Chương III Luật cán bộ, công chức 2008: Cán bộ ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện
Số hiệu: | 22/2008/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 13/11/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2010 |
Ngày công báo: | 10/03/2009 | Số công báo: | Từ số 143 đến số 144 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Một số nội dung đáng chú ý của Luật Cán bộ, công chức
Ngày 13/11/2008, Quốc hội đã thông qua Luật cán bộ công chức số 22/2008/QH12, gồm 10 Chương và 87 Điều. Luật quy định về cán bộ, công chức; bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức; nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức và điều kiện bảo đảm thi hành công vụ.
Một số nội dung đáng chú ý của Luật như:
- Quản lý cán bộ, công chức (CBCC) phải tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng; Việc sử dụng, đánh giá, phân loại CBCC phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ; Thực hiện bình đẳng giới… CBCC trong thi hành công vụ phải chấp hành quyết định của cấp trên.
Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định.
- Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Khi thi hành công vụ, CBCC phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp, không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân…
- CBCC là người đứng đầu có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh CBCC thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân… CBCC được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước.
- CBCC làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
- CBCC làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài...
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.
Luật này thay thế cho Pháp lệnh Cán bộ công chức 1998
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cán bộ quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này bao gồm cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
2. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam căn cứ vào điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, của tổ chức chính trị - xã hội và quy định của Luật này quy định cụ thể chức vụ, chức danh cán bộ làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội.
Chức vụ, chức danh cán bộ làm việc trong cơ quan nhà nước được xác định theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật kiểm toán nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Thực hiện các nghĩa vụ, quyền quy định tại Chương II và các quy định khác có liên quan của Luật này.
2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và điều lệ của tổ chức mà mình là thành viên.
3. Chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, nhân dân và trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Việc bầu cử, bổ nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện theo quy định của điều lệ, pháp luật có liên quan.
Việc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước từ trung ương đến cấp huyện được thực hiện theo quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật kiểm toán nhà nước, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
1. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức vụ, chức danh cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ.
2. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ do cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định.
1. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động, luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
2. Việc điều động, luân chuyển cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Đánh giá cán bộ để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ.
1. Cán bộ được đánh giá theo các nội dung sau đây:
a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
c) Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
d) Tinh thần trách nhiệm trong công tác;
đ) Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Việc đánh giá cán bộ được thực hiện hàng năm, trước khi bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc nhiệm kỳ, thời gian luân chuyển.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đánh giá cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
1. Căn cứ vào kết quả đánh giá, cán bộ được phân loại đánh giá như sau:
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
c) Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực;
2. Kết quả phân loại đánh giá cán bộ được lưu vào hồ sơ cán bộ và thông báo đến cán bộ được đánh giá.
3. Cán bộ 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bố trí công tác khác.
Cán bộ 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ.
1. Cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không đủ sức khỏe;
b) Không đủ năng lực, uy tín;
c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;
d) Vì lý do khác.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
1. Cán bộ được nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật lao động.
2. Trước 06 tháng, tính đến ngày cán bộ nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ phải thông báo cho cán bộ bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu; trước 03 tháng, tính đến ngày cán bộ nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ ra quyết định nghỉ hưu.
3. Trong trường hợp đặc biệt, đối với cán bộ giữ chức vụ từ Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên có thể được kéo dài thời gian công tác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
CADRES AT CENTRAL, PROVINCIAL AND DISTRICT LEVELS
1. Cadres defined in Clause 1, Article 4 of this Law include those working in agencies of the Communist Party of Vietnam, the State and socio-political organizations at the central, provincial and district levels
2. Competent agencies of the Communist Party of Vietnam shall base themselves mi tin statutes of the Party and socio-political organizations and this Law lo specify posts and titles for cadres working in agencies of the Communist Party of Vietnam and socio-political organizations.
The posts and titles of cadres working in state agencies shall be determined under the Law on Organization of the National Assembly, the Law on Organization of the Government, the Law on Organization of People’s Courts, the Law on Organization of People’s Procuracies, the Law on Organization of People’s Councils and People’s Committees, the Law on State Audit and other relevant laws.
Article 22. Obligations and rights of cadres
1. To perform the obligations and exercise powers defined in Chapter II and other relevant provisions of this Law.
2. To perform the obligations and exercise powers in accordance with the Constitution, laws and statutes of organizations of which they are members.
3. To take responsibility to the Party, State and people as well as competent agencies for the performance of obligations and exercise of powers as assigned.
Article 23. Election, appointment of posts and titles of cadres in agencies of the Communist Party of Vietnam and socio-political organizations
The election and appointment of posts and title of cadres in agencies of the Communist Party of Vietnam and socio-political organizations comply with relevant statutes and laws.
Article 24. Election, approval and appointment of posts and titles of cadres in state agencies
The election, approval and appointment of posts and tiles of cadres working according to term of office in state agencies from the central to district level comply with the Constitution, the Law on Organization of the National Assembly, the Law on Organization of the Government, the Law on Organization of People’s Councils and People’s Committees, the Law on Organization of People’s Courts, the Law on Organization of People’s Procuracies, the Law on Election of National Assembly Deputies and the Law on Election of People’s Council Deputies.
Article 25. Training and retraining of cadres
1. The training and retraining of cadres must be based on cadre criteria, posts and titles, task requirements and conform to the personnel planning.
2. The cadre training and retraining regime shall be prescribed by competent agencies of the Communist Party of Vietnam, the Standing Committee of the National Assembly and the Government.
Article 26. Transfer and rotation of cadres
1. Based on task requirements and personnel planning, cadres may be transferred and rotated within the system of agencies of the Communist Party of Vietnam, the State and socio-political organizations.
2. The transfer and rotation of cadres comply with laws and regulations of competent agencies.
Article 27. Purposes of cadre evaluation
Evaluation of cadres aims to clearly determine their political qualities, ethics, specialized and professional qualifications and capabilities and performance of assigned tasks. Evaluation results serve as a basis for arranging, employing, training, retraining, rewarding, disciplining and implementing policies towards cadres.
Article 28. Contents of cadre evaluation
1. Cadres are evaluated based on the following:
a/ Observance of the line and policies of the Party and laws of the State;
b/ Political qualities, ethics, lifestyle and working manners and style;
c/ Capabilities of leading, administering and organizing task performance;
d/ Sense of responsibility in work;
e/ Results of performance of assigned tasks.
2. Cadres shall be evaluated annually, before election, approval, appointment, planning, transfer, training and retraining and at the end of terms of office and rotation periods.
The competence, order and procedures for cadre evaluation comply with laws and regulations of competent agencies.
Article 29. Evaluation-based categorization of cadres
1. On the basis of evaluation results, cadres are put into the following categories:
a/ Excellent accomplishment of tasks:
b/ Good accomplishment of tasks;
c/ Accomplishment of tasks with limited capability;
d/ Non-accomplishment of tasks.
2. Results of categorization of evaluated cadres shall be filed in cadre records and notified to evaluated cadres.
3. Cadres who accomplish their tasks for two consecutives years with limited capability or who accomplish their tasks with limited capability in a year and fail to accomplish their tasks in the subsequent year may be assigned to other jobs by competent agencies.
Cadres who fail to accomplish their tasks for 2 consecutive years may be relieved of duty or discontinued from their jobs by competent agencies or organizations.
Article 30. Request for job discontinuation, resignation, relief of duty
1. A cadre may request permission to discontinue job or resign or relieve of duty in the following cases:
a/ Being physically unfit;
b/ Possessing insufficient capability and prestige;
c/ Due to task requirements;
d/ Other reasons.
2. The competence and order for permitting, and procedures for obtaining permission for. job discontinuation, resignation and relief of duty comply with laws and regulations of competent agencies.
Article 31. Retirement of cadres
1. Cadre may retire under the Labor Code.
2. Six months before the date a cadre is due to retire, his/her managing agency, organization or unit shall notify in writing the cadre of the exact time of retirement; three months before a cadre is due to retire, his/her managing agency, organization or unit shall issue a decision on his/ her retirement.
3. In special cases, cadres holding the post of minister, an equivalent or higher post may have his/her working time extended under regulations of competent agencies.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực