Chương I Luật Công chứng 2006: Những quy định chung
Số hiệu: | 82/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2007 |
Ngày công báo: | 28/06/2007 | Số công báo: | Từ số 416 đến số 417 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về phạm vi công chứng, công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, thủ tục công chứng và quản lý nhà nước về công chứng.
Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
1. Hợp đồng, giao dịch bằng văn bản đã được công chứng theo quy định của Luật này gọi là văn bản công chứng.
2. Văn bản công chứng bao gồm các nội dung sau đây:
a) Hợp đồng, giao dịch;
b) Lời chứng của công chứng viên.
3. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và có đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Lời chứng của công chứng viên phải ghi rõ thời gian, địa điểm công chứng, họ, tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; chứng nhận người tham gia hợp đồng, giao dịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự, mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch là có thật, chữ ký trong hợp đồng, giao dịch là đúng chữ ký của người tham gia hợp đồng, giao dịch; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
1. Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thoả thuận khác.
2. Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu.
Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được bổ nhiệm để hành nghề công chứng.
1. Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài.
Người yêu cầu công chứng là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức đó.
2. Người yêu cầu công chứng phải có năng lực hành vi dân sự, xuất trình đủ các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó.
1. Trong trường hợp pháp luật quy định việc công chứng phải có người làm chứng hoặc trong trường hợp pháp luật không quy định việc công chứng phải có người làm chứng nhưng người yêu cầu công chứng không đọc được hoặc không nghe được hoặc không ký và không điểm chỉ được thì phải có người làm chứng.
Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu họ không mời được thì công chứng viên chỉ định.
2. Người làm chứng phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ về tài sản liên quan đến việc công chứng.
Tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng là tiếng Việt.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công chứng.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng và trình Chính phủ chính sách phát triển công chứng;
b) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về công chứng;
c) Quy định chương trình khung đào tạo nghề công chứng, quản lý việc tổ chức, đào tạo nghề công chứng; ban hành quy chế tập sự hành nghề công chứng; ban hành quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên; cấp thẻ công chứng viên;
d) Hướng dẫn nghiệp vụ công chứng; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công chứng;
đ) Tổng kết, báo cáo Chính phủ về công chứng;
e) Quản lý và thực hiện hợp tác quốc tế về công chứng.
3. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công chứng của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng cho viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện công chứng.
4. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng.
5. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện việc quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương để đáp ứng nhu cầu công chứng của tổ chức, cá nhân; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng;
b) Thành lập, giải thể Phòng công chứng; quyết định, thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; tổ chức việc cấp, thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng;
c) Bảo đảm cơ sở vật chất và phương tiện làm việc ban đầu cho Phòng công chứng;
d) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công chứng;
đ) Tổng hợp tình hình và thống kê về công chứng trong địa phương gửi Bộ Tư pháp.
1. Nghiêm cấm công chứng viên thực hiện các hành vi sau đây:
a) Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng mà mình biết được khi hành nghề, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin đó để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;
c) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được xác định, thoả thuận;
d) Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; công chứng liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của mình, của vợ hoặc chồng, cháu là con của con trai, con gái, con nuôi.
2. Nghiêm cấm người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật.
3. Nghiêm cấm người làm chứng có hành vi gian dối, không trung thực.
4. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động công chứng.
This Law regulates the scope of notarization, notaries, notary practising organizations, notarization formalities and State administration of notarization.
Notarization means written certification by a notary of the accuracy and legality of a written contract or other transaction (hereinafter referred to as contract or transaction) which the law stipulates must be notarized or which an organization or individual voluntarily requests be notarized.
Article 3. Principles of notary practice:
1. Compliance with the Constitution and laws.
2. Objectivity and honesty.
3. Legal liability for notarized documents.
4. Compliance with rules on notary practice ethics.
Article 4. Notarized documents
1. A written contract or transaction which has been notarized pursuant to the provisions of this Law shall be called a notarized document.
2. A notarized document shall contain the following:
(a) The contract or transaction;
(b) Testimony of a notary.
3. A notarized document shall take effect from the date it is signed by a notary and sealed by a notary practising organization.
Article 5. Testimony of a notary
The testimony of a notary must specify the time and place of notarization, the full name of the notary, and the name of the notary practising organization; it must certify that the parties to the contract or transaction are participating voluntarily and that they have capacity for civil acts, and that the purpose and contents of the contract or transaction do not breach the law and are not contrary to social morals; that the subject matter of the contract or transaction truly exists, and that the signatures on the contract or transaction are truly the signatures of the parties to the contract or transaction. The testimony must be signed by the notary and sealed by the notary practising organization.
Article 6. Legal validity of notarized documents
1. A notarized document shall be enforceable against all related parties. If the obligor fails to discharge its obligations, the other party shall have the right to petition a Court to resolve the matter in accordance with law, except where otherwise agreed by the parties to the contract or transaction.
2. A notarized document shall be valid as evidence; and the circumstances and facts in a notarized document shall not be required to be proved, except where the Court declares [the notarized document] to be null and void.
Notary means a person satisfying the criteria stipulated in this Law who is appointed to practise as a notary.
Article 8. Applicants requesting notarization
1. An applicant requesting notarization means a Vietnamese or foreign individual or organization.
A request for notarization by an organization must be made by the legal representative or authorized representative of such organization.
2. An applicant requesting notarization must have capacity for civil acts, and must present all the relevant documents necessary for the notarization and shall be liable for the accuracy and legality of such documents.
1. There must be a witness when the law stipulates that notarization must be witnessed; or where there is no such stipulation by law but the applicant requesting notarization can neither read nor hear, or neither sign nor make a fingerprint.
The witness shall be appointed by the applicant requesting notarization, or if the applicant cannot do so then the witness shall be appointed by the notary.
2. A witness must satisfy the following conditions:
(a) Be aged 18 years or more and have full capacity for civil acts;
(b) Not have any asset related rights, interests or obligations regarding the notarization.
Article 10. Spoken and written language to be used in notarization
The spoken and written language to be used in notarization shall be Vietnamese.
Article 11. Responsibilities for State administration of notarization
1. The Government shall conduct uniform State administration of notarization.
2. The Ministry of Justice shall be responsible before the Government for the exercise of State administration of notarization and shall have the following duties and powers:
(a) To prepare policies for development of notarization and submit them to the Government;
(b) To promulgate legal instruments on notarization or to submit legal instruments to the competent State body for promulgation;
(c) To stipulate a framework for notary vocational training and to manage the organization of such training activities; to appoint and dismiss notaries; and [to stipulate] the form of notary cards;
(d) To guide professional notarization activities; to disseminate the law on notarization; to undertake checks and inspections, deal with breaches, and resolve complaints and denunciations about notarization;
(dd) To summarize notarization activities and provide reports thereon to the Government;
(e) To conduct and manage international co-operation in the notarization sector.
3. The Ministry of Foreign Affairs shall be responsible to co-ordinate with the Ministry of Justice in providing guidelines, and inspecting and examining notarization activities by overseas diplomatic representative bodies and consulates of the Socialist Republic of Vietnam (hereinafter all referred to as Vietnam's representative offices overseas); and in organizing training courses on notarization skills for consulate and diplomatic officials of Vietnam's representative offices overseas.
4. Ministries and ministerial equivalent bodies shall, within the scope of their respective duties and powers, be responsible to co-ordinate with the Ministry of Justice in exercising State administration of notarization.
5. People's committees of provinces and cities under central authority (hereinafter referred to as provincial people's committees) shall exercise State administration of notarization in their localities and shall have the following duties and powers:
(a) To take measures to develop notary practices within their localities to meet the demand for notarization;
(b) To establish and to dissolve a Public Notary Office; to grant approval for establishment of private notary offices; to issue and revoke certificates of operational registration of private notary offices;
(c) To ensure that initial physical facilities and equipment are available for a Public Notary Office;
(d) To conduct checks and inspections; and to settle complaints and denunciations concerning notarization;
(dd) To summarize the status of and statistical data on notarization within their localities, and to report same to the Ministry of Justice.
Article 12. Conduct which is strictly prohibited
1. Notaries shall be strictly prohibited from acting as follows:
(a) Disclosing information or using information about the contract or transaction which such notary notarizes, except where the applicant for notarization consents in writing or except where otherwise stipulated by law;
(b) Causing difficulties for applicants for notarization;
(c) Receiving or demanding any monetary item or other benefit from an applicant for notarization other than the notarization fees, remuneration and other fees which have been fixed and agreed;
(d) Carrying out notarization in a case where the objectives and content of a contract or transaction breach the law or social morals; in a case where such notarization relates to the personal property and interests of the notary or a relative of the notary including a spouse, natural parent, parent-in-law, adoptive parent, natural child, adopted child, grandparent, sibling, sibling of spouse, sibling-in-law, natural grandchild or adopted grandchild.
2. Applicants for notarization shall be strictly prohibited from providing false information and documents.
3. Persons conducting notarization activities shall be strictly prohibited from acting dishonestly.
4. Bodies, organizations and individuals shall be strictly prohibited from taking any act to obstruct notarization activities.