Chương II Luật Công chứng 2006: Công chứng viên
Số hiệu: | 82/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2007 |
Ngày công báo: | 28/06/2007 | Số công báo: | Từ số 416 đến số 417 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm làm công chứng viên:
a) Có bằng cử nhân luật;
b) Có thời gian công tác pháp luật từ năm năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức;
c) Có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng;
d) Đã qua thời gian tập sự hành nghề công chứng;
đ) Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề công chứng.
2. Thời gian đào tạo nghề công chứng và tập sự hành nghề công chứng được tính vào thời gian công tác pháp luật.
1. Người có bằng cử nhân luật được đăng ký tham dự khoá đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng.
2. Thời gian của khoá đào tạo nghề công chứng là sáu tháng.
Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về chương trình khung của khoá đào tạo nghề công chứng và quy định việc công nhận đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài.
1. Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên; luật sư đã hành nghề từ ba năm trở lên.
2. Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật.
3. Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
1. Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng thì được tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng là mười hai tháng, kể từ ngày tập sự tại tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự hành nghề công chứng phải đăng ký tại Sở Tư pháp nơi có tổ chức hành nghề công chứng mà mình tập sự.
2. Người tập sự có thể tự liên hệ tập sự hành nghề công chứng tại một tổ chức hành nghề công chứng hoặc đề nghị Sở Tư pháp bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng.
3. Người tập sự hành nghề công chứng được thực hiện các công việc liên quan đến công chứng do công chứng viên hướng dẫn phân công và chịu trách nhiệm trước công chứng viên hướng dẫn về những công việc đó; không được ký văn bản công chứng.
Khi hết thời gian tập sự, người tập sự hành nghề công chứng phải báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn về năng lực chuyên môn, tư cách đạo đức gửi Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự.
1. Người hoàn thành tập sự hành nghề công chứng có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên gửi Sở Tư pháp ở địa phương nơi đăng ký tập sự, gồm có:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên;
b) Bản sao bằng cử nhân luật hoặc bằng thạc sỹ luật;
c) Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;
d) Bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng;
đ) Báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn;
2. Người được miễn đào tạo nghề công chứng, người được miễn tập sự hành nghề công chứng có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên gửi Bộ Tư pháp, gồm có:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên;
b) Bản sao bằng cử nhân luật hoặc bằng thạc sỹ luật hoặc bằng tiến sỹ luật;
c) Giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng, miễn tập sự hành nghề công chứng;
d) Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;
3. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp phải có văn bản đề nghị bổ nhiệm công chứng viên kèm theo hồ sơ gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
4. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm công chứng viên; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Sở Tư pháp, người nộp hồ sơ. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Người được bổ nhiệm công chứng viên thì được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp thẻ công chứng viên.
1. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý; đã bị kết án về tội phạm do cố ý.
2. Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
4. Cán bộ, công chức, viên chức bị buộc thôi việc.
5. Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư.
1. Công chứng viên được miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân hoặc chuyển làm công việc khác.
2. Công chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định tại Điều 13 của Luật này;
b) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Kiêm nhiệm công việc khác;
d) Không hành nghề công chứng kể từ ngày được bổ nhiệm công chứng viên từ hai năm trở lên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ một năm trở lên;
đ) Đã bị xử phạt hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc;
e) Bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp tự mình hoặc theo đề nghị của Sở Tư pháp ở địa phương nơi công chứng viên đang hành nghề công chứng, của Sở Tư pháp nơi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên trong trường hợp công chứng viên chưa hành nghề công chứng quyết định miễn nhiệm công chứng viên.
Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm công chứng viên trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải có đơn xin miễn nhiệm của công chứng viên, văn bản đề nghị của Sở Tư pháp.
Hồ sơ của Sở Tư pháp đề nghị miễn nhiệm công chứng viên trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải có văn bản đề nghị của Sở Tư pháp và các tài liệu liên quan làm căn cứ cho việc đề nghị miễn nhiệm.
4. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn nhiệm công chứng viên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm công chứng viên và quyết định thu hồi thẻ công chứng viên.
1. Sở Tư pháp quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng đối với công chứng viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 20 của Luật này hoặc công chứng viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Sở Tư pháp quyết định huỷ bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng đối với công chứng viên trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều 20 của Luật này;
b) Có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc khi có bản án đã có hiệu lực của Toà án tuyên không có tội;
c) Không còn bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Quyết định tạm đình chỉ và quyết định huỷ bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng phải được gửi cho công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng nơi công chứng viên làm việc, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp.
1. Công chứng viên có các quyền sau đây:
a) Được lựa chọn nơi để hành nghề công chứng, trừ công chứng viên của Phòng công chứng;
b) Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện việc công chứng;
c) Các quyền khác quy định tại Luật này.
2. Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ nguyên tắc hành nghề công chứng;
b) Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;
c) Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
d) Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng.
Article 13. Criteria for notaries
1. A Vietnamese citizen who permanently resides in Vietnam, is loyal to the fatherland, observes the Constitution and laws, has good morals, and who fully satisfies the following criteria shall be considered for appointment as a notary:
(a) Having a bachelor of laws degree;
(b) Having five or more years' experience doing legal work in a body or organization;
(c) Having a notary vocational training certificate;
(d) Having passed the probationary period for a notary;
(dd) Having good health in order to perform notary duties.
2. The period of time for which a person was trained for notary practice shall be included when calculating the duration of legal work.
Article 14. Notary vocational training
1. Any person with a bachelor of laws degree may enrol in a notary vocational training course at a notary vocational training establishment.
2. A notary vocational training course shall last for six (6) months, and on completion of the course the training establishment shall issue graduation certificates to those who complete the course.
3. The Minister of Justice shall provide regulations on the framework program for notary vocational training courses, and on recognition of notary vocational training overseas.
Article 15. People exempt from undergoing notary vocational training:
1. A person who has been a judge, prosecutor or investigator; a lawyer who has practised for three years or more.
2. A law professor or assistant law professor; a doctor of laws.
3. A person who was a senior examiner in the courts or procuracy; a person who was a senior expert, a senior researcher, or a senior lecturer in the legal sector.
Article 16. Notary practice probation
1. A person who has a graduation certificate from a notary vocational training course shall be permitted to undergo notary practice probation at a notary practising organization. The duration of notary practice probation shall be twelve (12) months from the date of commencement of probation at such organization.
2. A prospective probationer may either directly contact a notary practising organization to arrange probation or else request the Department of Justice to arrange for a notary practising organization to accept the probationer.
3. A notary practice probationer shall carry out all notarization related work assigned by his or her tutoring public notary and shall be responsible to such tutor for such work, but shall not be permitted to sign any notarized document.
Upon expiration of the probationary period, a probationer must provide a written report on the probation results, containing comments of the tutor on the expertise and ethical behaviour of the probationer, to the local Department of Justice where the probation was registered.
Article 17. People exempt from undergoing notary practice probation
The persons exempt from undergoing notary vocational training as stipulated in article 15 of this Law shall also be exempt from undergoing notary practice probation.
Article 18. Appointment of notaries
1. A person who has completed the probationary period shall have the right to request the Department of Justice to appoint him or her as a notary. An application file shall be lodged with the local Department of Justice where the probation was registered, and shall contain the following items:
(a) Request for appointment as a notary;
(b) Copy bachelor of laws or master of laws degree;
(c) Document evidencing duration of experience doing legal work;
(d) Copy graduation certificate on completion of notary vocational training course;
(dd) Report on probation results containing comments of the tutor;
(e) Summarized curriculum vita;
(g) Health certificate.
2. A person who is exempt from undergoing notary vocational training or notary practice probation shall have the right to request the Minister of Justice to appoint him or her as a notary. An application file for appointment as a notary shall be lodged with the Ministry of Justice, and shall contain the following items:
(a) Request for appointment as a notary;
(b) Copy bachelor of laws, master of laws of doctor of laws degree;
(c) Document evidencing entitlement to exemption from undergoing notary vocational training or notary practice probation;
(d) Document evidencing duration of experience doing legal work;
(dd) Summarized curriculum vita;
(e) Health certificate.
3. Within ten (10) working days from the date of receipt of a complete application file, the Department of Justice shall send a written proposal on the appointment of the notary together with the file to the Minister of Justice. In a case of a refusal, written notice must be sent to the applicant specifying the reasons therefor. An applicant who is refused shall have the right to lodge a complaint in accordance with law.
4. Within twenty (20) days from the date of receipt of the complete application file, the Minister of Justice shall issue a decision on the appointment of the notary. In a case of a refusal, written notice must be sent to the applicant and to the Department of Justice specifying the reasons therefor. An applicant who is refused shall have the right to lodge a complaint in accordance with law.
The Minister of Justice shall issue notary cards to persons appointed as notaries.
Article 19. Persons ineligible to be appointed as notaries:
1. A person who is currently subject to criminal prosecution; a person who was convicted of a non-intentional crime for which the police record has not yet been expunged; a person who was convicted of a deliberate crime.
2. A person who is currently subject to application of another administrative measure pursuant to the law on dealing with administrative offences.
3. A person whose capacity for civil acts is lost or restricted.
4. Any civil servant or State official who was dismissed from his or her position.
5. A person whose legal practising certificate was revoked by way of disciplinary penalty in the form of removal as a member of a bar association or withdrawal of the right to use such legal practising certificate.
Article 20. Dismissal of notaries
1. A notary may be relieved of his or her duties upon his or her voluntary application or upon secondment to another job.
2. A notary shall be dismissed in the following circumstances:
(a) When he or she no longer satisfies the criteria for appointment as a notary stipulated in article 13 of this Law;
(b) If his or her capacity for civil acts is lost or restricted;
(c) If he or she concurrently has another job;
(d) If he or she fails to conduct notary practice for two years from the date of appointment as a notary or for a period of twelve consecutive months;
(dd) If he or she has been subject to an administrative penalty for a second time regarding notarization activities and continues such breach, or has been disciplined by way of a warning for a second time and continues such breach, or has been disciplined by way of compulsory resignation.
(e) If he or she has been indicted pursuant to an effective court judgment.
3. The Minister of Justice, either on his own discretion or at the request of the Department of Justice where a notary practices or of the Department of Justice where a notary was appointed, may issue a decision on dismissal of the notary.
The file requesting dismissal of the notary in a case referred to in clause 1 of this article shall include an application from the notary and an official letter of request from the local Department of Justice.
The file requesting dismissal of the notary in a case referred to in clause 2 of this article shall include an official letter of request from the local Department of Justice and other relevant documents serving as the grounds for such request.
4. Within ten (10) working days from the date of receipt of a file requesting dismissal of a notary, the Minister of Justice shall issue a decision dismissing the notary and a decision revoking the notary's card.
Article 21. Temporary suspension of notary practice
1. The Department of Justice shall temporarily suspend the notary practice of a notary in any one of the cases referred to in articles 20.2(a), (b), (c), (d) and (dd) of this Law or when a notary is criminally prosecuted or subject to another administrative penalty pursuant to the law on dealing with administrative offences.
2. The Department of Justice shall rescind its decision on temporary suspension of the notary practice of a notary in the following circumstances:
(a) When the notary no longer falls within one of the cases referred to in articles 20.2(a), (b), (c), (d) and (dd) of this Law;
(b) When there is a decision suspending investigation or suspending the court case, or when the notary is found to be not guilty pursuant to an effective court judgment;
(c) When the public notary is no longer subject to another administrative penalty pursuant to the law on dealing with administrative offences.
3. A decision temporarily suspending the notary practice of a notary and a decision cancelling the former decision shall be sent to the notary, to the notary practising organization where such notary works, to the provincial people's committee and to the Ministry of Justice.
Article 22. Rights and obligations of notaries
1. Notaries shall have the following rights:
(a) To select the location of his or her practice, except in the case of notaries working in a Public Notary Office;
(b) To request individuals, bodies and organizations concerned to supply information and data relevant to the notarization purpose;
(c) Other rights pursuant to this Law.
2. Notaries shall have the following obligations:
(a) To comply with the principles of notary practice;
(b) To respect and protect the legitimate rights and interests of applicants for notarization;
(c) To maintain confidentiality of all items which are notarized, except where the applicant for notarization provides written consent or except where the law stipulates otherwise;
(d) To practise at one notary practising organization.