Chương VI Luật cán bộ, công chức 2008: Quản lý cán bộ, công chức
Số hiệu: | 22/2008/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 13/11/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2010 |
Ngày công báo: | 10/03/2009 | Số công báo: | Từ số 143 đến số 144 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Một số nội dung đáng chú ý của Luật Cán bộ, công chức
Ngày 13/11/2008, Quốc hội đã thông qua Luật cán bộ công chức số 22/2008/QH12, gồm 10 Chương và 87 Điều. Luật quy định về cán bộ, công chức; bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức; nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức và điều kiện bảo đảm thi hành công vụ.
Một số nội dung đáng chú ý của Luật như:
- Quản lý cán bộ, công chức (CBCC) phải tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng; Việc sử dụng, đánh giá, phân loại CBCC phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ; Thực hiện bình đẳng giới… CBCC trong thi hành công vụ phải chấp hành quyết định của cấp trên.
Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định.
- Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Khi thi hành công vụ, CBCC phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp, không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân…
- CBCC là người đứng đầu có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh CBCC thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân… CBCC được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước.
- CBCC làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
- CBCC làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài...
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.
Luật này thay thế cho Pháp lệnh Cán bộ công chức 1998
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nội dung quản lý cán bộ, công chức bao gồm:
a) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức;
b) Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức;
c) Quy định chức danh và cơ cấu cán bộ;
d) Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; mô tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu công chức để xác định số lượng biên chế;
đ) Các công tác khác liên quan đến quản lý cán bộ, công chức quy định tại Luật này.
2. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định cụ thể nội dung quản lý cán bộ, công chức quy định tại Điều này.
1. Thẩm quyền quyết định biên chế cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định biên chế công chức của Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.
3. Chủ tịch nước quyết định biên chế công chức của Văn phòng Chủ tịch nước.
4. Chính phủ quyết định biên chế công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước.
5. Căn cứ vào quyết định chỉ tiêu biên chế được Chính phủ giao, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập của Uỷ ban nhân dân các cấp.
6. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định biên chế công chức trong cơ quan và đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội.
1. Việc quản lý cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật có liên quan, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công chức.
Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công chức.
Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về công chức theo phân công, phân cấp của Chính phủ.
Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về công chức theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện việc quản lý công chức theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền và theo quy định của Chính phủ.
1. Hàng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội về công tác quản lý cán bộ, công chức.
2. Việc chuẩn bị báo cáo của Chính phủ về công tác quản lý cán bộ, công chức được quy định như sau:
a) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo về công tác quản lý cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý;
b) Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước báo cáo về công tác quản lý cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý;
c) Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội báo cáo về công tác quản lý công chức thuộc quyền quản lý.
Các báo cáo quy định tại các điểm a, b và c khoản này được gửi đến Chính phủ trước ngày 30 tháng 9 hàng năm để tổng hợp, chuẩn bị báo cáo trình Quốc hội.
3. Việc chuẩn bị báo cáo công tác quản lý cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
4. Nội dung báo cáo công tác quản lý cán bộ, công chức thực hiện theo quy định tại Điều 65 của Luật này.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý. Hồ sơ cán bộ, công chức phải có đầy đủ tài liệu theo quy định, bảo đảm chính xác diễn biến, quá trình công tác của cán bộ, công chức.
2. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam hướng dẫn việc lập, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý.
3. Bộ Nội vụ hướng dẫn việc lập, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
MANAGEMENT OF CADRES AND CIVIL SERVANTS
Article 65. Management of cadres and civil servants
1. Management of cadres and civil servants covers:
a/ Promulgating, and organizing the implementation of. legal documents on cadres and civil servants;
b/ Elaborating plannings and plans on cadres and civil servants:
c/ Prescribing tittles and structure of cadres;
d/ Prescribing ranks, titles and codes of civil servants; descriptions, working positions and structure of civil servants for determining payrolls;
e/ Other affairs related to the management of cadres and civil servants under this Law.
2. Competent agencies of the Communist Party of Vietnam, the Standing Committee of the National Assembly and the Government shall specify the contents of management of cadres and civil servants prescribed in this Article.
Article 66. Competence to decide on payrolls of cadres and civil servants
1. The competence to decide on cadre payrolls complies with laws and regulations of competent agencies of the Communist Party of Vietnam.
2. The Standing Committee of the National Assembly shall decide on civil servant payrolls of the Office of the National Assembly, the State Audit, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy.
3. The President shall decide on the civil servant payroll of the Office of the President.
4. The Government shall decide on civil servant payrolls of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, provincial-level agencies, and public non-business units of the State.
5. On the basis of decisions on payroll quotas assigned by the Government, provincial-level People’s Councils shall decide on civil servant payrolls of agencies of People’s Councils and People’s Committees, and public non-business units of People’s Committees at all levels.
6. Competent agencies of the Communist Party of Vietnam shall decide on civil servant payrolls of agencies and public non-business units of the Party and socio-political organizations.
Article 67. Management of cadres and civil servants
1. The management of cadres and civil servants complies with this Law, other relevant laws, the Statutes of the Communist Party of Vietnam and socio-political organizations, and documents of competent agencies and organizations.
2. The Government performs the unified management of civil servants.
The Ministry of Home Affairs shall take responsibility to the Government for performing the state management of civil servants.
Ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People’s Committees shall, within the scope of their tasks and powers, perform the state management of civil servants according to the Government’s assignment and decentralization.
District-level People’s Committees shall, within the scope of their tasks and powers, perform the state management of civil servants according to provincial-level People’s Committees’ assignment and decentralization.
3. Competent agencies of the Communist Party of Vietnam and socio-political organizations shall, within the scope of their tasks and powers, perform the state management of civil servants according to competent authorities decentralization and the Government’s regulations.
Article 68. Cadre and civil servant management reporting regime
1. Annually the Government shall report to the National Assembly on cadre and civil servant management.
2. The preparation of the Government’s reports on cadre and civil servant management is prescribed below:
a/ Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level People’s Committees shall report on the management of cadres and civil servants under their respective management;
b/ The Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, the State Audit, the Office of the National Assembly and the Office of the President shall report on the management of cadres and civil servants under their respective management;
c/ Competent agencies of the Communist Party of Vietnam and socio-political organizations shall report on the management of cadres and civil servants under their respective management.
Reports mentioned at Points a, b and c of this Clause shall be sent to the Government before September 30 every year for sum-up and preparation of reports to the National Assembly.
3. The preparation of reports on the management of cadres in agencies of the Communist Party of Vietnam and socio-political organizations complies with laws and regulations of competent agencies.
4. Reports on cadre and civil servant management have the contents as prescribed in Article 65 of this Law.
Article 69. Management of cadre and civil servant records
1. Competent agencies, organizations and units shall manage records of cadres and civil servants under their management. Cadre and civil servant records must fully contain prescribed documents to accurately reflect the working process of cadres and civil servants.
2. Competent agencies of the Communist Party of Vietnam shall guide the compilation and management of records of cadres and civil servants under their respective management.
3. The Ministry of Home Affairs shall guide the compilation and management of cadre and civil servant records, except for the case mentioned in Clause 2 of this Article.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực