Chương 7 Luật Doanh nghiệp Nhà nước 1995: Quản lý phần vốn của nhà nước ở các doanh nghiệp
Số hiệu: | 39-L/CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 20/04/1995 | Ngày hiệu lực: | 30/04/1995 |
Ngày công báo: | 31/07/1995 | Số công báo: | Số 14 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Hội đồng quản trị hoặc giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) nhận vốn của Nhà nước để góp vào các doanh nghiệp khác có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1- Xây dựng phương án góp vốn trình thủ trưởng cơ quan nhà nước theo phân cấp của Chính phủ;
2- Cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật người trực tiếp quản lý phần vốn góp của Nhà nước ở các doanh nghiệp;
3- Giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn góp của Nhà nước, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước; thu lợi nhuận từ phần vốn góp của Nhà nước ở các doanh nghiệp.
Quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp quản lý phần vốn góp của Nhà nước ở các doanh nghiệp:
1- Tham gia vào Bộ máy quản lý, điều hành ở doanh nghiệp theo điều lệ doanh nghiệp;
2- Theo dõi và giám sát tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước;
3- Thực hiện chế độ báo cáo và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) về phần vốn góp của Nhà nước ở các doanh nghiệp.
Chính phủ thực hiện quyền sở hữu cổ phần chi phối và cổ phần đặc biệt của Nhà nước trong một số doanh nghiệp quan trọng nhằm hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện định hướng của Nhà nước. Chính phủ quyết định cụ thể các doanh nghiệp mà Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt.
1- Doanh nghiệp có cổ phần chi phối và doanh nghiệp có cổ phần đặc biệt của Nhà nước được thành lập, tổ chức và đăng ký theo pháp luật hiện hành.
2- Việc giải quyết các vấn đề quan trọng sau đây phải được sự nhất trí của người đại diện chủ sở hữu cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt của Nhà nước theo thoả thuận trong điều lệ doanh nghiệp:
a) Quyết định chiến lược, kế hoạch 5 năm và hàng năm của doanh nghiệp;
b) Đầu tư liên doanh, chuyển đổi hình thức tổ chức của doanh nghiệp;
c) Bổ nhiệm các chức danh quản lý chủ chốt của doanh nghiệp.
Người đại diện chủ sở hữu cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt của Nhà nước có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1- Cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật người trực tiếp quản lý cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt của Nhà nước ở doanh nghiệp;
2- Giao nhiệm vụ hàng năm và phê duyệt phương hướng, mục tiêu, biện pháp sử dụng quyền của cổ phần chi phối và quyền của cổ phần đặc biệt của Nhà nước cho người trực tiếp quản lý cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt ở doanh nghiệp;
3- Theo dõi, giám sát việc sử dụng cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt của Nhà nước; yêu cầu người trực tiếp quản lý cổ phần ở doanh nghiệp báo cáo về việc sử dụng cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt của Nhà nước, chịu trách nhiệm về việc sử dụng cổ phần của Nhà nước để định hướng doanh nghiệp phục vụ mục tiêu của Nhà nước.
Người trực tiếp quản lý cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt của Nhà nước ở doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 50 của Luật này và các quy định sau đây:
1- Xây dựng phương hướng, biện pháp trình người đại diện chủ sở hữu cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt của Nhà nước về việc sử dụng cổ phần của Nhà nước để định hướng doanh nghiệp phục vụ mục tiêu của Nhà nước;
2- Tham gia quyết định các biện pháp quản lý, điều hành của doanh nghiệp theo hướng sử dụng cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt đã được người đại diện chủ sở hữu cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt của Nhà nước phê duyệt;
3- Thực hiện chế độ báo cáo và chịu trách nhiệm trước người đại diện chủ sở hữu cổ phần chi phối và cổ phần đặc biệt của Nhà nước.
MANAGEMENT OF STATE-OWNED SHARE OF CAPITAL IN THE STATE ENTERPRISES
Section I. MANAGEMENT OF STATE-OWNED SHARE OF CAPITAL IN OTHER ENTERPRISES
Article 49.- The Board of Management, or the Director (in the enterprises which have no Board of Management) who receive capital from the State to contribute to other enterprises, have the following rights and obligations :
1. To work out projects for capital contribution, and submit it to the Head of State agency consistent with the devolution of powers by the Government;
2. To appoint, dismiss, commend/award, discipline the person directly managing the State-owned share of capital in the enterprises;
3. To supervise and control the use of the State-owned share of capital, be responsible for the effective use, preservation and development of the State-owned share of capital; collect the profits from the capital share contributed to various enterprises.
Article 50.- The rights and obligations of the person directly managing the State-owned share of capital in the enterprises :
1. To take part in the management and administration apparatus in the enterprise as prescribed by the statute of the enterprise;
2. To follow up and supervise the business operations of the enterprise having a State-owned share of capital;
3. To observe the regime of reporting and taking responsibility before the Board of Management, or the Director (in the enterprises having no Board of Management), concerning the State-owned share of capital in the enterprises.
Section II. MANAGEMENT OF STATE-OWNED PREDOMINANT SHARE AND SPECIAL SHARE
Article 51.- The Government exercises the ownership right over the predominant share and special share of the State in a number of important enterprises with the aim of guiding the enterprises along the State orientation. The Government shall decide in which enterprises the State needs to have a predominant or a special share.
1. The enterprise with a State predominant share, and the enterprise with a State special share are established, organized and registered in accordance with current legislation.
2. The handling of the following important issues needs to have the concurrence of the representative of the owner of the predominant or special share of the State, in conformity with the agreement reached in the statute of the enterprise;
a/ To decide on the strategy, the 5-year and yearly plans of the enterprise;
b/ To invest in joint venture, modify the form of organization of the enterprise;
c/ To appoint the key managerial offices of the enterprise.
Article 53.- The representative of the owner of State predominant or special share has the following rights and obligations :
1. To appoint, dismiss, commend/award, discipline the person directly managing the State predominant or special share in the enterprise;
2. To yearly assign duties, and approve the orientation, objectives, measures for using the right of the State predominant or special share, to the person directly managing the predominant or special share in the enterprise;
3. To follow up and supervise the use the State predominant or special share; to request the person directly managing shares in the enterprise to report on the use of this share, take responsibility for the use of the State share, in order to make the enterprise serve the State objectives.
Article 54.- The person directly managing the State predominant or special share in the enterprise exercises the rights and discharges the obligations stipulated in Items 1 and 2, Article 50 of this Law, and carries out the following stipulations :
1. To work out the orientation and measures, and submit them to the representative of the owner of State predominant or special share, for the use of the State share in setting orientations for the various enterprises to serve the State objectives;
2. To take part in deciding the measures concerning management and administration to be adopted by the enterprise, for the use of the predominant or special share as approved by the representative of the owner of such share;
3. To observe the reporting regime, and is responsible to the representative of the owner of the State predominant share and special share.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực