Chương II Luật Đầu tư công 2019 Chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công
Số hiệu: | 39/2019/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 13/06/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2020 |
Ngày công báo: | 19/07/2019 | Số công báo: | Từ số 565 đến số 566 |
Lĩnh vực: | Đầu tư | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
05 nhiệm vụ, dự án không phải quyết định chủ trương đầu tư
Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư công 2019 ngày 13/6/2019 với nhiều nội dung nổi bật.
Theo đó, các nhiệm vụ, dự án không phải quyết định chủ trương đầu tư bao gồm:
- Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư;
- Nhiệm vụ quy hoạch;
- Dự án đầu tư công khẩn cấp;
- Dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia;
- Dự án thành phần thuộc dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Ngoài ra, bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình dự án của Chính phủ như sau:
Chính phủ quy định việc phân cấp thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với chương trình, dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các CQNN, ĐVSN công lập dành để đầu tư phù hợp với quy định về quyền tự chủ tài chính.
Luật Đầu tư công 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình mục tiêu quốc gia;
b) Dự án quan trọng quốc gia.
2. Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ngân sách trung ương, trừ chương trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định việc phân cấp thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với chương trình, dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư phù hợp với quy định về quyền tự chủ tài chính của các cơ quan, đơn vị.
Trường hợp chương trình, dự án quy định tại khoản này có sử dụng nguồn vốn của ngân sách nhà nước thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của Luật này đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
4. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Dự án quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này; dự án nhóm A khác sử dụng vốn ngân sách trung ương do Bộ, cơ quan trung ương quản lý;
b) Chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, trừ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
c) Chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại trong các trường hợp sau: chương trình, dự án nhóm A và nhóm B; chương trình, dự án kèm theo khung chính sách; chương trình, dự án trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tôn giáo; chương trình tiếp cận theo ngành; mua sắm các loại hàng hóa thuộc diện phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép; sự tham gia của Việt Nam vào các chương trình, dự án khu vực;
d) Dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để chuẩn bị dự án đầu tư.
5. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công do cơ quan, tổ chức mình quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 4 Điều này.Bổ sung
6. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do địa phương quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 4 Điều này.
7. Hội đồng nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 4 Điều này.
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân quyết định việc giao cho Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án quy định tại khoản này phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển, khả năng tài chính và đặc điểm cụ thể của địa phương.
8. Trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình, dự án, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật này.
1. Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.
2. Không trùng lặp với các chương trình, dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc đã có quyết định đầu tư.
3. Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và khả năng huy động các nguồn vốn khác đối với chương trình, dự án sử dụng nhiều nguồn vốn.
4. Phù hợp với khả năng vay, trả nợ công, nợ Chính phủ và nợ chính quyền địa phương.
5. Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.
6. Các nhiệm vụ, dự án không phải quyết định chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư;
b) Nhiệm vụ quy hoạch;
c) Dự án đầu tư công khẩn cấp;
d) Dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia;
đ) Dự án thành phần thuộc dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
1. Cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư chương trình, dự án có trách nhiệm:
a) Giao đơn vị trực thuộc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia;
b) Thành lập Hội đồng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án quan trọng quốc gia.
3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.
4. Cơ quan của Quốc hội thẩm tra hồ sơ về chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia do Chính phủ trình.
5. Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia. Nội dung chủ yếu của nghị quyết bao gồm: mục tiêu, quy mô, tổng vốn đầu tư, công nghệ chính, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện, cơ chế và giải pháp, chính sách thực hiện.
1. Tờ trình của Chính phủ.
2. Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia.
3. Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước.
4. Tài liệu khác có liên quan.
1. Thủ tục thẩm tra được quy định như sau:
a) Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia đến cơ quan chủ trì thẩm tra;
b) Cơ quan chủ trì thẩm tra có quyền yêu cầu Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về những vấn đề thuộc nội dung chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; tổ chức khảo sát thực tế về những vấn đề thuộc nội dung chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được cơ quan chủ trì thẩm tra yêu cầu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra.
2. Nội dung thẩm tra bao gồm:
a) Việc đáp ứng tiêu chí xác định chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia;
b) Sự cần thiết đầu tư chương trình, dự án;
c) Việc tuân thủ các quy định của pháp luật;
d) Sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
đ) Những thông số cơ bản của chương trình, dự án, bao gồm mục tiêu, quy mô, hình thức đầu tư, phạm vi, địa điểm, diện tích đất cần sử dụng, thời gian, tiến độ thực hiện, phương án lựa chọn công nghệ chính, giải pháp bảo vệ môi trường, nguồn vốn, khả năng thu hồi vốn và trả nợ vốn vay;
e) Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững;
g) Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai trong quy hoạch có liên quan, quy hoạch khác có liên quan đến tài nguyên, phương án di dân, tái định canh, định cư đối với dự án quan trọng quốc gia đầu tư trong nước;
h) Đánh giá mức độ rủi ro tại quốc gia đầu tư đối với dự án quan trọng quốc gia đầu tư tại nước ngoài.
1. Chủ chương trình có trách nhiệm:
a) Giao đơn vị trực thuộc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Giao đơn vị có chức năng thẩm định hoặc thành lập Hội đồng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
c) Hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng liên ngành hoặc giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.
3. Chủ chương trình hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định quy định tại khoản 2 Điều này trình Chính phủ.
4. Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, bao gồm mục tiêu, phạm vi, quy mô, tổng vốn đầu tư, thời gian, tiến độ, cơ chế và giải pháp, chính sách thực hiện.
1. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương và địa phương có trách nhiệm:
a) Giao đơn vị trực thuộc, cơ quan chuyên môn tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
b) Giao đơn vị, cơ quan có chức năng thẩm định hoặc thành lập Hội đồng để thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Chỉ đạo đơn vị, cơ quan quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ.
Đối với dự án nhóm A sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và dự án quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuẩn bị báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc giao cho một cơ quan chủ trì thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở cho việc quyết định chủ trương đầu tư dự án.
Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc cơ quan chủ trì thẩm định được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm tham gia thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm tham gia thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn gửi Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc cơ quan chủ trì thẩm định.
4. Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc cơ quan chủ trì thẩm định quy định tại khoản 2 Điều này gửi ý kiến thẩm định để Bộ, cơ quan trung ương và địa phương hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ.
5. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện, dự kiến kế hoạch bố trí vốn.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Giao cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
b) Thành lập Hội đồng thẩm định do Chủ tịch hoặc một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng, cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công cấp tỉnh là Thường trực Hội đồng thẩm định và các cơ quan liên quan là thành viên để thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;
c) Chỉ đạo cơ quan quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo ý kiến thẩm định.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện, dự kiến kế hoạch bố trí vốn.
1. Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương lập đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Tài chính chủ trì xác định thành tố ưu đãi, đánh giá tác động của khoản vay ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đối với các chỉ tiêu an toàn nợ công, xác định cơ chế tài chính trong nước theo quy định của Luật Quản lý nợ công.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp ý kiến của các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương có liên quan và đánh giá sự cần thiết của chương trình, dự án, đánh giá sơ bộ tính khả thi, hiệu quả kinh tế - xã hội, sơ bộ tác động môi trường (nếu có) và tác động của chương trình, dự án đối với kế hoạch đầu tư công trung hạn, lựa chọn đề xuất chương trình, dự án phù hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt đề xuất chương trình, dự án.
5. Đối với chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tại các điều 19, 20 và 21 của Luật này.
6. Đối với chương trình thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Luật này.
7. Đối với dự án nhóm A, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này.
8. Đối với chương trình, dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 17 của Luật này, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư được quy định như sau:
a) Cơ quan chủ quản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn trình Thủ tướng Chính phủ;
c) Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
9. Đối với chương trình, dự án không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư được quy định như sau:
a) Cơ quan chủ quản lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và cơ quan có liên quan về báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Căn cứ ý kiến của các cơ quan, cơ quan chủ quản tổ chức thẩm định và quyết định chủ trương đầu tư.
10. Chương trình, dự án sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại và không gắn với khoản vay thì không phải lập đề xuất dự án.
1. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương có trách nhiệm:
a) Giao đơn vị trực thuộc tổ chức lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;
c) Chỉ đạo đơn vị quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định.
2. Căn cứ ý kiến thẩm định quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện, dự kiến kế hoạch bố trí vốn.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
a) Giao cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc cấp mình quản lý;
c) Chỉ đạo cơ quan quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định.
2 . Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, phạm vi, quy mô, tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ, dự kiến kế hoạch bố trí vốn, cơ chế và giải pháp, chính sách thực hiện.
1. Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm A, nhóm B, nhóm C tại nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Nội dung chủ yếu của báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công bao gồm:
1. Sự cần thiết của chương trình để thực hiện các mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
2. Mục tiêu, phạm vi và quy mô chương trình;
3. Dự kiến tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực hiện chương trình, bao gồm danh mục dự án, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công, huy động các nguồn vốn và nguồn lực khác;
4. Dự kiến kế hoạch bố trí vốn và tiến độ thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý, bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;
5. Xác định chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành sau khi chương trình kết thúc;
6. Phân tích, đánh giá sơ bộ những ảnh hưởng, tác động về môi trường, xã hội của chương trình, tính toán hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của chương trình;
7. Phân chia các dự án thành phần của chương trình theo quy định của pháp luật;
8. Giải pháp tổ chức thực hiện.
1. Nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A không có cấu phần xây dựng bao gồm:
a) Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch đầu tư;
b) Dự báo nhu cầu, phạm vi phục vụ và dự kiến mục tiêu đầu tư, quy mô và hình thức đầu tư;
c) Khu vực, địa điểm đầu tư, dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất và nhu cầu sử dụng tài nguyên khác;
d) Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật và các điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng;
đ) Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án đầu tư và quy mô các hạng mục đầu tư;
e) Phương án tổng thể đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, biện pháp bảo vệ môi trường;
g) Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội;
h) Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn;
i) Xác định sơ bộ chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác dự án;
k) Dự kiến kế hoạch bố trí vốn, tiến độ thực hiện dự án, phân chia giai đoạn đầu tư;
l) Xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội của dự án;
m) Phân chia các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nếu có);
n) Giải pháp tổ chức thực hiện.
Nội dung chủ yếu của báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C bao gồm:
1. Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch đầu tư;
2. Mục tiêu, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư;
3. Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực hiện dự án;
4. Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện đầu tư, dự kiến kế hoạch bố trí vốn phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý, bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;
5. Xác định sơ bộ chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành dự án sau khi hoàn thành;
6. Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội; xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội;
7. Phân chia các dự án thành phần (nếu có);
8. Giải pháp tổ chức thực hiện.
Hồ sơ, nội dung và thời gian thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn là một nội dung trong thẩm định chủ trương đầu tư.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình mục tiêu quốc gia;
b) Dự án quan trọng quốc gia;
c) Chương trình đầu tư công do Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư;
d) Chương trình, dự án đầu tư công do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
3. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc cơ quan mình quản lý trong phạm vi tổng số vốn đầu tư công trung hạn được Thủ tướng Chính phủ thông báo cho giai đoạn sau và tổng mức vốn đầu tư công trung hạn được Quốc hội quyết định cho Bộ, cơ quan trung ương trong giai đoạn trung hạn đang thực hiện, trừ dự án quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc cấp mình quản lý trong phạm vi tổng số vốn đầu tư công trung hạn được Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền thông báo cho giai đoạn sau, tổng mức vốn đầu tư công trung hạn được Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp quyết định cho địa phương và số vượt thu thực tế của ngân sách địa phương (nếu có) dành cho đầu tư phát triển, trừ dự án quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Cấp quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án thì có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình, dự án đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Trình tự, thủ tục quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư được quy định như sau:
a) Đối với chương trình đầu tư công, thực hiện theo quy định tại các điều 19, 20, 21, 22, 25 và 27 của Luật này;
b) Đối với dự án quan trọng quốc gia, thực hiện theo quy định tại các điều 19, 20, 21 và 25 của Luật này;
c) Đối với dự án nhóm A, thực hiện theo quy định tại các điều 23, 24 và 25 của Luật này;
d) Đối với dự án nhóm B, nhóm C, thực hiện theo quy định tại các điều 25, 26 và 27 của Luật này.
3. Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình, dự án thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;
b) Chương trình đầu tư công đã được Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư;
c) Chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tôn giáo và các chương trình, dự án khác theo quy định của Chính phủ.
2. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương có thẩm quyền sau đây:
a) Quyết định đầu tư dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công thuộc thẩm quyền quản lý, trừ dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, nhóm C quy định tại điểm a khoản này cho cơ quan trực thuộc.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình đầu tư công đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư;
b) Dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C do cấp tỉnh quản lý, trừ dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình đầu tư công đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư;
b) Dự án nhóm B, nhóm C do cấp mình quản lý, trừ dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
5. Trường hợp điều chỉnh quyết định đầu tư chương trình, dự án, thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 43 của Luật này.
6. Chính phủ quy định việc phân cấp thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định đầu tư đối với chương trình, dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư phù hợp với quy định về quyền tự chủ tài chính của các cơ quan, đơn vị.
7. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, địa phương quyết định đầu tư chương trình, dự án chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư các chương trình, dự án được phê duyệt.
1. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
2. Quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
3. Sự cần thiết của chương trình, dự án.
4. Mục tiêu của chương trình, dự án.
5. Chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
6. Khả năng huy động và cân đối nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn khác để thực hiện chương trình, dự án.
1. Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Quốc hội quyết định, chủ chương trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng để thẩm định chương trình.
3. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 44 và khoản 2 Điều 45 của Luật này.
4. Căn cứ ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước, chủ chương trình hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình và dự thảo quyết định đầu tư chương trình gửi Hội đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
1. Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Chính phủ quyết định, chủ chương trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình và tổ chức thẩm định theo quy định của pháp luật trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 44 và khoản 2 Điều 45 của Luật này.
3. Căn cứ ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chủ chương trình hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình và dự thảo quyết định đầu tư chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
1. Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Hội đồng nhân dân quyết định, chủ chương trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình và tổ chức thẩm định theo quy định của pháp luật trình Ủy ban nhân dân cùng cấp.
2. Ủy ban nhân dân tổ chức thẩm định các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 44 và khoản 2 Điều 45 của Luật này.
3. Căn cứ ý kiến thẩm định của Ủy ban nhân dân, chủ chương trình hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình và dự thảo quyết định đầu tư chương trình trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xem xét, quyết định.
1. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia được quy định như sau:
a) Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Quốc hội quyết định, chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án báo cáo cơ quan chủ quản xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định dự án;
c) Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 44, khoản 2 Điều 45 của Luật này;
d) Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án báo cáo cơ quan chủ quản thông qua, gửi Hội đồng thẩm định nhà nước;
đ) Hội đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư dự án.
2. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và không có cấu phần xây dựng được quy định như sau:
a) Căn cứ chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định, chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư;
b) Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức thẩm định dự án;
c) Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công thẩm định các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 44 và khoản 2 Điều 45 của Luật này;
d) Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đầu tư.
3. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan, trừ dự án quan trọng quốc gia.
4. Nguyên tắc, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, quyết định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo phương thức đối tác công tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, trừ dự án quan trọng quốc gia.
5. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nhiệm vụ quy hoạch được quy định như sau:
a) Căn cứ nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nhiệm vụ quy hoạch được cấp có thẩm quyền quyết định, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nhiệm vụ quy hoạch lập dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch trình người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định;
b) Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức thẩm định dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch;
c) Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công thẩm định các nội dung dự toán theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức kinh phí nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch;
d) Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch để người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt dự toán.
6. Nguyên tắc, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư công tại nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Sau khi có quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan chủ quản ban hành quyết định về chủ đầu tư, giao chủ đầu tư phối hợp với nhà tài trợ lập báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án.
2. Đối với chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 của Luật này:
a) Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 37 và khoản 1 Điều 40 của Luật này;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án khác, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Người đứng đầu cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định và quyết định đầu tư đối với chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quyết định của mình.
4. Đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài áp dụng cơ chế tài chính trong nước theo hình thức cho vay lại, việc lập, thẩm định chương trình, dự án theo quy định của Luật này và phải được thẩm định phương án tài chính của chương trình, dự án, năng lực tài chính của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Cơ quan, đơn vị chủ trì thẩm định phải lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, xem xét trình tự, thủ tục, tiến độ và ý kiến của nhà tài trợ.
1. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp thuộc cấp mình quản lý.
2. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Giao cơ quan chuyên môn hoặc đơn vị có chức năng tổ chức khảo sát, lập báo cáo đề xuất dự án;
b) Giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công hoặc đơn vị có chức năng thẩm định dự án;
c) Chỉ đạo cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo đề xuất dự án trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 35 của Luật này.
3. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương báo cáo Chính phủ việc thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp việc thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp tại kỳ họp gần nhất.
1. Việc điều chỉnh chương trình được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Khi điều chỉnh mục tiêu và thay đổi điều kiện thực hiện trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
b) Khi điều chỉnh hoặc dừng chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền;
c) Do nguyên nhân bất khả kháng làm thay đổi về mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phí và thời gian thực hiện chương trình.
2. Việc điều chỉnh dự án được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Khi điều chỉnh hoặc dừng chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền;
b) Khi điều chỉnh quy hoạch ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;
c) Do nguyên nhân bất khả kháng làm thay đổi về mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phí và thời gian thực hiện dự án;
d) Do ảnh hưởng của sự cố thiên tai, hỏa hoạn hoặc yếu tố bất khả kháng khác khi đã hết thời gian bảo hiểm của dự án;
đ) Xuất hiện các yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn về tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại và được cơ quan có thẩm quyền thẩm định;
e) Khi chỉ số giá trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Cấp quyết định đầu tư chương trình, dự án có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chương trình, dự án đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
4. Cấp có thẩm quyền chỉ được điều chỉnh chương trình, dự án sau khi chương trình, dự án đã được thực hiện thẩm định, kiểm tra, đánh giá theo quy định của Luật này.
5. Trường hợp điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tư dự án lớn hơn tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, dự án phải thực hiện trình tự, thủ tục quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư trước khi cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh dự án.
6. Nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định điều chỉnh chương trình, dự án thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình đầu tư công bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết đầu tư;
b) Đánh giá thực trạng của ngành, lĩnh vực thuộc mục tiêu và phạm vi của chương trình; những vấn đề cấp bách cần được giải quyết trong chương trình;
c) Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, kết quả, các chỉ tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn;
d) Phạm vi và quy mô của chương trình;
đ) Các dự án thành phần thuộc chương trình cần thực hiện để đạt được mục tiêu của chương trình, thứ tự ưu tiên và thời gian thực hiện các dự án thành phần;
e) Dự kiến tổng mức vốn để thực hiện chương trình, phân bổ vốn theo mục tiêu, dự án thành phần và thời gian thực hiện, nguồn vốn và phương án huy động vốn;
g) Dự kiến thời gian và tiến độ thực hiện chương trình;
h) Giải pháp để thực hiện chương trình; cơ chế, chính sách áp dụng đối với chương trình; khả năng lồng ghép, phối hợp với các chương trình khác;
i) Yêu cầu hợp tác quốc tế (nếu có);
k) Tổ chức thực hiện chương trình;
l) Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội chung của chương trình.
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án không có cấu phần xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết đầu tư;
b) Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
c) Phân tích, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả đầu ra của dự án; phân tích, lựa chọn quy mô hợp lý; xác định phân kỳ đầu tư; lựa chọn hình thức đầu tư;
d) Phân tích các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - kỹ thuật, lựa chọn địa điểm đầu tư;
đ) Phương án tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng dự án;
e) Đánh giá tác động môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường;
g) Phương án tổng thể đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
h) Dự kiến tiến độ thực hiện dự án; các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư;
i) Xác định tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, phương án huy động vốn;
k) Xác định chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác dự án;
l) Tổ chức quản lý dự án, bao gồm xác định chủ đầu tư, phân tích lựa chọn hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án, mối quan hệ và trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến quá trình thực hiện dự án, tổ chức bộ máy quản lý khai thác dự án;
m) Phân tích hiệu quả đầu tư, bao gồm hiệu quả và tác động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; khả năng thu hồi vốn đầu tư (nếu có).
3. Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Hồ sơ thẩm định chương trình, dự án bao gồm:
a) Tờ trình thẩm định chương trình, dự án;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án;
c) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ quyết định chương trình, dự án, nội dung, thời gian thẩm định, quyết định chương trình, dự án thực hiện theo quy định của Chính phủ.
INVESTMENT POLICIES AND DECISIONS ON INVESTMENT IN PUBLIC INVESTMENT PROGRAMS AND PROJECTS
Section 1. FORMULATION, EVALUATION OF AND DECISION ON INVESTMENT POLICIES
Article 17. Authority to issue decisions on policies for investment in programs and projects
1. The National Assembly shall be vested with authority to issue decisions on policies for investment in the following programs and projects:
a) National target programs;
b) Investment projects of national significance.
2. The Government shall be vested with authority to make decisions on policies for investment in public investment programs using the central budget allocations, except those specified in point a of clause 1 of this Article.
3. The Government shall be authorized to set out regulations on power decentralization, procedures and processes for making decisions on investment policies for public investment programs or projects using legitimate revenues from state regulatory authorities and public service units for investment purposes in compliance with regulations on the financial autonomy of entities.
In case where those public investment programs or projects specified in this clause use state budget allocations, authority, procedures and processes for making decisions on these programs or projects shall be subject to provisions laid down herein.
4. The Prime Minister shall be accorded authority to issue decisions on policies for investment in the following programs and projects:
a) Public investment projects specified in clause 1 of Article 8 herein; other group-A public investment projects using the central budget allocations under the jurisdiction of Ministries or central regulatory agencies;
b) Public investment programs and projects using ODA borrowings and preferential borrowings from foreign sponsors, except national target programs and public investment programs specified in clause 1 and 2 of this Article;
c) Public investment programs and projects using non-refundable ODA aids that fall into the following situations: Group-A and group-B public investment programs and projects; public investment programs and projects associated with regulatory policy framework; public investment programs and projects that are developed and implemented in the national defence, security and religion fields; sector-specific approach programs; procurement of goods subject to the Prime Minister’s permission; Vietnam’s participation in regional programs and projects;
d) Technical support projects using ODA funds and preferential borrowings from foreign sponsors for preparations for investment projects.
5. Ministers and Heads of central regulatory agencies shall be accorded authority to make decisions on policies for investment in group-B and group-C public investment projects under their management, except those projects specified in clause 4 of this Article.
6. Provincial-level People’s Councils shall be accorded authority to make decisions on policies for investment in group-A projects under their jurisdiction, except those projects specified in clause 4 of this Article.
7. People’s Councils at all levels shall be vested with powers to make decisions on policies for investment in group-B or group-C public investment programs and projects using the local budget’s allocations, including target transfers from the superior budget and legitimate funding sources under their jurisdiction, except those public investment projects prescribed in clause 4 of this Article.
Where necessary, People’s Councils shall be accorded authority to make decisions on assign People’s Committees at the same level to make decisions on policies for investment in projects specified in this clause in line with developmental objectives, guidelines, financial capacity and specific conditions of localities.
8. In case of adjustments in policies for investment in public investment programs and projects, authority to make decisions on policies for investment in public investment programs and projects shall be subject to regulations laid down in clause 1 of Article 34 herein.
Article 18. Requirements for granting decisions on policies for investment in public investment programs and projects
1. Conform to relevant socio-economic development strategies, plans and planning schemes in accordance with law on planning that have already obtained decisions or approval from competent authorities.
2. Avoid overlapping between public investment programs and projects already obtaining investment policy decisions or investment decisions.
3. Meet the capacity for balancing public investment capital and channeling other funding sources for use in public investment programs and projects using multiple sources of funding.
4. Correspond to capabilities of borrowing funds and repaying public or Governmental debts and local government’s debts.
5. Ensure socio-economic efficiency, national defence and sustainable development.
6. Tasks and projects exempted for the investment policy decision requirement, including:
a) Investment preparatory tasks;
b) Planning tasks;
c) Urgent public investment projects;
d) Public investment projects belonging to national target programs;
dd) Constituent projects belonging to those projects already obtaining the competent authority’s investment policy decisions.
Article 19. Procedures and processes for granting decisions on policies for investment in national target programs and public investment projects of national significance
1. Entities assigned to make preparations for investment in programs and projects shall assume the following responsibilities:
a) Assign their subordinates to prepare investment policy recommendation reports for national target programs and pre-feasibility study reports for public investment projects of national significance;
b) Establish a council to evaluate investment policy recommendation reports and pre-feasibility study reports;
c) Completely prepare investment policy recommendation reports and pre-feasibility study reports for submission to the Prime Minister.
2. The Prime Minister may establish the state evaluation council chaired by the Minister of Planning and Investment and tasked with evaluating reports on recommendation of investment policies for national target programs and prefeasibility study reports for public investment projects of national significance.
3. The Government shall seek the National Assembly’s decision on policies for investment in national target programs and public investment projects of national significance.
4. The National Assembly’s competent agency shall evaluate documents on national target programs and public investment projects of national significance proposed by the Government.
5. The National Assembly shall consider adopting resolutions on policies for investment in national target programs and public investment projects of national significance. These resolutions shall have the following main contents: objectives, scale, total investment capital, main technologies, location, time and schedule of, mechanism, method for and policies on implementation thereof.
Article 20. Documents on decisions on policies for investment in national target programs and public investment projects of national significance
1. Government’s report.
2. Investment policy recommendation report for national target programs and pre-feasibility study report for public investment projects of national significance.
3. Evaluation report of the State Evaluation Council.
4. Other relevant documents.
Article 21. Procedures for and subject matters of evaluation of policies for investment in national target programs and public investment projects of national significance
1. Evaluation procedures shall be regulated as follows:
a) Not later than 60 days prior to the date of opening of a National Assembly's meeting, the Government sends documents on its investment policy decision for national target programs or public investment projects of national significance to the body presiding over evaluation;
b) The body presiding over evaluation has the right to request the Government and other related entities or persons to report on issues pertaining to national target programs or public investment projects of national significance; carry out the field survey of issues related to national target programs and public investment projects of national significance;
c) Entity or person requested to carry out evaluation by the presiding body is responsible for fully providing all information and documents required for an evaluation.
2. Subject matters of an evaluation shall be composed of the followings:
a) Satisfaction of criteria for identification of national target program or public investment projects of national significance;
b) Necessity of investing in public investment program or project;
c) Compliance with law;
d) Relevance to related socio-economic development strategies, plans and planning schemes in accordance with law on planning;
dd) Basic parameters of public investment program or project, including objectives, scale, investment form, scope, location and area of land necessary for implementation of such program or project, timelength and schedule of implementation, alternatives for main technologies, environmental protection approaches, funding sources, capital recovery and debt repayment capability;
e) Assessment of socio-economic efficiency and maintenance of national defence and sustainable development;
g) Assessment of relevance to land use planning, land distribution and zoning plans included in the related or other planning scheme related to natural resources, residential mobility, agricultural resettlement and residential settlement plans for domestic public investment projects of national significance;
h) Assessment of level of risk that an outward investment project of national significance may run in a host country.
Article 22. Procedures and processes for granting decisions on policies for investment in public investment programs under the Government’s jurisdiction
1. A program owner shall have the following responsibilities:
a) Authorize the entity directly put under their control to prepare an investment policy recommendation report;
b) Authorize a competent entity to carry out the evaluation or establish a Council to evaluate the investment policy recommendation report;
c) Completely prepare the investment policy recommendation report for submission to the Prime Minister.
2. The Prime Minister may establish an interagency Council or authorize the Ministry of Planning and Investment to preside over or cooperate with related entities in evaluating the investment policy recommendation report.
3. The program owner prepares a complete investment policy recommendation report according to opinions received from the evaluation prescribed in clause 2 of this Article for submission to the Government.
4. The Government reviews inclusions in the report before issuing its decision on investment policy for the public investment program, including objectives, scope, scale, total investment capital, timelength, schedule, mechanism and solutions as well as policies for implementation of the intended program.
Article 23. Procedures and documentation requirements for grant of decisions on investment policies for group-A public investment projects under the Prime Minister's jurisdiction
1. Ministers and Heads of central and local regulatory agencies shall have the following responsibilities:
a) Authorize their directly affiliated units and specialized agencies to prepare pre-feasibility study reports;
b) Authorize competent entities to carry out the evaluation or establish a Council to evaluate pre-feasibility study reports;
c) Command entities specified in point a of this clause to prepare complete pre-feasibility study reports for submission to the Prime Minister.
Concerning group-A public investment projects using ODA funds or preferential borrowings granted by foreign sponsors and those projects specified in clause 1 of Article 8 herein, pre-feasibility study reports shall be completely prepared by provincial-level People’s Committees and then submitted to same-level People’s Councils to obtain their opinions before being represented to the Prime Minister.
2. The Prime Minister shall be accorded authority to make a decision on establishment of an interagency Council or mandate an agency to preside over the evaluation of pre-feasibility study reports as a basis to issue a decision on the investment policy for the intended project.
The interagency Council or the body presiding over an evaluation may invite any qualified or experienced organization or individual to join in the evaluation of pre-feasibility study reports or may request the project owner to designate any qualified and experienced organization or individual to join in the evaluation of pre-feasibility study reports.
3. Ministry of Planning and Investment shall be vested with authority to preside over the evaluation of funding sources and capacity for balancing funds and file results of such evaluation to the interagency Evaluation Council or the body presiding over evaluation.
4. The interagency Evaluation Council or the body presiding over evaluation which is stated in clause 2 of this Article shall submit evaluation opinions to Ministries, central and local regulatory authorities so that they prepare a complete pre-feasibility study report for submission to the Prime Minister.
5. Prime Minister shall be vested with authority to issue an investment policy decision, including such contents as investment objectives, scale, gross investment, structure of funding sources, location, timelength, schedule of implementation of a project and design of funding plans.
Article 24. Procedures and documentation requirements for grant of decisions on investment policies for group-A public investment projects under the jurisdiction of provincial-level People’s Councils
1. The provincial-level People’s Council shall assume the following responsibilities:
a) Authorize their specialized agencies or district-level People’s Committees to prepare pre-feasibility study reports;
b) Establish an Evaluation Council composed of the President or Vice President of the provincial-level People's Committee as the Council’s Chair, the agency specialized in management of public investment at the provincial level as the Council’s standing commissioner, and related agencies as the Council’s members, in order to carry out the evaluation of pre-feasibility study reports, funding sources and capital balancing capacity;
c) Command entities specified in point a of this clause to prepare complete pre-feasibility study reports on the basis of evaluation opinions.
2. Provincial-level People’s Committees shall petition same-level People’s Councils to consider granting investment policy decisions, including such contents as investment objectives, scale, gross investment, location, timelength, schedule of implementation of a project and design of funding plans.
Article 25. Procedures and documentation requirements for grant of decisions on policies for investment in public investment programs and projects using ODA funds and preferential borrowings from foreign sponsors
1. Ministries, central and local regulatory authorities recommend public investment programs and projects using ODA funds and other foreign preferential borrowings to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and other related entities as per law.
2. The Ministry of Finance presides over identifying factors of eligibility for preferential treatment, assessing impacts of ODA and preferential borrowings granted by foreign sponsors with respect to debt safety ratios, and determining the domestic financial mechanism under the Law on Public Debt Management.
3. The Ministry of Planning and Investment consolidates opinions from Ministries, central and local regulatory authorities concerned, assesses the necessity of each public investment program and project, makes the preliminary assessment of feasibility, socio-economic efficiency and environmental impacts (if any), and impacts of each public investment program or project on the mid-term public investment plan, chooses to recommend appropriate programs and projects to the Prime Minister to seek his decision.
4. The Prime Minister considers granting approval of recommended programs or projects.
5. As for national target programs or public investment projects of national significance, procedures and processes for granting investment policy decisions shall be subject to provisions laid down in Article 19, 20 and 21 herein.
6. As for public investment programs put under the Government’s decision-making authority, procedures and processes for granting investment policy decisions shall be subject to provisions enshrined in Article 22 herein.
7. Regarding group-A public investment projects, procedures and processes for grant of investment policy decisions shall be subject to provisions enshrined in Article 23 herein.
8. As for public investment programs or projects put under the Prime Minister’s decision-making authority as provided in point b, c and d of clause 4 of Article 17 herein, procedures and processes for granting investment policy decisions shall be subject to the following regulations:
a) Governing body sends the Ministry of Planning and Investment an investment policy recommendation report;
b) Ministry of Planning and Investment presides over evaluating the submitted investment policy recommendation report, funding sources and capital balancing capacity before making representations to the Prime Minister;
c) Prime Minister considers granting the investment policy decision.
9. As for public investment programs or projects not put under the decision-making authority of entities and persons prescribed in clause 1, 2, 3 and 4 of Article 17 herein, procedures and processes for granting investment policy decisions shall be subject to the following regulations:
a) Governing body collects opinions from the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and other related entities about an investment policy recommendation report;
b) Based on these opinions, governing body undertakes the evaluation and decides whether an investment policy decision is made.
10. Public investment programs or projects using non-refundable ODA funds and not associated with borrowings shall be exempted from the requirement for preparation of project recommendation reports.
Article 26. Procedures and processes for grant of decisions on policies for investment in group-B and group-C public investment projects using public investment capital under the management of Ministries or central regulatory authorities
1. Ministers and Heads of central and local regulatory agencies shall have the following responsibilities:
a) Authorize the entity directly put under their control to prepare an investment policy recommendation report;
b) Establish a Council to evaluate, or authorize another competent entity to evaluate, the investment policy recommendation report, funding sources and capital balancing capacity;
c) Direct the entity prescribed in point a of this clause to prepare a complete investment policy recommendation report based on evaluation opinions.
2. Based on evaluation opinions prescribed in clause 1 of this Article, Ministers and Heads of central regulatory authorities issue investment policy decisions, including such contents as investment objectives, scale, gross investment, structure of funding sources, location, timelength and schedule of implementation and proposed fund disbursement plan.
Article 27. Procedures and processes for grant of decisions on policies for investment in group-B and group-C public investment projects using public investment capital under the management of local authorities
1. The Chairmen/Chairwomen of all-level People’s Committees shall assume the following responsibilities:
a) Authorize specialized entities or People’s Committees at the inferior level to directly prepare investment policy recommendation reports;
b) Establish a Council to evaluate, or authorize another competent entity to evaluate, these investment policy recommendation reports, funding sources and capital balancing capacity with respect to public investment programs and projects using public investment capital under their respective jurisdiction;
c) Direct the entities prescribed in point a of this clause to prepare complete investment policy recommendation reports based on evaluation opinions.
2. People’s Committees petitions same-level People’s Councils to consider granting investment policy decisions, including such contents as investment objectives, scale, total investment capital, location, timelength, schedule of implementation of a project and proposed fund disbursement plans, mechanisms, solutions and policies for implementation.
Article 28. Principles, authority, procedures and processes for grant of decisions on policies for investment in outward public investment projects and projects in the public-private partnership form
1. Principles, authority, procedures and processes for grant of decisions on policies for outward investment in group-A, group-B and group-C projects shall be subject to the Government’s regulations.
2. Principles, authority, procedures and processes for grant of decisions on policies for investment in public investment projects existing in the public-private partnership form shall be subject to law on investment made in the public-private partnership form.
Article 29. Contents of reports on recommendation of policies for investment in public investment programs
Main contents of reports on recommendation of policies for investment in public investment programs shall include:
1. Necessity of public investment program for implementation of objectives of related socio-economic development strategies, plans and planning schemes in accordance with law on planning;
2. Objectives, extent and scale of a public investment program;
3. Total estimated investment capital and structure of resources necessary for implementation of the program, including the portfolio, capacity for balancing public investment capital, mobilization of other funds and resources;
4. Proposed plan for disbursement of fund and schedule of implementation of the program which are adapted for practical conditions and capacity for calling for resources in the rational order of preference, ensure concentrated and efficient investment;
5. Determining costs related to the implementation process and costs incurred from operation of the program after the program is completed;
6. Conducting the preliminary analysis and assessment of environmental and social impacts and influences of the program, measurement of investment efficiency in terms of socio-economic aspects of the program;
7. Splitting constituent projects belonging in the program as per law;
8. Implementation measures.
Article 30. Contents of pre-feasibility study reports of public investment projects of national significance and group-A public investment projects
1. Contents of pre-feasibility study reports of public investment projects of national significance and group-A public investment projects with construction components shall be subject to law on construction.
2. Main contents of pre-feasibility study reports of public investment projects of national significance and group-A public investment projects without construction components shall be comprised of the followings:
a) Necessity of making investment, requirements for carrying out investment, assessment of relevance to related planning schemes, subject to law on investment planning and proposals;
b) Forecast of demands, service scope and proposed investment objectives, scale and form of investment;
c) Investment site, location, proposed size of land to be used and demands for other resources;
d) Preliminary analysis and selection of technologies, techniques and requirements for provision of raw materials, equipment, fuels, energy, services and infrastructure;
dd) Preliminary analysis and selection of investment plans and scale of investment items;
e) General plan for compensation, site clearance, residential resettlement and environmental protection measures;
g) Preliminary analysis and assessment of environmental and social impacts;
h) Preliminary determination of gross investment, plans to call for capital and funding structure;
i) Preliminary estimation of costs incurred from operation, maintenance, overhaul and major repair at the stage of exploitation of a project;
k) Proposed fund disbursement plan and schedule of implementation of a project and investment phasing;
l) Preliminary measurement of investment efficiency in socio-economic aspects of a project;
m) Division of constituent projects or subprojects (if any);
n) Implementation measures.
Article 31. Contents of reports on recommendation of policies for investment in group-B and group-C public investment projects
Main contents of reports on recommendation of policies for investment in group-B and group-C public investment projects shall include the followings:
1. Necessity of making investment, requirements for carrying out investment, assessment of relevance to related planning schemes, subject to law on investment planning and proposals;
2. Objectives, scale, location and extent of investment;
3. Estimated gross investment and structure of investment capital, capacity for balancing public investment capital, mobilization of other funds and resources for implementation of a project;
4. Proposed schedule of investment, proposed plan for disbursement of funds which are adapted for practical conditions and capacity for calling for resources in the rational order of priority, ensure concentrated and efficient investment;
5. Preliminarily determining costs related to the implementation process and costs incurred from operation of a project after it is completed;
6. Preliminarily analyzing and assessing environmental and social impacts; preliminarily determining investment efficiency in socio-economic aspects;
7. Splitting constituent projects (if any);
8. Implementation measures.
Article 32. Documentation requirements for, contents and time of evaluation and grant of decisions on policies for investment in public investment programs and projects
Documentation requirements for, contents and time of evaluation and grant of decisions on policies for investment in public investment programs and projects shall be subject to the Government’s regulations.
Article 33. Delegation of authority to evaluate funding sources and capacity for balancing funds for public investment programs and projects
1. Evaluation of funding sources and capacity for balancing funds is part of the evaluation of investment policies.
2. Ministry of Planning and Investment shall be vested with authority to evaluate funding sources and capacity for balancing funds for the following programs and projects:
a) National target programs;
b) Public investment projects of national significance;
c) Public investment programs, subject to the Government’s investment policy decisions;
d) Public investment programs or projects, subject to the Government’s investment policy decisions.
3. Ministers and Heads of central regulatory authorities shall be authorized to mandate their entities specialized in management of public investment to preside over and cooperate with related entities in evaluating funding sources and capacity for balancing funds for those projects using public investment capital under their jurisdiction provided that these funds do not exceed total mid-term investment capital limit that the Prime Minister informs to apply in the later period of time, and total mid-term investment capital limit that the National Assembly decides to apply to Ministries or central regulatory authorities in the period when these programs or projects are implemented, except those projects specified in clause 2 of this Article.
4. Chairmen/Chairwomen of all-level People’s Committees shall be authorized to mandate entities specialized in management of public investment to preside over and cooperate with related entities in evaluating funding sources and capacity for balancing funds for public investment programs or projects using public investment capital under their jurisdiction provided that these funds do not exceed total mid-term investment capital limit that the Prime Minister or the competent authority informs to apply in the later period of time, or total mid-term investment capital limit that the National Assembly or People’s Council at any level decides to apply to localities, and are not greater than the actual excess of the local budget’s revenues (if any) intended for capital investment purposes, except those projects stipulated in clause 2 of this Article.
Article 34. Modification of investment policies
1. The regulatory authority mandated to make decisions on policies for investment in a public investment program or project shall be authorized to issue a decision to modify policies for investment in that program or project and shall be responsible for such decision.
2. Procedures and processes for grant of the decision to modify an investment policy shall be regulated as follows:
a) As for public investment programs, these procedures and processes shall be subject to regulations laid down in Article 19, 20, 21, 22, 25 and 27 herein;
b) As for public investment projects of national significance, these procedures and processes shall be subject to regulations laid down in Article 19, 20, 21 and 25 herein;
c) As for group-A public investment projects, these procedures and processes shall be subject to regulations laid down in Article 23, 24 and 25 herein;
d) As for group-B and group-C public investment projects, these procedures and processes shall be subject to regulations laid down in Article 25, 26 and 27 herein.
3. Application documentation submitted to competent authorities to request grant of decisions to modify investment policies of public investment programs and projects shall be subject to the Government’s regulations.
Section 2. DESIGN, EVALUATION OF AND DECISION ON INVESTMENT IN PUBLIC INVESTMENT PROGRAMS OR PROJECTS
Article 35. Authority to grant decisions on investment in public investment programs and projects
1. The Prime Minister shall be accorded authority to issue the decision on investment in the following programs and projects:
a) National target programs and public investment projects of national significance that have already obtained investment policy decisions from the National Assembly;
b) Public investment programs that have already obtained investment policy decisions from the Government;
c) Public investment programs and projects using ODA funds and preferential borrowings from foreign sponsors in the national defence, security and religion fields and others which are regulated by the Government.
2. Ministers and Heads of central regulatory authorities shall have the following powers:
a) Grant decisions on investment in group-A, group-B and group-C public investment projects using public investment capital under their jurisdiction, except those projects specified in point c of clause 1 of this Article;
b) Decentralize powers or grant the authorization to issue decisions on investment in group-B and group-C public investment projects prescribed in point a of this clause to their affiliated agencies.
3. Chairmen/Chairwomen of provincial-level People’s Committees shall be vested with authority to grant decisions on investment in the following programs and projects:
a) Public investment programs which have already obtained investment policy decisions from provincial-level People’s Councils;
b) Group-A, group-B and group-C public investment projects put under the management of regulatory authorities at the provincial level, except for those projects stipulated in point c of clause 1 of this Article.
4. Chairmen/Chairwomen of district-level and commune-level People’s Committees shall be vested with authority to grant decisions on investment in the following programs and projects:
a) Public investment programs which have already obtained investment policy decisions from same-level People’s Councils;
b) Group-B and group-C public investment projects under their respective jurisdiction, except for those projects stipulated in point c of clause 1 of this Article.
5. In case of any adjustment in decisions on investment in public investment programs and projects, authority to make decisions on investment in these programs and projects shall be subject to regulations laid down in clause 3 of Article 43 herein.
6. The Government shall set forth regulations on decentralization of powers, procedures and processes for making decisions on investment in public investment programs or projects using legitimate revenues of state regulatory authorities and public service units for investment purposes provided that these regulations are consistent with those on the financial autonomy of involved entities.
7. Ministers and Head of central and local regulatory authorities granting decisions on investment in public investment programs and projects shall have the burden of ensuring investment efficiency of approved programs and projects.
Article 36. Bases for design, evaluation of and decision on investment in public investment programs or projects
1. Socio-economic strategy and plan.
2. Related planning scheme provided for in law on planning.
3. Necessity of public investment program or project.
4. Objectives of public investment program and project.
5. Investment policies that have already been decided by competent authorities.
6. Capability of channeling and balancing public investment capital and other funds for implementation of public investment programs and projects.
Article 37. Procedures for design, evaluation of and decision on investment in national target programs
1. Based on the investment policy already obtaining the National Assembly’s decision, the program owner prepares a feasibility study report for that program for submission to the Prime Minister.
2. The Prime Minister establishes a State Evaluation Council chaired by the Minister of Planning and Investment to evaluate the intended program.
3. The State Evaluation Council conducts the evaluation regarding issues specified in clause 1 of Article 44 and clause 2 of Article 45 herein.
4. Based on evaluation opinions of the State Evaluation Council, the program owner prepares a complete feasibility study report for that program and drafts an investment decision for submission to the State Evaluation Council before the Council petitions the Prime Minister to consider granting the decision.
Article 38. Procedures for design, evaluation of and decision on investment in public investment programs subject to the Government’s investment policy decision
1. Based on the investment policy already obtaining the Government’s decision, the program owner prepares a feasibility study report for that program and carries out the evaluation in accordance with law before submission thereof to the Prime Minister.
2. The Ministry of Planning and Investment conducts the evaluation regarding issues specified in clause 1 of Article 44 and clause 2 of Article 45 herein.
3. Based on evaluation opinions of the Ministry of Planning and Investment, the program owner prepares a complete feasibility study report for that program and drafts an investment decision for submission to the Ministry of Planning and Investment before this Ministry petitions the Prime Minister to consider granting the decision.
Article 39. Procedures for design, evaluation of and decision on investment in public investment programs subject to the investment policy decision granted by the People’s Council
1. Based on the investment policy already obtaining the decision from the People’s Council, the program owner prepares a feasibility study report for that program and carries out the evaluation in accordance with law before submission thereof to the same-level People’s Committee.
2. The People’s Committee conducts the evaluation regarding issues specified in clause 1 of Article 44 and clause 2 of Article 45 herein.
3. Based on evaluation opinions of the People’s Committee, the program owner prepares a complete feasibility study report for that program and drafts an investment decision for submission to the Chairman/Chairwoman of People’s Committee to seek its decision.
Article 40. Procedures for design, evaluation of and decision on investment in public investment projects
1. Procedures for design, evaluation of and decision on investment in public investment projects of national significance shall be subject to the following regulations:
a) Based on the investment policy already obtaining the decision from the National Assembly, the project owner prepares a complete feasibility study report for that project for submission to the governing body before it petitions the Prime Minister to grant the decision;
b) The Ministry of Planning and Investment reports to the Prime Minister to establish the State Evaluation Council to carry out the evaluation of the project;
c) The State Evaluation Council conducts the evaluation regarding issues specified in clause 2 and 3 of Article 44 and clause 2 of Article 45 herein;
d) Based on evaluation opinions, the project owner prepares a complete feasibility study report for that project for submission to the governing body before it grants approval and sends it to the State Evaluation Council;
dd) The State Evaluation Council submits it to the Prime Minister to seek the decision on investment in that project.
2. Procedures for design, evaluation of and decision on investment in public investment projects not falling in the case specified in clause 1 of this Article and existing without construction components shall be subject to the following regulations:
a) Based on the investment policy already obtaining the decision from the competent authority, the project owner prepares a feasibility study report for that project and submits it to the competent authority to seek its decision;
b) Ministers, Heads of central regulatory authorities and Chairmen/Chairwomen of People’s Committees at any level may establish the evaluation council or authorize their affiliates specialized in management of public investment to carry out the evaluation of the intended project;
c) The evaluation council or the entity specialized in management of public investment conducts the evaluation regarding issues specified in clause 2 of Article 44 and clause 2 of Article 45 herein;
d) Based on evaluation opinions, the project owner prepares a complete feasibility study report for the project for submission to the competent authority to seek its investment decision.
3. Procedures for design, evaluation of and decision on investment in public investment projects with construction components shall be subject to law on construction and other regulations of relevant laws, except public investment projects of national significance.
4. Principles of, authority over, contents of, procedures and processes for design and evaluation of and decision on feasibility study reports for projects existing in the public-private partnership form shall be subject to law on investment made in the public-private partnership form, except public investment projects of national significance.
5. Procedures for design, evaluation and approval of the budget estimate for investment preparatory tasks and planning tasks shall be regulated as follows:
a) Based on investment preparatory tasks and planning tasks obtaining decisions from competent authorities, entities assigned these tasks prepare the budget estimate for these tasks for submission to Ministers, Heads of central regulatory authorities and Chairmen/Chairwomen of People’s Committees at any level to seek their decisions;
b) Ministers, Heads of central regulatory authorities and Chairmen/Chairwomen of People’s Committees at any level may establish the evaluation council or authorize their affiliates specialized in management of public investment to carry out the evaluation of the budget estimate for these tasks;
c) The evaluation council or the entity specialized in management of public investment conducts the evaluation regarding inclusions in the budget estimate provided for in law, such as standards and limits of expenditures on performing these tasks;
d) Based on evaluation opinions, the project owner prepares a complete budget estimate for these tasks for submission to Ministers, Heads of central regulatory authorities and Chairmen/Chairwomen of People’s Committees at any level to seek their approval of that budget estimate.
6. Principles of, authority over, contents of, procedures and processes for design, evaluation of and decisions on outward investment in public investment projects shall be subject to the Government’s regulations.
Article 41. Procedures for design, evaluation of and decision on investment in public investment programs and projects using ODA funds and preferential borrowings from foreign sponsors
1. After receiving the investment policy decision, the governing body grants its decision regarding the program or project owner, authorizes the program or project owner to cooperate with the sponsor to prepare the feasibility study report for that program or project for submission to the competent authority to seek its decision on investment in that program or project.
2. As for programs and projects under the Prime Minister’s decision-making jurisdiction as provided in point c of clause 1 of Article 35 herein,
a) procedures for design, evaluation of and decision on investment in national target programs or public investment projects of national significance shall be subject to provisions laid down in Article 37 and clause 1 of Article 40 herein;
b) the Ministry of Planning and Investment conducts the evaluation of the feasibility study report for other program or project, and petitions the Prime Minister to consider granting the decision.
3. Head of the governing body shall be responsible for conducting the evaluation and granting decisions on investment in these programs and projects under his/her decision-making jurisdiction.
4. As for public investment programs and projects using ODA funds and preferential borrowings from foreign sponsors that apply the domestic financial mechanism in the onlending form, designing and evaluating public investment programs and projects shall be subject to this Law, and financial plans of these programs and projects and financial capability of program or project owners must be evaluated in accordance with law on management of public debts and other provisions of relevant laws.
5. Entities presiding over the evaluation must collect opinions from other related entities, and must take procedures and processes and sponsor’s opinions into consideration.
Article 42. Procedures and processes for grant of decisions on investment in urgent public investment projects
1. Ministers, Heads of central regulatory authorities and Chairmen/Chairwomen of People’s Committees at any level decide and take responsibility for implementation of urgent public investment projects under their respective jurisdiction.
2. Ministers, Heads of central regulatory authorities and Chairmen/Chairwomen of People’s Committees at any level grant investment decisions according to the following procedures and processes:
a) Authorize their specialized affiliates or entities having competence to take charge of conducting project survey and preparing the project recommendation report;
b) Authorize entities specialized in management of public investment or entities having competence to carry out the evaluation of the project;
c) Direct entities specified in point a of this clause to prepare a complete project recommendation report for submission to the competent authority to seek its decision as provided in Article 35 herein.
3. Ministers and Heads of central regulatory authorities report to the Government on implementation of an urgent public investment project. Chairman/Chairwoman of People’s Committee reports to the same-level People’s Council on implementation of the urgent public investment project in the upcoming meeting.
Article 43. Modification of public investment programs and projects
1. Modification of a program shall be made:
a) in case of adjusting objectives and changing requirements for implementation thereof in the socio-economic development strategy and plan and other related planning scheme as provided for in law on planning;
b) in case of adjusting or ceasing the investment policy under the competent authority's direction;
c) due to causes of force majeure resulting in changes in investment objectives, scale, expenses for and duration of implementation of a public investment program.
2. Modification of a project shall be made:
b) in case of adjusting or ceasing the investment policy under the competent authority's direction;
b) in case of adjustment in the planning scheme resulting in direct impacts on the project;
c) due to causes of force majeure resulting in changes in investment objectives, scale, expenses for and duration of implementation of a public investment project;
d) under the impact of emergencies arising from natural disasters, conflagration or other force majeure events upon expiry of the project’s insurance policy;
dd) if factors creating more financial or socio-economic efficiency arise by reason of such modification and such efficiency is evaluated by the competent authority;
e) if the price index quoted during the time of implementation of the project is higher than the price index used for calculation of the allowance for depreciation included in the project’s gross investment that is decided by the competent authority.
3. The regulatory authority mandated to make its decision on investment in a public investment program or project shall be authorized to issue a decision to modify that program or project, and shall be responsible for its own decision.
4. The regulatory authority may modify a public investment program or project only when that program or project has already undergone the evaluation, inspection or assessment as provided herein.
5. In case where the modification results in any increase in the gross investment greater than the one already obtaining the investment policy decision from the competent authority, the project must follow procedures and processes for grant of decisions on modification of investment policies before receipt of the decision on modification of the project from the competent authority.
6. Contents of, procedures and processes for design and evaluation of modification of public investment programs and projects shall be subject to the Government’s regulations.
Article 44. Contents of feasibility study reports of public investment programs and projects
1. A feasibility study report of a public investment program shall have the following main subject matters:
b) Necessity of investment;
b) Assessment of the current status of sectors and industries specified in the program's objectives and scope; urgent issues that need to be solved in the program;
c) General objectives, specific goals, outcome and main indicators defined in each stage;
d) Scope and scale of the program;
dd) Constituent projects belonging to the program that need to be implemented to attain the program’s objectives, priority order and schedule of implementation of constituent projects;
e) Estimated gross investment necessary to implement the program, distribution of funds specific to objectives, constituent projects and schedule of implementation, funding sources and capital mobilization plans;
g) Anticipated duration and schedule of implementation of the program;
h) Solutions to implementing the program; regulations and policies applied to the program; capability of integrating and coordinating with other programs;
i) International cooperation requirement (if any);
k) Arrangements made to implement the program;
l) Assessment of the overall socio-economic efficiency of the program.
2. Feasibility study report of the project without construction components shall contain the following main subject matters:
b) Necessity of investment;
b) Assessment of relevance of the project to the related planning scheme provided for in law on planning;
c) Analysis and determination of objectives, tasks and output of the project; analysis and selection of the appropriate scale; investment phasing; selection of investment form;
d) Analysis of natural conditions, economic and technical conditions and selection of investment destination;
dd) Plans for management, operation and use of the project;
e) Environmental impact assessment and environmental protection measures;
g) General plan for compensation, site clearance and residential resettlement;
h) Proposed schedule of implementation of the project; main timeline of investment;
i) Determination of gross investment, funding structure and capital mobilization plans;
k) Determination of costs incurred from operation, maintenance, overhaul and major repair at the stage of operation and exploitation of the project;
l) Arrangements necessary for management of the project, including determination of project owner, analysis and selection of form of project implementation management, relationship and responsibilities of persons and entities regarding the process of implementation of the project and design of the machinery for management and operation of the project;
m) Analysis of investment efficiency, including efficiency and impacts in socio-economic, national defence and security aspects; capital recovery capacity (if any).
3. Contents of feasibility study reports of projects with construction components shall be subject to law on construction and other provisions of relevant laws.
Article 45. Documentation requirements for, contents and time of evaluation of, and grant of decisions on policies for investment in, public investment programs and projects
1. Documentation requirements for evaluation of public investment programs and projects shall include:
a) Report form submitted to apply for evaluation of the public investment program and project;
b) Feasibility study report of the public investment program and project;
c) Other relevant documents.
2. Documentation requirements for grant of decisions on public investment programs and projects, contents of, time of evaluation of and decision on public investment programs and projects shall be subject to the Government’s regulations.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 17. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án
Điều 35. Thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án
Điều 40. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án
Điều 43. Điều chỉnh chương trình, dự án
Điều 44. Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án
Điều 66. Triển khai kế hoạch đầu tư công
Điều 67. Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công
Điều 68. Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm