Luật Cư trú 2006 số 81/2006/QH11
Số hiệu: | 81/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2007 |
Ngày công báo: | 25/06/2007 | Số công báo: | Từ số 410 đến số 411 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Cư trú - Luật số 81/2006/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 quy định: Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản... Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương: Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản, Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Vợ về ở với chồng, chồng về ở với vợ, con về ở với cha, mẹ, cha, mẹ về ở với con, Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột, Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp... Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú, trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do... Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp thì trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú... Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 81/2006/QH11 |
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2006 |
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khóa XI, kỳ họp thứ 10
(Từ ngày 17 tháng 10 đến ngày 29 tháng 11 năm 2006)
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về cư trú.
Luật này quy định về quyền tự do cư trú của công dân trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trình tự, thủ tục đăng ký, quản lý cư trú; quyền, trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức về đăng ký, quản lý cư trú.
Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống.
Công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú.
Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Bảo đảm hài hoà quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và xã hội; kết hợp giữa việc bảo đảm quyền tự do cư trú, các quyền cơ bản khác của công dân và trách nhiệm của Nhà nước với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú phải đơn giản, thuận tiện, kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, không gây phiền hà; việc quản lý cư trú phải bảo đảm hiệu quả.
4. Mọi thay đổi về cư trú phải được đăng ký; mỗi người chỉ được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại một nơi.
1. Nhà nước bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền tự do cư trú của công dân phải bị xử lý nghiêm minh.
Nhà nước có chính sách và biện pháp đồng bộ để bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền tự do cư trú của công dân.
2. Nhà nước bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, đầu tư phát triển công nghệ, kỹ thuật tiên tiến cho hoạt động đăng ký, quản lý cư trú.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cư trú trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cư trú.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về cư trú tại địa phương theo quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật có liên quan và phân cấp của Chính phủ.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế về quản lý cư trú phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế; thực hiện điều ước quốc tế liên quan đến quản lý cư trú mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú.
2. Lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
3. Nhận hối lộ, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây phiền hà trong việc đăng ký, quản lý cư trú.
4. Thu, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật.
5. Tự đặt ra thời gian, thủ tục, giấy tờ, biểu mẫu trái với quy định của pháp luật hoặc làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về cư trú.
6. Cố ý cấp hoặc từ chối cấp giấy tờ về cư trú trái với quy định của pháp luật.
7. Lợi dụng quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
8. Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú; sử dụng giấy tờ giả về cư trú; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về cư trú.
9. Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú.
1. Lựa chọn, quyết định nơi thường trú, tạm trú của mình phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Được cấp, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú.
3. Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền cư trú.
4. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền cư trú của mình.
5. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật.
1. Người bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
2. Người bị Toà án áp dụng hình phạt cấm cư trú; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế.
3. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.
1. Chấp hành các quy định của pháp luật về cư trú.
2. Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã cung cấp.
3. Nộp lệ phí đăng ký cư trú.
4. Xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu.
5. Báo ngay với cơ quan đã đăng ký cư trú khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú bị mất hoặc bị hư hỏng.
1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.
1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
1. Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ.
2. Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
1. Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.
2. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thoả thuận.
1. Nơi cư trú của người đang làm nghĩa vụ quân sự hoặc đang phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân là nơi đơn vị của người đó đóng quân.
2. Nơi cư trú của sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân, viên chức Công an nhân dân là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này.
Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ.
Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;
c) Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
đ) Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;
3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:
a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xoá đăng ký thường trú:
a) Chết, bị Toà án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết;
b) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại;
c) Đã có quyết định huỷ đăng ký thường trú quy định tại Điều 37 của Luật này;
đ) Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xoá đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ.
2. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú thì cũng có thẩm quyền xoá đăng ký thường trú.
3. Thủ tục cụ thể xoá đăng ký thường trú và điều chỉnh hồ sơ, tài liệu, sổ sách có liên quan do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
1. Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp thì trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.
2. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện việc thay đổi nơi đăng ký thường trú.
1. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
2. Sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại.
3. Bộ Công an phát hành mẫu sổ hộ khẩu và hướng dẫn việc cấp, cấp lại, đổi, sử dụng, quản lý sổ hộ khẩu thống nhất trong toàn quốc.
1. Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.
Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu.
2. Nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu.
3. Người không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình thì được nhập chung vào sổ hộ khẩu đó.
1. Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có chỗ ở độc lập với gia đình của người đó, người sống độc thân, người được tách sổ hộ khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này;
b) Người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác, nếu họ không sống theo hộ gia đình;
c) Thương binh, bệnh binh, người thuộc diện chính sách ưu đãi của Nhà nước, người già yếu, cô đơn, người tàn tật và các trường hợp khác được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung;
d) Chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo mà sống tại cơ sở tôn giáo.
2. Người không thuộc đối tượng quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 25 nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân thì được nhập chung vào sổ hộ khẩu đó.
1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu.
2. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:
a) Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
3. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:
a) Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
5. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến.
6. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu:
a) Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
b) Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác;
c) Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;
d) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;
đ) Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế.
1. Trường hợp có thay đổi chủ hộ thì hộ gia đình phải làm thủ tục thay đổi chủ hộ. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến của chủ hộ hoặc người khác trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ.
2. Trường hợp có thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong sổ hộ khẩu thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc quyết định được phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
3. Trường hợp có thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà thì cơ quan quản lý cư trú có thẩm quyền căn cứ vào quyết định thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đính chính trong sổ hộ khẩu.
4. Trường hợp chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì chủ hộ hoặc người trong hộ hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục điều chỉnh phải nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; xuất trình sổ hộ khẩu; giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mới.
5. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này phải điều chỉnh, bổ sung các thay đổi trong sổ hộ khẩu.
6. Trường hợp làm thủ tục điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu thì người đến làm thủ tục phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; đối với người chưa thành niên thì việc làm thủ tục phải thông qua người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật về dân sự.
1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.
2. Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
3. Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
4. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.
Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn.
Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.
5. Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú.
1. Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú.
2. Gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người từ đủ mười bốn tuổi trở lên đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo địa điểm, số điện thoại nơi tiếp nhận thông báo lưu trú cho nhân dân biết.
3. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.
4. Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú.
1. Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chế; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.
2. Người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ ba tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.
3. Người quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải khai báo tạm vắng tại Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú. Khi đến khai báo tạm vắng phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân và ghi vào phiếu khai báo tạm vắng.
4. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn nội dung khai báo, kiểm tra nội dung khai báo, ký xác nhận vào phần phiếu cấp cho người khai báo tạm vắng.
1. Xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về cư trú.
2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về cư trú.
3. Đình chỉ, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ những quy định về quản lý cư trú trái với quy định của Luật này.
4. Ban hành các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về cư trú.
5. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý cư trú.
6. Thống kê nhà nước về cư trú, tổng kết, nghiên cứu khoa học về quản lý cư trú, tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về cư trú.
7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú.
8. Hợp tác quốc tế về quản lý cư trú.
1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về cư trú tại địa phương.
2. Chỉ đạo việc phối hợp giữa các cơ quan hữu quan ở địa phương về quản lý cư trú.
3. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về cư trú.
4. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật.
1. Niêm yết công khai, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú.
2. Bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt làm công tác đăng ký, quản lý cư trú.
3. Cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú đúng thời hạn cho công dân theo quy định của Luật này.
4. Quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về đăng ký, quản lý cư trú.
5. Giải quyết kịp thời kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến cư trú, quản lý cư trú.
1. Người làm công tác đăng ký, quản lý cư trú phải được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao.
2. Người làm công tác đăng ký, quản lý cư trú trong khi thực hiện nhiệm vụ phải có thái độ, lời nói, cử chỉ nghiêm túc, khiêm tốn, hoà nhã; tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, tài liệu có liên quan, viết biên nhận, hẹn ngày trả kết quả và giải quyết đúng thời hạn theo quy định của Luật này; trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc chưa đúng thì hướng dẫn cụ thể, đầy đủ bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc hướng dẫn đó.
Trường hợp cơ quan, người có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký thường trú, tạm trú không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng và điều kiện theo quy định của Luật này thì thủ trưởng cơ quan quản lý cư trú cấp trên trực tiếp có trách nhiệm huỷ bỏ việc đăng ký đó. Căn cứ quyết định của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan đã đăng ký thường trú, tạm trú có trách nhiệm thực hiện việc xoá đăng ký thường trú, tạm trú; cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú trước đó phải đăng ký lại.
1. Cơ sở dữ liệu về cư trú do Bộ Công an quản lý là một bộ phận của hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, được xây dựng để phục vụ công tác quản lý nhà nước về cư trú.
2. Việc thu thập, lưu trữ, xử lý, bảo vệ dữ liệu về cư trú phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Ứng dụng công nghệ thông tin để thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin về cư trú đầy đủ, nhanh chóng, chính xác; bảo đảm an toàn dữ liệu theo đúng nguyên tắc, định dạng hệ cơ sở dữ liệu;
b) Bảo đảm an toàn các thiết bị lưu trữ thông tin, tài liệu về cư trú;
c) Bảo vệ an ninh thông tin về cư trú trên mạng máy tính; bảo đảm an toàn thông tin, tài liệu lưu trữ trong cơ sở dữ liệu về cư trú; phòng, chống các hành vi làm hư hỏng dữ liệu về cư trú.
3. Việc khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về cư trú phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Mọi sự truy nhập đến cơ sở dữ liệu về cư trú phải được sự phê duyệt của thủ trưởng cơ quan quản lý cư trú;
b) Việc cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu từ cơ sở dữ liệu về cư trú cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sao chép, in trái phép thông tin, tài liệu từ cơ sở dữ liệu về cư trú.
4. Chính phủ quy định cụ thể về cơ sở dữ liệu về cư trú.
1. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Người nào vi phạm quy định của pháp luật về cư trú thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.
Chính phủ chỉ đạo cơ quan, tổ chức hữu quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quy định về hộ khẩu để tự mình hoặc kiến nghị, chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định lạm dụng hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Luật này đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 81/2006/QH11 |
Hanoi, November 29, 2006 |
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001, of the Xth National Assembly, the 10th session;
This Law provides for residence.
Article 1.- Scope of regulation
This Law provides for citizens' right to freedom of residence in the territory of the Socialist Republic of Vietnam; the residence registration and administration order and procedures; the rights and responsibilities of citizens, households, agencies and organizations regarding residence registration and administration.
Residence means a citizen's living at a place in a commune, ward or township in the form of permanent residence or temporary residence.
Article 2.- Subjects of application
This Law applies to Vietnamese agencies, organizations, households and citizens and overseas Vietnamese who still hold the Vietnamese nationality and return to live in Vietnam.
Article 3.- Citizens' right to freedom of residence
Citizens have the right to freedom of residence under the provisions of this Law and other relevant laws. Citizens qualified for registration of permanent residence or temporary residence may request competent state agencies to register their permanent residence or temporary residence.
Citizens' right to freedom of residence is only limited under decisions of competent state agencies and in accordance with the order and procedures prescribed by law.
Article 4.- Principles for residence and residence administration
1. Observing the Constitution and law.
2. Ensuring harmony between the lawful rights and interests of citizens and the interests of the State, the community and the society; combining the assurance of the right to freedom of residence and other fundamental rights of citizens and the responsibilities of the State with the performance of the tasks of socio-economic construction and development, the maintenance of defense and security and the preservation of social order and safety.
3. The permanent and temporary residence registration order and procedures must be simple, convenient, timely, accurate, public, transparent and trouble-free; residence administration must be efficient.
4. Every change in residence must be registered; each person may register his/her permanent residence or temporary residence at one place only.
Article 5.- Assurance of conditions for the exercise of the right to freedom of residence and residence administration activities
1. The State ensures citizens' right to freedom of residence. Agencies, organizations and individuals that violate citizens' right to freedom of residence shall be strictly handled.
The State adopts policies and synchronous measures to better and better ensure citizens' right to freedom of residence.
2. The State ensures budget, material foundations, human resources and investment in the development of advanced technologies and techniques for residence registration and administration activities.
Article 6.- Responsibilities for state management of residence
1. The Government exercises the unified state management of residence nationwide.
2. The Ministry of Public Security is answerable to the Government for performing the state management of residence.
3. People's Committees at all levels shall, within the ambit of their tasks and powers, perform the state management of residence in their respective localities under the provisions of this Law, other relevant laws and the Government's decentralization.
Article 7.- International cooperation on residence management
The Socialist Republic of Vietnam State enters into international cooperation on residence administration in accordance with Vietnamese law and international law; and implement treaties relevant to residence administration to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
1. Obstructing citizens from exercising their right to freedom of residence.
2. Abusing the regulations on household registration to limit citizens' lawful rights and interests.
3. Taking bribes, showing authoritativeness and imperiousness, harassing for bribes or causing troubles in residence registration and administration.
4. Collecting or using residence registration fees in contravention of law.
5. Setting at one's own will the time, procedures, papers or forms in contravention of law or falsifying residence books and dossiers.
6. Deliberately granting or refusing to grant residence papers in contravention of law.
7. Taking advantage of the right to freedom of residence to infringe upon the interests of the State, the lawful rights and interests of organizations or individuals.
8. Hiring, leasing, borrowing, lending, forging, modifying or falsifying household registration books, temporary residence books or other papers related to residence.
9. Organizing, instigating, inciting, inducing, brokering, aiding or forcing other people to violate the law on residence.
CITIZENS' RESIDENCE RIGHTS AND RESPONSIBILITIES
Article 9.- Citizens' rights to residence
1. To select and decide on their own places of permanent residence or temporary residence in accordance with the provisions of this Law and other relevant laws.
2. To be granted, re-granted, to renew household registration books, temporary residence book or other papers related to residence.
3. To be provided with information and documents related to the exercise of their rights to residence.
4. To request competent state agencies to apply measures to protect their rights to residence.
5. To complain about, denounce or take legal action against acts of violating the law on residence in accordance with law.
Article 10.- Cases of restricted right to freedom of residence
1. Persons banned from leaving their places of residence as a measure applied by competent bodies conducting legal proceedings.
2. Persons banned from residence as a penalty applied by a court; persons sentenced to imprisonment against whom decisions on judgment execution have not yet been issued, are entitled to suspended sentence or to imprisonment sentence postponement or suspension; persons subject to probation.
3. Persons subject to the measure of consignment to reformatories, medical treatment establishments or education camps but enjoying execution postponement or suspension.
Article 11.- Residence responsibilities of citizens
1. To abide by the provisions of law on residence.
2. To fully and accurately supply information and documents on their residence to competent bodies or persons and to be answerable for the supplied information and documents.
3. To pay a residence registration fee.
4. To produce household registration books, temporary residence books and other residence papers upon the request of competent agencies or persons.
5. To immediately report to residence registries on the loss or damage of household registration books, temporary residence books or other residence papers.
Article 12.- Places of residence of citizens
1. The place of residence of a citizen means a lawful domicile where such person regularly lives. The place of residence of a citizen may be a place of permanent residence or a place of temporary residence.
Lawful domiciles can be dwelling houses, means or other buildings where citizens live. Lawful domiciles can belong to citizens' ownership or be leased, lent or let for free-of-charge stay by agencies, organizations or individuals in accordance with law.
Place of permanent residence means a place where a citizen lives regularly, stably and permanently at a given locality and has registered his/her permanent residence.
Place of temporary residence means a place other than the registered place of permanent residence where a citizen lives and has registered his/her temporary residence.
2. Where a citizen's place of residence defined in Clause 1 of this Article can not be identified, his/her place of residence is the place where he/she is living.
Article 13.- Places of residence of minors
1. A minor's place of residence is the place of residence of his/her father, mother; if his/her father and mother have different places of residence, the minor's place of residence is the place of residence of his father or mother with whom the minor regularly lives.
2. A minor may have a place of residence other than the place of residence of his/her father or mother if so agreed by his/her father or mother or provided for by law.
Article 14.- Places of residence of wards
1. A ward's place of residence is the place of residence of his/her guardian.
2. A ward may have his/her place of residence other than the place of residence of his/her guardian if so agreed by the latter or provided for by law.
Article 15.- Place of residence of husband and wife
1. The place of residence of husband and wife is the place where the husband and wife regularly live together.
2. The husband and wife may have different places of residence if they so agree.
Article 16.- Places of residence of officers and men of the People's Army and the People's Police
1. The places of residence of persons who are doing their military service or serving for a given term in the People's Police are the places where their units station.
2. The places of residence of officers, non-commissioned officers, professional army men, military employees, defense workers; officers, non-commissioned officers, professional and technical officers and non-commissioned officers, workers and employees of the People's Police are the places where their respective units station, unless they have their places of residence provided for in Clause 1, Article 12 of this Law.
Article 17.- Places of residence of persons performing itinerant occupations
Places of residence of persons performing itinerant occupations on ships, boats or other mobile vehicles are the places where those ships, boats or vehicles are registered, unless they have their places of residence provided for in Clause 1, Article 12 of this Law.
PERMANENT RESIDENCE REGISTRATION
Article 18.- Permanent residence registration
Permanent residence registration means that citizens register their places of permanent residence with competent state agencies which carry out the procedures for permanent residence registration and grant household registration books to them.
Article 19.- Conditions for registration of permanent residence in provinces
Citizens who have lawful domiciles in any province may register their permanent residence in that province. Where their lawful domiciles are leased, lent or let for their free-of-charge stay by individuals, written consent of the lessors, the lenders or such individuals is required.
Article 20.- Conditions for registration of permanent residence in centrally run cities
Citizens falling in one of the following cases may register their permanent residence in centrally run cities:
1. Having lawful domiciles and having temporarily resided for one year or more in the cities. Where the lawful domiciles are leased, lent or let for free-of-charge stay by individuals, written consent of the lessors, lenders or such individuals is required;
2. Obtaining the consent of persons who possess household registration books to have their names entered in such books if falling into one of the following cases:
a/ Wife returns to live with her husband; husband returns to live with his wife; children return to live with their fathers, mothers; fathers, mothers return to live with their children;
b/ Persons who are out of the working age, retire, leave their jobs for loss of their working capacity or quit their jobs and return to live with their siblings;
c/ Persons who are disabled, lose their working capacity or suffer from mental diseases or other ailments which deprive them of the capacity to perceive or control their acts and return to live with their siblings, aunts, uncles or guardians;
d/ Minors who lose their parents or whose parents are incapable of nurturing them and return to live with their paternal grandparents, maternal grandparents, siblings, aunts, uncles or guardians;
e/ Single adults who return to live with their paternal or maternal grandparents.
3. Being transferred or recruited to work in agencies or organizations, who are salaried from the state budget or under labor contracts with an unspecified term and have lawful domiciles. Where their lawful domiciles are leased, lent or let for free-of-charge stay by individuals, written consent of the lessors, lenders or such individuals is required;
4. Having previously registered their permanent residence in centrally run cities and now returning to live in those cities at their lawful domiciles. Where their lawful domiciles are leased, lent or let for free-of-charge stay by individuals, written consent of the lessors, the lenders or such individuals is required.
Article 21.- Permanent residence registration procedures
1. Permanent residence registrants shall file their permanent residence registration dossiers with the following police offices:
a/ For centrally run cities, the dossiers shall be submitted at police offices of rural districts, urban districts or towns;
b/ For provinces, the dossiers shall be submitted at police offices of communes, townships, towns or provincial cities.
2. A permanent residence registration dossier comprises:
a/ A written notification of changes in household registration, number of household members; a declaration on household members;
b/ A paper on household registration transfer as provided for in Article 28 of this Law;
c/ Papers and documents evidencing the lawful domicile. For the case of transfer to a centrally run city, the documents proving that the subject person falls into one of the cases specified in Article 20 of this Law are also required.
3. Within fifteen days after the receipt of complete dossiers, the competent agencies defined in Clause 1 of this Article shall grant household registration books to permanent residence registration dossier submitters; in case of refusal to grant, they shall give written replies clearly stating the reasons therefor.
Article 22.- Deletion of permanent residence registration
1. Persons who fall into one of the following cases shall have their permanent residence registration deleted:
a/ They die or are declared by a court as missing or dead;
b/ They are enlisted into the People's Army or the People's Police and live in barracks;
c/ They are given decisions to delete their permanent residence registration as provided for in Article 37 of this Law;
d/ They settle abroad;
e/ They have registered their permanent residence at a new place of residence; for this case, the agencies which have carried out procedures to register permanent residence for citizens at new places of residence shall immediately notify the agencies which have issued the papers on household registration transfer for deletion of permanent residence registration at the old places of residence.
2. Agencies competent to register the permanent residence are also competent to delete the permanent residence registration.
3. The specific procedures for deletion of permanent residence registration and adjustment of relevant dossiers, documents and books shall be stipulated by the Minister of Public Security.
Article 23.- Change of places of permanent residence registration in case of change of lawful domiciles
1. Persons who have already registered their permanent residence but change their lawful domiciles shall, within 24 months after their movement to the new lawful domiciles, carry out procedures to change their registered places of permanent residence.
2. The competent agencies defined in Clause 1, Article 21 of this Law shall create favorable conditions for citizens to change their registered places of permanent residence.
Article 24.- Household registration books
1. Household registration books are granted to households or individuals that have registered their permanent residence, and are valid for determination of citizens' places of permanent residence.
2. When household registration books are damaged or lost, they may be changed or re-granted.
3. The Ministry of Public Security shall issue the forms of household registration book and guide the grant, re-grant, renewal, use and management of household registration books for uniform application nationwide.
Article 25.- Household registration books granted to households
1. A household registration book is granted to every household. Each household nominates a person who has full civil act capacity to act as household head to implement and guide the household members to implement the regulations on residence registration and administration. Where persons aged full eighteen years or older are not available or the persons aged full eighteen years or older lose their civil act capacity or have their civil act capacity restricted, a member of the household can be nominated to act as household head.
Persons living in the same lawful domicile and being bound in family ties as grandparents, parents, wife, husband, offspring, siblings and grand children may be granted a singe household registration book.
2. Many households that live together in a lawful domicile shall each be granted a household registration book.
3. Persons who do not fall into the cases specified in Paragraph 2 of Clause 1, this Article but fully meet the conditions specified in Articles 19 and 20 of this Law and are permitted by the household heads to be included in the latter's household registration books may be included in those household registration books.
Article 26.- Household registration books granted to individuals
1. Household registration books are granted to individuals in one of the following cases:
a/ Persons have full civil act capacity and domiciles independent from their families, persons live in single, persons are allowed for separate household registration books as provided for in Clause 1, Article 27 of this Law;
b/ Persons perform their itinerant occupations on ships, boats or other vehicles, if they do not live in households;
c/ War invalids, diseased army men, persons entitled to the State's preferential treatment policies, weak and lonely elders, disabled persons and others are nurtured and cared for in centers by agencies or organizations;
d/ Religious dignitaries, religion practitioners or other full-time religious activists as defined by the law on religion and belief who live at religious establishments.
2. Persons not defined in Paragraph 2, Clause 1 of Article 25, if fully meeting the conditions specified in Articles 19 and 20 of this Law and getting the consent of household heads to let them be included in household registration books granted to individuals, can be included in those household registration books.
Article 27.- Separation of household registration books
1. Cases where persons share the same lawful domicile and are entitled to household registration book separation include:
a/ Persons who have full civil act capacity and the need for household registration book separation;
b/ Persons who have been entered in household registration books as defined in Clause 3 of Article 25 and Clause 2 of Article 26 of this Law and get the household heads' written consent for separation from their household registration books.
2. Upon household registration book separation, an applicant shall produce the household registration book, written notification of changes in household registration, the number of household members; written consent of the household head, if he/she falls into the cases specified at Point b, Clause 1 of this Article.
3. Within seven working days after the receipt of complete dossiers, competent agencies shall return the results of household registration book separation; in case of refusal of the separation, they shall give a written reply clearly stating the reasons therefor.
Article 28.- Household registration transfer papers
1. When changing their places of permanent residence, citizens are granted household registration transfer papers.
2. Household registration transfer papers are granted to citizens in the following cases:
a/ They move to places outside a commune or township of a province;
b/ They move to places outside a rural district, urban district or town of a centrally run city; or provincial town or city.
3. Competence to grant household registration transfer papers is provided for as follows:
a/ Chiefs of the police offices of communes or townships shall grant household registration transfer papers to cases specified at Point a, Clause 2 of this Article;
b/ Chiefs of the police offices of rural districts, urban districts or towns of centrally run cities, chiefs of the police offices of provincial towns or cities shall grant household registration transfer papers to cases specified at Point b, Clause 2 of this Article.
4. A dossier for grant of household registration transfer paper comprises the household registration book and the written notification of change in household registration and the number of household members.
5. Within three working days after the receipt of complete dossiers, competent agencies shall grant household registration transfer papers to citizens.
Within ten days after the receipt of acceptance notices of the residence administration bodies of the localities where citizens are transferred to, the police offices of rural districts, urban districts, provincial towns or cities where the citizens leave shall transfer the household registration and administration dossiers to the police offices of the localities where such persons move to.
6. Citizens falling into one of the following cases are not required to obtain household registration transfer papers:
a/ They move within a commune or township of a province; move within a rural district, urban district or town of a centrally run city; move within a provincial town or city;
b/ They are pupils, students or trainees at schools or other education institutions;
c/ They do their military service or serve for a given term in the People's Police;
d/ They are enlisted in the People's Army or the People's Police and live in barracks or dormitories;
e/ They are serving their imprisonment sentences or decisions on consignment to reformatories, education camps, medical treatment establishments or establishments for compulsory drug detoxification or probation.
Article 29.- Adjustment of changes in household registration books
1. In case of change of household heads, the households shall carry out procedures therefor. Persons who come to carry out such procedures shall produce household registration books; written notification of change in household registration, the number of household members; opinions of household heads or other family members on change of household heads.
2. In case of changes in family names, given names, middle names, birthdays, months and years or other changes in the civil status of persons named in household registration books, the household heads, the persons making such changes or authorized persons shall carry out procedures for adjustment. Persons who come to carry out the procedures shall produce the household registration books, birth certificates or decisions permitting the changes issued by agencies competent for civil status registration; and submit the written notification of changes in household registration and the number of household members.
3. In case of changes in administrative boundaries, administrative units, streets, house numbers, competent residence administration agencies shall base themselves on competent state agencies' decisions permitting the changes in administrative boundaries, administrative units, streets, house numbers to make adjustments in the household registration books.
4. In case of movement to new lawful domiciles within a commune or township of a province; movement within a rural district, urban district or town of a centrally run city; movement within a provincial town or city, the household heads, household members or authorized persons shall carry out procedures for adjustment. Persons who come to carry out the procedures for adjustment shall submit the written notification of change in household registration, the number of household members; produce household registration books and papers evidencing their new lawful domiciles.
5. Within three working days after the receipt of complete dossiers, the competent agencies defined in Clause 1, Article 21 of this Law shall make adjustments or changes in the household registration books.
6. In case of carrying out procedures for adjustment of changes in household registration books, persons who come to carry out the procedures must have full civil act capacity; for minors, the procedures shall be carried out by their guardians or lawful representatives as provided for by civil law.
TEMPORARY RESIDENCE REGISTRATION, STAY NOTIFICATION, ABSENCE DECLARATION
Article 30.- Temporary residence registration
1. Temporary residence registration means that citizens register their places of temporary residence with competent state agencies which carry out the temporary residence registration procedures and grant temporary residence books to them.
2. Persons who are living, working, laboring or studying at a place in a commune, ward or township but are not entitled for permanent residence registration in that locality shall, within thirty days after their arrival, register their temporary residence at the commune/ward/township police offices.
3. Persons who come to register their temporary residence shall produce their people's identity cards or papers certified by the police offices of the communes, wards or townships where they have registered their permanent residence; papers evidencing their rights to own or use such dwelling houses; submit the written notification of changes in household registration, the number of household members, household member declaration; where the lawful domiciles are leased, lent or let for free-of-charge stay by individuals, written consent of the lessors, lenders or such individuals is required.
4. Commune/ward/township police chiefs shall, within three working days after the receive of all papers specified in Clause 3 of this Article, grant temporary residence books made according to a form set by the Ministry of Public Security.
Temporary residence books granted to households or individuals having registered their temporary residence are valid for an unspecified term for determination of citizens' temporary residence places.
The adjustment of changes in temporary residence books complies with the provisions of Article 29 of this Law. Temporary residence books which are damaged or lost may be renewed or re-granted. In case of temporary residence in other communes, wards or townships, registration shall be remade.
5. For persons who have registered their temporary residence but do not live, work, labor or study for six months or more in the localities where they have registered their temporary residence, the agencies which have granted the temporary residence books shall delete such persons' names from the temporary residence registers.
Article 31.- Stay and stay notification
1. Stay means a citizen's stay for a given period of time at a place in a commune, ward or township other than his/her place of residence and he/she does not fall into a case of obligatory temporary residence registration.
2. Families, dormitories, medical treatment establishments, hotels, motels and other establishments where stay persons aged full fourteen years or older shall notify their stay to commune/ward/township police offices. The notification of stay may be made in person or by telephone. Commune/ward/township police offices shall notify people of the address and telephone numbers of the places where stay notifications are received.
3. Stay notification shall be made before 23.00 hrs; for persons who come to stay after 23:00 hrs, their stay shall be notified in the morning of the following day; where grandparents, parents, husbands, wives, children, grandchildren or siblings come to stay time and again, the stay notification are made only once.
4. Stay notifications are recorded in the stay reception books.
Article 32.- Absence declaration
1. Defendants or the accused who are on bail; persons who are sentenced to imprisonment but the judgment execution decisions are not yet issued or they are entitled to postponement or suspension of imprisonment; persons who are sentenced to imprisonment but enjoy suspended sentence; persons who are punished with non-custody reform; persons who are on probation; persons who are serving the measure of education in communes, wards or townships; persons who are subject to the measure of consignment to education camps, medical treatment establishments or reformatories but enjoy judgment execution postponement or suspension, when leaving their places of residence for one day or more, shall declare their temporary absence.
2. Persons who are in the military service age group or on the mobilization reserves, when leaving rural districts, urban districts, provincial towns or cities where they reside for three months or longer, shall declare their temporary absence.
3. Persons defined in Clauses 1 and 2 of this Article shall declare their temporary absence at the police offices of communes, wards or townships where they reside. Upon absence declaration, they must produce their people's identity cards and fill in the temporary absence declaration cards.
4. Commune, ward or township police offices shall provide guidance on the declared contents, check the declared contents and put signatures on the cards issued to temporary absence declarants.
RESIDENCE ADMINISTRATION RESPONSIBILITIES
Article 33.- The Ministry of Public Security's responsibilities for residence administration
1. To formulate and submit to the Government for promulgation or promulgate according to competence legal documents on residence.
2. To direct and organize the implementation of legal documents on residence.
3. To suspend or cancel according to competence or propose competent authorities to cancel residence administration regulations contrary to the provisions of this Law.
4. To promulgate residence forms, papers and books.
5. To organize the apparatus of, to train and foster, cadres performing the work of residence administration.
6. To make state statistics on residence, to review, conduct scientific research into residence administration, to organize the propagation and education of the law on residence.
7. To examine, inspect and settle complaints and denunciations about residence and handle violations of the law on residence.
8. To enter into international cooperation on residence administration.
Article 34.- Responsibilities of People's Committees at all levels for residence administration
1. To organize the implementation of legal documents on residence in their respective localities.
2. To direct residence administration coordination among concerned local agencies.
3. To organize the propagation and education of the law on residence.
4. To examine, inspect and settle complaints and denunciations about residence and handle violations of the law on residence according to law.
Article 35.- Responsibilities of residence registration and administration agencies
1. To post up and guide agencies, organizations, individuals and households in implementing the provisions of law on residence.
2. To arrange capable staff with good ethical quality to perform the work of residence registration and administration.
3. To grant household registration books, temporary residence books and other residence papers on time to citizens according to law.
4. To manage and archive dossiers and documents on residence registration and administration.
5. To promptly settle petitions, complaints and denunciations of citizens about residence and residence administration.
Article 36.- Persons performing residence registration and administration
1. Persons performing residence registration and administration must be trained in their profession and operation suitable to their assigned duties.
2. Persons performing residence registration and administration, while on duty, must show serious and amiable attitude and behaviors; receive and check relevant dossiers and documents, issue receipts, make appointment for the return of results and settle matters within the time limits prescribed by this Law; for insufficient or incorrect dossiers, they must provide specific and full guidance in writing and take responsibility before law for such guidance.
Article 37.- Cancellation of illegal registration of permanent residence or temporary residence
When responsible agencies or persons register permanent residence or temporary residence ultra vires, for wrong subjects and at variance with the conditions provided for by this Law, the heads of the immediate superior residence administration agencies shall cancel such registration. Based on decisions of competent agencies, the bodies which have registered the permanent residence or temporary residence shall delete the permanent or temporary residence registration; the previous agencies competent to register the permanent and temporary residence shall make re-registration.
Article 38.- Database on residence
1. The residence database managed by the Ministry of Public Security constitutes a part of the national database on population, which is established in service of the state management of residence.
2. The collection, archival, processing and protection of residence data must satisfy the following requirements:
a/ Applying information technology to the collection, archival and processing of residence information in a full, prompt and accurate manner; ensuring data safety in strict accordance with the database principles and forms;
b/ Ensuring safety for residence information-storing equipment and residence records;
c/ Ensuring security of residence information on computer networks; ensuring safety of information and documents archived in the residence database; preventing and combating acts of damaging the residence database.
3. The exploitation and use of the residence database shall ensure the following requirements:
a/ All accesses to the residence database are subject to approval of heads of residence administration agencies;
b/ The supply and exchange of information and documents from the residence database for agencies, organizations and individuals shall be provided for by the Minister of Public Security;
c/ Agencies, organizations and individuals may not illegally copy or print out information and documents from the residence database.
4. The Government shall specify the residence database.
Article 39.- Complaints, denunciations, and handling of violations
1. Complaints and denunciations and the settlement of complaints and denunciations about acts of violating the law on residence comply with the provisions of this Law and the law on complaints and denunciations.
2. Those who violate the provisions of law on residence shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they shall pay compensations therefor according to law.
Article 40.- Implementation effect
This Law takes effect on July 1, 2007.
Article 41.- Review of legal documents related to household registration
The Government shall direct concerned agencies and organizations to review legal documents related to household registration and amend or cancel regulations that abuse household registration to restrict citizens' lawful rights and interests, or propose or direct competent agencies to do so.
Article 42.- Implementation detailing and guidance
The Government shall detail and guide the implementation of Clause 2 of Article 5, Clause 2 of Article 8, Article 12, and Clause 1 of Article 20 of this Law.
This Law was passed on November 29, 2006, by the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 10th session
|
THE NATIONAL ASSEMBLY |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực