Chương I Luật Đầu tư công 2019: Những quy định chung
Số hiệu: | 39/2019/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 13/06/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2020 |
Ngày công báo: | 19/07/2019 | Số công báo: | Từ số 565 đến số 566 |
Lĩnh vực: | Đầu tư | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
05 nhiệm vụ, dự án không phải quyết định chủ trương đầu tư
Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư công 2019 ngày 13/6/2019 với nhiều nội dung nổi bật.
Theo đó, các nhiệm vụ, dự án không phải quyết định chủ trương đầu tư bao gồm:
- Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư;
- Nhiệm vụ quy hoạch;
- Dự án đầu tư công khẩn cấp;
- Dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia;
- Dự án thành phần thuộc dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Ngoài ra, bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình dự án của Chính phủ như sau:
Chính phủ quy định việc phân cấp thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với chương trình, dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các CQNN, ĐVSN công lập dành để đầu tư phù hợp với quy định về quyền tự chủ tài chính.
Luật Đầu tư công 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định việc quản lý nhà nước về đầu tư công; quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đầu tư công, quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
1. Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, hoạt động đầu tư công phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.
3. Việc thực hiện chương trình, dự án đầu tư công tại nước ngoài tuân thủ quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên Việt Nam với bên nước ngoài.
4. Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi, tính hiệu quả, dự kiến nguồn vốn và mức vốn của chương trình đầu tư công, dự án nhóm B, nhóm C làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
2. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi, tính hiệu quả, dự kiến nguồn vốn và mức vốn của dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
3. Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi, hiệu quả, nguồn vốn và mức vốn của chương trình, dự án đầu tư công làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.
4. Bộ, cơ quan trung ương và địa phương là cơ quan, tổ chức được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công, bao gồm:
a) Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là Bộ, cơ quan trung ương);
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Cơ quan, tổ chức khác được giao kế hoạch đầu tư công.
5. Chủ chương trình là cơ quan, tổ chức được giao chủ trì quản lý chương trình đầu tư công.
6. Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được giao trực tiếp quản lý dự án đầu tư công.
7. Chủ trương đầu tư là quyết định của cấp có thẩm quyền về những nội dung chủ yếu của chương trình, dự án đầu tư, làm căn cứ để lập, trình và phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư, quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công.
8. Chương trình đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
9. Chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của từng giai đoạn cụ thể trong phạm vi cả nước.
10. Cơ quan chủ quản là Bộ, cơ quan trung ương và địa phương quy định tại khoản 4 Điều này quản lý chương trình, dự án.
11. Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công là đơn vị có chức năng quản lý đầu tư công thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đơn vị được giao quản lý đầu tư công của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương; phòng, ban có chức năng quản lý đầu tư công thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
12. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công bao gồm Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các cấp.
13. Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công.
14. Dự án đầu tư công khẩn cấp là dự án đầu tư công nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
15. Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật này.
16. Hoạt động đầu tư công bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; nghiệm thu, bàn giao chương trình, quyết toán dự án đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công.
17. Kế hoạch đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, định hướng, danh mục chương trình, dự án đầu tư công; cân đối nguồn vốn đầu tư công, phương án phân bổ vốn, các giải pháp huy động nguồn lực và triển khai thực hiện.
18. Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư là các hoạt động để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án.
19. Nhiệm vụ quy hoạch là các hoạt động được thực hiện để lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch.
20. Nợ đọng xây dựng cơ bản là giá trị khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu của dự án thuộc kế hoạch đầu tư công được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có vốn bố trí cho phần khối lượng thực hiện đó.
21. Phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư công là xác định quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động đầu tư công.
22. Vốn đầu tư công quy định tại Luật này bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.
23. Vốn ngân sách trung ương là vốn chi cho đầu tư phát triển thuộc ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
24. Vốn ngân sách địa phương là vốn chi cho đầu tư phát triển thuộc ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
25. Vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương là vốn thuộc ngân sách trung ương bổ sung cho địa phương để đầu tư chương trình, dự án đầu tư công theo nhiệm vụ cụ thể được cấp có thẩm quyền quyết định.
1. Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Trường hợp thật sự cần thiết tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, đối với dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định; đối với dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền. Việc tách riêng dự án độc lập được thực hiện khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A.
2. Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
3. Đầu tư và hỗ trợ hoạt động đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội.
4. Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư.
5. Đầu tư phục vụ công tác lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
6. Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư đối với đối tượng quy định tại khoản này.
1. Căn cứ vào tính chất, dự án đầu tư công được phân loại như sau:
a) Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án;
b) Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự án khác không quy định tại điểm a khoản này.
2. Căn cứ mức độ quan trọng và quy mô, dự án đầu tư công được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo tiêu chí quy định tại các điều 7, 8, 9 và 10 của Luật này.
Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí sau đây:
1. Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên;
2. Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
3. Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
4. Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;
5. Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Trừ dự án quan trọng quốc gia quy định tại Điều 7 của Luật này, dự án thuộc một trong các tiêu chí sau đây là dự án nhóm A:
1. Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh có mức độ tuyệt mật;
b) Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ;
c) Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
2. Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;
b) Công nghiệp điện;
c) Khai thác dầu khí;
d) Hóa chất, phân bón, xi măng;
đ) Chế tạo máy, luyện kim;
e) Khai thác, chế biến khoáng sản;
g) Xây dựng khu nhà ở;
3. Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Giao thông, trừ dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Thủy lợi;
c) Cấp thoát nước, xử lý rác thải và công trình hạ tầng kỹ thuật khác;
d) Kỹ thuật điện;
đ) Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;
e) Hóa dược;
g) Sản xuất vật liệu, trừ dự án quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
h) Công trình cơ khí, trừ dự án quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
i) Bưu chính, viễn thông;
4. Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;
b) Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;
c) Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;
d) Công nghiệp, trừ dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
5. Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Y tế, văn hóa, giáo dục;
b) Nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình;
c) Kho tàng;
d) Du lịch, thể dục thể thao;
đ) Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại điểm g khoản 2 Điều này;
e) Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trừ dự án quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
1. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng.
2. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng.
3. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng.
4. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng.
1. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng.
2. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng.
3. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng.
4. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng.
1. Quốc hội quyết định điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia quy định tại Điều 7 của Luật này.
2. Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công quy định tại các điều 8, 9 và 10 của Luật này và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
3. Việc điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện trong trường hợp chỉ số giá có biến động lớn hoặc có điều chỉnh lớn về phân cấp quản lý đầu tư công liên quan đến tiêu chí phân loại dự án đầu tư công hoặc xuất hiện các yếu tố quan trọng khác tác động tới tiêu chí phân loại dự án đầu tư công.
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
2. Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
3. Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
4. Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.
5. Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, giải pháp, chính sách đầu tư công.
3. Theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
4. Đánh giá hiệu quả đầu tư công; kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công, việc tuân thủ kế hoạch đầu tư công.
5. Xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công.
6. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư công.
7. Hợp tác quốc tế về đầu tư công.
1. Nội dung công khai, minh bạch trong đầu tư công bao gồm:
a) Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công;
b) Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công;
c) Nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ xác định danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm;
d) Kế hoạch, chương trình đầu tư công trên địa bàn; vốn bố trí cho từng chương trình theo từng năm, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chương trình đầu tư công;
đ) Danh mục dự án trên địa bàn, bao gồm quy mô, tổng mức đầu tư, thời gian, địa điểm; báo cáo đánh giá tác động tổng thể của dự án tới địa bàn đầu tư;
e) Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm, bao gồm danh mục dự án và mức vốn đầu tư công bố trí cho từng dự án;
g) Tình hình huy động các nguồn lực và nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án đầu tư công;
h) Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án;
i) Tiến độ thực hiện và giải ngân của dự án;
k) Kết quả nghiệm thu, đánh giá chương trình, dự án;
l) Quyết toán vốn đầu tư công.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện việc công khai các nội dung đầu tư công theo quy định của pháp luật.
1. Chi phí lập, thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng nguồn chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ này.
2. Chi phí lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn chuẩn bị đầu tư.
3. Chi phí lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công sử dụng nguồn chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị lập, thẩm định kế hoạch.
4. Chi phí theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án sử dụng nguồn chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ này.
5. Chi phí thanh tra sử dụng nguồn chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị thanh tra.
6. Đối với chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, khuyến khích nhà tài trợ hỗ trợ tài chính để thanh toán các chi phí quy định tại Điều này.
1. Quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định đầu tư chương trình, dự án khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc không đúng với các nội dung về mục tiêu, phạm vi, quy mô, vượt tổng vốn đầu tư của chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Quyết định điều chỉnh tổng vốn đầu tư của chương trình, tổng mức đầu tư của dự án trái với quy định của pháp luật về đầu tư công.
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
4. Chủ chương trình, chủ đầu tư thông đồng với tổ chức tư vấn, nhà thầu dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án gây thất thoát, lãng phí vốn, tài sản của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích hợp pháp của công dân và của cộng đồng.
5. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
6. Yêu cầu tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi chương trình, dự án chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt, gây nợ đọng xây dựng cơ bản.
7. Sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật.
8. Làm giả, làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu, liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.
9. Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không đúng, không trung thực, không khách quan ảnh hưởng đến việc lập, thẩm định, quyết định kế hoạch, chương trình, dự án, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án.
10. Cố ý hủy hoại, lừa dối, che giấu hoặc lưu giữ không đầy đủ tài liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.
11. Cản trở việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công.
This Law provides for state management of public investment; management and use of public investment capital; rights, obligations and responsibilities of regulatory authorities, affiliates, entities and persons involved in public investment activities.
Article 2. Subjects of application
This Law applies to regulatory authorities, affiliates, entities and persons involved in or related to public investment, management and use of public investment capital.
Article 3. Application of Law on Public Investment, international treaties and agreements
1. Management and use of public investment capital and public investment activities shall have to comply with provisions laid down herein and other provisions of relevant law.
2. If there is any difference between provisions of this Law and those of international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member state, the latter shall prevail.
3. Public investment programs and projects in foreign countries must be implemented in accordance with provisions of international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member state or international agreements between Vietnam and foreign parties.
4. Management and use of state-owned funds invested in enterprises shall be subject to provisions of law on management and use of state capital invested in production and business activities of enterprises.
For the purposes of this Law, terms used herein shall be construed as follows:
1. Investment policy recommendation report refers to a document presenting a preliminary study’s contents, including necessity, feasibility, efficiency, intended capital sources and estimated capital amounts of a public investment program, group-B or group-C investment project, as a basis for a competent authority to make its decision on that investment policy.
2. Pre-feasibility study report refers to a document presenting a preliminary study’s contents, including necessity, feasibility, efficiency, intended capital sources and estimated capital amounts of an investment project of national significance and a group-A investment project, as a basis for a competent authority to make its decision on an investment policy.
3. Feasibility study report refers to a document presenting a study’s contents, including necessity, feasibility, efficiency, intended capital sources and estimated capital amounts of a public investment program or project, as a basis for a competent authority to make its investment decision.
4. Ministries and/or central and local bodies refers to regulatory authorities or entities assigned planned public investment duties, including:
a) Central bodies affiliated to political organizations, Supreme People’s Procuracy, Supreme People’s Court, State Audit, Office of the President, Office of the National Assembly, Ministries, Ministry-level agencies, Governmental agencies and central bodies of Vietnam Fatherland Front and socio-political organizations (hereinafter referred to as Ministries and/or central bodies);
b) Provincial-level People’s Committees;
c) Other entities and organizations assigned planned public investment duties.
5. Program owner refers to an entity or organization assigned to preside over management of a public investment program.
6. Investment project owner refers to an entity or organization assigned to directly manage a public investment project.
7. Investment policy refers to a competent authority’s decision concerning major contents of an investment program or project, serving as a basis to issue, submit and approve a decision on investment in an investment program and project, or a decision on approval of a feasibility study report of a public investment project.
8. Public investment program refers to a combination of goals, duties and solutions designed to carry out socio-economic development objectives.
9. National target program refers to a public investment program designed to pursue socio-economic objectives in specific stages on a nationwide scale.
10. Host entity refers to a Ministry, central or local entity prescribed in clause 4 of this Article that is in charge of an investment program or project.
11. Entity specialized in management of public investment refers to a unit performing the function of management of public investment that is put under the control of the Ministry of Planning and Investment; a unit assigned to take charge of public investment affairs of a Ministry, central or local authority; a division or department authorized to manage public investment that is put under the control of a district or commune-level People's Committee.
12. Entity accorded regulatory authority over public investment includes Government, Ministry of Planning and Investment and People's Committee at all levels.
13. Public investment project refers to a project using all or part of public investment capital.
14. Urgent public investment project refers to a public investment project designed to promptly prevent, control and mitigate consequences of acts of God, disasters or diseases; an urgent duty to ensure national defence, security and external relations that is subject to the decision of a competent authority.
15. Public investment refers to the State’s investment in programs, projects and others classified as subjects of public investment as provided for herein.
16. Public investment activities include formulation, evaluation of and decision on an investment policy; design, evaluation of and decision on a public investment program or project; formulation, evaluation, approval, assignment and implementation of a public investment plan or project; management and use of public investment capital; commissioning and transfer of a program and preparation of final accounts of a public investment project; monitoring, assessment, examination and inspection of a public investment plan, program or project.
17. Public investment plan refers to a collection of objectives, guidelines and lists of public investment programs and projects; balancing of public investment capital sources, alternatives for fund disbursement, methods of channeling resources and implementation thereof.
18. Investment preparatory activities encompasses formulation, evaluation of and decision on an investment policy, and formulation, evaluation of and decision on investment in a project.
19. Planning activities refers to activities to be performed to formulate, evaluate and decide or approve, release and adjust a planning scheme, subject to provisions laid down in the Law on Planning.
20. Outstanding debts accruing from capital construction activities refers to the post-commissioning value of items that constitute a project belonging to the public investment plan approved by a competent authority and not yet receiving any portion of funds disbursed to these items.
21. Decentralization of regulatory authority over public investment refers to an act of determining rights and responsibilities of entities and persons having competence in performing public investment activities.
22. Public investment capital regulated herein shall comprise: state budget funds; legitimate revenues of state agencies and public service units that are retained for investment purposes as provided in law.
23. Central budget’s capital refers to capital expenditures of the central budget, subject to the Law on State Budget.
24. Local budget’s capital refers to capital expenditures of the local budget, subject to the Law on State Budget.
25. Target transfers from the central budget to the local budget refers to funds from the central budget that are granted as financial supplements in order for local subdivisions to make investment in public investment programs and projects listed in their respective duties decided by a competent authority.
Article 5. Public investment objects
1. Investment in socio-economic infrastructure construction programs and projects
Where really necessary, compensation, support and residential resettlement activities in investment projects of national significance may be divided into separate projects, subject to the National Assembly’s evaluation and decision; with respect to those activities in group-A investment projects, subject to the evaluation and decision of the Prime Minister or provincial-level People’s Council under their respective delegated powers. Projects may be separated when approving investment policies for investment projects of national significance and group-A investment projects.
2. Investment in giving support to activities of state regulatory authorities, public service units, political organizations and socio-political organizations.
3. Investment in and support given to investments in provision of public utility and social welfare products and services.
4. Investment of the State in participation in implementing projects in the public-private partnership form.
5. Investment in providing support for formulation, evaluation of and decision on or approval, public disclosure and modification of planning schemes as per law on planning.
6. Investment in granting subsidies to offset preferential lending interest rates; making equity contribution to the charter capital of policy banks and state off-budget financial funds; providing investment support for other policy beneficiaries under the Prime Minister’s decisions.
The Government shall promulgate regulations procedures and processes for carrying out investment that are applied to those beneficiaries specified in this clause.
Article 6. Classification of public investment projects
1. Public investment projects can be classified by their characteristics as follows:
a) Projects with construction constituents constitute investment projects in new construction, renovation, upgradation and expansion of existing investment projects, including purchase of project-controlled assets and equipment;
b) Projects without construction constituents refer to investment projects in purchasing assets, acquiring transferred land use rights, procuring, repairing and upgrading equipment, machinery and other projects that are not prescribed in point a of this clause.
2. Public investment projects may be classified by the level of significance and scale into investment projects of national significance, group-A, group-B and group-C investment projects according to criteria referred to in Article 7, 8, 9 and 10 herein.
Article 7. Criteria for classification of investment projects of national significance
Investment projects of national significance constitute independent investment projects or a complex of closely connected construction projects, and must meet one of the following criteria:
1. Using public investment capital worth 10,000 billion dong or above;
2. Having substantial environmental impacts or posing potential risks in making serious environmental impacts, including the following projects:
a) Nuclear power plants;
b) Those projects using land subject to the requirement for conversion of land use purposes from land in national parks, nature reserves, protected landscapes, research and experimental forests covering an area of 50 hectares or more; upstream protective forests covering an area of 50 hectares or more; protective forests, used as wind, sand screens, wave breakers, and for reclaiming land from the sea and protecting environment, that cover an area of 50 hectares or more; production forests covering at least 1,000 hectares;
3. Using land subject to the requirement for conversion of land use purposes from arable land for growing wet rice during at least two cropping seasons which covers an area of 500 hectares or more;
4. Moving and resettling at least 20,000 inhabitants in mountainous areas or at least 50,000 inhabitants in other regions;
5. Requiring special legal frameworks or policies subject to the National Assembly's resolutions.
Article 8. Criteria for classification of group-A investment projects
Except investment projects of national significance specified in Article 7 herein, projects falling under one of the following criteria shall be classified as group-A investment projects:
1. Those projects falling into the following circumstances, irrespective of the gross investment:
a) National defence and security projects rated top secret;
b) Hazardous and explosive production projects;
c) Investment projects in construction of infrastructure of industrial parks, export processing zones and hi-tech parks;
2. Those projects with the gross investment worth 2,300 billion dong or greater in the following fields:
a) Transport, including bridges, seaports, inland ports, airports, railways and national highways;
b) Electric power industry;
c) Oil and gas production;
d) Chemical, fertilizer and cement production;
dd) Machine manufacturing and metallurgy;
e) Mining and mineral processing;
g) Construction of residential buildings;
3. Those projects with the gross investment worth 1,500 billion dong or greater in the following fields:
a) Transport, except those projects specified in point a of clause 2 of this Article;
b) Water resources and irrigation;
c) Water supply and drainage, waste treatment and construction of other technical infrastructure;
d) Electrical engineering;
dd) Production of communication and electronic equipment;
e) Pharmaceutical chemistry;
g) Production of materials, except those projects specified in point d of clause 2 of this Article;
h) Mechanical engineering projects, except those projects specified in point dd of clause 2 of this Article;
i) Post and telecommunications;
4. Those projects with the gross investment worth 1,000 billion dong or greater in the following fields:
a) Agricultural, forestry and aquacultural production;
b) National parks and nature reserves;
c) Technical infrastructure of new urban zones;
d) Industry, except for those projects in the industrial sectors specified in clause 1, 2 and 3 of this Article;
5. Those projects with the gross investment worth 800 billion dong or greater in the following fields:
a) Health, culture and education;
b) Scientific research, information technology, radio and television broadcasting;
c) Treasure;
d) Tourism, sport and physical activities;
dd) Civil construction, except construction of residential buildings specified in point g of clause 2 of this Article;
e) Projects developed in the national defence and security field, except those projects specified in clause 1, 2, 3 and 4 of this Article.
Article 9. Criteria for classification of group-B investment projects
1. Those projects in the fields specified in clause 2 of Article 8 herein with total investment worth from 120 billion dong to less than 2,300 billion dong.
2. Those projects in the fields specified in clause 3 of Article 8 herein with the gross investment worth from 80 billion dong to less than 1,500 billion dong.
3. Those projects in the fields specified in clause 4 of Article 8 herein with the gross investment worth from 60 billion dong to less than 1,000 billion dong.
4. Those projects in the fields specified in clause 5 of Article 8 herein with the gross investment worth from 45 billion dong to less than 800 billion dong.
Article 10. Criteria for classification of group-C investment projects
1. Those projects in the fields specified in clause 2 of Article 8 herein with the gross investment worth less than 120 billion.
2. Those projects in the fields specified in clause 3 of Article 8 herein with total investment worth less than 80 billion.
3. Those projects in the fields specified in clause 4 of Article 8 herein with the gross investment worth less than 60 billion.
4. Those projects in the fields specified in clause 5 of Article 8 herein with the gross investment worth less than 45 billion.
Article 11. Modification of criteria for classification of public investment projects
1. The National Assembly shall have authority to make its decision on modification of criteria for classification of projects of national significance referred to in Article 7 herein.
2. The Government shall be charged with petitioning the National Assembly Standing Committee to seek its decision on modification of criteria for classification of public investment projects prescribed in Article 8, 9 and 10 herein and reporting to the National Assembly in the upcoming meeting session.
3. Criteria for classification of public investment projects specified in clause 1 and 2 of this Article may be modified in the event that the price index has varied critically and there is a major adjustment in decentralization of public investment management powers related to criteria for classification of public investment projects or existence of other important elements affects criteria for classification of public investment projects.
Article 12. Public investment management principles
1. Comply with law on management and use of public investment capital.
2. Conform to the national socio-economic development strategy, the national socio-economic development plan during the 5-year period and other relevant planning schemes prescribed in law on planning.
3. Duly implement stipulated responsibilities and powers of state regulatory authorities, entities and persons involved in management and use of public investment capital.
4. Manage the use of public investment capital classified by specific funding sources in accordance with regulations; ensure that investment is made on a concentrated and consistent manner, meets required quality standards, is economical and effective, and capability of balancing resources; avoid any waste and loss.
5. Ensure transparency and public disclosure of public investment activities.
Article 13. Tasks involved in state management of public investment
1. Promulgate and direct implementation of legislative documents on public investment.
2. Design and lead the implementation of public investment strategies, programs, plans, solutions and policies.
3. Monitor and provide information about management and use of public investment capital.
4. Assess effectiveness of public investment; check, inspect and oversee compliance with laws on public investment and conformance to public investment plans.
5. Impose sanctions for violations against law, handle complaints and denunciations of entities and persons involved in public investment activities.
6. Offer rewards to entities and persons who have delivered good performance of public investment activities.
7. Enter into international cooperation in public investment.
Article 14. Transparency and public disclosure of public investment activities
1. Public investment information that must be made publicly available and transparent, including:
a) Regulatory framework, laws and conduct of implementation of laws and policies during the period of management and use of public investment capital;
b) Principles, criteria for distribution of public investment capital and limits of distributed investment funds;
c) Principles, criteria and bases for compiling the portfolio of investment projects in the mid-term and annual public investment plan;
d) Public investment plans and programs to be developed at localities; funding for each program in specific years and progress of implementation and disbursement of funds for public investment programs;
dd) Portfolio of investment projects to be developed at localities, including scale, gross investment, time and location; report on assessment of overall impacts of each investment project on receiving localities;
e) Plan for distribution of mid-term and annual public investment capital, including the portfolio and public investment capital amounts allocated to specific investment projects;
g) Current situations of mobilization of resources and other funding sources used as capital participation in implementation of public investment projects;
h) Current situations and results of implementation of public investment plans, programs and projects;
i) Implementation and fund disbursement progress;
k) Results of acceptance testing and assessment of public investment programs and projects;
l) Final accounts of public investment capital.
2. Heads of regulatory authorities, organizations and affiliates thereof must make a public disclosure of such public investment information in accordance with laws.
Article 15. Costs of design, assessment, monitoring, examination, evaluation and inspection of public investment plans, programs and projects
1. Costs of preparation and assessment of an investment policy recommendation report for a public investment program using current expenditures of entities and units assigned to carry out these activities.
2. Costs of preparation and assessment of a pre-feasibility study report or an investment policy recommendation report for a project using investment preparatory funds.
3. Costs of formulation and assessment of a public investment plan using current expenditures of entities and units formulating and assessing public investment plans.
4. Costs of monitoring, inspection and evaluation of a public investment plan, program or project using current expenditures of entities and units assigned to carry out these tasks.
5. Costs of inspection of use of current expenditures of inspecting entities and units.
6. As for public investment programs or projects using Official Development Assistance (ODA) funds and other preferential borrowings from foreign sponsors, these sponsors shall be encouraged to give financial support to pay costs specified in this Article.
Article 16. Prohibited acts of public investment
1. Issuing decisions on investment policies that are not conformable to public investment strategies, plans and programs; in which funding sources and capital balancing capability are not defined; ultra vires or in breach of legally required processes and procedures.
2. Issuing decisions on investment in public investment programs or projects without obtaining the competent authority’s decisions on investment policies or in breach of requirements concerning objectives, scope, scale or in excess of total investment specified in investment policies decided by competent authorities. Issuing decisions on adjustment in the gross investment in public investment programs or projects in violation of regulations enshrined in law on public investment.
3. Abusing assigned titles and powers to appropriate, make personal gain from and commit corrupt acts while managing and using public investment capital.
4. Program or project owners collude with consulting organizations and contractors in issuing decisions on investment policies and decisions on public investment programs or projects that result in any loss or waste of state capital, property and national resources, and harms or infringement on legitimate interests of single citizens and the public.
5. Giving, taking bribes and acting as kickback brokers.
6. Requesting entities and persons to put investment at their own expense when public investment programs or projects have not yet obtained decisions on investment policies, approval or incur debts accruing from capital construction activities.
7. Using public investment capital for wrongful purposes, to serve incorrect beneficiaries, in excess of standards and limits prescribed in law.
8. Counterfeiting and falsifying information and documents related to decisions on investment policies, investment decisions and implementation of public investment programs or projects.
9. Deliberately reporting and providing incorrect, untrue and impartial information that may affect formulation, evaluation of and decision on public investment plans, programs and projects, and monitoring, assessing, examining, inspecting and imposing sanctions for any violation arising from implementation of public investment plans, programs and projects.
10. Deliberately damaging, lying about, concealing or storing an inadequate number of documents and evidences relating to decisions on investment policies, investment decisions and implementation of public investment programs and projects.
11. Hindering discovery of any violation against law on public investment.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực