CHƯƠNG V Luật Đường sắt 2005: Đường sắt đô thị
Số hiệu: | 35/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 20/08/2005 | Số công báo: | Từ số 23 đến số 24 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Đường sắt - Ngày 14/6/2005, Quốc hội đã thông qua Luật Đường sắt số 35/2005/QH11, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006. Luật quy định: Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và vận tải đường sắt, tham gia đấu thầu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đường sắt. Nhà nước bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử, bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh đường sắt... Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt đã được phê duyệt, đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, gắn kết với quy hoạch phát triển vùng, ngành kinh tế và quy hoạch phát triển các loại hình giao thông vận tải khác. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được lập cho từng giai đoạn 10 năm và có định hướng cho 10 năm tiếp theo... Ga đường sắt phải có tên ga, không được đặt tên ga trùng nhau, phải có hệ thống thoát hiểm, hệ thống phòng cháy, chữa cháy với đầy đủ phương tiện, dụng cụ để sẵn sàng cứu chữa khi cần thiết, hệ thống bảo đảm chiếu sáng, thông gió, vệ sinh môi trường... Trường hợp đường sắt, đường bộ chạy song song gần nhau thì phải bảo đảm đường này nằm ngoài hành lang an toàn giao thông của đường kia, trường hợp địa hình không cho phép thì trên lề đường bộ phía giáp với đường sắt phải xây dựng công trình phòng hộ ngăn cách, trừ trường hợp đỉnh ray đường sắt cao hơn mặt đường bộ từ 3 mét trở lên...
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đường sắt đô thị bao gồm đường tàu điện ngầm, đường tàu điện trên cao, đường sắt một ray tự động dẫn hướng và đường xe điện bánh sắt.
2. Đường sắt đô thị do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đầu tư, xây dựng, quản lý, kinh doanh.
1. Nhà nước huy động các nguồn lực để phát triển đường sắt đô thị thành một trong những loại hình giao thông chủ yếu ở các đô thị lớn.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng, chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nguồn lực để đầu tư xây dựng và khai thác đường sắt đô thị.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng đường sắt đô thị được hưởng các ưu đãi sau đây:
a) Ưu đãi quy định tại khoản 3 Điều 18 của Luật này;
b) Được Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách trung ương một phần kinh phí trong tổng mức đầu tư dự án đường sắt đô thị được duyệt.
4. Hàng năm, Nhà nước trích một khoản kinh phí từ ngân sách trung ương hỗ trợ cho dịch vụ giao thông vận tải công cộng của đô thị, trong đó có giao thông vận tải đường sắt đô thị.
1. Việc lập dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đô thị lớn đạt tiêu chuẩn kinh tế - xã hội theo quy định;
b) Chủ trương đầu tư xây dựng đường sắt đô thị phải được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua;
c) Dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị phải phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông đô thị của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Chủ đầu tư phải có đủ nguồn vốn để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị và bảo đảm sau khi xây dựng xong phải hoạt động ổn định, lâu dài và hiệu quả.
2. Chính phủ quy định tiêu chuẩn đô thị được đầu tư xây dựng đường sắt đô thị, quy định cụ thể việc thực hiện khoản 3 và khoản 4 Điều 56 của Luật này.
Khi xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau đây:
1. Phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt đô thị, bảo đảm chất lượng công trình theo cấp kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành;
2. Bảo đảm gắn kết với các loại hình giao thông vận tải công cộng khác của đô thị và đường sắt quốc gia để tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách chuyển tiếp giữa các loại hình giao thông;
3. Đáp ứng được nhu cầu vận tải hành khách lâu dài theo định hướng phát triển của đô thị;
4. Bảo vệ môi trường, không phá vỡ cảnh quan đô thị.
1. Mố, trụ cầu cạnh tuyến giao thông đường bộ hoặc những cột chống tại vị trí nguy hiểm của hầm đường tàu điện ngầm phải bảo đảm vững chắc, chống được sự cố va đập của phương tiện giao thông.
2. Hầm đường sắt đô thị phải bảo đảm có hệ thống phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vững chắc khi có hoả hoạn; bảo đảm khô ráo, chống ngập nước; có hệ thống thông gió, thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn.
3. Nhà ga, bến đỗ của đường sắt đô thị phải có biển báo, chỉ dẫn tuyến đường, ga, bến đỗ trên tuyến; bảo đảm điều kiện để hành khách đi lại thuận tiện, an toàn; có thiết bị cung cấp thông tin, bán vé, giám sát hành khách lên, xuống tàu, ra, vào ga; có hệ thống điện thoại khẩn cấp, phương tiện sơ cứu y tế và phải có hệ thống điện dự phòng cho ga tàu điện ngầm.
1. Phạm vi bảo vệ công trình và hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị phải bảo đảm an toàn cho phương tiện, người tham gia giao thông đường sắt; phù hợp với loại hình phương tiện giao thông đường sắt đô thị và địa hình, cấu trúc của đô thị.
2. Phạm vi bảo vệ công trình và hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cho từng loại hình giao thông đường sắt đô thị.
1. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị có trách nhiệm thực hiện việc bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư thông qua đấu thầu hoặc đặt hàng cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị của tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh đường sắt đô thị theo quy định của pháp luật.
1. Kinh doanh vận tải đường sắt đô thị là kinh doanh có điều kiện.
2. Giá vé vận tải đường sắt đô thị do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Việc trợ giá vận tải đường sắt đô thị được thực hiện theo hợp đồng giữa Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đô thị.
3. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đô thị phải bảo đảm chạy tàu an toàn, đều đặn, đúng giờ.
4. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đô thị phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Article 55.- Types of urban railway
1. Urban railways shall include subways, overhead trains, automatic-guided mono-rail and iron-wheel tramways.
2. Urban railway investment, construction, management and business shall be organized by provincial-level People's Committees.
Article 56.- Urban railway development policies
1. The State shall mobilize resources for development of urban railway into one of the major traffic modes in big cities.
2. Provincial-level People's Committees shall propose undertakings on construction investment, incentive policies to attract resources for investment in construction and exploitation of urban railways.
3. Organizations and individuals investing in the construction of urban railways shall be entitled to enjoy the following preferences:
a) The preferences specified in Clause 3, Article 18 of this Law;
b) To be provided with partial central budget support by the State in the total investment amount for the approved urban railway projects.
4. Annually, the State shall deduct a sum from the central budget to support urban mass transit, including urban railway communications and transport.
Article 57.- Conditions for formulation of investment projects on urban railway construction
1. Upon the formulation of investment projects on urban railway construction, the following conditions must be fully met:
a) The urban centers must be big, reaching the prescribed socio-economic standards;
b) The undertaking on investment in construction of urban railways must be adopted by provincial-level People's Councils;
c) The investment projects on construction of urban railways must be in line with the provincial/municipal plannings on urban traffic development
d) Investors must have adequate sources of capital for execution of investment projects on construction of urban railroads and ensure stable, long-term and efficient operation thereof after their completion.
2. The Government shall stipulate the standards of urban centers to be invested with the construction or urban railways, specify the implementation of Clauses 3 and 4, Article 56 of this Law.
Article 58.- Basic requirements upon construction of urban railway infrastructures
The construction of urban railway infrastructures must satisfy the following basic requirements:
1. Being compatible with urban railway technical standards, ensuring the work quality according to technical grades promulgated by the Minister of Transport;
2. Ensuring the combination with other modes of urban mass transit and national railways in order to create favorable conditions for passengers to get transition between various traffic modes;
3. Satisfying long-term passenger transportation demand along the orientation for urban development;
4. Protecting environment, not disrupting urban landscapes.
Article 59.- Urban railway bridges, tunnels, stations, stops
1. Bridge abutments and piers near land roads or props at dangerous positions of subways must be firm and steady against all crashes of traffic means.
2. Urban railway tunnels must be each furnished with fire prevention and fighting system which must be firm and steady upon occurrence of fires; must be dry, not water-logged; with air ventilating system, emergency exit system, salvage and rescue systems.
3. Urban railway stations and stops must have signboards, instructions on rail routes, stations, stops on routes; ensure conditions for passengers to travel with convenience and safety; have equipment for information supply, ticket sale, supervision of passengers embark and disembark the trains, go into and out the stations; have emergency telephone systems, first-aid facility and reserve electricity supply system for subways stations.
Article 60.- Scope of work protection and urban railway traffic safety corridors
1. The urban railway work protection scope and urban railway traffic safety corridors must ensure safety for means and people participating in railway traffic; conform to types of urban railway traffic means and urban terrains and structures.
2. The urban railway work protection scope and urban railway traffic safety corridors shall be defined by the Minister of Transport for each urban railway traffic mode.
Article 61.- Management and maintenance of urban railway infrastructures
1. Urban railway business enterprises shall have the responsibility to maintain urban railway infrastructures invested by the State through bidding or public-utility product and/or service orders placed by provincial-level People's Committees.
2. Provincial-level People's Committees shall stipulate the management and maintenance of urban railway infrastructures by organizations or individuals investing in urban railway business according to the provisions of law.
Article 62.- Urban railway transport business
1. Urban railway transport business is a conditional business.
2. The ticket prices of urban railway transportation shall be stipulated by provincial-level People's Committees.
The urban railway transport freight subsidy shall be implemented under contracts between provincial-level People's Committees and urban railway transport enterprises.
3. The urban railway transport enterprises must ensure safe, regular and timely train operations.
4. The urban railway transport enterprises must buy civil liability insurance according to the provisions of law on insurance business.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực