CHƯƠNG IV Luật Đường sắt 2005: Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu
Số hiệu: | 35/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 20/08/2005 | Số công báo: | Từ số 23 đến số 24 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Đường sắt - Ngày 14/6/2005, Quốc hội đã thông qua Luật Đường sắt số 35/2005/QH11, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006. Luật quy định: Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và vận tải đường sắt, tham gia đấu thầu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đường sắt. Nhà nước bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử, bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh đường sắt... Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt đã được phê duyệt, đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, gắn kết với quy hoạch phát triển vùng, ngành kinh tế và quy hoạch phát triển các loại hình giao thông vận tải khác. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được lập cho từng giai đoạn 10 năm và có định hướng cho 10 năm tiếp theo... Ga đường sắt phải có tên ga, không được đặt tên ga trùng nhau, phải có hệ thống thoát hiểm, hệ thống phòng cháy, chữa cháy với đầy đủ phương tiện, dụng cụ để sẵn sàng cứu chữa khi cần thiết, hệ thống bảo đảm chiếu sáng, thông gió, vệ sinh môi trường... Trường hợp đường sắt, đường bộ chạy song song gần nhau thì phải bảo đảm đường này nằm ngoài hành lang an toàn giao thông của đường kia, trường hợp địa hình không cho phép thì trên lề đường bộ phía giáp với đường sắt phải xây dựng công trình phòng hộ ngăn cách, trừ trường hợp đỉnh ray đường sắt cao hơn mặt đường bộ từ 3 mét trở lên...
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu bao gồm các chức danh sau đây:
a) Trưởng tàu;
b) Lái tàu, phụ lái tàu;
c) Nhân viên điều độ chạy tàu;
d) Trực ban chạy tàu ga;
đ) Trưởng dồn;
e) Nhân viên gác ghi;
g) Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe;
h) Nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm;
i) Nhân viên gác đường ngang, cầu chung.
2. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu quy định tại khoản 1 Điều này khi làm việc phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh do cơ sở đào tạo được Bộ Giao thông vận tải công nhận cấp;
b) Có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo định kỳ do Bộ Y tế quy định;
c) Đối với lái tàu, ngoài các điều kiện quy định tại khoản này còn phải có giấy phép lái tàu.
3. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu khi làm nhiệm vụ có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các công việc theo chức danh, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật và theo quy trình, quy phạm;
b) Tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, chấp hành các quy định, chỉ thị của cấp trên;
c) Mặc đúng trang phục, đeo phù hiệu, cấp hiệu và biển chức danh.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định nội dung, chương trình đào tạo, điều kiện đối với cơ sở đào tạo các chức danh; tiêu chuẩn các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này; nội dung, quy trình sát hạch và tổ chức cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái tàu.
1. Giấy phép lái tàu là chứng chỉ được cấp cho người trực tiếp lái phương tiện giao thông đường sắt.
2. Người được cấp giấy phép lái tàu chỉ được lái loại phương tiện giao thông đường sắt đã quy định trong giấy phép.
3. Người được cấp giấy phép lái tàu phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có độ tuổi từ đủ 23 tuổi đến 55 tuổi đối với nam, từ đủ 23 tuổi đến 50 tuổi đối với nữ; có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe;
b) Có bằng, chứng chỉ chuyên ngành lái phương tiện giao thông đường sắt do cơ sở đào tạo cấp;
c) Đã có thời gian làm phụ lái tàu liên tục 24 tháng trở lên;
d) Đã qua kỳ sát hạch đối với loại phương tiện giao thông đường sắt quy định trong giấy phép lái tàu.
1. Trưởng tàu là người chỉ huy cao nhất trên tàu, chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, phục vụ khách hàng, bảo đảm tàu chạy theo đúng lịch trình và mệnh lệnh của điều độ chạy tàu, quy trình, quy phạm chạy tàu; giải quyết tai nạn giao thông đường sắt theo quy định tại Điều 11 của Luật này.
2. Trong thời gian hành trình của tàu, trưởng tàu có quyền bắt giữ người có hành vi phạm tội quả tang; tạm giữ theo thủ tục hành chính người có hành vi vi phạm trật tự, an toàn trên tàu theo quy định của pháp luật và phải chuyển giao người đó cho trưởng ga hoặc cơ quan công an, chính quyền địa phương khi tàu dừng tại ga gần nhất.
3. Trong trường hợp cấp thiết, trưởng tàu có quyền ra mệnh lệnh đối với hành khách để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu và phải báo cáo ngay với điều độ chạy tàu hoặc nhà ga gần nhất về tình trạng cấp thiết.
4. Trưởng tàu có quyền từ chối không cho tàu chạy khi thấy chưa đủ điều kiện an toàn chạy tàu; từ chối tiếp nhận nhân viên không đủ trình độ chuyên môn, sức khoẻ làm việc theo chức danh trên tàu; tạm đình chỉ công việc của nhân viên trên tàu vi phạm kỷ luật. Trưởng tàu có trách nhiệm báo cáo ngay với cấp có thẩm quyền để giải quyết khi thực hiện quyền từ chối quy định tại khoản này.
5. Trưởng tàu có trách nhiệm lập biên bản với sự tham gia của hai người làm chứng về các trường hợp sinh, tử, bị thương xảy ra trên tàu; trưởng tàu có quyền quyết định cho tàu dừng ở ga thuận lợi nhất cho việc cứu người và phải chuyển giao người đó cùng với tài sản, giấy tờ liên quan cho trưởng ga hoặc cơ quan công an, bệnh viện, chính quyền địa phương.
6. Trước khi cho tàu chạy và trong quá trình chạy tàu, trưởng tàu có trách nhiệm kiểm tra điều kiện an toàn chạy tàu và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn cho người và phương tiện.
7. Trưởng tàu có trách nhiệm ghi nhật ký, lập các báo cáo, chứng từ liên quan đến hành trình của tàu.
8. Trường hợp nhiều tàu ghép thành đoàn tàu hỗn hợp thì trưởng tàu của tàu cuối cùng là người chỉ huy chung của đoàn tàu hỗn hợp.
1. Lái tàu là người trực tiếp điều khiển tàu; chịu trách nhiệm vận hành đầu máy an toàn, đúng tốc độ quy định, đúng lịch trình theo biểu đồ chạy tàu, mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy trình, quy phạm; có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Luật này khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.
2. Lái tàu chỉ được phép điều khiển tàu khi có giấy phép lái tàu.
3. Lái tàu có quyền từ chối không cho tàu chạy, nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho cấp có thẩm quyền để giải quyết.
4. Trước khi cho tàu chạy, lái tàu phải kiểm tra, xác nhận chứng vật chạy tàu cho phép chiếm dụng khu gian, xác nhận chính xác tín hiệu cho tàu chạy của trưởng tàu và của trực ban chạy tàu ga.
5. Trong khi chạy tàu, lái tàu có trách nhiệm kiểm tra trạng thái kỹ thuật đầu máy và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn đầu máy và an toàn chạy tàu theo quy định.
6. Trong khi thực hiện nhiệm vụ, lái tàu và phụ lái tàu phải tỉnh táo theo dõi và thực hiện đúng chỉ dẫn của các biển báo, biển hiệu, mốc hiệu trên đường, quan sát tình hình cầu đường và biểu thị của tín hiệu.
7. Trong quá trình chạy tàu, lái tàu phải kiểm tra tác dụng của phanh tự động theo quy trình, quy phạm, đặc biệt trong trường hợp khi tàu lên, xuống dốc cao và dài.
8. Phụ lái tàu là người giúp lái tàu trong quá trình chạy tàu, giám sát tốc độ chạy tàu và quan sát tín hiệu để kịp thời báo cho lái tàu xử lý.
Nhân viên điều độ chạy tàu là người trực tiếp ra lệnh chỉ huy chạy tàu theo biểu đồ chạy tàu trên một tuyến đường, khu đoạn được phân công; trực tiếp truyền đạt mệnh lệnh tổ chức chỉ huy các tàu đi cứu chữa, cứu hộ khi có sự cố chạy tàu; ra lệnh phong toả khu gian, lệnh cảnh báo tốc độ tới các đơn vị có liên quan; ra lệnh tạm đình chỉ chạy tàu nếu xét thấy có nguy cơ mất an toàn chạy tàu.
1. Trực ban chạy tàu ga là người điều hành việc lập tàu, xếp, dỡ hàng hóa, đón, tiễn hành khách, tổ chức công tác dồn, đón, tiễn tàu và các việc khác liên quan tại nhà ga theo biểu đồ chạy tàu, các mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy trình, quy phạm chạy tàu; tham gia giải quyết tai nạn giao thông đường sắt theo quy định tại Điều 11 của Luật này.
2. Trực ban chạy tàu ga có quyền từ chối không cho tàu chạy, nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và có trách nhiệm báo cáo ngay với nhân viên điều độ chạy tàu.
3. Trực ban chạy tàu ga có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện an toàn cần thiết, phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn nghề nghiệp và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn cho người, phương tiện, thiết bị, hàng hoá trong khi làm nhiệm vụ.
1. Nhân viên gác ghi là người chịu sự chỉ huy và điều hành trực tiếp của trực ban chạy tàu ga để quản lý, giám sát, kiểm tra, sử dụng ghi phục vụ cho công tác tổ chức chạy tàu của ga theo biểu đồ chạy tàu, các mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy trình, quy phạm, quy tắc quản lý kỹ thuật ga.
2. Nhân viên gác ghi có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện an toàn cần thiết, phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn nghề nghiệp và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn chạy tàu trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
1. Trưởng dồn là người chịu sự chỉ huy, điều hành của trực ban chạy tàu ga để tổ chức và thực hiện công tác dồn, ghép nối đầu máy, toa xe phục vụ cho công tác tổ chức chạy tàu, xếp, dỡ hàng hóa, vận tải hành khách của ga theo mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy trình, quy phạm, quy tắc quản lý kỹ thuật ga.
2. Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe là người chịu sự chỉ huy và điều hành trực tiếp của trưởng dồn để thực hiện công việc dồn, ghép nối đầu máy, toa xe theo quy trình, quy phạm, quy tắc quản lý kỹ thuật ga.
3. Trưởng dồn, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện an toàn cần thiết, phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn nghề nghiệp và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn chạy tàu trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
1. Nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra theo dõi thường xuyên, phát hiện kịp thời các hư hỏng, chướng ngại và xử lý bảo đảm an toàn chạy tàu trong phạm vi địa giới được phân công; ghi chép đầy đủ vào sổ tuần tra, canh gác và báo cáo cấp trên theo quy định;
b) Sửa chữa, xử lý kịp thời các hư hỏng, chướng ngại nhỏ; tham gia bảo trì đường, cầu, hầm theo phân công;
c) Kịp thời phòng vệ, nhanh chóng thông tin hoặc báo hiệu dừng tàu khi phát hiện thấy hư hỏng, chướng ngại có nguy cơ làm mất an toàn giao thông vận tải đường sắt; tham gia bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt và phương tiện giao thông đường sắt trong phạm vi được phân công.
2. Nhân viên gác đường ngang, cầu chung có trách nhiệm sau đây:
a) Đóng, mở chắn đường ngang kịp thời, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi phương tiện giao thông đường sắt chạy qua đường ngang;
b) Trực tiếp kiểm tra, bảo quản, bảo trì, sử dụng công trình, trang thiết bị chắn đường ngang phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình, quy phạm.
RAILWAY PERSONNEL IN DIRECT SERVICE OF TRAIN OPERATION
Article 46.- Conditions on railway personnel in direct service of train operation
1. Railway personnel in direct service of train operation shall include:
a) Train captains;
b) Train drivers, assistant drivers;
c) Train running controllers;
d) Direct station train operators;
e) Chief shunters;
f) Switch men;
g) Couplers;
h) Railroad, bridge, tunnel patrollers, tunnel guards;
i) Crossroad, common bridge guards.
2. Railway personnel in direct service of train operation, defined in Clause1 of this Article, when performing their tasks, must satisfy the following conditions:
a) Possessing professional diplomas or certificates suitable to their titles, which are granted by training establishments recognized by the Ministry of Transport;
b) Possessing health certificates issued periodically under the Health Ministry's regulations;
c) For train drivers, apart from the conditions defined in this Clause, they must also possess train-driving licenses.
3. Railway personnel in direct service of train operation, when performing their tasks, shall have the following responsibilities:
a) To perform jobs according to their respective titles, technical grade standards, process and regulations;
b) To strictly obey the train-operation commands, observe regulations and directives of superiors;
c) To wear the prescribed uniforms, badges, insignia and title cards.
4. The Minister of Transport shall stipulate the training contents, programs, conditions for title- training establishments; criteria of the titles defined in Clause 1 of this Article; the test and examination contents and procedures and organize the grant, exchange, recovery of train-driving licenses.
Article 47.- Train-driving licenses
1. Train-driving licenses are certificates granted to persons directly driving railway traffic means.
2. Persons granted train driving licenses shall be allowed to drive only the types of railway traffic means specified in their respective driving licenses.
3. Persons granted train-driving licenses must fully satisfy the following conditions:
a) Being at the age of between 23 and 55 for men, between 23 and 50 for women; possessing health certificates;
b) Possessing professional diplomas, certificates in driving railway traffic means, granted by training establishments;
c) Having worked as train assistant-drivers for 24 consecutive months or more;
d) Having gone through a test prescribed for the types of railway traffic means in the train-driving licenses.
1. A train captain is the highest commander onboard a train, bearing the responsibility to ensure security, order, safety and service for passengers, to ensure train operations according to schedule and orders of train operators, in accordance with train operation process and regulations; to settle railway traffic accidents under the provisions in Article 11 of this Law.
2. During train itineraries, the train captains may arrest persons committing offenses in the act; to put them in custody according to administrative procedures applicable to persons committing acts of violating regulations on order and safety on trains in accordance with the provisions of law and must hand over such persons to station chiefs or local police offices or administrations when the trains stop at the nearest stations.
3. In case of urgency, train captains may order passengers in order to apply measures to ensure safety for the trains and must immediately report to train operators or the nearest stations on the state of urgency.
4. Train captains may refuse to let trains operate when deeming that safety conditions for train operations are not yet fully met; refuse to receive personnel failing to satisfy the professional qualification and/or health requirements to work onboard trains under different titles; suspend the work of train personnel who violate disciplines. Train captains have the responsibility to immediately report to competent authorities for settlement when exercising their rights of refusal defined in this Clause.
5. Train captains shall have the responsibility to make records on cases of childbirth, death, injury onboard the trains with the participation of two witnesses; train captains are entitled to decide to stop trains at stations most convenient for rescue of people and must transfer such people together with their assets and relevant papers to station chiefs or police offices, hospitals, local administrations.
6. Before permitting the trains to move and in the course of train operation, train captains shall have the responsibility to check the safety conditions for train operation and other matters related to safety of people and means.
7. Train captains shall have the responsibility to record diaries, make reports and documents related to trains' itineraries.
8. In cases where many trains are combined together into a mixed train convoy, the captain of the last train shall act as the common commander of the mixed train convoy.
Article 49.- Train drivers, assistant drivers
1. Train drivers are persons who directly operate trains; bear responsibility to operate locomotives safely, at the prescribed speeds and according to time schedule under train operation timetable, train-running commands, process and regulations; have the responsibility to observe the provisions of Article 11 of this Law upon the occurrence of railway traffic accidents.
2. Train drivers shall be allowed to operate trains only when they possess train driving licenses.
3. Train drivers shall have the right to refuse to let train move if deeming that the necessary safety conditions are not fully met and immediately report thereon to the competent authorities for settlement.
4. Before running trains, train drivers must check and certify possessions permitting the occupation of station-to-station sections, accurately identify signals of train captains and direct station train operators permitting the trains to run.
5. While operating trains, train drivers shall have the responsibility to check the technical conditions of locomotives and other matters related to safety of the locomotives and train operations according to regulations.
6. While performing their tasks, train drivers and assistant drivers must alertly monitor and strictly follow the instructions on signal boards, signboards, markerposts on roads, observe road and bridge conditions and displays of signals.
7. In the course of operating trains, train drivers must check automatic brake effects according to procedures and regulations, particularly in cases where trains climb up or down high and long slopes.
8. Train assistant drivers are persons who assist train drivers in the course of train operation, supervising train speeds and observing signals to promptly notify train drivers for handling.
Article 50.- Train-running controllers are persons who directly command train operation in accordance with the timetable on an assigned rail route, depot-to-depot section; directly pass the orders to command rescue and salvage trains upon the occurrence of train operation incidents; issue orders to blockade depot-to-depot sections, speed warning orders to relevant units; issue order to suspend train operations if deeming it unsafe for train operation.
Article 51.- Direct station train controllers
1. Direct station train controllers are persons who administer the train formation, cargo loading and unloading, reception and seeing off of passengers, organize the shunting, reception, sending of trains and other related activities in stations according to timetable, issue orders to command train operations, train operation process and regulations; participate in settling railway traffic accidents according to the provisions in Article 11 of this Law.
2. Direct station train controllers shall have the right to refuse to permit the operation of trains if deeming that necessary conditions are not fully met and have the responsibility to promptly notify the train-running controllers thereof.
3. Direct station train controllers shall have the responsibility to inspect necessary safety conditions in accordance with regulations on technical standards, professional standards and other matters related to safety for people, means, equipment and cargoes while performing their tasks.
1. Switch men are persons who are subject to the direct command and administration direct station train controllers, managing, supervising, inspecting and using switches in service of the work of organizing station train operations according to timetable, train operation commands, process and regulations, technical management rules of stations.
2. Switch men shall have the responsibility to inspect necessary safety conditions in accordance with regulations on technical standards, professional standards and other matters related to train operation safety while performing the assigned tasks.
Article 53.- Chief shunters, couplers
1. Chief shunters are persons who are subject to the command and administration of direct station train controllers, organizing and performing the locomotive-carriage shunting and coupling in service of the organization of train operations, cargo loading and unloading, passenger transportation of the stations according to train operation commands, process and regulations, technical management rules of stations.
2. Couplers are persons who are subject to the direct command and administration of chief shunters, performing the locomotive-carriage shunting and coupling according to the stations' technical management process, regulations and rules.
3. Chief shunters and couplers shall have the responsibility to inspect necessary safety conditions in accordance with the regulations on technical standards, professional standards and other matters related to train operation safety while performing the assigned tasks.
Article 54.- Railroad, bridge, tunnel patrollers, tunnel guards; crossroad, common bridge guards
1. The railroad, bridge and tunnel patrollers and tunnel guards shall have the following responsibilities:
a) To check and monitor regularly and detect in time failures, obstacles and handle them to ensure train operation safety within the assigned geographical boundaries; to fully note down in patrol and guard books and report thereon to superiors according to regulations;
b) To repair, handle in time minor failures, obstacles; to participate in maintaining railroads, bridges, tunnels as assigned;
c) To promptly protect, quickly notify or signal trains to stop upon detection of failures, obstacles which threaten the railway communications and transport safety; to participate in protection of railway infrastructures and railway traffic means within the assigned scope.
2. Crossroad, common bridge guards shall have the following responsibilities:
a) To close, open crossroad barriers in time, ensure safety for people and means joining in land traffic when railway traffic means run across crossroads;
b) To directly check, preserve, maintain and use works, crossroad barrier equipment compatible with regulations on technical standards, process and regulations.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực