Chương I Luật Bảo hiểm xã hội 2006: Những quy định chung
Số hiệu: | 71/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/06/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2007 |
Ngày công báo: | 08/11/2006 | Số công báo: | Từ số 9 đến số 10 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Luật này quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội; tổ chức bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
2. Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm mang tính kinh doanh.
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
3. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên.
5. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đây gọi chung là người lao động.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội.
4. Người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
6. Mức lương tối thiểu chung là mức lương thấp nhất do Chính phủ công bố ở từng thời kỳ.
7. Thân nhân là con, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội; người khác mà người tham gia bảo hiểm xã hội phải chịu trách nhiệm nuôi dưỡng.
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây:
a) ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp thất nghiệp;
b) Hỗ trợ học nghề;
c) Hỗ trợ tìm việc làm.
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.
5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội và các biện pháp cần thiết khác để bảo toàn, tăng trưởng quỹ. Quỹ bảo hiểm xã hội được Nhà nước bảo hộ, không bị phá sản.
Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội được miễn thuế.
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
4. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội.
5. Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội.
6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
7. Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
1. Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để bảo đảm áp dụng phương pháp quản lý bảo hiểm xã hội hiện đại.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội.
1. Thanh tra lao động - thương binh và xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội.
2. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1. Tổ chức công đoàn có các quyền sau đây:
a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
b) Yêu cầu người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về bảo hiểm xã hội của người lao động;
c) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Tổ chức công đoàn có các trách nhiệm sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với người lao động;
b) Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội;
c) Tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội.
1. Đại diện người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
b) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Đại diện người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với người sử dụng lao động;
b) Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội;
c) Tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội.
1. Hằng năm Chính phủ báo cáo Quốc hội về quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Định kỳ ba năm, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán quỹ bảo hiểm xã hội và báo cáo kết quả với Quốc hội. Trong trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ, quỹ bảo hiểm xã hội được kiểm toán đột xuất.
1. Không đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội.
3. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích.
4. Gây phiền hà, trở ngại, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
5. Báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm xã hội.
1. This Law provides for social insurance regimes and policies; the rights and responsibilities of insured laborers, agencies, organizations and individuals; social insurance organizations; social insurance funds; procedures for implementation of social insurance and state management of social insurance.
2. This Law does not apply to health insurance, deposit insurance and types of business insurance.
Article 2.- Subjects of application
1. Laborers entitled to participate in compulsory social insurance are Vietnamese citizens, including:
a/ Persons working under contracts of indefinite term or contracts of a term of full three months or longer;
b/ Cadres, officials, public servants;
c/ Defense workers, police workers;
d/ Officers and professional personnel of the people's army; professional officers and non-commissioned officers, technical officers and non-commissioned officers of the people's police; persons engaged in cipher work and enjoying salaries like armymen or policemen;
e/ Non-commissioned officers and soldiers of the people's army and non-commissioned officers and combatants of the people's police on term services;
f/ Persons working overseas for a definite term who previously paid compulsory social insurance premiums.
2. Employers entitled to participate in compulsory social insurance include state agencies, non-business units, people's armed force units; political organizations, socio-political organizations, socio-professional-political organizations, socio-professional organizations, other social organizations; foreign agencies and organizations, international organizations operating in the Vietnamese territory; enterprises, cooperatives, individual business households, cooperative groups, other organizations and individuals hiring, employing and paying wages to laborers.
3. Laborers entitled to participate in unemployment insurance include Vietnamese citizens working under labor contracts or working contracts of indefinite term or a term of between full twelve months and thirty six months for employers specified in Clause 4 of this Article.
4. Employers entitled to participate in unemployment insurance are employers specified in Clause 2 of this Article who employ ten or more laborers.
5. Persons entitled to participate in voluntary social insurance are working-age Vietnamese citizens who are not specified in Clause 1 of this Article.
6. Agencies, organizations and individuals related to social insurance.
Laborers participating in compulsory social insurance, laborers participating in unemployment insurance and persons participating in voluntary social insurance are hereinafter collectively referred to as laborers.
Article 3.- Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Social insurance means the guarantee to fully or partially offset a laborer's income that is lost or reduced due to his/her sickness, maternity, labor accident, occupational disease, unemployment, retirement or death, on the basis of his/her contributions to the social insurance fund.
2. Compulsory social insurance means a form of social insurance in which laborer and employer must participate.
3. Voluntary social insurance means a form of social insurance in which a laborer voluntarily participates, may select premium rates and modes of premium payment suitable to his/her income in order to enjoy social insurance coverage.
4. Unemployed person means a person who had paid unemployment insurance premiums then has lost his/her job or terminated his/her labor or working contract and has not yet found a job.
5. Duration of social insurance premium payment means a duration counting from the time a laborer starts paying social insurance premiums to the time he/she stops the payment thereof. When a laborer pays social insurance premiums in interrupted durations, the duration of social insurance premium payment is the total time of social insurance premium payment.
6. Common minimum salary means the lowest salary promulgated by the Government in each period.
7. Relative means an insured person's child, wife or husband, natural father, natural mother, father-in-law, mother-in-law or other persons whom the insured person is obliged to nurture.
Article 4.- Social insurance regimes
1. Compulsory social insurance covers the following regimes:
a/ Sickness;
b/ Maternity;
c/ Labor accident, occupational disease;
d/ Retirement;
e/ Survivorship allowance.
2. Voluntary social insurance covers the following regimes:
a/ Retirement;
b/ Survivorship allowance.
3. Unemployment insurance covers the following regimes:
a/ Unemployment allowance;
b/ Job-learning support;
c/ Job-seeking support.
Article 5.- Social insurance principles
1. The level of social insurance entitlement shall be calculated on the basis of the premium rate, the social insurance payment duration and the sharing among social insurance participants.
2. The payable compulsory social insurance or unemployment insurance premium shall be calculated on the basis of laborers' salary or remuneration. The payable voluntary social insurance premium shall be calculated on the basis of the income level selected by laborers, which, however, must be at least equivalent to the common minimum salary.
3. Laborers who pay both compulsory and voluntary social insurance premiums are entitled to the retirement regime and survivorship allowance regime on the basis of the duration of payment of social insurance premiums.
4. The social insurance fund shall be managed in a uniform, democratic, open and transparent manner, be used for proper purposes and be independently accounted according to the component funds of compulsory social insurance, voluntary social insurance and unemployment insurance.
5. Social insurance shall be implemented in a simple, easy and convenient manner, promptly and adequately ensuring the interests of the insured.
Article 6.- State policies on social insurance
1. The State shall encourage and create conditions for agencies, organizations and individuals to participate in social insurance.
2. The State shall adopt preferential policies of investment in the social insurance fund and other necessary measures to preserve and develop the fund. The social insurance fund shall be protected by the State and shall not become bankrupt.
Retirement pensions, social insurance allowances and profits from activities investment of the social insurance fund are tax-free.
Article 7.- Contents of the state management of social insurance
1. To formulate, and organize the implementation of, social insurance strategies, regimes and policies.
2. To promulgate, and organize the implementation of, legal documents on social insurance.
3. To propagate and disseminate social insurance regimes, policies and law.
4. To perform statistical and information work on social insurance.
5. To organize the social insurance-implementing apparatus; to train human resources for social insurance work.
6. To inspect and check the observance of the law on social insurance; to settle complaints and denunciations about, and handle violations of the law on, social insurance.
7. To promote international cooperation on social insurance.
Article 8.- State management agencies in charge of social insurance
1. The Government shall perform the uniform state management of social insurance.
2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall take responsibility before the Government for performing the state management of social insurance.
3. Ministries, ministerial-level agencies shall, within the ambit of their respective tasks and powers, perform the state management of social insurance.
4. People's Committees at all levels shall perform the state management of social insurance within their respective localities under the Government's decentralization.
Article 9.- Modernization of social insurance management
1. The State shall encourage investment in development of technologies and advanced technical equipment in order to ensure the application of modern social insurance management methods.
2. The Government shall specify the application of information technology to the social insurance management.
Article 10.- Social insurance inspectorate
1. The labor-war invalid and social affairs inspectorate shall perform the functions of specialized social insurance inspection.
2. The organization, tasks and powers of the specialized social insurance inspectorate shall be as stipulated in the inspection law.
Article 11.- Rights and obligations of trade union organizations
1. Trade union organizations have the following rights:
a/ To protect the legitimate rights and interests of insured laborers;
b/ To request employers, social insurance organizations to supply information on laborers' social insurance;
c/ To propose competent state bodies to handle violations of the law on social insurance.
2. Trade union organizations have the following responsibilities:
a/ To propagate and disseminate social insurance regimes, policies and law to laborers;
b/ To propose, participate in the elaboration, amendment and supplementation of social insurance regimes, policies and law;
c/ To participate in inspecting and supervising the implementation of the law on social insurance.
Article 12.- Rights and responsibilities of employers' representatives
1. Employers' representatives have the following rights:
a/ To protect the legitimate rights and interests of insured employers;
b/ To propose competent state bodies to handle violations of the law on social insurance.
2. Employers' representatives have the following responsibilities:
a/ To propagate and disseminate social insurance regimes, policies and law to employers;
b/ To propose, participate in the elaboration, amendment and/or supplementation of social insurance regimes, policies and law;
c/ To participate in inspecting and supervising the implementation of the law on social insurance.
Article 13.- Reporting and auditing regimes
1. Annually, the Government shall report to the National Assembly on the management and use of the social insurance fund.
2. Once every three years, the state audit shall audit the social insurance fund and report on the results to the National Assembly. In case of necessity, at the request of the National Assembly, the National Assembly Standing Committee or the Government, the social insurance fund shall be audited unexpectedly.
1. Not paying social insurance premiums according to the provisions of this Law.
2. Falsifying and forging dossiers in the implementation of social insurance.
3. Using the social insurance fund for improper purposes.
4. Causing troubles or obstacles to, harming the legitimate rights and interests of, laborers or employers.
5. Making false reports, supplying false information, data on social insurance.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực