Chương 8 Luật Doanh nghiệp 1999: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
Số hiệu: | 13/1999/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 12/06/1999 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2000 |
Ngày công báo: | 08/08/1999 | Số công báo: | Số 29 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2006 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp.
2. Tổ chức đăng ký kinh doanh; hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh bảo đảm thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
3. Tổ chức thực hiện và quản lý đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất đạo đức kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp; phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; đào tạo và xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề.
4. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp theo định hướng và mục tiêu của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
5. Kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp; giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chế độ báo cáo tài chính định kỳ và báo cáo khác.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
Chính phủ quy định việc phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức đăng ký kinh doanh; thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi địa phương;
c) Hướng dẫn và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
4. Cơ quan đăng ký kinh doanh do Chính phủ quy định.
1. Giải quyết việc đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp; cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước, cho tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
3. Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết cho việc thực hiện các quy định của Luật này; đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo của doanh nghiệp.
4. Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo những nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.
5. Xử lý vi phạm các quy định về đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể theo quy định tại Luật này.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những vi phạm trong việc đăng ký kinh doanh.
7. Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Việc thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật.
Việc thanh tra về tài chính được thực hiện không quá một lần trong một năm đối với một doanh nghiệp. Thời hạn thanh tra tối đa không quá ba mươi ngày, trong trường hợp đặc biệt thời hạn thanh tra được gia hạn theo quyết định của cơ quan cấp trên có thẩm quyền, nhưng không được quá ba mươi ngày.
Việc thanh tra bất thường chỉ được thực hiện khi có căn cứ về sự vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.
2. Khi tiến hành thanh tra phải có quyết định của người có thẩm quyền; khi kết thúc thanh tra phải có biên bản kết luận thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra chịu trách nhiệm về nội dung biên bản và kết luận thanh tra.
3. Người ra quyết định thanh tra không đúng pháp luật hoặc lợi dụng thanh tra để vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động của doanh nghiệp thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
1. Năm tài chính của doanh nghiệp bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Năm tài chính đầu tiên của doanh nghiệp bắt đầu từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và kết thúc vào ngày cuối cùng của năm đó.
2. Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp bao gồm bản cân đối kế toán và bản quyết toán tài chính.
3. Trong thời hạn ba mươi ngày đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, chín mươi ngày đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp phải được gửi đến cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền; trường hợp có công ty con, thì phải gửi kèm theo bản sao có công chứng báo cáo tài chính cùng năm của công ty con.
STATE MANAGEMENT OVER ENTERPRISES
Article 114.- Contents of the State management over enterprises
1. To promulgate, disseminate and organize the implementation of legal documents on enterprises.
2. To organize business registration; to provide guidance for business registration to ensure the implementation of strategies, planning, orientation and plans for socio-economic development.
3. To organize and manage professional training and fostering, and enhancement of business ethics of enterprise managers, of professional, ethical and political qualifications of officials in charge of the State management over enterprises; and training and building up a contingent of skilled workers.
4. To implement incentive policies toward enterprises in accordance with the orientation and objectives of the strategies, planning and plans for socio-economic development.
5. To examine and inspect enterprises; and to supervise the business operations of enterprises through the system of periodical financial statements and other reports.
Article 115.- Bodies in charge of the State management over enterprises
1. The Government shall exercise the uniform State management of enterprises.
2. Ministries, ministerial level agencies and agencies attached to the Government shall, within their tasks and powers, be responsible for exercising the State management of enterprises in their delegated fields.
The Government shall provide for the coordination between ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government in the State management of enterprises.
3. The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have the following responsibilities:
a/ To exercise the State management over enterprises within their respective localities in accordance with the provisions of law;
b/ To organize business registration; to inspect, examine and supervise the operation of enterprises within their localities;
c/ To guide and instruct the People’s Committees of rural and urban districts, and provincial capital and cities in the coordination of the exercise of the State management over enterprises.
4. The business registration body shall be provided for by the Government.
Article 116.- Powers and responsibilities of the business registration body
1. To effect the business registration and to issue business registration certificates as prescribed by law.
2. To establish and manage a system of information on enterprises; to provide information to State bodies, organizations and individuals at their requests as prescribed by law.
3. To request enterprises to report on their business situation where it deems necessary for the implementation of the provisions of this Law; to urge the implementation of the reporting regime by enterprises.
4. To directly examine or to request the competent State body to examine enterprises with respect to the matters in the business registration dossiers.
5. To deal with breaches of the regulations on business registration as prescribed by law. To revoke business registration certificates and to demand dissolution of enterprises in accordance with the provisions of this Law.
6. To be responsible before law for breaches committed in the course of business registration.
7. To exercise other powers and perform other responsibilities as prescribed by law.
Article 117.- Inspection of the business operation of enterprises
1. The inspection of the business operation of enterprises shall be carried out in accordance with the functions and powers and in accordance with law.
Financial inspection shall be conducted no more than once each year for each enterprise. The duration of inspection shall not exceed thirty days, and may be extended in special cases as decided by the competent superior authority, but not exceeding thirty days.
Irregular inspection shall only be conducted when there are grounds showing breaches of law by the enterprise.
2. An inspection may only be conducted under a decision of the competent authority; minutes recording conclusions of the inspection must be made when the inspection is completed. The head of the inspection team shall be responsible for the contents of the minutes and conclusions of the inspection.
3. Where a person issues an inspection decision not in accordance with the law or takes advantage of the inspection to gain personal benefits, harass or obstruct the operation of an enterprise, such person shall, depending on the seriousness of the breach, be disciplined or examined for penal liability; and must compensate the enterprise for any damage caused in accordance with the law.
Article 118.- Fiscal year and financial statements of enterprises
1. The fiscal year of enterprises shall commence on January 1st and end on December 31 of a calendar year. The first fiscal year of an enterprise shall commence on the date of issuance of the business registration certificate and end on the last day of the same year.
2. Annual financial statements of an enterprise shall comprise the balance sheet and the profit and loss statement.
3. Within thirty days, for private enterprises and partnerships, and ninety days, for limited liability companies and joint-stock companies, after the final day of a fiscal year, the annual financial statements of enterprises must be sent to the competent tax office and the business registration body; where an enterprise has subsidiary(ies), a notarized copy of the financial statements of the subsidiary(ies) for the same year must also be included.