Số hiệu: | 103/2016/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 05/04/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 18/05/2016 | Số công báo: | Từ số 339 đến số 340 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Luật Báo chí 2016 quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; tổ chức và hoạt động báo chí; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí; quản lý nhà nước về báo chí.
I. Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Luật Báo chí quy định quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân như sau:
- Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới.
- Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác.
II. Tổ chức báo chí
Người công tác tại cơ quan báo chí tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 Luật về Báo chí được xét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm các điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:
- Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;
Trường hợp là người DTTS đang thực hiện các ấn phẩm báo in, chương trình phát thanh, truyền hình, chuyên trang của báo điện tử bằng tiếng DTTS phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;
- Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ từ 02 năm trở lên tính đến thời điểm xét cấp thẻ, trừ tổng biên tập tạp chí khoa học và trường hợp khác theo quy định pháp luật;
- Được cơ quan báo chí hoặc cơ quan công tác đề nghị cấp thẻ nhà báo.
III. Hoạt động báo chí
Về việc phản hồi thông tin, Luật số 103/2016/QH13 quy định:
- Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình hoặc gây hiểu lầm làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình thì có quyền nêu ý kiến phản hồi bằng văn bản đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án.
- Cơ quan báo chí phải đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thời điểm đăng, phát thực hiện theo khoản 5 Điều 42 Luật Báo chí năm 2016.
Theo Luật số 103/2016, trường hợp không nhất trí với ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ quan báo chí vẫn phải đăng, phát ý kiến phản hồi đó và có quyền thông tin tiếp để làm rõ quan điểm của mình.
Sau ba lần đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cơ quan báo chí mà không có sự nhất trí giữa hai bên thì cơ quan báo chí có quyền ngừng đăng, phát;
Cơ quan quản lý nhà nước có quyền yêu cầu cơ quan báo chí ngừng đăng, phát thông tin của các bên có liên quan.
Luật Báo chí 2016 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017. Luật báo chí năm 1989 (đã được sửa đổi theo Luật số 12/1999/QH10) hết hiệu lực từ ngày Luật này có hiệu lực.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
2. Luật báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều theo Luật số 12/1999/QH10 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi Tiết các Điều, Khoản được giao trong Luật.
1. This Law takes effect from 01/01/2017.
2. The Press Law dated 28/12/1989 which has been modified and added some articles based on the Law No. 12/1999/QH10 shall be invalidated from the effective date of this Law.
Article 61. Detailed provision
The Government and the competent authorities shall detail the articles and clauses assigned in this Law
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực