Chương I Luật Điện ảnh 2022: Những quy định chung
Số hiệu: | 05/2022/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 15/06/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2023 |
Ngày công báo: | 15/07/2022 | Số công báo: | Từ số 571 đến số 572 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về hoạt động điện ảnh; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh; quản lý nhà nước về điện ảnh.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia hoạt động điện ảnh tại Việt Nam và ở nước ngoài.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động điện ảnh tại Việt Nam.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về điện ảnh; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động điện ảnh.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Điện ảnh là ngành nghệ thuật tổng hợp, áp dụng công nghệ nghe nhìn và các thủ pháp sáng tác để sản xuất phim.
2. Phim là tác phẩm điện ảnh, có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh; được ghi trên các chất liệu, bằng kỹ thuật số hoặc phương tiện kỹ thuật khác và được phổ biến đến người xem, bao gồm các loại hình phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và phim kết hợp nhiều loại hình.
Phim không bao gồm sản phẩm ghi hình nhằm mục đích phổ biến tin tức trên dịch vụ phát thanh, truyền hình, không gian mạng; chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi điện tử; sản phẩm ghi hình về hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiện, tình huống hoặc chương trình thực tế.
3. Hoạt động điện ảnh bao gồm sản xuất phim, phát hành phim, phổ biến phim, quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh, lưu chiểu, lưu trữ phim, đào tạo nguồn nhân lực điện ảnh.
4. Công nghiệp điện ảnh là ngành kinh tế sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa, sử dụng tài năng nghệ thuật, tiềm năng văn hóa kết hợp với công nghệ và kỹ năng kinh doanh để tạo ra tác phẩm điện ảnh và dịch vụ điện ảnh.
5. Cơ sở điện ảnh là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác do tổ chức, cá nhân thành lập, thực hiện hoạt động điện ảnh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Sản xuất phim là quá trình tạo ra một bộ phim từ xây dựng kịch bản phim đến khi hoàn thành phim.
7. Phát hành phim là việc trao đổi, mua, bán, cho thuê, xuất khẩu, nhập khẩu phim.
8. Phổ biến phim là việc đưa phim đến người xem thông qua các hình thức chiếu phim trong rạp chiếu phim, tại địa điểm chiếu phim công cộng, tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hóa nước ngoài được thành lập tại Việt Nam, trên hệ thống truyền hình, không gian mạng và phương tiện nghe nhìn khác.
9. Phân loại phim là việc thẩm định nội dung phim, xếp loại phim để phổ biến phù hợp với độ tuổi người xem hoặc không được phép phổ biến.
10. Kịch bản phim là toàn bộ nội dung phim thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác trên các chất liệu, bằng kỹ thuật số hoặc phương tiện kỹ thuật khác.
11. Chủ sở hữu phim là tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất, kỹ thuật để sản xuất phim, mua quyền sở hữu phim hoặc được tặng cho, thừa kế quyền sở hữu phim và hình thức khác theo quy định của pháp luật.
12. Phim Việt Nam là phim đã được phép phổ biến tại Việt Nam theo quy định của Luật này và có ít nhất hai trong ba yếu tố sau: đạo diễn có quốc tịch Việt Nam, có cơ sở điện ảnh Việt Nam tham gia sản xuất phim, có chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam.
13. Cung cấp dịch vụ sản xuất phim là hoạt động cung cấp phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, bối cảnh, nhân lực và hoạt động khác liên quan đến sản xuất phim.
14. Trường quay là nơi để thực hiện cảnh quay đáp ứng điều kiện về không gian, trang thiết bị kỹ thuật để dựng bối cảnh phù hợp với việc sản xuất phim, bao gồm trường quay trong nhà và trường quay ngoài trời.
15. Địa điểm chiếu phim công cộng là nhà hát, nhà văn hóa, nhà triển lãm, trung tâm văn hóa, câu lạc bộ, cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú, cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, vũ trường, cửa hàng, cửa hiệu, sân vận động, nhà thi đấu thể thao, quảng trường, phương tiện vận tải hành khách công cộng và phương tiện, địa điểm công cộng khác có tổ chức chiếu phim.
1. Xây dựng nền điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của Nhân dân và hội nhập quốc tế.
2. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo đảm tính nhân văn, thẩm mỹ và giải trí.
3. Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do sáng tạo trong khuôn khổ của pháp luật, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh.
4. Bảo đảm sự bình đẳng, cạnh tranh công bằng của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh và phát triển công nghiệp điện ảnh.
5. Phát triển công nghiệp điện ảnh phù hợp quy luật thị trường và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
6. Sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch, có trọng tâm, trọng điểm ngân sách nhà nước và các nguồn lực xã hội đầu tư, hỗ trợ cho điện ảnh, ưu tiên vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông thôn.
7. Tuân thủ quy định của pháp luật, chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp và có trách nhiệm xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh.
1. Nhà nước có chính sách huy động các nguồn lực, thực hiện các biện pháp bảo đảm môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, phát triển thị trường điện ảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh để xây dựng ngành công nghiệp điện ảnh gắn với phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
2. Nhà nước đầu tư, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
a) Sản xuất phim thực hiện theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài lịch sử, cách mạng, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc, trẻ em, vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam;
b) Sáng tác kịch bản phim, phát hành, phổ biến phim, cung cấp kinh phí tổ chức, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phổ biến phim phục vụ vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông thôn; phục vụ trẻ em, lực lượng vũ trang và nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại, giáo dục khác;
c) Tổ chức liên hoan phim quốc gia, liên hoan phim quốc tế, liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề, chương trình phim, tuần phim tại Việt Nam; giải thưởng phim và cuộc thi phim cấp quốc gia, quốc tế; liên hoan phim, chương trình phim, tuần phim Việt Nam tại nước ngoài;
d) Nhận chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kịch bản phim, phim có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao để tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu, lưu trữ và phục vụ nhiệm vụ chính trị; biên tập, dịch, làm phụ đề phim để phục vụ hoạt động giới thiệu đất nước, con người Việt Nam;
đ) Phát triển hoạt động lý luận, phê bình điện ảnh; tuyên truyền, giới thiệu, định hướng thẩm mỹ điện ảnh;
e) Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong hoạt động điện ảnh;
g) Xây dựng và quảng bá thương hiệu điện ảnh quốc gia;
h) Xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất - kỹ thuật, trường quay phục vụ sản xuất, phát hành, phổ biến, lưu chiểu và lưu trữ phim;
i) Xây dựng hệ thống hạ tầng thống kê, cơ sở dữ liệu ngành điện ảnh.
3. Nhà nước có chính sách ưu đãi về tín dụng, thuế và đất đai đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh theo quy định của pháp luật.
4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này và các hoạt động sau đây:
a) Sản xuất, phát hành và phổ biến phim; quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh; hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cung cấp dịch vụ kỹ thuật số để phát triển điện ảnh;
b) Cung cấp dịch vụ tài chính, tín dụng, bảo lãnh, thế chấp quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm bảo hiểm để phát triển điện ảnh;
c) Tài trợ, hiến tặng cho hoạt động điện ảnh và quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh do tổ chức, cá nhân thành lập.
5. Chính phủ quy định chi tiết điểm d và điểm e khoản 2 Điều này.
1. Nhà nước có chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện phát triển tài năng điện ảnh, ưu tiên hỗ trợ tài năng trẻ; đãi ngộ thích hợp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực điện ảnh.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư, xây dựng một số cơ sở đào tạo, ngành đào tạo về điện ảnh đạt tiêu chuẩn quốc tế; hỗ trợ các cơ sở đào tạo về văn hóa nghệ thuật đào tạo chuyên ngành hoặc liên kết đào tạo điện ảnh ở trong nước và nước ngoài.
3. Nhà nước khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng, chuyển giao công nghệ nhằm phát triển nguồn nhân lực điện ảnh phục vụ sản xuất, phát hành, phổ biến phim thông qua triển khai các chương trình, dự án của Nhà nước và hợp tác với nước ngoài; kết hợp đào tạo nguồn nhân lực điện ảnh với nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ.
Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về điện ảnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội có trách nhiệm sau đây:
1. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên theo quy định của pháp luật;
2. Tham gia xây dựng, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về điện ảnh;
3. Tham gia xúc tiến, quảng bá, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về điện ảnh; xây dựng môi trường hoạt động nghề nghiệp và kinh doanh lành mạnh cho hội viên; huy động các nguồn lực xã hội để triển khai hoạt động điện ảnh theo quy định của pháp luật;
4. Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp; vận động hội viên, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh thực hiện đúng quy định của pháp luật;
5. Phát hiện và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về điện ảnh.
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được hợp tác đầu tư với cơ sở điện ảnh Việt Nam để sản xuất, phát hành, phổ biến phim theo quy định của pháp luật về đầu tư dưới hình thức sau đây:
a) Thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, trong đó, phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 51 % vốn điều lệ;
b) Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
2. Nhà văn hóa, đơn vị chiếu phim, câu lạc bộ và hiệp hội chiếu phim công cộng, đội chiếu phim lưu động của Việt Nam không được phép tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
1. Nghiêm cấm hoạt động điện ảnh có nội dung sau đây:
a) Vi phạm Hiến pháp, pháp luật; kích động chống đối hoặc phá hoại việc thi hành Hiến pháp, pháp luật;
b) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, giá trị văn hóa Việt Nam; xúc phạm Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc ca;
c) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù, kì thị giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng phản động, tệ nạn xã hội; phá hoại văn hóa, đạo đức xã hội;
d) Xuyên tạc lịch sử dân tộc, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; thể hiện không đúng, xâm phạm chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
đ) Truyền bá, ủng hộ chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan;
e) Kích động, xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; tuyên truyền, cổ súy cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bất hợp pháp;
g) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
h) Kích động bạo lực, hành vi tội ác bằng việc thể hiện chi tiết cách thức thực hiện, hình ảnh, âm thanh, lời thoại, cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, tàn bạo và những hành vi khác xúc phạm đến nhân phẩm con người, trừ trường hợp thể hiện các nội dung đó để phê phán, tố cáo, lên án tội ác, đề cao chính nghĩa, tôn vinh giá trị truyền thống, văn hóa;
i) Thể hiện chi tiết hình ảnh, âm thanh, lời thoại dâm ô, trụy lạc, loạn luân;
k) Vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, người chưa thành niên;
l) Vi phạm nguyên tắc bình đẳng giới, định kiến giới, phân biệt đối xử về giới.
2. Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
a) Phát hành, phổ biến phim trong rạp chiếu phim, trên hệ thống truyền hình và địa điểm chiếu phim công cộng mà không có Giấy phép phân loại phim của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh (sau đây gọi là Giấy phép phân loại phim) hoặc Quyết định phát sóng của cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động truyền hình (sau đây gọi là Quyết định phát sóng);
b) Phổ biến phim trên không gian mạng mà không phân loại, hiển thị kết quả phân loại phim theo quy định của Luật này;
c) Thay đổi, làm sai lệch nội dung phim và kết quả phân loại phim đối với phim đã được cấp Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng;
d) Sản xuất, phát hành, phổ biến phim, lưu chiểu, lưu trữ phim không tuân thủ quy định của Luật này, Luật Sở hữu trí tuệ và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Phát hành, phổ biến phim đã có quyết định thu hồi Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng;
e) Sao chép phim khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu phim, trừ trường hợp Luật sở hữu trí tuệ có quy định khác;
g) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện phổ biến phim tại địa điểm chiếu phim công cộng;
h) Thẩm định, cấp Giấy phép phân loại phim trái quy định của pháp luật.
This Law provides for cinematographic activities; rights, tasks, and responsibilities of agencies, organizations, and individuals engaged in cinematographic activities; state management of cinematography.
1. Vietnamese agencies, organizations, and individuals engaged in cinematographic activities in Vietnam and abroad.
2. Foreign organizations and individuals engaged in cinematographic activities in Vietnam.
3. State management agencies of cinematography; agencies, organizations, and individuals related to cinematographic activities.
Article 3. Interpretation of terms
For the purpose of this Law, the following terms shall be construed as follows:
1. “Cinematography” is a general art industry that applies audio-visual technology and creative techniques to produce films.
2. “Film” means a cinematographic work whose content is expressed by consecutive moving images or images created by technical and technological devices and has audio (or not) and other effects according to the principles of cinematographic language. A film is recorded on materials used in the cinematographic industry or via digital methods or other means of digital equipment and disseminated to viewers, including feature films, documentaries, cartoons, and films of combined genres.
Films do not include recording products for disseminating news on radio, television, and the internet; art shows, video games, recording products that show the activity of one or more people and describe events and situations, or reality shows.
3. “Cinematographic activities” means activities of producing, distributing films, promoting the development of cinematography, submitting films for legal deposit and archive, and training the cinematographic personnel.
4. “Cinematographic industry” is a creative economy in the field of culture that uses artistic talent and cultural potential combined with technology and business skills to create cinematographic works and services.
5. "Cinematographic facilities” are enterprises, public service providers, and other organizations established by organizations or individuals engaged in cinematographic activities according to this Law and relevant laws.
6. “Film production” means the process of creating a film, from developing the script to completing the film.
7. “Film distribution” means trading, purchasing, selling, leasing, exporting, or importing films.
8. “Film dissemination” means making films available to viewers via film screenings in cinemas, public screening venues, headquarters of diplomatic missions, foreign cultural agencies established in Vietnam, on television, the internet, and other audio-visual media.
9. “Film rating” means the appraisal of film content, classification of films for appropriate dissemination according to viewers’ age, or prohibition against dissemination.
10. “Film script” is the entire content of a film expressed in writing or other characters on materials used in the cinematographic industry, via digital methods, or other means of technical equipment.
11. “Film owners" are organizations or individuals that financially invest in physical and technical facilities to produce films, buy film ownership, or are gifted or inherited films and other forms as prescribed by law.
12. “Vietnamese film” means a film permitted to disseminate in Vietnam according to this Law that has at least 2 of the following factors: the director has Vietnamese nationality, a Vietnamese cinematographic facility engaged in the film production, the owner or co-owner of the film is a Vietnamese organization or individual.
13. “Provision of film production services” means the provision of means, technical equipment, backgrounds, personnel, and other activities related to film production.
14. “Studio” means a place to shoot film footage that meets the requirements of space and technical equipment to set up suitable backgrounds for film production, including indoor and outdoor studios.
15. “Public screening venues" are theatres, houses of culture, exhibition places, cultural centers, clubs, accommodation service establishments, catering establishments, disco clubs, shops, stores, stadiums, arenas, squares, public transportations, and other means or places where film screenings are held.
Article 4. Principles of cinematographic activities
1. Develop advanced Vietnamese cinematography imbued with national identity, meeting the People's demand for cultural and artistic enjoyment and international integration.
2. Preserve and promote cultural and traditional values, ensuring humanism, aesthetics, and entertainment.
3. Respect and ensure creative freedom within the framework of the law, and protect the intellectual property rights of organizations and individuals engaged in cinematographic activities.
4. Ensure equality and fair competition of organizations and individuals engaged in cinematographic activities and the development of the cinematographic industry.
5. Develop the cinematographic industry in compliance with market rules and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
6. Use the state budget and social resources to invest in and support cinematography in an effective, public, transparent, targeted, and focused manner, prioritizing the highlands, mountainous areas, borders, islands, ethnic minority areas, and rural areas.
7. Comply with regulations of the law, socio-ethical standards, and professional ethics and take responsibility for developing a healthy business culture.
Article 5. State policies on the development of cinematography and the cinematographic industry
1. The State shall promulgate policies on the mobilization of resources, implement measures to ensure a safe environment for investment and business, develop the cinematographic market, and facilitate organizations and individuals engaged in cinematographic activities to develop a cinematographic industry in association with the socio-economic development and international integration.
2. The State shall invest in and support the following activities:
a) Film production implemented according to the plan to serve political tasks on the topics of history, revolution, leaders, notables, national heroes, children, highlands, mountainous areas, borders, islands, ethnic minority areas, and preservation and promotion of Vietnamese cultural values;
b) Compilation of film scripts, distribution and dissemination of films, provision of organization budget, technical means and equipment to disseminate films to highlands, mountainous areas, borders, islands, ethnic minority areas, and rural areas and children, armed forces, and other tasks of politic, society, diplomacy, and education;
c) Organization of national film festivals, international festivals, specialized or thematic film festivals, film programs, film weeks in Vietnam; film awards and film competitions at national and international levels; Vietnamese film festivals, film programs, and film weeks abroad.
d) Receive the transfer of ownership and rights to use film scripts and films with high ideological and artistic values for dissemination, education, research, archive, and political tasks; processes of editing, translating, and subtitling films to introduce Vietnam and its citizens;
dd) Development of film ratiocination and criticism; dissemination, introduction, and orientation of cinematographic aesthetics;
e) Research and application of scientific and technological achievements to cinematographic activities;
g) Development and promotion of the Vietnamese cinematographic brand;
h) Construction and repair of technical-physical facilities and studios for film production, distribution, dissemination, and submission for legal deposit and archive;
i) Development of a statistical infrastructure system and database of the cinematographic industry.
3. The State shall promulgate incentive policies on credit, tax, and land for organizations and individuals engaged in cinematographic activities as prescribed by law.
4. The State shall encourage organizations and individuals engaged in cinematographic activities prescribed in Clause 2 of this Article and the following activities:
a) Production, distribution, and dissemination of films; promotion of the development of cinematography; international cooperation, scientific research, technology transfer, provision of digital services for the development of cinematography;
b) Provision of services of finance, credit, guarantee, and mortgage of intellectual property rights and insurance products for the development of cinematography;
c) Provision of sponsorships and gifts for cinematographic activities and cinematographic development support funds established by organizations or individuals.
5. The Government of Vietnam shall elaborate Point d and Point e Clause 2 of this Article.
Article 6. Development of cinematographic personnel
1. The State shall promulgate policies to attract, provide training and advanced training, facilitate the development of cinematographic talents, especially young talents, and provide appropriate remuneration to improve the quality of cinematographic personnel.
2. The State shall prioritize investing in, developing training facilities and training majors specialized in cinematography that meet the international standards and providing support to art and culture training facilities for specialized training or joint cinematography training in Vietnam and abroad.
3. The State shall encourage training, advanced training, and technology transfer for the development of cinematographic personnel serving the production, distribution, and dissemination of films via the implementation of programs, projects of the State, and international cooperation; combine cinematographic personnel training with research and application of science and technology.
Article 7. Socio-political-vocational organizations and socio-vocational organizations of cinematography
Socio-political-vocational organizations and socio-vocational organizations of cinematography that are established and operate according to the Law on Associations of Vietnam shall:
1. Protect the rights and legal benefits of their members as prescribed by law;
2. Participate in developing, disseminating, and providing education in policies and laws on cinematography;
3. Participate in promoting and providing training and knowledge of cinematography; develop a healthy environment of professional activities and business for their members; mobilize social resources to implement cinematographic activities as prescribed by law;
4. Develop and organize the implementation of the code of professional ethics; mobilize their members, organizations, and individuals engaged in cinematographic activities to comply with the law;
5. Detect and request competent state agencies to handle violations of the Law on Cinematography of Vietnam.
Article 8. Foreign-invested cooperation in cinematographic activities
1. Foreign organizations and individuals may cooperate with Vietnamese cinematographic facilities in investing in the production, distribution, and dissemination of films according to the Law on Investment of Vietnam under the following forms:
a) Establishment of foreign-invested organizations, capital contribution investment, share purchase, purchase of contributed capital, in which the foreign investor’s capital does not exceed 51% of the charter capital;
b) Agreement on cooperative business.
2. Houses of culture, cinema units, public cinema clubs and associations, and mobile cinema teams of Vietnam shall not participate in the agreement on cooperative business or joint ventures with foreign service providers.
Article 9. Prohibited contents and acts in cinematographic activities
1. Prohibition against contents that:
a) Violate the Constitution and laws; incite opposition to or sabotage the implementation of the Constitution and laws;
b) Disseminate contents that oppose the Socialist Republic of Vietnam; sabotage the great national unity bloc; damage the interests of Vietnam, its people, and cultural values; insult the National Flag, Communist Party of Vietnam Flag, National Emblem, and National Anthem;
c) Disseminate or incite invasive wars, cause hatred and discrimination among ethnic groups and the people of different countries; disseminate reactionary ideology and social crimes; sabotage social culture and ethics;
d) Distort the national history, deny revolutionary achievements; insult the nation, notables, and national heroes; inappropriately express or infringe the national sovereignty; slander and insult the reputation of agencies, organizations, and the honor and dignity of individuals;
dd) Disseminate and support terrorism and extremism;
e) Incite and insult religions and belief; disseminate and promote illegal belief and religious activities
g) Disclose state secrets, personal secrets of an individual, and other secrets as prescribed by law;
h) Incite violence, criminal acts via by detailing measures, images, sounds, dialogues, scenes of beating, torture, murder in a brutal manner, and acts of insulting human dignity, unless such contents are used to criticize, denounce, or condemn crimes and uphold justice, honor traditional and cultural values;
i) Show details of lewd, depraved, incestuous images, sounds, and dialogues;
k) Violate legal rights and benefits of children and minors
l) Violate principles of gender equality, gender stereotypes, and gender discrimination.
2. Prohibition against acts of:
a) Distributing or disseminating films in cinemas, on television, and public screening venues without the Film Rating License of competent state agencies of cinematography or the Broadcast Decision of press agencies with television operation permits;
b) Disseminating films on the internet without classifying such films or displaying the results of film ratings as prescribed by this Law;
c) Changing or falsifying contents of films and film rating results regarding films with Film Rating Licenses or Broadcast Decisions;
d) Producing, distributing, and disseminating films and submitting films for legal deposit and archive without compliance with this Law, the Law on Intellectual Property of Vietnam, and relevant laws;
dd) Distributing and disseminating films subject to revocation of Film Rating Licenses or Broadcast Decisions;
e) Making copies of films without the consent of their owners, unless otherwise prescribed by the Law on Intellectual Property of Vietnam;
g) Not notifying competent state agencies when disseminating films in public screening venues;
h) Appraising and issuing Film Rating Licenses contrary to the law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh
Điều 14. Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước
Điều 19. Phổ biến phim trong rạp chiếu phim
Điều 20. Phổ biến phim trên hệ thống truyền hình
Điều 21. Phổ biến phim trên không gian mạng