Chương III Luật Công chứng 2006: Tổ chức hành nghề công chứng
Số hiệu: | 82/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2007 |
Ngày công báo: | 28/06/2007 | Số công báo: | Từ số 416 đến số 417 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phòng công chứng.
2. Văn phòng công chứng.
1. Phòng công chứng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
2. Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.
Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng Phòng công chứng phải là công chứng viên và do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Chính phủ quy định chế độ tài chính, con dấu của Phòng công chứng.
3. Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.
1. Căn cứ vào nhu cầu công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp xây dựng Đề án thành lập Phòng công chứng trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Đề án nêu rõ về sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có quyết định thành lập Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi quyết định thành lập trong ba số liên tiếp về các nội dung sau đây:
a) Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng;
b) Số, ngày, tháng, năm quyết định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Phòng công chứng.
3. Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thay đổi tên gọi hoặc trụ sở của Phòng công chứng thì Sở Tư pháp phải đăng báo những nội dung thay đổi đó theo quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Văn phòng công chứng do công chứng viên thành lập.
Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.
Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên.
2. Văn phòng công chứng có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ kinh phí đóng góp của công chứng viên, phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
Chính phủ quy định con dấu của Văn phòng công chứng.
3. Tên gọi của Văn phòng công chứng do công chứng viên lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
1. Công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng;
b) Đề án thành lập Văn phòng công chứng nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;
c) Bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên.
2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng. Trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp của địa phương cho phép thành lập. Khi đăng ký hoạt động phải có đơn đăng ký hoạt động, giấy tờ chứng minh về trụ sở ở địa phương nơi quyết định cho phép thành lập.
Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Văn phòng công chứng được hoạt động kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.
4. Trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động, nếu Văn phòng công chứng không hoạt động hoặc trong trường hợp Văn phòng công chứng không hoạt động liên tục từ ba tháng trở lên thì Sở Tư pháp thu hồi giấy đăng ký hoạt động.
5. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng không đăng ký hoạt động hoặc trong trường hợp Văn phòng công chứng bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng.
Khi thay đổi trụ sở, tên gọi hoặc danh sách công chứng viên, Văn phòng công chứng phải có thông báo ngay bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động.
Trong trường hợp thay đổi trụ sở hoặc tên gọi, Văn phòng công chứng được cấp lại giấy đăng ký hoạt động.
Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy đăng ký hoạt động hoặc cấp lại giấy đăng ký hoạt động do thay đổi trụ sở, tên gọi của Văn phòng công chứng, Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan Công an cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi Văn phòng công chứng đặt trụ sở.
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng công chứng phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung sau đây:
a) Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng;
b) Họ, tên, số quyết định bổ nhiệm công chứng viên của công chứng viên hành nghề trong Văn phòng công chứng;
c) Số, ngày, tháng, năm cấp giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động và ngày bắt đầu hoạt động.
2. Trong trường hợp được cấp lại giấy đăng ký hoạt động do thay đổi trụ sở, tên gọi, Văn phòng công chứng phải đăng báo những nội dung giấy đăng ký hoạt động được cấp lại theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, phí công chứng, thù lao công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
2. Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.
3. Chấp hành các quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
4. Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra.
5. Bồi thường thiệt hại do lỗi mà công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng gây ra cho người yêu cầu công chứng.
6. Lưu trữ hồ sơ công chứng.
7. Văn phòng công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình.
8. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Trong trường hợp không cần thiết duy trì Phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án giải thể Phòng công chứng, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Phòng công chứng chỉ được giải thể sau khi thanh toán xong các khoản nợ, làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động, thực hiện xong các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận.
2. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định giải thể Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương trong hai số liên tiếp về việc giải thể Phòng công chứng.
1. Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Tự chấm dứt hoạt động;
b) Bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động do Văn phòng công chứng vi phạm pháp luật hoặc không còn công chứng viên do bị miễn nhiệm.
2. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì chậm nhất là ba mươi ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, Văn phòng công chứng phải có báo cáo bằng văn bản gửi Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động.
Văn phòng công chứng có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ, làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động, thực hiện các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận và đăng báo trung ương hoặc báo địa phương trong hai số liên tiếp về thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động.
Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng với các cơ quan quy định tại Điều 29 của Luật này.
3. Trong trường hợp Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày thu hồi giấy đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với các cơ quan quy định tại Điều 29 của Luật này.
Văn phòng công chứng có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ, làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động; đối với yêu cầu công chứng đã tiếp nhận mà chưa công chứng thì phải trả lại hồ sơ yêu cầu công chứng cho người yêu cầu công chứng và đăng báo trung ương hoặc báo địa phương trong hai số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động.
NOTARY PRACTISING ORGANIZATIONS
Article 23. Forms of notary practising organizations:
1. Public Notary Offices.
2. Private notary offices.
Article 24. Public Notary Offices
1. A Public Notary Office shall be established pursuant to a decision of a provincial people's committee.
2. A Public Notary Office shall have its own head office, seal and bank account and shall be a professional unit under the Department of Justice.
The legal representative of a Public Notary Office shall be the head of such Public Notary Office. The head of a Public Notary Office shall be a notary who is appointed by the chairman of the provincial people's committee.
The Government shall provide specific regulations on the financial regime and seals of Public Notary Offices.
3. The name of a Public Notary Office shall include a number referring to the consecutive date order of its establishment, and also the name of the province or city under central authority where such Office was established.
Article 25. Establishment of Public Notary Offices
1. The Department of Justice shall prepare a plan for establishment of Public Notary Office/s on the basis of the local notarization needs, and submit such plan to the provincial people's committee for its consideration and decision. The plan shall specify the necessity for establishment, the proposed organizational structure, personnel, location of office, and conditions regarding physical facilities of the Public Notary Office; together with an implementation plan.
2. Within thirty (30) days from the date of a decision on establishment of a Public Notary Office, the Department of Justice shall publish the following details in three consecutive issues of a central or local daily newspaper:
(a) Name and address of the Public Notary Office;
(b) Serial number and date of the establishment decision, and date of commencement of operation of the Public Notary Office.
3. If the provincial people's committee decides to change the name or office location of a Public Notary Office, the Department of Justice shall publish such changes in accordance with clause 2 of this article.
Article 26. Private notary offices
1. A private notary office shall be established by one or more notaries.
A private notary office established by one notary shall be organized and operate in the form of a private enterprise. A private notary office established by two or more notaries shall be organized and operate in the form of a partnership.
The legal representative of a private notary office shall be the head of such private notary office. The head of a private notary office shall be a notary.
2. A private notary office shall have its own head office, seal and bank account and shall operate on the principle of financial self-control by using contributions from notaries, notarization remuneration and other legitimate income.
The Government shall provide specific regulations on the seals of private notary offices.
3. The name of a private notary office shall be selected by the notary or notaries but must contain the phrase “Notary Office” and must not be identical to or cause confusion with the name of other registered notary practising organizations; and must not contain any words or symbols in breach of the historical and cultural traditions and ethics of the Vietnamese people.
Article 27. Establishment and operational registration of private notary offices
1. A notary or notaries who wish to set up a private notary office must prepare a file and send it to the provincial people's committee. A file shall comprise the following:
(a) An application for establishment of a private notary office;
(b) A plan for establishment of the private notary office specifying the necessity for its establishment and the proposed organizational structure, personnel, head office and other conditions regarding physical facilities of the private notary office; together with an implementation plan;
(c) Copies of decisions on appointment of the notary or notaries.
2. The provincial people's committee shall make a decision approving establishment of a private notary office within twenty (20) working days from the date of receipt of a complete file requesting such establishment. In a case of a refusal, a written notice must be served specifying the reason, and an applicant whose request is refused shall have the right to lodge a complaint in accordance with law.
3. The private notary office must register its operation with the Department of Justice in the locality in which it is permitted to operate within ninety (90) working days from the date of receipt of the decision approving its establishment. In order to register its operation, the private notary office must provide an application for operational registration and a document evidencing it has a head office in the locality where it is permitted to operate.
The Department of Justice shall issue a certificate of registered operation within fifteen (15) days from the date of receipt of the relevant documents requesting registration. In a case of a refusal, a written notice must be served specifying the reason, and an applicant whose request for registration is refused shall have the right to lodge a complaint in accordance with law.
A private notary office shall only be permitted to commence operation after a certificate of registered operation has been issued by the Department of Justice.
4. The Department of Justice shall revoke the certificate of registered operation of any private notary office which fails to operate within six (6) months of the date of issuance of such certificate or which fails to operate for a period of three consecutive months.
5. The provincial people's committee shall revoke the decision approving establishment of the private notary office of any private notary office which fails to register its operation within ninety (90) working days from the date of receipt of such decision or whose certificate of registered operation is revoked.
Article 28. Change of registered operational contents of a private notary office
A private notary office must send a written notice to the Department of Justice where its operation is registered if such office changes its head office, the list of its notaries or the names on such list.
A private notary office shall be re-issued with its certificate of registered operation if such office changes its head office or its name.
Article 29. Disclosure of information about registered operational contents
The Department of Justice shall, within ten (10) working days from the date of issuance or re-issuance of a certificate of registered operation as a result of a change of head office or name of the private notary office, send written notice thereof to the provincial tax office, statistical office and police office, and to the people's committee of the district, town or provincial city, and to the people's committee of the commune, ward or township where the head office of such private notary office is located.
Article 30. Publication of registered operational contents of private notary offices
1. A private notary office must publish the following details in three consecutive issues of a central or local newspaper within thirty (30) days from the date of issuance of its certificate of registered operation:
(a) Name and head office address of the private notary office;
(b) Full names of the notaries and serial numbers of the decisions appointing them to practise in the private notary office;
(c) Serial number and date of issuance of the certificate of registered operation, the location where the operation was registered and the date of commencement of operation.
2. In a case of re-issuance of a certificate of registered operation as a result of a change of head office or name, a private notary office must publish the registered operational contents set out in the reissued certificate in accordance with clause 1 of this article.
Article 31. Rights of notary practising organizations:
1. To recruit staff to work for the organization.
2. To collect notarization fees and remuneration and other fees.
3. Other rights stipulated in this Law and other relevant laws.
Article 32. Obligations of notary practising organizations:
1. To display at the head office the working days and hours, notarization procedures, notarization fees and remuneration, and internal rules on receiving applicants for notarization.
2. To follow the working days and hours of State administrative bodies.
3. To comply with the law on labour, tax, finance and statistics.
4. To comply with requests from competent State bodies concerning reports, checks and inspections.
5. To pay damages for loss caused by a notary of the notary practising organization to any applicant for notarization.
6. To archive notarization files.
7. To purchase professional indemnity insurance for the notaries of the notary practising organization.
8. Other obligations stipulated in this Law and other relevant laws.
Article 33. Dissolution of Public Notary Offices
1. Where it is deemed unnecessary to maintain a Public Notary Office, the Department of Justice shall prepare a plan for dissolution of such Office and report it to the provincial people's committee for the latter's consideration and decision.
A Public Notary Office shall only be dissolved after all its liabilities have been settled, after procedures for termination of labour contracts with employees have been completed, and after all previously accepted requests for notarization have been performed.
2. The Department of Justice shall publish notice of dissolution in three consecutive editions of a central or local newspaper within fifteen (15) days from the date of issuance of a decision by the provincial people's committee to dissolve a Public Notary Office.
Article 34. Termination of operation of a private notary office
1. The operation of a private notary office shall be terminated in the following circumstances:
(a) Upon voluntary termination.
(b) Upon revocation of its certificate of registered operation due to a breach of law by the private notary office, or if such office no longer has a notary as a result of dismissal.
2. In a case of termination pursuant to clause 1(a) of this article, the private notary office must report in writing to the Department of Justice where its operation was registered, at least thirty (30) days prior to the proposed date of termination.
The private notary office shall be liable to settle all of its liabilities, to complete procedures to terminate labour contracts with its employees, to perform all previously accepted requests for notarization, and to publish the proposed date of termination of its operation in three consecutive issues of a local or central newspaper.
The Department of Justice shall provide a written report on the termination of operation of the private notary office to the bodies stipulated in article 29 of this Law.
3. In a case of termination pursuant to clause 1(b) of this article, the Department of Justice shall provide a written report on such termination to the bodies stipulated in article 29 of this Law within seven (7) working days from the date of revocation of the certificate of registered operation.
The private notary office shall be liable to settle all of its liabilities, to complete procedures to terminate labour contracts with its employees, to return files to applicants in the case of accepted requests for notarization which remain uncompleted, and to publish notice of termination of its operation in three consecutive issues of a local or central newspaper.