Chương IV Luật Đầu tư công 2019: Thực hiện và theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra, giám sát kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công
Số hiệu: | 39/2019/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 13/06/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2020 |
Ngày công báo: | 19/07/2019 | Số công báo: | Từ số 565 đến số 566 |
Lĩnh vực: | Đầu tư | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
05 nhiệm vụ, dự án không phải quyết định chủ trương đầu tư
Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư công 2019 ngày 13/6/2019 với nhiều nội dung nổi bật.
Theo đó, các nhiệm vụ, dự án không phải quyết định chủ trương đầu tư bao gồm:
- Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư;
- Nhiệm vụ quy hoạch;
- Dự án đầu tư công khẩn cấp;
- Dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia;
- Dự án thành phần thuộc dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Ngoài ra, bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình dự án của Chính phủ như sau:
Chính phủ quy định việc phân cấp thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với chương trình, dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các CQNN, ĐVSN công lập dành để đầu tư phù hợp với quy định về quyền tự chủ tài chính.
Luật Đầu tư công 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Căn cứ nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, Chính phủ quy định các giải pháp tổ chức, thực hiện.
2. Căn cứ nghị quyết của Quốc hội, quyết định giao kế hoạch của cấp có thẩm quyền, nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công quyết định các giải pháp tổ chức điều hành kế hoạch đầu tư công thuộc nguồn vốn do cấp mình quản lý.
3. Thủ tướng Chính phủ điều phối, lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công nhưng không làm thay đổi mục tiêu thực hiện của chương trình, dự án.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc điều phối, lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư nhưng không làm thay đổi mục tiêu thực hiện chương trình, dự án.
1. Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm:
a) Thông báo hoặc quyết định giao kế hoạch đầu tư công cho các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công;
b) Báo cáo cấp có thẩm quyền về việc giao kế hoạch đầu tư công.
2. Cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công báo cáo cấp có thẩm quyền tình hình thực hiện kế hoạch theo quy định của Chính phủ.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc để bảo đảm việc giao, chấp hành kế hoạch đầu tư công theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
1. Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công đúng mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
b) Triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ và kế hoạch vốn đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
c) Lập kế hoạch và tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thuộc dự án được bố trí vốn theo kế hoạch đầu tư công đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
d) Tổ chức nghiệm thu và thanh toán, quyết toán theo đúng hợp đồng đối với gói thầu đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng;
đ) Cân đối các nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại khoản 4 Điều 101 của Luật này;
e) Bảo đảm phạm vi, quy mô đầu tư của từng dự án thực hiện theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã được phê duyệt và theo kế hoạch vốn đã được bố trí;
g) Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đầu tư công.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của các Bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Bộ Tài chính bảo đảm thanh toán đủ vốn ngân sách trung ương theo kế hoạch đầu tư công đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công.
1. Quốc hội quyết định điều chỉnh tổng thể kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách nhà nước trong các trường hợp sau đây:
a) Do điều chỉnh mục tiêu của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia;
b) Do thay đổi đột biến về cân đối ngân sách nhà nước hoặc khả năng huy động các nguồn vốn.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách trung ương giữa các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong trường hợp không thay đổi tổng mức vốn trung hạn và hằng năm đã được Quốc hội quyết định.
3. Thủ tướng Chính phủ căn cứ tình hình cụ thể trong kỳ kế hoạch quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương được giao theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này trong tổng mức vốn của từng Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã được Quốc hội quyết định.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
a) Chủ trì thẩm định phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giữa các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định;
b) Chủ trì thẩm định phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương trong nội bộ và giữa các ngành, lĩnh vực, chương trình của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
5. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương có thẩm quyền và trách nhiệm sau đây:
a) Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương giữa các dự án thuộc danh mục đã được cấp có thẩm quyền quyết định nhưng không vượt quá tổng mức vốn đã được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch;
b) Gửi báo cáo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, theo dõi đối với vốn ngân sách trung ương.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền và trách nhiệm sau đây:
a) Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hằng năm đối với vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu thuộc quản lý của cấp mình nhưng không vượt quá tổng mức vốn đã được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch;
b) Gửi báo cáo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, theo dõi đối với vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu.
7. Hội đồng nhân dân các cấp điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách địa phương trong các trường hợp sau đây:
a) Do điều chỉnh mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Do thay đổi đột biến về cân đối thu ngân sách địa phương hoặc khả năng huy động các nguồn vốn của địa phương;
c) Do thay đổi nhu cầu sử dụng hoặc khả năng triển khai thực hiện vốn kế hoạch hằng năm giữa các cơ quan, đơn vị của địa phương.
8. Ủy ban nhân dân các cấp quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách địa phương để đầu tư giữa các ngành, lĩnh vực, chương trình và trong nội bộ các ngành, lĩnh vực, chương trình của các đơn vị sử dụng các nguồn vốn này và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.
9. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách nhà nước.
1. Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước đến hết ngày 31 tháng 01 năm đầu tiên của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau.
2. Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm đến ngày 31 tháng 01 năm sau. Trường hợp bất khả kháng, Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với vốn ngân sách trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với vốn ngân sách địa phương cho phép kéo dài thời gian thực hiện nhưng không quá 31 tháng 12 năm sau.
3. Đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại chưa được dự toán hoặc vượt dự toán được giao, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi thực hiện và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
1. Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công thuộc cơ quan, đơn vị quản lý.
2. Nội dung theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công bao gồm:
a) Tình hình thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công;
b) Việc lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch đầu tư công;
c) Việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các chương trình, dự án được bố trí trong kế hoạch đầu tư công;
d) Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công;
đ) Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản, lãng phí, thất thoát trong đầu tư công.
1. Kế hoạch đầu tư công trung hạn được đánh giá giữa kỳ và khi kết thúc kế hoạch.
2. Kế hoạch đầu tư công hằng năm được đánh giá định kỳ hằng quý và hằng năm.
3. Nội dung đánh giá kế hoạch đầu tư công bao gồm:
a) Mức độ đạt được so với kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tác động của kế hoạch đầu tư công trong việc thu hút đầu tư từ các nguồn vốn khác và kết quả phát triển kinh tế - xã hội;
c) Tính khả thi của kế hoạch đầu tư công;
d) Tình hình quản lý đầu tư công;
đ) Tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư công và các giải pháp xử lý.
1. Cơ quan chủ quản, chủ chương trình và chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình đầu tư chương trình, dự án theo nội dung và các chỉ tiêu đã được phê duyệt nhằm bảo đảm mục tiêu và hiệu quả đầu tư.
2. Việc kiểm tra chương trình, dự án thực hiện như sau:
a) Chủ chương trình và chủ đầu tư kiểm tra chương trình, dự án được giao quản lý;
b) Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức kiểm tra ít nhất một lần đối với chương trình, dự án có thời gian thực hiện trên 12 tháng;
c) Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức kiểm tra khi điều chỉnh chương trình, dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư và trường hợp cần thiết khác;
d) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công quyết định tổ chức kiểm tra chương trình, dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.
1. Đánh giá chương trình, dự án bao gồm đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc, đánh giá tác động và đánh giá đột xuất.
2. Đối với chương trình đầu tư công, phải thực hiện đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.
3. Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A phải thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.
4. Đối với dự án nhóm B, nhóm C phải thực hiện đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.
5. Ngoài quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công quyết định thực hiện đánh giá khác quy định tại khoản 1 Điều này khi cần thiết.
1. Nội dung đánh giá ban đầu bao gồm:
a) Công tác chuẩn bị, tổ chức, huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình, dự án bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ đã được phê duyệt;
b) Những vướng mắc, phát sinh mới xuất hiện so với thời điểm phê duyệt chương trình, dự án;
c) Đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh phù hợp với điều kiện thực tế.
2. Nội dung đánh giá giữa kỳ hoặc đánh giá giai đoạn bao gồm:
a) Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án so với mục tiêu đầu tư;
b) Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt;
c) Đề xuất các giải pháp cần thiết, kể cả việc điều chỉnh chương trình, dự án.
3. Nội dung đánh giá kết thúc bao gồm:
a) Quá trình thực hiện chương trình, dự án: hoạt động quản lý thực hiện chương trình, dự án; kết quả thực hiện các mục tiêu của chương trình, dự án; các nguồn lực đã huy động; các lợi ích do chương trình, dự án mang lại cho những đối tượng thụ hưởng; các tác động, tính bền vững của chương trình, dự án;
b) Bài học rút ra sau quá trình thực hiện chương trình, dự án và đề xuất các khuyến nghị cần thiết; trách nhiệm của tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
4. Nội dung đánh giá tác động của chương trình, dự án bao gồm:
a) Thực trạng kinh tế - kỹ thuật vận hành;
b) Tác động kinh tế - xã hội;
c) Tác động môi trường, sinh thái;
d) Tính bền vững của dự án;
đ) Bài học rút ra từ chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thực hiện, vận hành chương trình, dự án; trách nhiệm của tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
5. Nội dung đánh giá đột xuất bao gồm:
a) Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án đến thời điểm đánh giá so với mục tiêu đầu tư;
b) Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt;
c) Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có), nguyên nhân phát sinh ngoài dự kiến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của những phát sinh ngoài dự án đến việc thực hiện chương trình, dự án, khả năng hoàn thành các mục tiêu của chương trình, dự án;
đ) Đề xuất các giải pháp cần thiết.
6. Chính phủ quy định phương pháp, tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công.
1. Các chương trình, dự án chịu sự giám sát của cộng đồng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng và phản biện xã hội.
2. Cơ quan chủ quản tham khảo, giải trình, tiếp thu ý kiến cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án đối với việc quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án có quy mô di dân, tái định canh, định cư lớn, dự án có nguy cơ tác động lớn đến môi trường, dự án có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án về chủ trương, chính sách đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định canh, định cư theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng bao gồm:
a) Việc chấp hành quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường;
b) Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định canh, định cư bảo đảm quyền lợi của Nhân dân;
c) Các chương trình, dự án sử dụng một phần vốn đóng góp của người dân;
d) Tình hình triển khai và tiến độ thực hiện các chương trình, dự án;
đ) Việc thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tư công theo quy định tại Điều 14 của Luật này;
e) Phát hiện những việc làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành dự án; những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án.
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan liên quan thực hiện các nội dung sau đây:
a) Lập kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng đối với chương trình, dự án hằng năm trên địa bàn theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật này;
b) Thành lập Ban giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án;
c) Thông báo cho chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban quản lý chương trình, dự án về kế hoạch giám sát và thành phần Ban giám sát đầu tư của cộng đồng chậm nhất 45 ngày trước ngày thực hiện.
2. Chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban quản lý chương trình, dự án có trách nhiệm:
a) Cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời tài liệu liên quan đến việc triển khai thực hiện chương trình, dự án quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật này cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng;
b) Tạo điều kiện thuận lợi cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện việc giám sát theo quy định của pháp luật;
c) Tiếp thu ý kiến giám sát và tăng cường các biện pháp thực hiện dự án.
1. Chủ chương trình và chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra và đánh giá ban đầu, giữa kỳ và kết thúc chương trình, dự án.
2. Cơ quan chủ quản, người quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra và đánh giá tác động, đánh giá đột xuất chương trình, dự án được giao quản lý.
3. Cơ quan, tổ chức thực hiện đánh giá tự đánh giá hoặc thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn có đủ điều kiện, năng lực để đánh giá.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án và giám sát đầu tư của cộng đồng.
1. Hoạt động thanh tra việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thanh tra hoạt động đầu tư công phải gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra của các cơ quan, tổ chức và phải đúng trình tự, thủ tục thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.
3. Kết luận thanh tra về hoạt động đầu tư công được công khai theo quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công, cơ quan thanh tra xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.
IMPLEMENTATION, MONITORING, ASSESSMENT, AUDIT AND SUPERVISION OF PUBLIC INVESTMENT PLANS, PROGRAMS AND PROJECTS
Section 1. CONDUCT AND IMPLEMENTATION OF PUBLIC INVESTMENT PLANS
Article 64. Administration of public investment plans
1. Pursuant to the National Assembly’s resolution regarding midterm and annual public investment plans, the Government shall regulate measures to take control of and implement these plans.
2. Pursuant to the National Assembly’s resolution, the competent authority’s decision on assignment of planned tasks and the resolution of the People’s Council at any level regarding midterm and annual public investment plans, Ministries, central and local regulatory authorities, district-level, commune-level People's Committees and other affiliated entities using public investment capital shall make their decisions on measures to take control of administering public investment plans funded by funding sources under their respective management.
3. The Prime Minister may coordinate and integrate funding sources intended for implementation of public investment programs using the state budget’s capital of Ministries, central and local regulatory authorities, affiliated entities and units using public investment capital provided that goals and objectives of public investment programs and projects are not changed.
4. The Chairman/Chairwoman of the provincial-level People’s Committee may decide to coordinate and integrate funding sources intended for implementation of public investment programs and projects using the local budget’s capital and other borrowings of the local budget for investment purposes provided that goals and objectives of public investment programs and projects remain unchanged.
Article 65. Enforcement of public investment plans
1. Ministries, central and local regulatory authorities, district-level and commune-level People’s Committees shall assume the following responsibilities:
a) Inform or decide assignment of tasks of public investment plans to their affiliated entities and units using public investment capital;
b) Report to senior competent authorities on assignment of tasks of public investment plans.
2. Affiliated entities and units using public investment capital shall be obliged to send senior competent authorities review reports on implementation of public investment plans under the Government’s regulations.
3. The Ministry of Planning and Investment and bodies specialized in management of public investment shall be responsible for checking and expediting assignment of planned tasks and enforcement of public investment plans under the senior competent authority's regulations.
Article 66. Implementation of public investment plans
1. Ministries, central and local regulatory authorities, district-level and commune-level People’s Committees, affiliated entities and units using public investment capital shall assume the following responsibilities:
a) Take charge of carrying out public investment plans to meet objectives already decided by competent authorities;
b) Implement public investment projects according to the schedule and budget plan already decided by competent authorities;
c) Plan and organize procurement to select contractors with respect to bids belonging to public investment projects funded according to public investment plans already obtaining the competent authority’s decision;
d) Carry out the commissioning and acceptance testing, make payments for and final accounts as agreed upon in contracts with respect to bids already completed and transferred to put these projects in operation;
dd) Balance funding sources to repay debts accruing from capital construction activities as provided in clause 4 of Article 101 herein;
e) Ensure scope and scale of investment in each public investment project are aligned with objectives, sectors and programs already approved and conform to plans for use of allocated capital;
g) Monitor, inspect and assess implementation of public investment plans.
2. The Ministry of Planning and Investment shall provide instructions for, monitor, assess and inspect implementation of midterm and annual public investment plans of Ministries, central regulatory authorities and provincial-level People’s Committees.
3. The Ministry of Finance shall ensure allocation of a full amount of the central budget’s capital specified in public investment plans already decided by competent authorities.
4. The Government shall adopt specific regulations on implementation of public investment plans.
Article 67. Modification of public investment plans
1. The National Assembly shall decide to modify the entire midterm and annual public investment plan using the state budget’s capital
a) due to any adjustment in the national socio-economic development strategy and plan;
b) due to any sudden change in the state budget balance or capacity for calling for funds of different sorts.
2. The National Assembly Standing Committee shall decide to modify midterm and annual public investment plans using the central budget’s capital to ensure the concordance between those of Ministries, central and local regulatory authorities if total midterm and annual investment capital already decided by the National Assembly are kept unchanged.
3. The Prime Minister shall, after allowing for specific circumstances arising in the plan period, decide to modify midterm public investment plans using the central budget’s capital of Ministries, central and local regulatory authorities that is assigned in accordance with clause 3 of Article 60 herein in comparison with the gross investment capital of specific Ministries, central and local regulatory authorities under the National Assembly’s decision.
4. The Ministry of Planning and Investment shall assume the following responsibilities:
a) Preside over the evaluation of plans for modification of midterm public investment plans using the central budget’s capital to ensure concordance between these plans of Ministries, central and local regulatory authorities, and report to the Government to propose such modification to the National Assembly Standing Committee to seek its decision;
b) Preside over the internal evaluation of plans for modification of midterm public investment plans using the central budget’s capital or the evaluation thereof to ensure concordance between sector- and industry-specific plans and programs of Ministries, central and local regulatory authorities, and report to the Prime Minister to seek his decision.
5. Ministers and Heads of central regulatory authorities shall have the following powers and responsibilities:
a) Adjust annual public investment plans using the central budget's capital to ensure concordance between projects listed in the investment portfolio decided by competent authorities provided that it does not exceed the gross investment capital assigned by competent authorities in public investment plans;
b) Send reports to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for compiling and monitoring purposes with respect to the central budget’s capital.
6. The provincial-level People’s Committee shall have the following powers and responsibilities:
a) Adjust annual public investment plans using the central budget’s target transfers under their jurisdiction provided that they do not exceed the gross investment capital assigned by competent authorities in public investment plans;
b) Send reports to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for compiling and monitoring purposes with respect to the central budget’s target transfers.
7. The People’s Council at any level shall decide to modify midterm and annual public investment plans using the local budget’s capital
a) due to any adjustment in objectives of local socio-economic development plans;
b) due to any sudden change in the local budget balance or capacity for calling for funds of different sorts at localities;
c) due to any change in demands for or capacity for making investment of annual budgeted capital of local entities and units.
8. People’s Committee at any level shall decide to modify midterm and annual public investment plans using the local budget’s capital for investment purposes between and within the sectors, industries and programs of entities and units using such capital, and report to the same-level People’s Council in the upcoming meeting.
9. The Government shall adopt specific regulations on processes and procedures for modification of midterm and annual public investment plans using the state budget’s capital.
Article 68. Deadlines for implementation and disbursement of capital defined in midterm and annual public investment plans
1. Implementation and disbursement of capital defined in midterm and annual public investment plans shall last till end of January 31 of the first year in the midterm public investment plan for the subsequent period.
2. Implementation and disbursement of capital of midterm and annual public investment plans shall last till January 31 of the subsequent year. In case any force majeure event occurs, the Prime Minister shall decide the deadline with respect to the central budget while the provincial-level People’s Council shall decide the deadline with respect to the local budget. In such situations, the timelength of implementation may be extended but not later than December 31 of the subsequent year.
3. As for public investment programs and projects using non-refundable ODA funds which have not yet been estimated or exceed the estimated budget assigned to them, the Government shall report to the National Assembly Standing Committee to get their opinions beforehand and make representations to the National Assembly in the upcoming meeting.
Section 2. MONITORING, ASSESSMENT, AUDIT AND SUPERVISION OF PUBLIC INVESTMENT PLANS, PROGRAMS AND PROJECTS
Article 69. Monitoring and inspection of public investment plans
1. Bodies specialized in management of public investment shall take charge of monitoring and inspecting public investment plans under their management.
2. Subject matters of monitoring and inspection of public investment plans:
a) Review of implementation of law on public investment;
b) Design, evaluation, approval and assignment of tasks of public investment plans;
c) Design, evaluation, approval and implementation of public investment programs and projects listed in public investment plans;
d) Review of implementation of the previous-year public investment plan.
dd) Review of debts accruing from capital construction activities, waste and loss arising from public investment activities.
Article 70. Assessment of public investment plans
1. Midterm public investment plans shall be subject to the assessment made during and end of the plan period.
2. Annual public investment plans shall be subject to the assessment made on an annual and quarterly basis.
3. Subject matters of the assessment of a public investment plan shall include:
a) Level of attainment of objectives compared to those defined in public investment plans already approved by competent authorities;
b) Impacts of public investment plans on attraction of investments from other funding sources and socio-economic development outcomes;
c) Feasibility of public investment plans;
d) Review of public investment management;
dd) Difficulties and problems; causes of difficulties and problems arising from implementation of public investment plans and recommended solutions.
Article 71. Monitoring and inspection of public investment programs and projects
1. Governing bodies, program and project owners, persons competent in making decisions on investment in programs and projects and state regulatory authorities in charge of public investment shall carry out the monitoring and inspection of the entire process of investment in these programs and projects with respect to approved subject matters and items of monitoring and inspection in order to ensure fulfillment of investment objectives and investment efficiency.
2. Inspection of public investment programs and projects shall be carried out under the following regulations:
a) Program or project owner shall inspect public investment programs or projects under their delegated authority;
b) Governing body and person competent in making investment decisions shall carry out at least one inspection of public investment programs or projects with the duration of implementation thereof which is more than 12 months;
c) Governing body and person competent in making investment decisions shall carry out the inspection when any modification of public investment programs or projects may result in any change in location, objectives or scale, or any increase in the gross investment capital, and as otherwise necessary;
d) State regulatory authorities in charge of public investment shall decide to carry out the planned or unplanned inspection of public investment programs and projects.
Article 72. Assessment of public investment programs and projects
1. Assessment of public investment programs and projects may be classified into initial assessment, midterm or stage-by-stage assessment, final assessment, impact assessment and ad-hoc assessment.
2. Public investment programs must be subject to the midterm or stage-by-stage assessment, final assessment and impact assessment.
3. Public investment projects of national significance and group-A public investment projects shall be subject to the initial assessment, midterm assessment, final assessment and impact assessment.
4. Group-B and group-C public investment projects shall be subject to the final assessment and impact assessment.
5. Notwithstanding provisions laid down in clause 2, 3 and 4 of this Article, governing bodies, persons competent in making investment decisions and state regulatory authorities in charge of public investment shall be entitled to decide other assessment provided for in clause 1 of this Article where necessary.
Article 73. Subject matters of assessment of public investment programs and projects
1. The primary assessment shall address:
a) Preparation, arrangement and mobilization of resources for implementation of public investment programs and projects to ensure conformity with the approved objectives and schedules;
b) Difficulties and unsolved issues that may arise in comparison with those arising on the date of approval of public investment program and project;
c) Recommended measures to deal with these difficulties and unsolved issues in line with actual conditions.
2. The midterm or stage-by-stage assessment shall address:
a) Consistency of outcomes of a public investment program and project with investment goals and objectives;
b) Level of completion of workloads determined till the assessment date compared with that specified in the approved plan;
c) Recommended measures, including the measure regarding adjustments in a public investment program and project.
3. The final assessment shall address:
a) Process of implementation of a public investment program and project, including: Management of implementation of a public investment program or project; fulfillment of objectives of a public investment program or project; mobilized resources; benefits that beneficiaries gain from a public investment program or project; impacts and sustainability of a public investment program or project;
b) Lessons learned from the process of implementation of a public investment program or project and useful advice; responsibilities of consulting organizations, governing bodies, program/project owners, persons competent in granting decisions on investment policies, investment decisions and other entities or persons involved.
4. The impact assessment shall address:
a) Review of current economic - engineering operational conditions;
b) Socio-economic impacts;
c) Environmental and biological impacts;
d) Project sustainability;
dd) Lessons learned from investment policies, investment decisions, implementation and operation of a public investment program or project; responsibilities of consulting organizations, governing bodies, program/project owners and persons competent in granting decisions on investment policies, investment decisions and other entities or persons involved.
5. The ad-hoc assessment shall address:
a) Consistency of outcomes of a public investment program and project determined at the assessment date with investment goals and objectives;
b) Level of completion of workloads determined till the assessment date compared with that specified in the approved plan;
c) Determination of issues arising unexpectedly (if any), causes thereof and responsibilities of entities and persons involved;
d) Impacts and extent of impacts of issues arising unexpectedly on implementation of a public investment program or project, and capabilities of accomplishing objectives defined in a public investment program of project;
dd) Recommended solutions.
6. The Government shall adopt regulations on methods and criteria for assessment of effectiveness in investment in public investment programs and projects.
Article 74. Public investment supervision
1. Public investment programs and projects shall be subject to the public supervision. Vietnam Fatherland Front Committees at all levels shall take charge of ensuring the public supervision and criticism over investment activities.
2. Governing bodies must refer and respond to and seriously take opinions of inhabitants living at or near project sites as to the decision on investment in public investment projects of national significance, group-A public investment projects, those projects associated with a large scale of residential mobility, resettlement and agricultural resettlement, those projects posing risks of causing huge environmental impacts, those projects directly impacting socio-economic lives of communities at or near project sites in terms of investment guidelines, policies on investment, construction, land, waste treatment and environmental protection, compensation, site clearance and agricultural and residential resettlement plans as per law.
3. The public supervision shall focus on:
a) Compliance with law on investment, construction, land, waste treatment and environmental protection;
b) Compensation, site clearance and agricultural and residential resettlement plans that assure rights and interests of the People;
c) Public investment programs or projects using portions of the public capital participation;
d) Implementation and progress of public investment programs or projects;
dd) Public disclosure and transparency of public investments prescribed in Article 14 herein;
e) Discovery of acts that may harm public benefits; negative impacts of a public investment project on the living environment of the public during the period of investment in and operation of a public investment project; activities that inflict any loss and waste of capital and assets of a public investment project.
Article 75. Documentation requirements and procedures for public supervision
1. Vietnam Fatherland Front Committees shall preside over and cooperate with other socio-political organizations and entities involved in performing the following tasks:
a) Preparing annual plans for the public supervision over public investment programs and projects implemented at localities as prescribed in clause 3 of Article 74 herein;
b) Establishing a public investment supervision commission in charge of each pubic investment program or project;
c) Informing program/project owners and management units about supervision plans and the composition of the public investment supervision commission within the duration of 45 days before the supervision commences.
2. Program or project owners and management units shall assume the following responsibilities:
a) Provide documents related to implementation of public investment programs and projects under the provisions of clause 2 of Article 74 herein on an adequate, truthful and timely manner to the public investment supervision commission;
b) Enable the public investment supervision commission to carry out supervision activities in accordance with law;
c) Take public opinions seriously and strengthen measures to implement public investment projects.
Article 76. Implementary responsibilities for monitoring, inspection and assessment of public investment plans, programs and projects
1. Program/project owners shall take charge of carrying out the monitoring, inspection, primary, midterm and final assessment of public investment programs and projects.
2. Governing bodies, investment decision makers and state regulatory authorities in charge of public investment shall carry out the monitoring, inspection, impact assessment and ad-hoc assessment of public investment programs and projects under their delegated authority.
3. Entities subject to the assessment requirement may carry out self-assessment or hire other experts or qualified and competent consulting bodies to provide assessment services.
4. The Government shall adopt detailed regulations on the monitoring, inspection and assessment of public investment plans, programs or projects and public supervision of public investment activities.
Article 77. Public investment audit
1. Audit of management and use of public investment capital shall be subject to provisions hereof and other provisions of relevant law.
2. Audit of public investment activities must be related to implementation of audit functions and duties of specific competent entities and must conform to audit documentation requirements and procedures prescribed in law on auditing.
3. Audit conclusions regarding public investment activities shall be publicly disclosed under law. In case of any violation against law arising from public investment activities, auditing bodies shall be authorized to impose sanctions or refer such violation to jurisdictional authorities to take proper actions.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 17. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án
Điều 35. Thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án
Điều 40. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án
Điều 43. Điều chỉnh chương trình, dự án
Điều 44. Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án
Điều 66. Triển khai kế hoạch đầu tư công
Điều 67. Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công
Điều 68. Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm