CHƯƠNG I Luật Đường sắt 2005: Những quy định chung
Số hiệu: | 35/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 20/08/2005 | Số công báo: | Từ số 23 đến số 24 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt; phương tiện giao thông đường sắt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đường sắt; quy tắc, tín hiệu giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; kinh doanh đường sắt.
1. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến hoạt động đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bao gửi là hàng hoá được gửi theo bất kỳ chuyến tàu khách nào mà người gửi không đi cùng chuyến tàu đó.
2. Cầu chung là cầu có mặt cầu dùng chung cho cả phương tiện giao thông đường sắt và phương tiện giao thông đường bộ.
3. Chạy tàu là hoạt động để điều khiển sự di chuyển của phương tiện giao thông đường sắt.
4. Chứng vật chạy tàu là bằng chứng cho phép phương tiện giao thông đường sắt được chạy vào khu gian. Chứng vật chạy tàu được thể hiện bằng tín hiệu đèn màu, tín hiệu cánh, thẻ đường, giấy phép, phiếu đường.
5. Công lệnh tải trọng là quy định về tải trọng tối đa cho phép trên một trục và tải trọng rải đều tối đa cho phép theo chiều dài của phương tiện giao thông đường sắt được quy định trên từng cầu, đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt.
6. Công lệnh tốc độ là quy định về tốc độ tối đa cho phép phương tiện giao thông đường sắt chạy trên từng cầu, đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt.
7. Công trình đường sắt là công trình xây dựng phục vụ giao thông vận tải đường sắt, bao gồm đường, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, ga, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện và các công trình, thiết bị phụ trợ khác của đường sắt.
8. Đường ngang là đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, được Bộ Giao thông vận tải cho phép xây dựng và khai thác.
9. Ga đường sắt là nơi để phương tiện giao thông đường sắt dừng, tránh, vượt, xếp, dỡ hàng hoá, đón trả khách, thực hiện tác nghiệp kỹ thuật và các dịch vụ khác. Ga đường sắt có nhà ga, quảng trường, kho, bãi hàng, ke ga, tường rào, khu dịch vụ, trang thiết bị cần thiết và các công trình đường sắt khác.
10. Hàng siêu trọng là hàng không thể tháo rời, có tải trọng vượt quá tải trọng cho phép của toa xe, tuyến đường.
11. Hàng siêu trường là hàng không thể tháo rời, có kích thước vượt quá khổ giới hạn đầu máy, toa xe của khổ đường tương ứng.
12. Hoạt động đường sắt là hoạt động của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư phát triển, kinh doanh đường sắt, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt và những hoạt động khác có liên quan.
13. Ke ga là công trình đường sắt trong ga đường sắt để phục vụ hành khách lên, xuống tàu, xếp, dỡ hàng hóa.
14. Kết cấu hạ tầng đường sắt là công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
15 Khổ đường sắt là khoảng cách ngắn nhất giữa hai má trong của đường ray.
16. Khu đoạn là tập hợp một số khu gian và ga đường sắt kế tiếp nhau phù hợp với tác nghiệp chạy tàu.
17. Khu gian là đoạn đường sắt nối hai ga liền kề, được tính từ cột tín hiệu vào ga của ga phía bên này đến cột tín hiệu vào ga gần nhất của ga phía bên kia.
18. Nút giao cùng mức là nơi có hai hoặc nhiều tuyến đường giao nhau trên cùng một mặt bằng.
19. Nút giao khác mức là nơi có hai hoặc nhiều tuyến đường giao nhau nằm ở cao độ khác nhau.
20. Phương tiện giao thông đường sắt là đầu máy, toa xe, toa xe động lực, phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt.
21. Sản phẩm, dịch vụ công ích đường sắt là sản phẩm, dịch vụ cần thiết phục vụ cho hoạt động giao thông vận tải đường sắt mà việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí.
22. Tàu là phương tiện giao thông đường sắt được lập bởi đầu máy và toa xe hoặc đầu máy chạy đơn, toa xe động lực, phương tiện động lực chuyên dùng di chuyển trên đường sắt.
23. Tuyến đường sắt là một khu đoạn hoặc nhiều khu đoạn liên tiếp tính từ ga đường sắt đầu tiên đến ga đường sắt cuối cùng.
1. Bảo đảm hoạt động giao thông vận tải đường sắt thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác và hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
2. Phát triển đường sắt theo quy hoạch, kế hoạch, hiện đại và đồng bộ; gắn kết loại hình giao thông vận tải đường sắt với các loại hình giao thông vận tải khác.
3. Điều hành thống nhất, tập trung hoạt động giao thông vận tải đường sắt.
4. Phân định rõ giữa quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với quản lý kinh doanh của doanh nghiệp; giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải trên đường sắt do Nhà nước đầu tư.
1. Nhà nước tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị theo hướng hiện đại.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và vận tải đường sắt; tham gia đấu thầu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đường sắt.
3. Nhà nước bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử; bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh đường sắt.
4. Nhà nước khuyến khích việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và đào tạo nguồn nhân lực để phát triển đường sắt hiện đại.
1. Quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt là cơ sở để lập quy hoạch chi tiết chuyên ngành và định hướng đầu tư, xây dựng, phát triển đồng bộ, hợp lý, thống nhất mạng lưới giao thông vận tải đường sắt trong phạm vi cả nước, tạo điều kiện khai thác tiềm năng hiện có và phát triển năng lực của ngành đường sắt.
2. Quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt được lập trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh; gắn kết chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển các loại hình giao thông vận tải khác.
3. Quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt bao gồm các nội dung về phát triển kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông, đào tạo nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, công nghiệp và mạng lưới dịch vụ hỗ trợ trong lĩnh vực đường sắt.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.
2. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.
3. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) và bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ trật tự, an toàn xã hội trong hoạt động đường sắt; tổ chức lực lượng kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đường sắt đối với người, phương tiện tham gia giao thông vận tải đường sắt theo quy định của pháp luật; thống kê, cung cấp dữ liệu về tai nạn giao thông đường sắt.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong quản lý khai thác tài nguyên thuộc phạm vi đất dành cho đường sắt, vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt có ảnh hưởng đến an toàn của công trình đường sắt, an toàn giao thông vận tải đường sắt.
5. Bộ Công nghiệp có trách nhiệm bảo đảm ưu tiên nguồn điện ổn định cho đường sắt điện khí hóa và hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt.
6. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.
1. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện pháp luật về đường sắt; các biện pháp bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt; bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường sắt; tổ chức cứu nạn, giải quyết hậu quả tai nạn giao thông đường sắt xảy ra tại địa phương.
2. Lập và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị của địa phương.
3. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt; kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đường sắt tại địa phương.
1. Cơ quan, đơn vị đường sắt có trách nhiệm tổ chức, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đường sắt cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên thuộc phạm vi quản lý của mình; phối hợp với chính quyền địa phương các cấp nơi có đường sắt đi qua tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật về đường sắt.
2. Chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về đường sắt cho nhân dân tại địa phương.
3. Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đường sắt thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc giáo dục pháp luật về đường sắt trong các cơ sở giáo dục.
5. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về đường sắt.
1. Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, lái tàu hoặc nhân viên đường sắt khác trên tàu phải thực hiện các thao tác dừng tàu khẩn cấp. Trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức nhân viên đường sắt trên tàu và những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn cứu giúp người bị nạn, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của người bị nạn, đồng thời phải báo ngay cho tổ chức điều hành giao thông đường sắt, cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất và thực hiện những công việc sau đây:
a) Trường hợp tàu, đường sắt bị hư hỏng phải lập biên bản báo cáo về vụ tai nạn và cung cấp thông tin liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Trường hợp tàu, đường sắt không bị hư hỏng phải tiếp tục cho tàu chạy sau khi đã lập biên bản báo cáo về vụ tai nạn và cử người thay mình ở lại làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Người điều khiển phương tiện giao thông khác khi đi qua nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu, trừ trường hợp đang làm nhiệm vụ khẩn cấp.
3. Cơ quan công an và tổ chức, cá nhân có liên quan khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm đến ngay hiện trường để giải quyết.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt cứu giúp người bị nạn, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của người bị nạn. Trường hợp có người chết không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì Uỷ ban nhân dân nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm tổ chức chôn cất.
5. Mọi tổ chức, cá nhân không được gây trở ngại cho việc khôi phục đường sắt và hoạt động giao thông vận tải đường sắt sau khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.
1. Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt.
2. Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.
3. Tự ý mở đường ngang, xây dựng cầu vượt, hầm chui, cống hoặc các công trình khác qua đường sắt.
4. Tự ý di chuyển hoặc làm sai lệch các công trình, thiết bị báo hiệu, biển báo hiệu cố định trên đường sắt.
5. Treo, phơi, đặt vật làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt.
6. Ngăn cản việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để dừng tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cố gây mất an toàn giao thông đường sắt.
7. Vượt rào, chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng, vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh.
8. Để vật chướng ngại, đổ chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt; chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
9. Chăn thả súc vật, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
10. Đi, đứng, nằm, ngồi trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và các vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ nhân viên đường sắt, công an đang thi hành nhiệm vụ.
11. Đi, đứng, nằm, ngồi trên đường sắt, trừ nhân viên đường sắt đang tuần đường hoặc đang sửa chữa, bảo trì đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt.
12. Ném đất, đá hoặc các vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống.
13. Mang hàng cấm lưu thông, động vật có dịch bệnh, mang trái phép các chất phóng xạ, chất dễ cháy, chất dễ nổ, động vật hoang dã vào ga, lên tàu.
14. Vận chuyển hàng cấm lưu thông, động vật có dịch bệnh; vận chuyển trái phép động vật hoang dã.
15. Làm, sử dụng vé giả; bán vé trái quy định nhằm mục đích thu lợi bất chính.
16. Đưa phương tiện, thiết bị không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc phương tiện, thiết bị không có giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận đăng kiểm vào hoạt động trên đường sắt.
17. Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định.
18. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trong khi làm nhiệm vụ có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1 lít khí thở.
19. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, gây phiền hà; thực hiện hoặc dung túng hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ.
20. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về đường sắt.
This Law provides the planning on, investment in, construction and protection of railway infrastructures; railway traffic means; rights and obligations of organizations and individuals involved in railway activities; railway traffic rules, signals, order and safety assurance; railway business.
Article 2.- Subjects of application
1. This Law applies to domestic and foreign organizations and individuals involved in railway activities in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
2. Where treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contain provisions different from those of this Law, the provisions of such treaties shall apply.
Article 3.- Interpretation of terms
In this Law, the terms below shall be construed as follows:
1. Cargo luggage means the goods consigned on any passenger trains on which the consigners do not travel.
2. Common bridges mean bridges with surfaces used commonly for both railway traffic means and road traffic means.
3. Train operation means activities to operate the movement of railway traffic means.
4. Possessions mean evidences permitting railway traffic means to move into station-to-station sections. Possessions are expressed in color signal lights, semaphore signals, line cards, licenses, line notes.
5. Load pass means the regulations on the permitted maximum load per axle and the permitted maximum even-spread load according to the length of railway traffic means, which are prescribed for each bridge, section, station-to-station section, depot-to-depot section or rail line.
6. Speed pass means the regulations on the permitted maximum speed of a railways traffic means running on each bridge, section, station-to-station section, depot-to-depot section or rail line.
7. Railway works mean works constructed in service of railway communications and transport, including railways, bridges, culverts, tunnels, embankments, retaining walls, stations, water drainage systems, communications and signaling systems, power supply systems and other railway works and support facilities.
8. Crossroads mean road sections on level crossing with railways, which are built and exploited under the permission of the Ministry of Transport.
9. Railway stations mean the places where railway traffic means stop, shunt, overtake, load and/or unload cargoes, take and disembark passengers, perform technical operations and other services. A railway station comprises terminals, station plaza, warehouses, cargo yards, platforms, fence walls, service areas, necessary equipment and facilities and other railway works.
10. Superweight cargoes mean undetachable goods, with weight exceeding the permitted tonnage of wagons, rail lines.
11. Superlong cargoes mean undetachable bales with sizes exceeding the limited sizes of locomotives, and/or cars of corresponding gauges.
12. Railway activities mean activities of organizations and individuals in the domains of railway planning, development investment, business, assurance of railway communications and transport order and safety and other related activities.
13. Station platforms mean railway works in railway stations in service of passengers' embarkation onto and disembarkation from trains, cargo loading and unloading.
14. Railway infrastructures mean railway works, railway work protection areas and railway traffic safety corridor.
15. Railway gauge means the shortest distance between two inner edges of rails.
16. Depot-to-depot section means a number of station-to-station sections and successive railway stations, suitable to train operation.
17. Station-to-station section means a railway section linking two adjacent stations, measuring from the station-entry signaling post of one station to the nearest station-entry signaling post of the opposite station.
18. Level-crossing intersection means a place where two or more rail lines intersect on the same level.
19. Grade-crossing intersection means a place where two or more rail lines intersect on different levels.
20. Railway traffic means include locomotives, cars, self-propelled cars and specialized vehicles on rail tracks.
21. Railway public-utility products, services mean those necessary for railway communications and transport activities and the revenues from the provision thereof under the market mechanism cannot make up for the expenses therefor.
22. Trains mean railway traffic means formed by locomotives and cars or single locomotive, self-propelling cars, propelling specialized vehicles moving on rail tracks.
23. Rail route line means one or many successive depot-to-depot sections, measuring from the first railway station to the last one.
Article 4.- Basic principles in railway activities
1. To ensure smooth, orderly, safe, accurate and efficient railway communications and transport activities; to contribute to socio-economic development, maintain national defense and security, and protect the environment.
2. To develop railways under plannings and plans toward modernity and synchronism; to combine railway communications and transport with other modes of communications and transport.
3. To administer railway communications and transport activities in a unified and concentrated manner.
4. To clearly define the state management by state agencies from business management by enterprises; the infrastructure business from transport business on railways invested by the State.
Article 5.- Railway development policies
1. The State concentrates investment in the development of national railway and urban railway infrastructures towards modernity.
2. The State encourages domestic and foreign organizations and individuals to invest in, do business with, railway infrastructures and railway transport; to participate in bidding for provision of railway public-utility products and/or services.
3. The State ensures the environment for fair competition without discrimination; protect the legitimate rights and interests of organizations and individuals of all economic sectors participating in railway investment and business.
4. The State encourages scientific research, application of advanced sciences and technologies and training of human resources for development of modern railways.
Article 6.- Overall planning on railway development
1. The overall planning on railway development shall serve as a basis for elaboration of detailed specialized plannings and orientations for investment, construction, synchronous, rational and uniform development of the railway communications and transport network nationwide, creating conditions for tapping the existing potentials and developing the capacity of the railway sector.
2. The overall planning on railway development shall be formulated on the basis of the socio-economic development strategy; the satisfaction of defense and security requirements; the close association with the overall plannings on development of other modes of communications and transport.
3. The overall planning on railway development shall comprise contents on the development of infrastructures, traffic means, human resource training, science, technologies, industry and support service networks in the railway sector.
4. The Minister of Transport shall organize the formulation of the overall planning on railway development and submit it to the Prime Minister for approval.
Article 7.- The state management responsibilities of the Government, ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies with regard to railway activities
1. The Government shall perform the unified state management of railway activities.
2. The Ministry of Transport shall be answerable to the Government for performance of the state management of railway activities.
3. The Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport, the Ministry of Defense, the People's Committees of provinces or centrally-run cities (hereinafter referred to as the provincial-level People's Committees) and the relevant ministries as well as branches in, organizing the application of measures to protect social order and safety in railway activities; organize forces to inspect and handle violations of the law on railways by people and means participating in railway communications and transport according to the provisions of law; make statistics and supply data on railway traffic accidents.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport in, managing the exploitation of natural resources within the areas of railway land, the areas adjacent to railway work protection boundaries, which affect the safety of railway works as well as of railway communications and transport.
5. The Ministry of Industry shall have the responsibility to give priority to ensuring a stable source of electricity supply for electrified railways as well as railway communication and signaling systems.
6. Other ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have to coordinate with the Ministry of Transport in performing the state management over railway activities.
Article 8.- Provincial-level People's Committees' responsibilities for state management of railway activities
1. To organize, direct the implementation of legislation on railways; measures to protect railway infrastructures; protect the railway traffic safety corridors; organize rescues and settle consequences of railway traffic accidents upon the occurence thereof in their respective localities.
2. To formulate and organize the implementation of their localities' plannings on development of urban railway infrastructures.
3. To ensure railway communications and transport order and safety; to inspect and handle violations of railway legislation in their respective localities.
Article 9.- Railway inspectorate
1. The railway inspectorate is placed under the Ministry of Transport's inspectorate, performing the function of specialized inspection of railway activities.
2. The organization, functions, tasks and powers of the railway inspectorate shall comply with the provisions of law on inspection.
Article 10.- Propagation and dissemination of, education in, railway law
1. Railway agencies and units shall have the responsibility to organize the propagation and dissemination of, and education in, railway law for cadres, officials and employees under their respective management; coordinate with local administrations at all levels in localities where railways run through in propagating and mobilizing people to observe the railway law.
2. Local administrations at all levels shall have the responsibility to propagate, disseminate and educate in railway law constantly and widely to their local people.
3. The information and propagation agencies shall have the responsibility to organize the regular and widespread propagation and popularization of railway law to the entire population.
4. The state management agencies in charge of education and training shall have the responsibility to direct the railway law education in educational institutions.
5. Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall have the responsibility to coordinate with the concerned bodies and local administrations in propagating and mobilizing people to observe the railway law.
Article 11.- Responsibilities of organizations and individuals upon occurrence of railway traffic accidents
1. Upon the occurrence of railways traffic accidents, the train drivers or other railway personnel onboard the trains must urgently stop the trains. The train captains shall have the responsibility to organize the railway personnel onboard the trains and people present at accident scenes to rescue and assist victims, protect the property of the State and the victims, and at the same time immediately report thereon to the railway traffic control organizations, police offices, People's Committees at the nearest places, and perform the following tasks:
a) In cases where trains, tracks are damaged, to make reports on the accidents and supply information related to the accidents at requests of competent state agencies;
b) In cases where trains, tracks are not damaged, to continue with the trains' journeys after making reports on the accidents and appointing people to work on their behalf with competent state agencies.
2. Operators of other traffic means, when passing through the places where the railway traffic accidents have occurred, shall have the responsibility to carry victims for emergency treatment, except for cases where they are performing urgent tasks.
3. The police offices and relevant organizations and individuals, upon receiving reports on railway traffic accidents, shall have to immediately come to the scenes for settlement.
4. People's Committees of the localities where the railway traffic accidents have occurred shall have the responsibility to coordinate with the police offices, railway enterprises in rescuing the victims and protecting the property of the State and the victims. In cases where victims die without identification, without relatives or with relatives who are, however, incapable of carrying out the burial, People's Committees of the localities where the railway traffic accidents have occurred shall have the responsibility to bury the dead persons.
5. All organizations and individuals must not hinder the restoration of railways and railway traffic activities after the occurrence of railway traffic accidents.
Article 12.- Prohibited acts in railway activities
1. Sabotaging railway works, railway traffic means.
2. Encroaching upon railway traffic safety corridors, railway work protection areas.
3. Opening crossroads, building flyovers, tunnels, culverts or other works across railway without permission.
4. Removing or falsifying railway works, signaling equipment, fixed signboards without permission.
5. Hanging, sun-drying and placing things, which hide or falsify railway traffic signals.
6. Obstructing train operations, arbitrarily giving signals or using equipment to stop trains, except for case of detecting incidents, which cause unsafety to railway traffic.
7. Stepping over barricades or barriers, crossing crossroads when the red light is on, crossing over fences separating railways from surrounding areas.
8. Placing obstacles, pouring hazardous substances, wastes on railways, or inflammable or explosive substances in railway work protection areas and railway traffic safety corridors.
9. Grazing animals, holding marketplaces on railways, in railway work protection areas or railway traffic safety corridors.
10. Walking, standing, lying, sitting on roofs of cars, locomotives or car stairs; clinging to, standing or sitting on the sides of cars, locomotives or the couplings between cars or between cars and locomotives; opening train doors or putting heads, arms, legs or other things outside the cars when trains are running, except for railway personnel or police men who are performing their tasks.
11. Walking, standing, lying or sitting on railways, except railway personnel patrolling railways or repairing, maintaining tracks or railway traffic means.
12. Throwing earth, stones or other objects onto or from trains.
13. Carrying goods banned from circulation, diseased animals, illegally carrying radioactive, inflammable and/or explosive substances, wild animals into railway stations and/or onboard trains.
14. Transporting goods banned from circulation, or diseased animals; illegally transporting wild animals;
15. Making or using fake tickets; selling tickets in contravention of regulations for purposes of gaining illicit profits.
16. Putting means and/or equipment failing to reach technical safety standards or means and/or equipment without registration certificates or registry and inspection certificates into operation on railways.
17. Operating trains beyond the prescribed speeds.
18. Having the alcoholic content of 80 milligrams/100 milliliters of blood or 40 milligram/liter of breath by railway personnel in direct service of train operations while performing their tasks.
19. Abusing positions and/or powers to harass for bribes or cause troubles; performing or tolerating acts of law violation when performing tasks.
20. Other acts strictly prohibited under the railways law.