hạ tầng đường sắt
Số hiệu: | 35/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 20/08/2005 | Số công báo: | Từ số 23 đến số 24 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Đường sắt - Ngày 14/6/2005, Quốc hội đã thông qua Luật Đường sắt số 35/2005/QH11, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006. Luật quy định: Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và vận tải đường sắt, tham gia đấu thầu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đường sắt. Nhà nước bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử, bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh đường sắt... Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt đã được phê duyệt, đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, gắn kết với quy hoạch phát triển vùng, ngành kinh tế và quy hoạch phát triển các loại hình giao thông vận tải khác. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được lập cho từng giai đoạn 10 năm và có định hướng cho 10 năm tiếp theo... Ga đường sắt phải có tên ga, không được đặt tên ga trùng nhau, phải có hệ thống thoát hiểm, hệ thống phòng cháy, chữa cháy với đầy đủ phương tiện, dụng cụ để sẵn sàng cứu chữa khi cần thiết, hệ thống bảo đảm chiếu sáng, thông gió, vệ sinh môi trường... Trường hợp đường sắt, đường bộ chạy song song gần nhau thì phải bảo đảm đường này nằm ngoài hành lang an toàn giao thông của đường kia, trường hợp địa hình không cho phép thì trên lề đường bộ phía giáp với đường sắt phải xây dựng công trình phòng hộ ngăn cách, trừ trường hợp đỉnh ray đường sắt cao hơn mặt đường bộ từ 3 mét trở lên...
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hệ thống đường sắt Việt Nam bao gồm:
a) Đường sắt quốc gia phục vụ nhu cầu vận tải chung của cả nước, từng vùng kinh tế và liên vận quốc tế;
b) Đường sắt đô thị phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của hành khách ở thành phố, vùng phụ cận;
c) Đường sắt chuyên dùng phục vụ nhu cầu vận tải riêng của tổ chức, cá nhân.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng nối vào đường sắt quốc gia; công bố việc đóng mở tuyến, đoạn tuyến đường sắt, khu đoạn của đường sắt quốc gia.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố đường sắt đô thị do địa phương quản lý.
4. Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố đường sắt chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý không nối vào đường sắt quốc gia.
1. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt đã được phê duyệt; đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước; gắn kết với quy hoạch phát triển vùng, ngành kinh tế và quy hoạch phát triển các loại hình giao thông vận tải khác. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được lập cho từng giai đoạn mười năm và có định hướng cho mười năm tiếp theo.
2. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt đã được phê duyệt; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; gắn kết với quy hoạch phát triển các loại hình giao thông vận tải công cộng khác. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị được lập cho từng giai đoạn mười năm và có định hướng cho mười năm tiếp theo.
3. Trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải của đô thị đặc biệt, đô thị loại I, cảng biển quốc gia, cảng hàng không quốc tế phải có nội dung phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt.
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt từng vùng, khu đầu mối giao thông đường sắt phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia đã được phê duyệt.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
3. Cơ quan, người phê duyệt quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có quyền điều chỉnh quy hoạch khi cần thiết.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch đã được phê duyệt; tổ chức triển khai cắm mốc chỉ giới phạm vi đất dành cho đường sắt đã được quy hoạch.
1. Kinh phí để thực hiện việc lập, thẩm định, công bố quy hoạch, cắm mốc chỉ giới phạm vi đất quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do ngân sách trung ương cấp.
2. Kinh phí để thực hiện việc lập, thẩm định, công bố quy hoạch, cắm mốc chỉ giới phạm vi đất quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị do ngân sách địa phương cấp.
3. Ngoài các nguồn kinh phí được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, kinh phí cho công tác quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt có thể được huy động từ các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng ban hành định mức chi để thực hiện việc lập, thẩm định, công bố quy hoạch, cắm mốc chỉ giới phạm vi đất quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị.
1. Đất dành cho đường sắt gồm đất để xây dựng công trình đường sắt, đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt.
2. Đất dành cho đường sắt phải được sử dụng đúng mục đích đã được phê duyệt và tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư trong việc giải phóng mặt bằng và tái định cư cho nhân dân;
b) Quản lý đất dành cho đường sắt đã được quy hoạch.
4. Công trình xây dựng mới trong phạm vi đất dành cho đường sắt đã cắm mốc chỉ giới không được bồi thường khi giải phóng mặt bằng, trừ công trình được xây dựng theo quy định tại Điều 33 của Luật này.
1. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt là việc đầu tư xây dựng mới kết cấu hạ tầng đường sắt; đổi mới công nghệ; nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng đường sắt hiện có; điện khí hóa đường sắt; hiện đại hoá hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt.
2. Chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Tuân thủ quy hoạch, kế hoạch và dự án đã được phê duyệt;
b) Bảo đảm tính đồng bộ theo cấp kỹ thuật đường sắt;
c) Bảo đảm cảnh quan, bảo vệ môi trường.
3. Chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị được hưởng các ưu đãi sau đây:
a) Được giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng tuyến đường sắt; được thuê đất với mức ưu đãi nhất đối với đất dùng để xây dựng các công trình khác của kết cấu hạ tầng đường sắt;
b) Hỗ trợ toàn bộ kinh phí giải phóng mặt bằng đối với đất dành cho đường sắt để xây dựng tuyến đường;
c) Miễn, giảm thuế nhập khẩu vật tư, công nghệ, thiết bị kỹ thuật trong nước chưa sản xuất được theo quy định của pháp luật về thuế;
d) Các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
4. Công trình đường sắt sau khi xây dựng, nâng cấp, cải tạo phải được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu.
5. Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình công bố Danh mục dự án kêu gọi đầu tư trong từng thời kỳ và Danh mục dự án đã được cấp giấy phép đầu tư.
1. Vị trí kết nối các tuyến đường sắt trong nước phải tại ga đường sắt. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng vào đường sắt quốc gia.
2. Chỉ đường sắt quốc gia mới được kết nối với đường sắt nước ngoài. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc kết nối giữa đường sắt quốc gia với đường sắt nước ngoài.
1. Đường sắt quốc gia có khổ đường là 1435 milimét, 1000 milimét. Đường sắt đô thị có khổ đường 1435 milimét hoặc đường sắt một ray tự động dẫn hướng. Đường sắt chuyên dùng không kết nối vào đường sắt quốc gia do tổ chức, cá nhân đầu tư quyết định khổ đường theo nhu cầu sử dụng.
2. Đường sắt được phân thành các cấp kỹ thuật. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cấp kỹ thuật và tiêu chuẩn cấp kỹ thuật đường sắt.
1. Ga đường sắt bao gồm:
a) Ga hành khách là hệ thống công trình được xây dựng để đón, trả khách, thực hiện dịch vụ liên quan đến vận tải hành khách và tác nghiệp kỹ thuật; ga hành khách phải có công trình dành riêng phục vụ hành khách là người khuyết tật;
b) Ga hàng hoá là hệ thống công trình được xây dựng để giao, nhận, xếp, dỡ, bảo quản hàng hoá, thực hiện dịch vụ khác liên quan đến vận tải hàng hoá và tác nghiệp kỹ thuật;
c) Ga kỹ thuật là hệ thống công trình được xây dựng để thực hiện tác nghiệp kỹ thuật đầu máy, toa xe phục vụ cho việc chạy tàu;
d) Ga hỗn hợp là ga đồng thời có chức năng của hai hoặc ba loại ga quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
2. Ga đường sắt phải có tên ga, không được đặt tên ga trùng nhau. Tại ga có nhiều đường tàu khách phải có bảng tên ke ga và bảng chỉ dẫn đến ke ga. Các đường tàu trong ga phải có số hiệu riêng và không được trùng số hiệu.
3. Ga đường sắt phải có hệ thống thoát hiểm; hệ thống phòng cháy, chữa cháy với đầy đủ phương tiện, dụng cụ để sẵn sàng cứu chữa khi cần thiết; hệ thống bảo đảm chiếu sáng, thông gió, vệ sinh môi trường.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy phạm kỹ thuật khai thác, tiêu chuẩn kỹ thuật ga đường sắt; quyết định và công bố việc đóng, mở ga đường sắt.
1. Công trình, thiết bị báo hiệu cố định trên đường sắt bao gồm:
a) Cột tín hiệu, đèn tín hiệu;
b) Biển hiệu, mốc hiệu;
c) Biển báo;
d) Rào, chắn;
đ) Cọc mốc chỉ giới;
e) Các báo hiệu khác.
2. Công trình, thiết bị báo hiệu cố định trên đường sắt phải được xây dựng, lắp đặt đầy đủ phù hợp với cấp kỹ thuật và loại đường sắt; kiểm tra định kỳ để công trình, thiết bị báo hiệu thường xuyên hoạt động tốt.
1. Đường sắt giao nhau với đường sắt phải giao khác mức, trừ trường hợp đường sắt chuyên dùng giao nhau với đường sắt chuyên dùng.
2. Đường sắt giao nhau với đường bộ phải xây dựng nút giao khác mức trong các trường hợp sau đây:
a) Đường sắt có tốc độ thiết kế từ 160 kilômét/giờ trở lên giao nhau với đường bộ;
b) Đường sắt giao nhau với đường bộ từ cấp III trở lên; đường sắt giao nhau với đường bộ đô thị;
c) Đường sắt đô thị giao nhau với đường bộ, trừ đường xe điện bánh sắt.
3. Chủ đầu tư xây dựng đường sắt mới phải chịu trách nhiệm xây dựng nút giao khác mức theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; chủ đầu tư xây dựng đường bộ mới phải chịu trách nhiệm xây dựng nút giao khác mức theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này khi chưa có đủ điều kiện tổ chức giao khác mức thì Uỷ ban nhân dân các cấp, chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, cá nhân có nhu cầu giao thông qua đường sắt phải tuân theo những quy định sau đây:
a) Nơi được phép xây dựng đường ngang phải thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
b) Nơi không được phép xây dựng đường ngang phải xây dựng đường gom nằm ngoài hành lang an toàn giao thông đường sắt để dẫn tới đường ngang hoặc nút giao khác mức gần nhất.
1. Trường hợp đường sắt, đường bộ chạy song song gần nhau thì phải bảo đảm đường này nằm ngoài hành lang an toàn giao thông của đường kia; trường hợp địa hình không cho phép thì trên lề đường bộ phía giáp với đường sắt phải xây dựng công trình phòng hộ ngăn cách, trừ trường hợp đỉnh ray đường sắt cao hơn mặt đường bộ từ 3 mét trở lên.
2. Trường hợp đường sắt, đường bộ chạy song song chồng lên nhau thì khoảng cách theo phương thẳng đứng từ điểm cao nhất của mặt đường bộ phía dưới hoặc đỉnh ray đường sắt phía dưới đến điểm thấp nhất của kết cấu đường phía trên phải bằng chiều cao bảo đảm an toàn giao thông của đường phía dưới.
Hoạt động bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt là hoạt động nhằm bảo đảm an toàn và tuổi thọ của công trình đường sắt; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt bao gồm:
1. Phạm vi bảo vệ đường sắt;
2. Phạm vi bảo vệ cầu đường sắt;
3. Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt;
4. Phạm vi bảo vệ ga đường sắt;
5. Phạm vi bảo vệ công trình thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện cho đường sắt;
6. Phạm vi bảo vệ phía dưới mặt đất của công trình đường sắt.
Phạm vi bảo vệ đường sắt bao gồm khoảng không phía trên, dải đất hai bên và phía dưới mặt đất của đường sắt được quy định như sau:
1. Phạm vi bảo vệ trên không của đường sắt tính từ đỉnh ray trở lên theo phương thẳng đứng đối với đường khổ 1000 milimét theo cấp kỹ thuật là 5,30 mét; đối với đường khổ 1435 milimét là 6,55 mét. Khoảng cách giữa đường sắt với đường tải điện đi ngang qua phía trên đường sắt được thực hiện theo quy định của Luật điện lực;
2. Phạm vi dải đất bảo vệ hai bên đường sắt được xác định như sau:
a) 7 mét tính từ mép ngoài của ray ngoài cùng trở ra đối với nền đường không đắp, không đào;
b) 5 mét tính từ chân nền đường đắp hoặc 3 mét tính từ mép ngoài của rãnh thoát nước dọc trở ra đối với nền đường đắp;
c) 5 mét tính từ mép đỉnh đường đào hoặc 3 mét tính từ mép ngoài của rãnh thoát nước đỉnh trở ra đối với nền đường đào;
3. Phạm vi bảo vệ phía dưới mặt đất của đường sắt được thực hiện theo quy định tại Điều 32 của Luật này.
1. Phạm vi bảo vệ cầu đường sắt bao gồm khoảng không, vùng đất, vùng nước và vùng đất dưới mặt nước xung quanh cầu.
2. Phạm vi bảo vệ trên không của cầu là 2 mét theo phương thẳng đứng, tính từ điểm cao nhất của kết cấu cầu; trong trường hợp cầu chỉ có lan can thì phạm vi bảo vệ trên không của cầu đường sắt không được nhỏ hơn chiều cao giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này.
3. Phạm vi bảo vệ cầu theo chiều dọc được tính như sau:
a) Từ cột tín hiệu phòng vệ phía bên này cầu đến cột tín hiệu phòng vệ phía bên kia cầu đối với cầu có cột tín hiệu phòng vệ;
b) Từ đuôi mố cầu bên này đến đuôi mố cầu bên kia và cộng thêm 50 mét về mỗi bên đầu cầu đối với cầu không có cột tín hiệu phòng vệ.
4. Phạm vi bảo vệ cầu theo chiều ngang được tính như sau:
a) Cầu cạn và cầu vượt sông trong đô thị có chiều dài dưới 20 mét, tính từ mép lan can ngoài cùng trở ra mỗi bên là 5 mét;
b) Cầu vượt sông trong đô thị có chiều dài từ 20 mét trở lên và cầu ngoài đô thị, tính từ mép ngoài cùng của kết cấu cầu trở ra mỗi bên là 20 mét đối với cầu dài dưới 20 mét; 50 mét đối với cầu dài từ 20 mét đến dưới 60 mét; 100 mét đối với cầu dài từ 60 mét đến 300 mét; 150 mét đối với cầu dài trên 300 mét.
Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt bao gồm vùng đất, khoảng không xung quanh hầm, tính từ điểm ngoài cùng của thành hầm trở ra về các phía là 50 mét; trường hợp phạm vi bảo vệ hầm không bảo đảm được quy định này thì phải có giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn công trình hầm được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
Phạm vi bảo vệ ga đường sắt bao gồm tường rào, mốc chỉ giới, toàn bộ vùng đất, khoảng không phía trong tường rào, mốc chỉ giới ga, trong dải đất từ cột tín hiệu vào ga phía bên này đến cột tín hiệu vào ga phía bên kia của ga đường sắt.
Phạm vi bảo vệ công trình thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện đường sắt bao gồm khoảng không, vùng đất xung quanh công trình đó được tính như sau:
1. Phạm vi bảo vệ cột thông tin, cột tín hiệu, cột điện đường sắt nằm ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt là 3,5 mét tính từ tim cột trở ra xung quanh;
2. Phạm vi bảo vệ đường dây thông tin, dây tín hiệu, dây điện đường sắt là 2,5 mét tính từ đường dây ngoài cùng trở ra theo chiều ngang và phương thẳng đứng.
Phạm vi bảo vệ phía dưới mặt đất của công trình đường sắt khi có công trình được xây dựng ngầm dưới công trình đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.
1. Công trình và hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt khi bắt buộc phải xây dựng hoặc tiến hành phải được cấp phép theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Chủ đầu tư công trình hoặc tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt phải tuân theo các quy định sau đây:
a) Khi lập dự án xây dựng, tiến hành hoạt động phải có ý kiến bằng văn bản của doanh nghiệp quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt;
b) Trước khi thi công công trình hoặc tiến hành hoạt động phải có phương án bảo đảm an toàn cho công trình đường sắt và giao thông vận tải đường sắt được doanh nghiệp quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt chấp thuận bằng văn bản;
c) Khi hoàn thành công trình hoặc kết thúc hoạt động phải dỡ bỏ các chướng ngại vật có khả năng gây mất an toàn đến công trình đường sắt, giao thông vận tải đường sắt do xây dựng công trình hoặc tiến hành hoạt động gây ra; bàn giao hồ sơ hoàn công cho doanh nghiệp quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt.
3. Chủ đầu tư công trình hoặc tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho công trình đường sắt và an toàn giao thông vận tải đường sắt theo quy định của pháp luật.
1. Việc xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và tiến hành hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt không được làm ảnh hưởng đến an toàn của công trình đường sắt và an toàn giao thông vận tải đường sắt.
2. Trong trường hợp việc xây dựng, khai thác tài nguyên và tiến hành các hoạt động khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của công trình đường sắt hoặc an toàn giao thông vận tải đường sắt thì chủ đầu tư công trình, tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên và tiến hành hoạt động khác phải có biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết cho công trình đường sắt và an toàn giao thông vận tải đường sắt.
3. Chủ đầu tư công trình, tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên và tiến hành hoạt động khác phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho công trình đường sắt và an toàn giao thông vận tải đường sắt.
1. Phạm vi giới hạn hành lang an toàn giao thông đường sắt được quy định như sau:
a) Chiều cao giới hạn trên không tính từ đỉnh ray trở lên theo phương thẳng đứng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này;
b) Chiều rộng giới hạn hai bên đường sắt tính từ mép chân nền đường đắp, mép đỉnh mái đường đào, mép ray ngoài cùng của đường không đào, không đắp trở ra mỗi bên là 15 mét đối với đường sắt trong khu gian; tính từ mép ray ngoài cùng trở ra mỗi bên là 2 mét đối với đường sắt trong ga, trong cảng, trong tường rào.
2. Hành lang an toàn giao thông đường sắt tại khu vực đường ngang phải bảo đảm tầm nhìn cho người tham gia giao thông và phù hợp với cấp đường ngang.
3. Trong hành lang an toàn giao thông đường sắt chỉ được phép trồng cây thấp dưới 1,5 mét và phải trồng cách mép chân nền đường đắp ít nhất 2 mét, cách mép đỉnh mái đường đào ít nhất 5 mét hoặc cách mép ngoài rãnh thoát nước dọc của đường, rãnh thoát nước đỉnh ít nhất 3 mét.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể hành lang an toàn giao thông tại khu vực đường ngang, đường sắt đô thị.
1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm bảo vệ, kiểm tra, sửa chữa, bảo trì công trình đường sắt để bảo đảm giao thông vận tải đường sắt hoạt động thông suốt, an toàn.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt để hoạt động giao thông vận tải phải thực hiện đúng các quy định về bảo đảm an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có đường sắt đi qua có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhân dân bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt; tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng đường sắt và an toàn giao thông vận tải đường sắt trên địa bàn.
4. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, tham gia ứng cứu khi công trình đường sắt bị hư hỏng. Khi phát hiện công trình đường sắt bị hư hỏng hoặc hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng đường sắt phải kịp thời báo cho Uỷ ban nhân dân, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc cơ quan công an nơi gần nhất. Người nhận được tin báo phải kịp thời thực hiện các biện pháp xử lý để bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường sắt.
5. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tổ chức bảo vệ công trình đường sắt đặc biệt quan trọng.
6. Mọi hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng đường sắt phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương nơi có đường sắt đi qua và tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt.
2. Khi có sự cố, thiên tai, tai nạn làm hư hỏng kết cấu hạ tầng đường sắt thì doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm kịp thời tổ chức khắc phục hậu quả, khôi phục giao thông, phục hồi lại kết cấu hạ tầng đường sắt bảo đảm tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
3. Khi có sự cố, thiên tai, tai nạn làm ách tắc giao thông đường sắt, tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt được quyền huy động mọi phương tiện, thiết bị, vật tư, nhân lực cần thiết và chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố kịp thời tổ chức khắc phục hậu quả, khôi phục giao thông vận tải. Tổ chức, cá nhân được huy động có nghĩa vụ chấp hành và được thanh toán chi phí.
4. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố, tai nạn phải thanh toán chi phí khắc phục hậu quả sự cố, tai nạn, bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Section 1. RAILWAY INFRASTRUCTURE PLANNING, INVESTMENT AND CONSTRUCTION
Article 13.- Vietnamese railway system:
1. The Vietnamese railway system includes:
a) National railways in service of common transport demands of the whole country, each economic region and international transportation;
b) Urban railways in service of daily movement demands of passengers in cities and the vicinities thereof;
c) Specialized railways in service of exclusive transport demands of organizations or individuals.
2. The Minister of Transport shall publicize the national railways, urban railways, specialized railways connected to national railways; publicize the opening and closure of rail routes, route sections, depot-to-depot sections of national railways.
3. Provincial-level People's Committees shall publicize urban railways under their local management.
4. Ministries, provincial-level People's Committees shall publicize specialized railways under their respective management, which are not connected to national railways.
Article 14.- Planning on railway infrastructure development
1. The planning on development of national railway infrastructures must be in line with the approved overall planning on railway development; meet the national defense and security maintenance requirements; be associated with plannings on development of economic regions, branches and plannings on development of various modes of transportation. The planning on development of national railway infrastructures shall be formulated for every ten-year period with orientations for the following ten years.
2. The planning on development of urban railway infrastructures must be in line with the approved overall planning on railway development; meet the requirements of local socio-economic development; be associated with plannings on development of other public transportation modes. The planning on development of urban railway infrastructures shall be formulated for every ten-year period with orientations for the following ten years.
3. The plannings on communications and transport development of special-grade, grade-I urban centers, national seaports, international airports must include the contents on railway infrastructure development.
Article 15.- Formulating, approving and publicizing plannings on railway infrastructure development
1. The Minister of Transport shall organize the formulation of planning on national railway infrastructure development and submit it to the Prime Minister for approval; organize the formulation and approval of detailed plannings on railway infrastructure development of each region, railway traffic hubs in conformity with the approved planning on national railway infrastructure development.
2. Provincial-level People's Committees shall organize the formulation of urban railway infrastructure development plannings and submit them to the People's Councils of the same level for approval before submission thereof to the Minister of Transport for approval.
3. Railway infrastructure development planning-approving agencies and persons defined in Clauses 1 and 2 of this Article may adjust the plannings when necessary.
4. The Minister of Transport, provincial-level People's Committee presidents shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have the responsibility to publicize the approved plannings; organize the implanting of boundary markers for planned railway land.
Article 16.- Fund for planning on railway infrastructure development
1. The fund for the planning formulation, appraisal and publicization, the planned land boundary markerpost implanting and the adjustment of planning on national railway infrastructure development shall be allocated by the central budget.
2. The fund for the planning formulation, appraisal and publicization, the planned land boundary markerpost implanting and the adjustment of planning on urban railway infrastructure development shall be allocated by local budgets.
3. In addition to the funding sources specified in Clauses 1 and 2 of this Article, the fund for railway infrastructure development planning may be mobilized from other capital sources under the provisions of law.
4. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport and the Ministry of Construction in, promulgating detailed norms for the planning formulation, appraisal and publicization, the planned land boundary markerpost implanting and the adjustment of plannings on development of national railway infrastructures and urban railway infrastructures.
Article 17.- Land reserved for railways
1. Land reserved for railways comprises land for construction of railway works, land in railway work protection areas and land in railway traffic safety corridors.
2. Land reserved for railways must be used for the approved purposes and comply with the provisions of land law.
3. People's Committees of all levels shall have the following responsibilities:
a) To assume the prime responsibility for, and coordinate with investors in, ground clearance and resettlement of displaced people;
b) To manage the land planned for railways.
4. Newly constructed works within land areas reserved for railways and marked off with boundary markerposts shall not be entitled to compensation upon ground clearance, except for works constructed in accordance with the provisions in Article 33 of this Law.
Article 18.- Investment in construction of railway infrastructures
1. Investment in construction of railway infrastructures means the investment in construction of new railway infrastructures; technological renewal; upgrading, improvement of existing railway infrastructures; railway electricification; modernization of railway communication and signaling system.
2. Investors in construction of railway infrastructures must observe the following regulations:
a) To comply with the approved plannings, plans and projects;
b) To ensure synchronism according to railway technical grades;
c) To ensure landscapes and environmental protection.
3. Investors in construction of national railway infrastructures, urban railway infrastructures shall enjoy the following preferences:
a) To be allocated land without the collection of land use levies for land used for construction of rail routes; to rent with the most preferential terms land for construction of other railway infrastructure works;
b) To be provided with full support in ground clearance fund for land used for construction of rail routes;
c) To be entitled to exemption or reduction of import tax on supplies, technologies, technical equipment, which cannot be manufactured at home yet under the provisions of tax legislation;
d) Other preferences as provided for by law.
4. Railway works, after being constructed, upgraded or renovated, must be tested before acceptance by competent agencies.
5. Ministries, provincial-level People's Committees shall, within the ambit of their tasks and powers, publicize lists of projects calling for investment in each period and lists of projects already granted investment licenses.
Article 19.- Railway connection
1. The positions for connecting domestic railway routes must be at railway stations. The Minister of Transport shall decide on the connection of urban railways and specialized railways to national railways.
2. Only national railways can be connected to foreign railways. The Prime Minister shall decide on the connection between national railways and foreign railways.
Article 20.- Railway gauges and railway technical standards
1. The national railways shall have the gauges of 1,435 millimeters or 1,000 millimeters. The urban railways shall have the gauge of 1,435 millimeters or automatic-guided monorail. Specialized railways shall not be connected to national railways as the investing organizations or individuals have decided on the railway gauges for their own use demands.
2. Railways shall be classified according to technical grades. The Minister of Transport shall stipulate the technical grades and railway technical standards.
1. Railway stations shall include:
a) Passenger station, which is a system of works constructed for receiving and releasing passengers, providing services related to passenger transportation and technical operations; a passenger station must comprise works in exclusive service of disabled passengers;
b) Freight station, which is a system of works constructed for cargo delivery, reception, loading, unloading and preservation, for provision of services related to cargo transportation and technical operations;
c) Technical station, which is a system of works constructed for performance of technical operations of locomotives, cars in service of train operations;
d) Mixed station, which is a station having the functions of two or three types of station defined at Points a, b and c of this Clause.
2. Railway stations must be named, but not identically. Multi-track passenger stations must have platform signboards and signboards directing to station platforms. Tracks in stations must be numbered separately but not identically.
3. Railway stations must have emergency exit systems; fire prevention and fighting systems with adequate equipment and instruments ready for use when necessary; the lighting, ventilation, environmental sanitation systems.
4. The Minister of Transport shall promulgate the technical regulations, on exploitation and technical standards of railway stations; decide and publicize the opening and closure of railway stations.
Article 22.- Fixed signalling facilities, equipment on railways
1. The fixed signalling facilities and equipment on railways include:
a) Signal posts, signal lights;
b) Signboards, sign marks;
c) Signal boards;
d) Barricade, barriers;
e) Boundary markerposts;
f) Other signals.
2. The fixed signaling facilities and equipment on railways must be constructed and installed adequately in conformity with technical grades and types or railroads; be periodically inspected so that the signaling facilities and equipment regularly operate well.
Article 23.- Railways intersect other railways or roads
1. Railways intersect railways must be grade crossing, except for cases where specialized railways intersect other specialized railways.
2. When railways intersect roads, grade-crossing intersections must be built in the following cases:
a) Railways with the designed speed of 160 km/hour or higher intersect roads;
b) Railways intersect roads of grade III or higher; railways intersect urban roads;
c) Urban railways intersect roads, except iron-wheel tram ways.
3. Investors in construction of new railways shall have to build grade-crossing intersections as provided for in Clauses 1 and 2 of this Article; investors in construction of new roads shall have to build grade-crossing intersections as provided for in Clause 2 of this Article.
4. For cases not specified in Clause 2 of this Article, when conditions do not permit the construction of grade-crossing intersections yet, People's Committees at different levels, project investors or organizations and individuals having demands to cross railways must observe the following regulations:
a) At places where the construction of crossroads is allowed, the Ministry of Transport's regulations must be complied with;
b) At places where the construction of crossroads is not allowed, feeding roads must be built outside the railway traffic safety corridors, leading to the nearest crossroads or grade-crossing intersections.
Article 24.- Railways run in close parallel with roads
1. In cases where railways and roads run in close parallel, it must be ensured that one road/railway must lie outside the traffic safety corridor of the other road/railway; where terrains do not permit, a seperating protection work must be built on the road's edge close to the railway, except for cases where the rail tops are three or more meters higher than the land road surface.
2. In cases where a railway and a road run in vertical parallel, the vertical distance from the highest point of the underneath surface of the road or the underneath top of the rail of the railway to the lowest point of the above road infrastructure must be equal to the height ensuring the traffic safety of the below road.
Section 2. PROTECTION OF RAILWAY INFRASTRUCTURES
Article 25.- Activities of protecting railway infrastructures
Activities of protecting railway infrastructures are activities aiming to ensure the safety and lifetime of railway works; preventing, combating, overcoming the consequences of natural calamities and accidents; preventing, stopping and handling acts of encroaching upon railway works, railway work protection scope and/or railway traffic safety corridors.
Article 26.- Railway work protection scope
The railway work protection scope shall cover:
1. The railway protection scope;
2. The railway bridge protection scope;
3. The railway tunnel protection scope;
4. The railway station protection scope;
5. The scope for protection of communication and signaling facilities, railway electricity supply systems;
6. The scope for protection of underground areas of railway works.
Article 27.- Railway protection scope
The railroad protection scope covering the overhead areas, land strips on both sides and the underground areas of the railroads is provided for as follows:
1. The overhead protection scope of a railway shall be 5.30 meters measuring from the rail top vertically upwards for the 1,000 mm-gauge according to the technical grade, or 6.55 meters for the 1,435 mm-gauge. The distance between the railway and the power transmission lines stretching above the railway shall comply with the provisions of the Electricity Law;
2. The protection scope of the land strips on both sides of the railway shall be determined as follows:
a) 7 meters from the outer edge of the outermost rail outwards for non-embanked or non-dug roadbeds;
b) 5 meters from the foot of the embanked roadbeds or 3 meters from the outer edge of the water drainage ditches outwards for embanked roadbeds;
c) 5 meters from the top edge of dug road or 3 meters from the outer edge of top water drainage ditches outwards for dug roadbeds;
3. The protection scope of the underground areas of railways shall comply with the provisions of Article 32 of this Law.
Article 28.- Railway bridge protection scope
1. The railway bridge protection scope covers the overhead spaces, the land areas, water areas and the under-water surface land areas around the bridges.
2. The overhead protection scope of a bridge shall be 2 meters measuring vertically from the highest point of the bridge structure; in cases where the bridge only has rails, the overhead protection scope of the bridge must not be shorter than the limited height defined in Clause 1, Article 27 of this Law.
3. The lengthwise bridge protection scope shall be calculated as follows:
a) From the protection signal post on this bridge head to the protection signal post on the other bridge head, for bridges with protection signal posts;
b) From the end of the abutment on this bridge head to the end of the abutment on the other head plus 50 meters to each head of the bridge, for bridges without protection signal posts.
4. Horizontal bridge protection scope shall be calculated as follows:
a) For viaducts and river-spanning bridges of less than 20 meters long in urban centers, it is 5 meters counting from the outermost edge of the rail to each side;
b) For river-spanning bridges of 20 meters long or over in urban centers and bridges outside urban centers, it is 20 meters counting from the outermost edge of the bridge structure to each side, for bridges of less than 20 meters long; 50 meters for bridges of between 20 and under 60 meters long; 100 meters for bridges of between 60 to 300 meters long; 150 meters for bridges of over 300 meters long.
Article 29.- Railway tunnel protection scope
The railway tunnel protection scope covering land areas and overhead spaces around the tunnels it is 50 meters to each side, measuring from the outermost point of the tunnel walls outward; in cases where the tunnel protection scope fails to satisfy this regulation, there must be technical solutions to ensure safety for the tunnel work, which shall be approved by the Minister of Transport.
Article 30.- Railway station protection scope
The railway station protection scope shall cover the fence walls, boundary markerposts, the total land area and overhead space within the fence walls, station boundary markerposts, within the land stretch from the station entry signal post on this end to the station-entry signal post on the other end of the railway station.
Article 31.- Scope for protection of railway communication and signaling systems, railway electricity supply systems
The scope for protection of railway communication and signaling facilities and railway electricity supply systems covers the overhead areas, the land areas around such facilities, which shall be calculated as follows:
1. The scope for protection of communication posts, signal posts, railways electric posts outside railway protection scope shall be 3.5 meters from the heart of the posts outwards;
2. The scope for protection of railway communication lines, signal lines, electricity wires shall be 2.5 meters from the outermost line horizontally outwards and vertically upwards.
Article 32.- The scope for protection of underground areas of railway works
The scope for protection of underground areas of railway works upon the construction of underground works beneath the railway works shall be decided by the Minister of Transport.
Article 33.- Work construction and activities within railway work protection scope
1. Works which must be constructed or activities which must be carried out within the railway work protection scope must be licensed under the regulations of the Minister of Transport.
2. Work investors or organizations, individuals carrying out activities within the railway work protection scope must comply with the following regulations:
a) Upon formulation of projects on work construction or carrying out of activities, there must be written opinions of enterprises managing railway infrastructures;
b) Before constructing the works or carrying out the activities, there must be schemes to ensure safety for the railway works and railway communication and transport, which are approved in writing by enterprises managing railway infrastructures;
c) Upon completion of works or conclusion of activities, all obstacles which may cause unsafety to railway works or railway communication and transport due to the work construction or activities must be removed; and the dossiers on construction completion must be handed over to enterprises managing the railway infrastructure.
3. Work investors or organizations, individuals carrying out activities within the railway work protection scope must compensate for damage caused to railway works and railway communication and transport safety due to their faults as provided for by law.
Article 34.- Constructing works, exploiting natural resources and carrying out other activities in vicinities of railway work protection scope
1. The construction of works, the exploitation of natural resources and the carrying out of other activities in the vicinities of railway work protection scope must not affect the safety of such railway works and the safety of railway communications and transport.
2. In cases where the work construction, natural resource exploitation and other activities may affect the safety of railway works or the safety of railway communications and transport, the work investors, the organizations and/or individuals exploiting natural resources or carrying out other activities must apply necessary measures to ensure safety for railway works and safety of railway communications and transport.
3. The work investors, the organizations and/or individuals exploiting natural resources or carrying out other activities must compensate for damage caused by their faults to railway works and railway communications and transport safety.
Article 35.- Railway traffic safety corridor
1. The railway traffic safety corridor limits shall be provided for as follows:
a) The limited overhead height from the rail top upward along the vertical direction shall comply with the provisions of Clause 1, Article 27 of this Law;
b) The limited width on both sides of a railway shall be 15 meters to each side, measuring from the foot edge of the embanked railroad foundation, the top edge of the talus of dug railroad, the outmost rail edge of non-dug or non-embanked railroad, for railroads in the depot-to-depot sections; 2 meters to each side, measuring from the outmost rail edge outwards, for railroads in stations, ports, within fence walls.
2. The railway traffic safety corridor in crossroad areas must ensure the vision of traffic participants and conform to the grade of the crossroads.
3. In the railway traffic safety corridors, it is only permitted to plant trees of under 1.5 meters high and trees must be planted at least 2 meters from the edge of the foot of the roadbeds, at least 5 meters from the top talus of dug roads or at least 3 meters from the edge of the horizontal water drainage ditches of the roads and the top water drainage ditches.
4. The Minister of Transport shall specify the railway traffic safety corridors in crossroad, urban railway areas.
Article 36.- Responsibilities to protect railway infrastructures
1. Railway infrastructure enterprises shall have the responsibility to protect, inspect, repair, maintain railway works in order to ensure smooth and safe railway communications and transport.
2. Organizations and individuals using railway infrastructures for communications and transport activities must strictly comply with the regulations on railway infrastructure safety.
3. People's Committees at all levels in the localities where railways run through shall have the responsibility to organize the propagation for and educate in railway infrastructure protection among people; prevent, stop and handle in time acts of infringing upon railway infrastructures and railway communications and transport safety in their respective localities.
4. Organizations and individuals shall have responsibility to protect railway infrastructures, take part in rescue when railway works get damage. Upon detection of damaged railway works or infringement upon railway infrastructures, they must promptly report such to People's Committees, railway infrastructure enterprises or police offices at the nearest places. Persons who receive such reports must promptly apply handling measures to ensure the railway communications and transport safety.
5. The Ministry of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security and the Ministry of Defense in, protecting railway works of special importance.
6. All acts of infringing upon railway infrastructures must be detected in time, handled strictly and lawfully.
Article 37.- Preventing, combating, overcoming the consequences of incidents, natural calamities, accidents to railway infrastructures
1. Railway infrastructure enterprises shall have the responsibility to assume the prime responsibility for, and coordinate with the administrations of the localities where railways run through and the concerned organizations and individuals in, preventing, combating and redressing the consequences of incidents, natural calamities, railway traffic accidents.
2. Upon the occurrence of incidents, natural calamities and/or accidents, thus damaging railway infrastructures, the railway infrastructure enterprises shall have to promptly overcome the consequences, restore traffic, rehabilitate railway infrastructures up to the technical safety and environmental protection standards.
3. Upon the occurrence of incidents, natural calamities and/or accidents, thus causing railway traffic congestion, the railway communications and transport administering organizations shall have the right to mobilize necessary means, equipment, supplies and human resources and assume the prime responsibility for, and coordinate with the administrations of the localities where the incidents happen in, overcoming the consequences, restoring communications and transport. The mobilized organizations and individuals are obliged to abide by the mobilization and shall be paid the expenses.
4. Organizations and/or individuals causing incidents and/or accidents shall have to pay expenses for overcoming the consequences of incidents, accidents, compensate for damage and be handled according to the provisions of law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực