Chương IV Luật Báo chí 2016: Hoạt động báo chí
Số hiệu: | 103/2016/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 05/04/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 18/05/2016 | Số công báo: | Từ số 339 đến số 340 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan báo chí có đủ Điều kiện theo quy định tại Điều 17 của Luật này nếu có nhu cầu thực hiện thêm loại hình báo chí khác thì cơ quan chủ quản báo chí gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép.
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép thực hiện thêm loại hình báo chí khác thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Luật này.
2. Sau 03 tháng đối với báo in và báo điện tử, 09 tháng đối với báo nói, báo hình kể từ ngày giấy phép hoạt động báo chí có hiệu lực, nếu cơ quan báo chí không có sản phẩm báo chí thì giấy phép hết hiệu lực. Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định thu hồi giấy phép.
3. Chậm nhất là 30 ngày trước ngày tạm ngừng thực hiện loại hình báo chí, cơ quan báo chí phải báo cáo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Trường hợp tạm ngừng thực hiện loại hình báo chí quá thời gian quy định tại Khoản 2 Điều này thì Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định thu hồi giấy phép.
4. Chậm nhất là 30 ngày trước ngày chấm dứt thực hiện loại hình báo chí, cơ quan báo chí phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông để thu hồi giấy phép và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
5. Trường hợp đã bị thu hồi giấy phép theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này, nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép thì cơ quan chủ quản báo chí gửi văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp lại giấy phép. Trường hợp có thay đổi nội dung so với giấy phép đã được cấp, cơ quan chủ quản báo chí gửi hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Có tôn chỉ, Mục đích phù hợp với tôn chỉ, Mục đích của cơ quan báo chí; đối tượng phục vụ; nơi đặt máy chủ và đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối (đối với chuyên trang của báo điện tử) phù hợp với nội dung giấy phép hoạt động của cơ quan báo chí.
2. Có phương án về tổ chức và nhân sự bảo đảm hoạt động của ấn phẩm báo chí, phụ trương, kênh phát thanh, kênh truyền hình, chuyên trang của báo điện tử.
3. Có tên và hình thức trình bày tên ấn phẩm báo chí, phụ trương; tên và biểu tượng kênh phát thanh, kênh truyền hình; tên và giao diện trang chủ chuyên trang của báo điện tử.
4. Có các Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; phương án tài chính; có các giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; có tên miền cấp dưới phù hợp với tên miền đã đăng ký đối với chuyên trang của báo điện tử; có phương án, kế hoạch thuê hoặc sử dụng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng đối với kênh phát thanh, kênh truyền hình.
1. Cơ quan báo chí có đủ Điều kiện theo quy định tại Điều 30 của Luật này có nhu cầu xuất bản thêm ấn phẩm báo chí, phụ trương; sản xuất thêm kênh phát thanh, kênh truyền hình; mở chuyên trang của báo điện tử, cơ quan chủ quản báo chí gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép.
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm báo chí, phụ trương; sản xuất thêm kênh phát thanh, kênh truyền hình; mở chuyên trang của báo điện tử do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm cấp giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm báo chí, phụ trương; sản xuất thêm kênh phát thanh, kênh truyền hình; mở chuyên trang của báo điện tử. Trường hợp từ chối cấp, Bộ Thông tin và Truyền thông phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Sau 02 tháng kể từ ngày giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm báo chí, phụ trương, mở chuyên trang của báo điện tử, 06 tháng kể từ ngày giấy phép sản xuất thêm kênh phát thanh, kênh truyền hình có hiệu lực, nếu cơ quan báo chí không có sản phẩm báo chí thì giấy phép hết hiệu lực. Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định thu hồi giấy phép.
4. Chậm nhất là 30 ngày trước ngày tạm ngừng xuất bản ấn phẩm báo chí, phụ trương, sản xuất kênh phát thanh, kênh truyền hình, chuyên trang của báo điện tử, cơ quan báo chí phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông và trên phương tiện thông tin đại chúng.
Trường hợp tạm ngừng quá 03 tháng đối với ấn phẩm báo chí, phụ trương, chuyên trang của báo điện tử, 06 tháng đối với việc sản xuất kênh phát thanh, kênh truyền hình, Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định thu hồi giấy phép.
5. Chậm nhất là 30 ngày trước khi chấm dứt xuất bản ấn phẩm báo chí, phụ trương, sản xuất kênh phát thanh, kênh truyền hình, chuyên trang của báo điện tử, cơ quan báo chí phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông để thu hồi giấy phép và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
6. Trường hợp đã bị thu hồi giấy phép theo quy định tại các Khoản 3, 4 và 5 Điều này, nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép thì cơ quan chủ quản báo chí gửi văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp lại giấy phép. Trường hợp có thay đổi nội dung so với giấy phép đã được cấp, cơ quan chủ quản báo chí gửi hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Cơ quan thông tấn nhà nước có nhu cầu xuất bản bản tin thông tấn gửi thông báo bằng văn bản tới Bộ Thông tin và Truyền thông.
1. Việc cấp giấy phép biên tập kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền được thực hiện với từng kênh chương trình và phù hợp với quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc.
2. Điều kiện cấp giấy phép gồm:
a) Là cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình;
b) Có văn bản đề nghị cấp giấy phép biên tập của cơ quan báo chí. Trường hợp là cơ quan báo chí thuộc bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì phải có văn bản chấp thuận của cơ quan chủ quản báo chí;
c) Có nhân sự đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn báo chí, có thẻ nhà báo còn hiệu lực và trình độ ngoại ngữ phù hợp với kênh chương trình nước ngoài đề nghị cấp giấy phép biên tập;
d) Có năng lực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu biên tập, gồm hệ thống thiết bị làm chậm, thiết bị lưu trữ, phương tiện kỹ thuật thu phát tín hiệu phù hợp với việc biên tập kênh chương trình; bảo đảm công tác biên tập, biên dịch được thực hiện tại Việt Nam;
đ) Có dự toán chi phí biên tập, biên dịch trong 01 năm và văn bản chứng minh nguồn tài chính hợp pháp bảo đảm thực hiện công tác biên tập, biên dịch theo dự toán;
e) Có bản quyền hoặc văn bản cho phép được sử dụng kênh chương trình nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép biên tập kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ quan báo chí có nhu cầu biên tập kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép.
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép do Chính phủ quy định;
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm cấp giấy phép biên tập kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền. Trường hợp từ chối cấp, Bộ Thông tin và Truyền thông phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Thời gian hiệu lực của giấy phép biên tập kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền được quy định trong từng giấy phép.
5. Sau 03 tháng kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, nếu cơ quan báo chí không thực hiện việc biên tập kênh chương trình nước ngoài thì giấy phép hết hiệu lực. Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định thu hồi giấy phép.
6. Chậm nhất là 30 ngày trước ngày tạm ngừng biên tập kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, cơ quan báo chí phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông; trường hợp tạm ngừng quá 03 tháng thì Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định thu hồi giấy phép.
7. Chậm nhất là 30 ngày trước ngày chấm dứt biên tập kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, cơ quan báo chí phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông để thu hồi giấy phép.
8. Trường hợp đã bị thu hồi giấy phép theo quy định tại các Khoản 5, 6 và 7 Điều này, nếu có nhu cầu hoạt động biên tập trở lại thì cơ quan báo chí gửi văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp lại giấy phép. Trường hợp có thay đổi nội dung so với giấy phép đã được cấp, cơ quan báo chí gửi hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
1. Bản tin phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Khuôn khổ tối đa của bản tin là 19cm x 27cm, số trang tối đa là 64 trang. Không được quảng cáo trong bản tin;
b) Phần trên của trang một bản tin phải đề chữ “BẢN TIN”, tên của bản tin sau hoặc dưới chữ “BẢN TIN”, tên cơ quan, tổ chức xuất bản và ngày, tháng, năm xuất bản bản tin dưới tên của bản tin;
c) Phần cuối của trang cuối bản tin ghi rõ số, ngày, tháng, năm của giấy phép xuất bản, nơi in, số lượng, kỳ hạn xuất bản, người chịu trách nhiệm xuất bản.
2. Điều kiện cấp giấy phép xuất bản bản tin gồm:
a) Có người chịu trách nhiệm về việc xuất bản bản tin;
b) Tổ chức bộ máy hoạt động phù hợp bảo đảm cho việc xuất bản bản tin;
c) Xác định rõ tên bản tin, Mục đích xuất bản và nội dung thông tin, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành, ngôn ngữ thể hiện, kỳ hạn xuất bản, khuôn khổ, số trang, số lượng, nơi in;
d) Có địa Điểm làm việc chính thức và các Điều kiện cần thiết bảo đảm cho việc xuất bản bản tin.
3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất bản bản tin được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức của trung ương; cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam có nhu cầu xuất bản bản tin gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cơ quan, tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu xuất bản bản tin gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép xuất bản bản tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp giấy phép xuất bản bản tin; trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Thời gian hiệu lực của giấy phép xuất bản bản tin được quy định trong từng giấy phép nhưng không quá 01 năm kể từ ngày cấp.
Đến thời hạn xuất bản ghi trên giấy phép, cơ quan, tổ chức không xuất bản bản tin thì giấy phép hết hiệu lực; Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi giấy phép. Nếu có nhu cầu xuất bản bản tin thì cơ quan, tổ chức làm thủ tục xin phép lại.
5. Chậm nhất là 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc chấm dứt xuất bản bản tin, cơ quan, tổ chức đã được cấp giấy phép xuất bản bản tin phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp chấm dứt xuất bản bản tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi giấy phép.
6. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu thay đổi một trong các nội dung ghi trong giấy phép xuất bản bản tin phải có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Điều kiện cấp giấy phép xuất bản đặc san gồm:
a) Có người có nghiệp vụ báo chí chịu trách nhiệm về việc xuất bản đặc san;
b) Tổ chức bộ máy hoạt động phù hợp bảo đảm cho việc xuất bản đặc san;
c) Xác định rõ tên đặc san, Mục đích xuất bản, nội dung thông tin, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành, ngôn ngữ thể hiện, khuôn khổ, số trang, số lượng, nơi in, thời gian xuất bản;
d) Có địa Điểm làm việc chính thức của cơ quan, tổ chức xin cấp giấy phép.
2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất bản đặc san được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức có nhu cầu xuất bản đặc san gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép;
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm cấp giấy phép xuất bản đặc san; trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Thời gian hiệu lực của giấy phép xuất bản đặc san được quy định trong từng giấy phép nhưng không quá 01 năm kể từ ngày cấp.
Đến thời hạn xuất bản ghi trên giấy phép, cơ quan, tổ chức không xuất bản đặc san thì giấy phép hết hiệu lực và bị thu hồi. Nếu có nhu cầu xuất bản đặc san, cơ quan, tổ chức phải làm thủ tục xin phép lại.
4. Chậm nhất là 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc chấm dứt xuất bản đặc san, cơ quan, tổ chức phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông. Trường hợp chấm dứt xuất bản đặc san, Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định thu hồi giấy phép.
5. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu thay đổi một trong các nội dung ghi trong giấy phép xuất bản đặc san phải có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông.
1. Trang thông tin điện tử tổng hợp phải trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí và ghi rõ tên tác giả, tên cơ quan báo chí, thời gian đã đăng, phát thông tin đó.
2. Nội dung thông tin trên trang thông tin điện tử tổng hợp không được vi phạm quy định tại Khoản 13 Điều 9 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Cơ quan, tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp phải xây dựng quy trình quản lý thông tin; có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và chủ động loại bỏ những thông tin có nội dung quy định tại Khoản 13 Điều 9 của Luật này hoặc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
4. Cơ quan, tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp phải gỡ bỏ ngay nội dung thông tin đã tổng hợp khi nguồn thông tin được trích dẫn gỡ bỏ nội dung thông tin đó.
5. Việc thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Cơ quan báo chí được phép liên kết trong hoạt động báo chí với cơ quan báo chí khác, pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh phù hợp với lĩnh vực liên kết theo quy định của pháp luật.
Người đứng đầu cơ quan báo chí chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động liên kết trong lĩnh vực báo chí theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan báo chí được phép liên kết trong các lĩnh vực sau đây:
a) Thiết kế, trình bày, in, quảng cáo, phát hành báo chí và nội dung thông tin quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản này;
b) Khai thác hoặc mua bản quyền về măng sét, nội dung các ấn phẩm báo chí thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, thể thao, giải trí, quảng cáo và thông tin kinh tế của báo chí nước ngoài để xuất bản tại Việt Nam;
c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép liên kết khai thác hoặc mua toàn bộ bản quyền về măng sét, nội dung các ấn phẩm báo chí hợp pháp của Việt Nam để xuất bản tại nước ngoài;
d) Sản xuất chương trình, kênh phát thanh, kênh truyền hình thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, thể thao, giải trí, quảng cáo, an sinh xã hội;
đ) Sản xuất các sản phẩm báo in, báo điện tử thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, thể thao, giải trí, quảng cáo, an sinh xã hội.
3. Các chương trình liên kết trên kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông và kênh thời sự - chính trị tổng hợp không vượt quá ba mươi phần trăm tổng thời lượng chương trình phát sóng lần thứ nhất của kênh này.
4. Việc liên kết các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình giải trí, trò chơi truyền hình, truyền hình thực tế có bản quyền, kịch bản chương trình nước ngoài phải được Việt hóa, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
5. Trường hợp cơ quan báo nói, báo hình có hoạt động liên kết sản xuất toàn bộ kênh phát thanh, kênh truyền hình thì số kênh liên kết không vượt quá ba mươi phần trăm tổng số kênh phát thanh, kênh truyền hình được cấp giấy phép sản xuất.
6. Nội dung các chương trình liên kết phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp. Việc cung cấp thông tin cho báo chí có thể bằng văn bản, trên trang thông tin điện tử tổng hợp, họp báo, trả lời phỏng vấn và các hình thức khác. Cơ quan báo chí phải sử dụng chuẩn xác nội dung thông tin được cung cấp và phải nêu rõ xuất xứ nguồn tin.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyền từ chối cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp sau đây:
a) Thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
b) Thông tin về vụ án đang được Điều tra hoặc chưa xét xử, trừ trường hợp cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Điều tra cần thông tin trên báo chí những vấn đề có lợi cho hoạt động Điều tra và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm;
c) Thông tin về vụ việc đang trong quá trình thanh tra chưa có kết luận thanh tra; vụ việc đang trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; những vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn giữa các cơ quan nhà nước đang trong quá trình giải quyết, chưa có kết luận chính thức của người có thẩm quyền mà theo quy định của pháp luật chưa được phép công bố;
d) Những văn bản chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo mà theo quy định của pháp luật chưa được cấp có thẩm quyền cho phép công bố.
3. Đối với vụ án đang trong quá trình Điều tra, truy tố mà chưa được xét xử, các vụ việc tiêu cực hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, báo chí có quyền thông tin theo các nguồn tài liệu của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin.
4. Cơ quan báo chí và nhà báo có quyền và nghĩa vụ không Tiết lộ người cung cấp thông tin, trừ trường hợp có yêu cầu bằng văn bản của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc Điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên có trách nhiệm tổ chức bảo vệ người cung cấp thông tin; các cơ quan bảo vệ pháp luật có trách nhiệm phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên bảo vệ người cung cấp thông tin.
5. Cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm cử người phát ngôn, thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ và đột xuất, bất thường.
Chính phủ quy định chi Tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước.
1. Người đứng đầu cơ quan báo chí có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trả lời vấn đề mà công dân nêu ra trên báo chí. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người đứng đầu cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời trên báo chí.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại của tổ chức, công dân và tố cáo của công dân do cơ quan báo chí chuyển đến, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thông báo cho cơ quan báo chí biết biện pháp giải quyết.
Nếu quá thời hạn nêu trên mà không nhận được thông báo của cơ quan, tổ chức thì cơ quan báo chí có quyền chuyển ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân đến cơ quan cấp cao hơn có thẩm quyền giải quyết hoặc đưa vấn đề đó lên báo chí.
3. Trong thời hạn 10 ngày đối với báo in ra hằng ngày và báo nói, báo hình, báo điện tử, 15 ngày đối với báo tuần, trên số ra gần nhất đối với tạp chí in kể từ khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc văn bản trả lời kiến nghị, phê bình của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với vấn đề mà báo chí nêu hoặc tiếp nhận, cơ quan báo chí phải thông báo cho cơ quan, tổ chức, công dân có ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo hoặc đăng, phát trên báo chí của mình.
4. Cơ quan, tổ chức, công dân có quyền yêu cầu cơ quan báo chí trả lời vấn đề mà cơ quan báo chí đã thông tin; cơ quan báo chí có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan, tổ chức, công dân.
1. Người phỏng vấn phải thông báo trước cho người được phỏng vấn biết Mục đích, yêu cầu và câu hỏi phỏng vấn; trường hợp cần phỏng vấn trực tiếp, không có sự thông báo trước thì phải được người trả lời phỏng vấn đồng ý.
2. Sau khi phỏng vấn, trên cơ sở thông tin, tài liệu của người trả lời cung cấp, người phỏng vấn có quyền thể hiện bằng các hình thức phù hợp. Người phỏng vấn phải thể hiện chính xác, trung thực nội dung trả lời của người được phỏng vấn.
Người được phỏng vấn có quyền yêu cầu xem lại nội dung trả lời trước khi đăng, phát. Cơ quan báo chí và người phỏng vấn phải thực hiện yêu cầu đó.
3. Nhà báo không được dùng những ý kiến phát biểu tại hội nghị, hội thảo, các cuộc gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện có nhà báo tham dự để chuyển thành bài phỏng vấn nếu không được sự đồng ý của người phát biểu.
4. Cơ quan báo chí, người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đăng, phát trên báo chí.
1. Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có quyền tổ chức họp báo để công bố, tuyên bố, giải thích, trả lời các nội dung có liên quan tới nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Việc họp báo của cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Khoản 10 Điều 56 của Luật này.
2. Người phát ngôn hoặc người chịu trách nhiệm cung cấp thông tin của tổ chức chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước; các cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cấp tỉnh; các bộ, cơ quan ngang bộ; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm họp báo định kỳ và đột xuất để cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí.
3. Cơ quan, tổ chức không thuộc quy định tại Khoản 2 Điều này và công dân có quyền tổ chức họp báo để cung cấp thông tin cho báo chí. Cơ quan, tổ chức, công dân tổ chức họp báo phải thông báo bằng văn bản trước 24 giờ tính đến thời Điểm dự định họp báo cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí theo quy định sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức trực thuộc trung ương thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Cơ quan, tổ chức không thuộc Điểm a Khoản này và công dân thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức họp báo.
4. Nội dung thông báo gồm những thông tin sau đây:
a) Địa Điểm họp báo;
b) Thời gian họp báo;
c) Nội dung họp báo;
d) Người chủ trì họp báo.
5. Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có trách nhiệm trả lời cơ quan, tổ chức, công dân về việc họp báo trong thời gian quy định tại Khoản 3 Điều này; trường hợp không có văn bản trả lời, tổ chức, công dân được tiến hành họp báo.
Nội dung họp báo phải đúng với nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước về báo chí trả lời chấp thuận, trường hợp không có văn bản trả lời thì phải đúng với nội dung đã thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.
6. Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có quyền đình chỉ cuộc họp báo nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc nội dung họp báo có thông tin quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 9 của Luật này.
1. Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát lời cải chính, xin lỗi trên báo chí và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Đối với báo chí điện tử, ngoài việc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phát nhưng phải lưu giữ nội dung thông tin trên máy chủ để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 52 của Luật này.
2. Khi có văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vụ việc mà báo chí đã đăng, phát là sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì cơ quan báo chí phải đăng, phát phần nội dung kết luận đó và nội dung cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả tác phẩm báo chí.
Lời xin lỗi của cơ quan báo chí, tác giả tác phẩm báo chí được đăng, phát liền sau nội dung thông tin cải chính.
3. Việc đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả tác phẩm phải thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đăng, phát tại trang hai đối với báo in, trang cuối đối với tạp chí in, chuyên Mục riêng tại trang chủ đối với báo điện tử với cùng một kiểu chữ, cỡ chữ mà báo chí đã đăng, phát thông tin;
b) Đăng, phát đúng chuyên Mục, giờ phát sóng, số lần phát sóng đối với báo nói, báo hình mà báo chí đã đăng, phát thông tin.
4. Khi đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi, cơ quan báo chí phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Tiêu đề: “Thông tin cải chính, xin lỗi”;
b) Tên tác phẩm báo chí, tên chuyên Mục, số báo, ngày, tháng, năm đã đăng, phát phải cải chính;
c) Những thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân đã đăng, phát trong tác phẩm báo chí và nội dung thông tin được cải chính.
5. Thời Điểm đăng, phát cải chính, xin lỗi được quy định như sau:
a) Việc đăng, phát cải chính, xin lỗi của báo điện tử được thực hiện ngay khi nhận được văn bản kết luận hoặc tự phát hiện vi phạm; thông tin cải chính, xin lỗi phải được lưu giữ trên báo ít nhất là 07 ngày kể từ ngày đăng, phát cải chính, xin lỗi;
b) Việc đăng, phát cải chính, xin lỗi trên báo in, báo nói, báo hình phải được thực hiện trong thời hạn 02 ngày đối với báo ngày, báo nói, báo hình; trong số ra gần nhất đối với báo tuần, tạp chí, tính từ ngày cơ quan báo chí nhận được văn bản kết luận hoặc tự phát hiện vi phạm. Đối với tạp chí xuất bản trên 30 ngày một kỳ thì phải có văn bản trả lời ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân và phải đăng trong số ra gần nhất;
c) Cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp đã đăng, phát thông tin của cơ quan báo chí khác có nội dung phải cải chính, xin lỗi cũng phải thực hiện đăng lại nội dung cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí vi phạm.
Cơ quan báo chí đã đăng, phát nội dung thông tin vi phạm, sau khi thực hiện cải chính, xin lỗi phải có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan báo chí và trang thông tin điện tử tổng hợp có thỏa thuận về việc sử dụng tin, bài của báo mình để thực hiện việc đăng lại lời cải chính, xin lỗi.
1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình hoặc gây hiểu lầm làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình thì có quyền nêu ý kiến phản hồi bằng văn bản đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án.
2. Cơ quan báo chí phải đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thời Điểm đăng, phát thực hiện theo quy định về đăng, phát cải chính tại Khoản 5 Điều 42 của Luật này.
Trường hợp không nhất trí với ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ quan báo chí vẫn phải đăng, phát ý kiến phản hồi đó và có quyền thông tin tiếp để làm rõ quan Điểm của mình.
Sau ba lần đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cơ quan báo chí mà không có sự nhất trí giữa hai bên thì cơ quan báo chí có quyền ngừng đăng, phát; cơ quan quản lý nhà nước có quyền yêu cầu cơ quan báo chí ngừng đăng, phát thông tin của các bên có liên quan.
3. Cơ quan báo chí có quyền không đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân nếu ý kiến đó vi phạm pháp luật, xúc phạm đến uy tín của cơ quan báo chí, danh dự, nhân phẩm của tác giả tác phẩm báo chí, đồng thời thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do để cơ quan, tổ chức, cá nhân biết.
4. Khi đăng, phát ý kiến phản hồi, cơ quan báo chí phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân phản hồi thông tin;
b) Tên tác phẩm báo chí, tên chuyên Mục, số báo, ngày, tháng, năm đã đăng, phát bị phản hồi thông tin.
Báo chí được đăng, phát quảng cáo. Việc đăng, phát quảng cáo trên báo chí phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy định của pháp luật về quảng cáo.
Cơ quan báo chí phải thực hiện các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan khi đăng, phát tác phẩm báo chí.
Cơ quan báo chí phải ghi, thể hiện đầy đủ các thông tin sau đây:
1. Trên trang nhất, bìa một đối với báo in, trang chủ, các trang đối với báo điện tử phải có các nội dung sau đây:
a) Tên sản phẩm báo chí;
b) Tên cơ quan báo chí, tên cơ quan chủ quản báo chí (ghi dưới tên báo chí); tên miền đối với báo điện tử;
c) Số thứ tự của kỳ phát hành báo chí đối với báo in;
d) Ngày, tháng, năm phát hành.
2. Dưới chân trang cuối, bìa cuối đối với báo in, trang chủ đối với báo điện tử phải có các nội dung sau đây:
a) Số giấy phép, ngày cấp, cơ quan cấp giấy phép hoạt động báo chí;
b) Địa chỉ của cơ quan báo chí, số điện thoại, fax, thư điện tử. Họ, tên người đứng đầu cơ quan báo chí;
c) Nơi in, khuôn khổ, số trang, kỳ hạn xuất bản, giá bán đối với báo in.
3. Báo nói, báo hình phải thể hiện biểu tượng, nhạc hiệu.
Báo nói, báo hình, báo điện tử có quyền sử dụng các biện pháp kỹ thuật bảo vệ nội dung các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, nội dung báo điện tử.
Cơ sở in có giấy phép in báo, tạp chí theo quy định của pháp luật về xuất bản có trách nhiệm thực hiện hợp đồng đã ký kết với cơ quan báo chí, bảo đảm thời gian phát hành báo chí.
1. Cơ quan báo chí thực hiện phát hành báo chí theo đúng quy định ghi trong giấy phép hoạt động báo chí.
Cơ quan báo chí được tổ chức phát hành hoặc ủy thác cho tổ chức, cá nhân phát hành.
2. Ngành thông tin và truyền thông có trách nhiệm phát hành các loại báo chí công ích qua mạng bưu chính công cộng theo quy định của Chính phủ và phát hành các loại báo chí khác theo hợp đồng ký kết với cơ quan báo chí.
3. Cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan báo chí, tổ chức, cá nhân tham gia phát hành báo chí, tổ chức được phép xuất khẩu, nhập khẩu báo chí có trách nhiệm thực hiện quyết định thu hồi ấn phẩm báo chí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Sở Thông tin và Truyền thông, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện.
Cơ quan báo chí, tổ chức phát hành báo chí có ấn phẩm bị thu hồi phải chịu toàn bộ chi phí cho việc thu hồi.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định giá cước tối đa với dịch vụ phát hành báo chí công ích qua mạng bưu chính công cộng.
1. Hãng truyền hình nước ngoài cung cấp kênh chương trình nước ngoài vào Việt Nam có thu phí bản quyền nội dung phải thông qua đại lý được ủy quyền tại Việt Nam để thực hiện việc đăng ký cung cấp kênh chương trình và thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam.
2. Hãng truyền hình nước ngoài phải quy định rõ phạm vi ủy quyền cho mỗi đại lý khi đồng thời thực hiện ủy quyền cho hai đại lý trở lên.
3. Đối với kênh chương trình nước ngoài không có thu phí bản quyền nội dung, hãng truyền hình nước ngoài chỉ thực hiện thủ tục biên tập, biên dịch theo quy định, không phải thông qua đại lý được ủy quyền tại Việt Nam.
4. Đại lý được ủy quyền là doanh nghiệp Việt Nam và được hãng truyền hình nước ngoài ủy quyền làm đại lý cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam.
5. Đại lý được ủy quyền có trách nhiệm đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam với Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký do Chính phủ quy định.
1. Đơn vị cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng phải bảo đảm truyền dẫn, phát sóng nguyên vẹn nội dung thông tin của cơ quan báo chí.
2. Đơn vị cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình quảng bá có trách nhiệm bảo đảm thời gian, thời lượng, phạm vi phát sóng; chất lượng truyền dẫn, phát sóng các kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu của quốc gia, địa phương và bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Phổ cập dịch vụ phát thanh, truyền hình quảng bá trên phạm vi cả nước, trong đó tập trung ưu tiên vùng dân tộc thiểu số, vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo;
b) Phù hợp với quy hoạch của Nhà nước về báo chí, truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình; phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình;
c) Phù hợp với quy định về quản lý tài nguyên Internet và tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về viễn thông, tần số vô tuyến điện;
d) Nội dung dịch vụ phù hợp với quy định về quản lý nội dung thông tin theo quy định của pháp luật về báo chí;
đ) Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật của Nhà nước về chất lượng thiết bị và dịch vụ phát thanh, truyền hình.
3. Điều kiện cấp giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền gồm:
a) Là doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được sự chấp thuận về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ;
b) Có phương án cung cấp dịch vụ phù hợp với quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình, quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình và các quy hoạch khác trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử;
c) Có giấy phép thiết lập mạng viễn thông hoặc có thỏa thuận được thuê, sử dụng mạng viễn thông đáp ứng yêu cầu kỹ thuật truyền dẫn dịch vụ đến các thuê bao kết nối với mạng viễn thông đó đối với dịch vụ truyền hình mặt đất, dịch vụ truyền hình cáp, dịch vụ truyền hình qua vệ tinh, dịch vụ truyền hình di động; có xác nhận đăng ký tên miền “.vn” hoặc địa chỉ Internet xác định để cung cấp dịch vụ đến thuê bao đối với dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet;
d) Có phương án bố trí nguồn nhân lực; đầu tư trang thiết bị kỹ thuật; dự báo và phân tích thị trường dịch vụ; kế hoạch kinh doanh và giá cước dịch vụ, dự toán chi phí đầu tư và chi phí hoạt động ít nhất trong 02 năm đầu tiên; văn bản chứng minh vốn Điều lệ hoặc văn bản giá trị tương đương đáp ứng yêu cầu triển khai cung cấp dịch vụ theo dự toán;
đ) Có phương án thiết lập trung tâm thu phát tất cả các kênh phát thanh, kênh truyền hình trong nước, kênh chương trình nước ngoài tập trung ở một địa Điểm, trừ các kênh thuộc danh Mục kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu của quốc gia, địa phương, gồm thiết kế kỹ thuật hệ thống thiết bị xử lý tín hiệu, thiết bị kết nối đến mạng truyền dẫn, thiết bị quản lý dịch vụ, quản lý thuê bao và bảo vệ nội dung;
e) Có phương án áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại phù hợp quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật bảo đảm chất lượng dịch vụ và an toàn, an ninh thông tin; xử lý kịp thời các sự cố kỹ thuật bảo đảm tính liên tục của dịch vụ và quyền lợi của thuê bao;
g) Có dự kiến danh Mục kênh phát thanh, kênh truyền hình trong nước (trừ các kênh phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu), kênh chương trình nước ngoài, nội dung theo yêu cầu, nội dung giá trị gia tăng sẽ cung cấp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền kèm theo các văn bản chấp thuận của đơn vị cung cấp nội dung.
4. Doanh nghiệp có nhu cầu cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền gửi hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép.
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép do Chính phủ quy định.
5. Thời gian hiệu lực của giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền được quy định trong từng giấy phép.
6. Đơn vị cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình trả tiền được áp dụng các biện pháp kỹ thuật bảo vệ nội dung các chương trình phát thanh, truyền hình để thu phí; nộp phí quyền cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan báo chí phải thực hiện chế độ lưu chiểu theo quy định sau đây:
a) Đối với báo chí trung ương và báo chí in tại Hà Nội, cơ quan báo chí phải nộp năm bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương chậm nhất là 08 giờ sáng của ngày phát hành;
b) Đối với báo chí in tại địa phương, cơ quan báo chí phải nộp hai bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương chậm nhất là 08 giờ sáng của ngày phát hành, đồng thời nộp năm bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương qua hệ thống bưu chính;
c) Cơ quan báo nói, báo hình có trách nhiệm lưu giữ toàn bộ chương trình đã truyền dẫn, phát sóng, thông tin về nguồn tín hiệu sử dụng để chuyển tiếp sóng phát thanh - truyền hình trung ương trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày truyền dẫn, phát sóng; cung cấp tín hiệu truyền dẫn, phát sóng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác lưu chiểu điện tử;
d) Cơ quan báo điện tử phải thực hiện chế độ lưu trữ nguyên vẹn nội dung thông tin đăng, phát trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đăng, phát để phục vụ công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước.
2. Khi nộp báo in lưu chiểu, cơ quan báo chí phải ghi rõ báo in nộp lưu chiểu, số lượng phát hành, ngày, giờ nộp lưu chiểu, chữ ký của người đứng đầu cơ quan báo chí hoặc người được ủy quyền.
Báo in được in lại phải nộp lưu chiểu như in lần thứ nhất.
Báo in nộp lưu chiểu qua hệ thống bưu chính được ưu tiên chuyển nhanh nhất đến cơ quan nhận lưu chiểu. Thời gian nộp lưu chiểu căn cứ vào dấu bưu chính nơi chuyển đi.
3. Cơ quan báo in phải nộp năm bản ấn phẩm báo in để lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện việc lưu chiểu điện tử đối với báo nói, báo hình và báo điện tử độc lập với cơ quan báo chí theo quy định của Chính phủ; thực hiện việc đo kiểm và công bố số liệu liên quan đến hoạt động báo chí.
1. Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức kiểm tra báo chí lưu chiểu. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra báo chí lưu chiểu tại địa phương.
Trường hợp phát hiện báo chí vi phạm quy định của pháp luật, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
2. Bộ Tài chính quy định chế độ thù lao cho người đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu.
1. Báo in xuất bản hợp pháp tại Việt Nam được phép xuất khẩu ra nước ngoài.
2. Việc nhập khẩu báo in được thực hiện thông qua cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép.
3. Cơ sở nhập khẩu báo in phải đăng ký danh Mục báo chí nhập khẩu với Bộ Thông tin và Truyền thông trước khi nhập khẩu.
4. Người đứng đầu cơ sở nhập khẩu báo in phải tổ chức kiểm tra nội dung báo chí nhập khẩu trước khi phát hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung báo in mà mình nhập khẩu.
1. Cơ quan báo chí Việt Nam có các quyền sau đây:
a) Phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí ra nước ngoài; ủy thác cho tổ chức, cá nhân in lại, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí Việt Nam ở nước ngoài;
b) Thuê chuyên gia, cộng tác viên nước ngoài;
c) Cử nhà báo hoạt động báo chí ở nước ngoài;
d) Thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài;
đ) Hoạt động hợp tác với nước ngoài.
2. Cơ quan báo chí thực hiện các quyền quy định tại Khoản 1 Điều này phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Sản phẩm báo chí phát hành, truyền dẫn, phát sóng ra nước ngoài quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này phải có cùng nội dung với sản phẩm đã phát hành, truyền dẫn, phát sóng trong nước, không có nội dung quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 9 của Luật này;
b) Cơ quan báo chí thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông việc thành lập văn phòng đại diện, danh sách nhân sự của văn phòng đại diện chậm nhất là 15 ngày trước ngày thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài;
c) Cơ quan báo chí hợp tác với nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động hợp tác.
1. Mọi hoạt động báo chí và hoạt động liên quan đến báo chí của cơ quan thông tấn, phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử của nước ngoài (gọi chung là báo chí nước ngoài); của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên chính phủ và các cơ quan khác của nước ngoài được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự ở Việt Nam (gọi chung là cơ quan đại diện nước ngoài) và cơ quan đại diện của tổ chức phi chính phủ và các tổ chức nước ngoài khác tại Việt Nam (gọi chung là tổ chức nước ngoài) chỉ được phép tiến hành sau khi có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Luật này và phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Phóng viên nước ngoài không thường trú có nhu cầu hoạt động báo chí tại Việt Nam phải gửi một bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận trực tiếp, qua hệ thống bưu chính, fax hoặc thư điện tử đến Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc các cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài).
Khi hoạt động báo chí tại Việt Nam, phóng viên nước ngoài không thường trú phải mang theo giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Ngoại giao cấp và hộ chiếu; phải hoạt động theo đúng Mục đích và chương trình đã được ghi trong giấy phép và theo sự hướng dẫn của cơ quan hướng dẫn phóng viên.
3. Trường hợp phóng viên nước ngoài đi theo đoàn khách nước ngoài thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với các phóng viên nước ngoài đi theo đoàn khách nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo Đảng và Nhà nước hoặc Bộ Ngoại giao để đưa tin về chuyến thăm, cơ quan chủ quản Việt Nam có trách nhiệm làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh cần thiết và thông báo cho Bộ Ngoại giao biết để phối hợp. Phóng viên nước ngoài được phép đưa tin các hoạt động theo chương trình chính thức của đoàn khách nước ngoài;
b) Đối với phóng viên nước ngoài đi theo đoàn khách nước ngoài theo lời mời của các cơ quan khác của Việt Nam để đưa tin về chuyến thăm, cơ quan chủ quản Việt Nam có trách nhiệm làm thủ tục với Bộ Ngoại giao như đối với phóng viên không thường trú và hoạt động dưới sự hướng dẫn của Bộ Ngoại giao hoặc một cơ quan được Bộ Ngoại giao chấp thuận.
4. Cơ quan báo chí nước ngoài có nhu cầu lập văn phòng thường trú tại Việt Nam gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính một bộ hồ sơ đề nghị lập văn phòng thường trú đến Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Văn phòng thường trú được đặt trụ sở tại Hà Nội hoặc một tỉnh, thành phố khác trực thuộc trung ương sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến sẽ đặt văn phòng thường trú.
Văn phòng thường trú được cử phóng viên thường trú tại địa phương khác với nơi đặt trụ sở văn phòng thường trú sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi văn phòng thường trú đề nghị cử phóng viên thường trú. Văn phòng thường trú chịu trách nhiệm về hoạt động của phóng viên thường trú tại địa phương.
5. Cơ quan báo chí nước ngoài có nhu cầu cử phóng viên thường trú gửi một bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Phóng viên thường trú được kiêm nhiệm làm phóng viên thường trú cho văn phòng thường trú của một cơ quan báo chí nước ngoài khác tại Việt Nam. Báo chí nước ngoài được cử phóng viên thường trú của mình ở một nước khác kiêm nhiệm phóng viên thường trú tại Việt Nam.
6. Phóng viên thường trú được Bộ Ngoại giao cấp thẻ phóng viên nước ngoài, có giá trị không quá 12 tháng, phù hợp với thời hạn thị thực nhập cảnh, xuất cảnh của phóng viên.
Phóng viên thường trú gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính một bộ hồ sơ đến Bộ Ngoại giao đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn thẻ phóng viên nước ngoài.
7. Hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên thường trú thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với yêu cầu phỏng vấn lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, văn phòng thường trú gửi một bộ hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc fax đến Bộ Ngoại giao đề nghị chấp thuận;
b) Đối với yêu cầu tiếp xúc, phỏng vấn lãnh đạo các bộ, ban, ngành của Việt Nam, văn phòng thường trú gửi trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc fax một bộ hồ sơ đến các bộ, ban, ngành liên quan đề nghị chấp thuận, đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao;
c) Đối với hoạt động thông tin, báo chí tại địa phương của Việt Nam, văn phòng thường trú gửi một bộ hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc fax đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị chấp thuận, đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao.
8. Văn phòng thường trú được thuê trợ lý báo chí, thuê cộng tác viên để hỗ trợ các hoạt động của văn phòng thường trú, phóng viên thường trú.
Khi có nhu cầu thuê trợ lý báo chí, cộng tác viên, văn phòng thường trú gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính một bộ hồ sơ đến Bộ Ngoại giao đề nghị chấp thuận.
9. Việc nhập khẩu, xuất khẩu phương tiện, trang thiết bị của báo chí nước ngoài thực hiện theo quy định sau đây:
a) Báo chí nước ngoài được tạm nhập, tái xuất miễn thuế có thời hạn đối với các phương tiện cần thiết để phục vụ các hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam như máy ảnh, máy quay hình, máy ghi âm và các trang thiết bị khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Báo chí nước ngoài được nhập khẩu, xuất khẩu, lắp đặt, sử dụng các phương tiện thu, phát tin, hình trực tiếp qua vệ tinh; phát hình đi quốc tế qua mạng lưới viễn thông quốc gia theo quy định của pháp luật Việt Nam.
10. Việc họp báo được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Khi có nhu cầu tổ chức họp báo tại Hà Nội, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài phải có văn bản đề nghị gửi Bộ Thông tin và Truyền thông ít nhất là 02 ngày làm việc trước khi tiến hành họp báo. Đối với cơ quan đại diện nước ngoài, văn bản đề nghị đồng gửi Bộ Ngoại giao để thông báo;
b) Khi có nhu cầu tổ chức họp báo tại các địa phương khác của Việt Nam, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài phải có văn bản đề nghị gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ít nhất là 02 ngày làm việc trước khi tiến hành họp báo;
c) Họp báo của đoàn khách nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo Đảng và Nhà nước hoặc Bộ Ngoại giao được thực hiện theo chương trình chính thức của đoàn. Cơ quan chủ quản đón đoàn có trách nhiệm thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông biết ít nhất là 01 ngày làm việc trước khi tiến hành họp báo để phối hợp;
d) Đối với họp báo của đoàn khách nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của các bộ, ngành, địa phương và cơ quan nhà nước khác của Việt Nam, cơ quan chủ quản đón đoàn phải có văn bản đề nghị gửi Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ít nhất là 02 ngày làm việc trước khi tiến hành họp báo;
đ) Thủ tục cho phép tổ chức họp báo thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
e) Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền không chấp thuận hoặc đình chỉ cuộc họp báo nếu thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam;
g) Đối với những trường hợp họp báo khẩn cấp, sau khi có đề nghị của cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể.
11. Việc xuất bản bản tin, đặc san của cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài thực hiện theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật này.
12. Hồ sơ, trình tự, thủ tục quy định tại các Khoản 2, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này do Chính phủ quy định.
Section 1. CARRYING OUT ADDITIONAL JOURNALISTIC TYPES AND PRODUCTS; ASSOCIATION IN PRESS ACTIVITIES
Article 29. Carrying out additional journalistic types
1. If the press agency which meets the conditions specified in Article 17 of this Law wishes to carry out other additional journalistic types, the press line agency shall send the dossier directly or by post to the Ministry of Information and Communications to request the issue of permit.
The dossier and procedures for issue of permit to carry out the additional journalistic types comply with the provisions in Article 18 of this Law.
2. After 03 months for the printed newspapers and online newspapers and 09 months for the talking newspapers and photo newspapers from the effective date of the press operation permit, if the press agency does not have its journalistic products, the permit shall be invalidated. The Ministry of Information and Communications shall revoke this permit.
3. Within 30 days before the suspension date of journalistic type, the press agency must inform in writing the Ministry of Information and Communications and make an announcement on the mass media.
Where the suspension of journalistic type exceeds the time specified in Clause 2 of this Article, the Ministry of Information and Communications shall issue a decision to revoke the permit.
4. Within 30 days before the end date of implementation of journalistic type, the press agency shall inform in writing the Ministry of Information and Communications to revoke the permit and make an announcement on the mass media.
5. Where the permit has been revoked as stipulated in Clauses 2, 3 and 4 of this Article, if wishing to be re-issued with the permit, the press agency shall send a written request to the Ministry of Information and Communications for re-issue of permit. In case of change of contents compared with the issued permit, the line agency shall send dossier to the Ministry of Information and Communications for issue of permit in accordance with the provisions in Clause 1 of this Article.
Article 30. Conditions for publishing additional journalistic publications and supplement; production of additional radio channel or television channel; setup of special column of online newspaper
1. Having the principles and purposes in line with the principles and purposes of the press agency, subjects to be served, place for server and connection service provider (for the special column of online newspaper) in line with the content of operation permit of the press agency.
2. Having plan for organization and personnel to ensure the activities of journalistic publications and supplement; production of radio channel or television channel and special column of online newspaper.
3. Having name and form of presentation of name of journalistic publications and supplement; name and symbol of radio channel or television channel, name and interface of homepage of special column of online newspaper.
4. Having material and technical facilities, financial plan and technical solutions to ensure the information safety and security; having the subdomain name in line with the registered domain name of the special column of the online newspaper; having plan for leasing or use of transmission and broadcasting infrastructure of the radio channel and television channel.
Article 31. Issue of permit to publish the additional journalistic publications, supplements, produce additional radio channel and television channel and set up special column of online newspaper
1. The press agencies which meet the conditions specified in Article 30 of this Law and wish to publish the additional journalistic publications, supplements, produce additional radio channel and television channel and set up special column of online newspaper, the press line agency shall send the dossier directly or by post to the Ministry of Information and Communications for issue of permit.
The dossier and procedures for issue of permit to publish the additional journalistic publications, supplements, produce additional radio channel and television channel and set up special column of online newspaper are stipulated by the Ministry of Information and Communications.
2. Within 30 days after fully receiving valid dossier, the Ministry of Information and Communications shall issue the permit to publish the additional journalistic publications, supplements, produce additional radio channel and television channel and set up special column of online newspaper. In case of refusal, the Ministry of Information and Communications shall notify in writing and indicate the reasons.
3. After 02 months after the issue of permit to publish the additional journalistic publications, supplements, set up special column of the online newspaper and 06 months from the effective date of permit to produce additional radio channel and television channel, if the press agency does not have any journalistic product, the permit shall be invalidated. The Ministry of Information and Communications shall decide to revoke the permit.
4. Within 30 days before the suspension of publishing the journalistic publications, supplements, production of radio channel and television channel, special column of online newspaper, the press agency must inform in writing the Ministry of Information and Communications and on the mass media.
In case of suspenston of over 03 months for the journalistic publications, supplements and special column of online newspaper and 06 months for the production of radio channel and television channel, the Ministry of Information and Communications shall decide to revoke the permit
5. Within 30 days before the end of journalistic publications, supplements, production of radio channel and television channel, special column of online newspaper, the press agency shall inform in writing the Ministry of Information and Communications to revoke the permit and make an announcement on the mass media.
6. Where the permit has been revoked as stipulated in Clause 3, 4 and 5 of this Article, if having the needs for re-issue of permit, the press line agency shall request in writing the Ministry of Information and Communications to re-issue the permit. In case of change of contents compared with the issued permit, the press line agency shall request in writing the Ministry of Information and Communications to issue the permit in accordance with the provisions in Clause 1 of this Article.
Article 32. Publication of newsletter
The state news agency wishing to publish the newsletters shall inform in writing the Ministry of Information and Communications.
Article 33. Editing the foreign program channelss on the paid broadcasting and television services
1. The issue of permit to edit the foreign program channelss on the paid broadcasting and television services is done with each program channel and in line with the nationwide development plan and press management.
2. The conditions for issue of permit:
a) Being a press agency and having the permit of broadcasting and television operation operation.
b) Having a written request for issue of editing permit from the press agency. In case of being the press agency of the ministries, sectors, provinces and centrally-run cities, there must be a written approval from the press line agency;
c) Having personnel to meet the requirements on journalistic professional level, valid press card and foreign language background in line with the foreign program channelss requested for issue of editing permit.
d) Having technical capability to meet the editing requirements, including the slowing device system, storage system and technical utility to receive and transmit the signals in line with the editing of program channelsl guranteeing the work of editing and translation done in Vietnam.
dd) Having the estimate of cost of editing and translation within 01 year and documents evidencing the legal financial source to guarantee the work of editing and translation under this estimate.
e) Having the copyright or a written permission of use of foreign program channels in Vietnam as stipulated by law.
3. Order and procedures for issue of editing permit of foreign program channels on the paid broadcasting and television service are done in the following regulation:
a) The press agency has a need for editing the foreign program channels on the paid broadcasting and television service shall send dossier directly or by post to the Ministry of Information and Communications for issue of permit.
The Government provides for the dossier and procedures for issue of permit.
b) Within 30 days after fully receiving the valid dossier, to the Ministry of Information and Communications shall issue the permit for editing the foreign program channels on the paid broadcasting and television service or inform in writing and indicate the reasons in case of refusal.
4. The validity of this permit is specified in each permit.
5. After 03 months after the effective date of the permit, if the press agency does not carry out the editing of foreign program channels, the permit shall be invalidated. The Ministry of Information and Communications shall decide to revoke the permit.
6. Within 30 days before the suspension of editing of foreign program channels on the paid broadcasting and television service, the press agency shall have to give a written notice to the Ministry of Information and Communications; in case of suspension over 03 months, the Ministry of Information and Communications shall decide to revoke the permit.
7. Within 30 days before the end date of editing the foreign program channels on the paid broadcasting and television service, the press agency shall have to give a written notice to the Ministry of Information and Communications for revocation of permit.
8. Where the permit has been revoked as stipulated in Clause 5, 6 and 7 of this Article, if having the needs for resuming the editing activities, the press agency shall request in writing the Ministry of Information and Communications to re-issue the permit. In case of change of contents compared with the issued permit, the press agency shall request in writing the Ministry of Information and Communications to issue the permit in accordance with the provisions in Clause 3 of this Article.
Article 34. Newsletter release
1. The newsletter must ensure the following provisions:
a) The maximum size of news is 19cm x 27cm. The maximum pages is 64. No advertisement is allowed in the newsletter;
b) The upper part of page of a newsletter must be written with the word “NEWSLETTER”. The name of the newsletter after or under the word “NEWSLETTER”, the name of the publishing organization or agency and date of publication under the name of the newsletter;
c) The last part of page of a newsletter is written with the date of the publication permit, place of printing, number, publishing period and person in charge of publication.
2. Conditions for issue of newsletter publication permit:
a) Having the individual in charge of newsletter publication;
b) Organizing the operational apparatus properly to ensure the newsletter publication;
c) Specifying the name of newsletter, purposes of publication, content of information, subjects to be served, range of publication, language, publishing period, size, number of pages, amount and printing place;
d) Having the official working location and the necessary condtions to ensure the newsletter publication.
3. The order and procedures for issue of newsletter publication permit shall follow the following provisions:
a) The agency or organization from the central government, foreign agency or organization in Vietnam has a need for newsletter publication should send dossier directly or by post for issue of permit to the Ministry of Information and Communication.
The agency or organization in province or centrally-run city has a need for newsletter publication should send dossier directly or by post for issue of permit to the provincial People’s Committee.
The dossier and procedures for issue of newsletter publication permit shall be stipulated by the Ministry of Information and Communication.
b) Within 30 days after fully receiving the valid dossier, the Ministry of Information and Communication or the provincial People’s Committee shall issue the newsletter publication permit or inform in writing and indicate the reasons in case of refusal.
4. The validity of the the newsletter publication permit is specified in each permit but shall not exceed 01 year from the date of issue.
Where the organization does not publish the newsletter upon the deadline of publication indicated in the permit, the permit shalll be invalidated and the Ministry of Information and Communication or the provincial People’s Committee shall decide the revocation of permit. If having a need for newsletter publication, the organization or agency shall go through the procedures for re-issue of permit.
5. Within 15 days before the suspension or end date of newsletter publication, the agency or organization issued with the newsletter publication permit must give a written notice to the Ministry of Information and Communication or the provincial People’s Committee. In case of end of newsletter publication, the Ministry of Information and Communication or the provincial People’s Committee shall decide the revocation of permit.
6. The organization or agency needs to change one of the contents written in the newsletter publication permit shall have to request in writing the Ministry of Information and Communication or the provincial People’s Committee.
Article 35. Special issue publication
1. The conditions for issue of special issue publication permit are:
a) Having individual with journalistic skills in charge of special issue publication;
b) Organizing the operational apparatus properly to ensure the special issue publication;
c) Specifying the name of special issue, purposes of publication, content of information, subjects to be served, range of publication, language, size, number of pages, amount, printing place and time of publication;
d) The agency or organization must have the official working location.
2. The order and procedures for issue of special issue publication permit are as follows:
a) The agency or organization has a need for publishing the special issue shall send dossier directly or by post to the Ministry of Information and Communications for issue of permit;
The dossier and procedures for issuing the special issue publication permit shall be stipulated by the Ministry of Information and Communication.
b) Within 30 days after fully receiving valid dossier, the Ministry of Information and Communications shall issue the special issue publication permit. In case of refusal, the Ministry of Information and Communications shall notify in writing and indicate the reasons.
3. The validity of the special issue publication permit is specified in each permit but shall not exceed 01 year from the date of issue.
Where the organization does not publish the special issue upon the deadline of publication indicated in the permit, the permit shalll be invalidated and revoked If having a need for special issue publication, the organization or agency shall go through the procedures for re-issue of permit.
4. Within 15 days before the suspension or end date of special issue publication, the agency or organization must give a written notice to the Ministry of Information. In case of end of special issue publication, the Ministry of Information and Communication shall decide the revocation of permit.
5. The organization or agency needs to change one of the contents written in the newsletter publication permit shall have to request in writing the Ministry of Information and Communication.
1. The website must quote verbatim and accurately the journalistic news source and indicate the name of author, name of press agency, time of posting or broadcasting that information.
2. The content of information on the website must not breach the provisions specified in Clause 13, Article 9 of this Law and other provisions of relevant law.
3. The organizations or agencies establishing their website must develop the procedure for information management, inspect, monitor and actively remove the information with the contents specified in Clause 13, Article 9 of this Law or upon the requirement of the competent state management agency.
4. The organizations or agencies establishing their websites must remove immediately the summarized contents of information when the quoted source of information removes that contents of information.
5. The establishment of website of the organizations, agencies and businesses shall comply with the regulations of the Government.
Article 37. Association in press activities
1. The press agencies are permitted for association in press activities with other press agencies, legal entities and individuals with registration made in line with the associated fields as prescribed by law.
The head of press agency shall take full responsibility for the associated activities in the field of press as prescribed by law.
2. The press agencies are allowed for association in the following fields:
a) Design, presentation, printing, advertising, newspaper release and the contents of information specified under the Point b, c, d and dd of this Clause;
b) Exploitation or sale of manchette copyright, contents of journalistic publications in the field of science, technology, sports, entertainment, advertising, and economic information of foreign newspaper for publication in Vietnam;
c) The foreign organizations or individuals are allowed to make association to exploit or buy the entire manchette copyright and the contents of legal journalistic publications of Vietnam for publication in foreign country;
d) Production of programs, radio channels and television channels in the field of science, technology, economy, culture, sports, entertainment, advertising and social welfare;
dd) Production of printed newspapers, online newspapers in the field of science, technology, economy, culture, sports, entertainment, advertising and social welfare;
3. The associated programs on the radio channels and television channels in service of essential duties of politics, information and propaganda as provided for by the Ministry of Information and Communications and the general news-politics channel must not exceed thirty percent of the total amount of time of first broadcasting program of this channel.
4. The association of radio channels and television channels of entertainment, game shows, reality television with their copyrights and foreign program scenario must be Vietnamize in accordance with the habits and customs of Vietnam.
5. Where the agency of talking newspaper or photo newspaper are associated to produce all radio channels and television channels, a number of associated channels must not exceed 30% of the total radio channels and television channels licensed for production.
6. The contents of the associated programs must be consistent with the regulations and law of Vietnam.
Article 38. Provision of press information
1. Within the powers and duties, the organizations, agencies and responsible persons have the right and obligation to provide information for the press and shall take responsibility before law for the contents of information provided. The provision of information to the press can be made in writing, on the website, press conference, interview and other forms. The press agency must use contents of information provided correctly and must indicate the information origin.
2. The competent authorities, organzations and individuals have the right to refuse the provision of information to the press in the following cases:
a) The information included in the list of state secrets, the secrets under the principles and regulations of the Party, individual privacy and other secrets as prescribed by law;
b) The information about the cases under investigation or not yet judged, except for cases the state administrative agencies or the investigation agencies need the press information about the issues in favor of investigative activities and the prevention and fight against crime;
c) The information about the cases under inspection pending the inspection conclusion or the cases whose complaints or denunciation is under the settlement; the disputes and conflicts between the state agencies are under the settlement pending the official conclusion from the competent persons not permitted for announcement as provided for by law.
d) d) The documents of policies and schemes which are under development and are not announced by the competent level in accordance with regulations of law.
3. For the cases which are under investigation and prosecution and pending trial, the negative cases or the cases with signs of law violation pending the conclusion from the competent state agency, the press has the right to provide information based on its own documentary sources and shall take responsibility before law for the contents of information.
4. The press agencies and the journalists have the right and obligation not to disclose the information provider, except for the case with a written request from the Head of the People's Procuratorate, President of provincial People’s Court and the equivalent or higher level necessary for the investigation, prosecution and judgement of very serious or particularly serious crimes.
The Head of the People's Procuratorate and the President of provincial People’s Court and the equivalent or higher level shall plan to protect the information provider; the law enforcement agencies shall have to coordinate with the Head of the People's Procuratorate and the President of provincial People’s Court and the equivalent or higher level to protect the information provider.
5. The state administrative agencies shall appoint the spokeman to speak and provide information for the press on periodic and unexpected basis.
The government details the speaking and provision of information to the press of the state administrative agencies.
Article 39. Reply in the press
1. The head of press agency has the right to request the competent authorities, organizations or individuals to reply to the issues expressed by the citizens in the newspapers. Within 30 days after receiving the request from the head of the press agency, the relevant agencies, organizations or individuals shall make reply in the newspaper.
2. Within 30 days after receiving the opinions, recommendations, comments or complaints from the organizations, citizens and citizens’ denunciation transferred from the press agency, the head of organization or agency shall inform the press agency of the measures of settlement.
If the time limit mentioned above is over without receiving the notice from the organization or agency, the press agency has the right to transfer the opinions, recommendations, comments, complaints or denunciation of the organizations or citizens to the agency of higher level having the authority to settle or bring such issues in the press.
3. Within 10 days for the printed newspaper daily released and the talking newspaper and online newspapter and 15 days for weekly newspaper, in the lastest issue for the printed magazine after receiving the written reply from the agency or organization having the authorit to settle the complaints, denunciation or the written reply for the recommendations and complaints of the agencies, organizations or individuals concerning the issues the press has mentioned or received, the press agency must inform the organizations, agencies or citizens that have recommendations, comments complaints or denunciation or post the reply on their newspapers.
4. The agencies, organizations and citizens have the right to request the press agencies to reply to the issues which they have provided information. The press agency shall have to make reply within 15 days after receiving the request from the agencies, organizations and citizens.
Article 40. Reply to interview in the press
1. The interviewer shall have to give a prior notice to the interviewee of the purpose, requirement and questions for the interview. In case of direct interview without prior notice, it must get the approval from the interviewee.
2. After the interview, based on the information and documents provided by the interviewee, the interviwer has the right to make expression by the appropriate forms. The interviewee must express the interviewee’s replied contents in a correct and truthful manner.
The nterviewee has the right to require the review of replied contents before posting or broadcasting. The press agency and the interviewer have to meet this requirement.
3. The journalist must not use the opinions expressed at the conferences, seminars, meeting, discussion etc with the presence of journalist to convert them into an interview without the consent of the speaker.
4. The press agency, the interviwer and the interviewee must take responsibility for the contents of information posted in the newspaper.
1. The agencies, organizations and citizens have the right to hold a press conference to announce, declare, explain or answer the contents pertaining to their duties, powers or interests.
The press conference of the foreign representative agency or organization in Vietnam shall comply with the provisions in Clause 10, Article 56 of this Law.
2. The spokesman or the person in charge of providing information of the political organizations, National Assembly, Government, President of State; the agencies of political organizations, social – political organizations of the central government and provincial level; ministries, sectors, ministerial agencies, provincial People’s Council, People’s Committee based on their functions and duties, shall hold the periodical or irregular press conference to provide information for the press agencies.
3. The agencies and organizations not subject to the provisions in Clause 2 of this Article and the citizens have the right to hold a press conference to provide information for the press. The agencies, organizations and citizens that hold a press conference must give a notice 24 hours in advance by the estimated time of press conference to the press state management agency as follows:
a) The agencies or organizations directly under the central government shall give a notice to the Ministry of Information and Communications.
b) The agencies and organizations not specified under Point a of this Clause and the citizen shall give a notice to the provincial People’s Committee where the press conference is held.
4. The contents of the notice are the following information:
a) Venue of press conference;
b) Time of press conference;
c) Contents of press conference;
d) Person in charge of press conference;
5. The state management agency over the press shall reply to the organizations, agencies and citizens concerning the press conference during the time specified in Clause 3 of this Article; in case of no written reply, the organizations or citizens shall conduct the press conference.
The contents of the press conference must be consistent with the contents approved by the state management agency over the press; in case of no written reply, the contents must be in line with the contents notified to the state management agency over the press.
6. The state management agency over the press has the right to suspend the press conference if it detects any sign of law violation or the contents of the press conference with the information specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 and 9, Article 9 of this Law.
Article 42. Correction in press
1. The press agencies which provide false information, distorts, slanders or hurts the prestige of agencies, organizations, honor or dignity of individuals must post or broadcast the correction or apology and notify such agencies, organizations or individuals.
For the online newspaper, in adition to posting or broadcasting the correction or apology, the false information posted or broadcast must be removed but the contents of information must be kept in the server for the inspection and examination as stipulated under Point d, Clause 1, Article 52 of this Law.
2. When there is a written conclusion from the competent state agency that the case which the press has posted or broadcast is false and distorts, slanders or hurt the prestige of agencies, organizations, honor or dignity of individuals, that press agency must post or broadcast the contents of that conclusion and the contents of correction or aplogy from that press agency or from the author of journalistic works.
The apology fromt he press agency or the author of journalistic works shall be posted or broadcast after the content of correction.
3. The posting or broadcasting of correction information or apology from the press agency or from the author of journalistic works must comply with the following provisions:
a) Posting or broadcasting in the second page of the printed newspaper and the last page of the printed magazine, separate column in the homepage of the online newspaper with the same font and font size the newspaper has used to post or broadcast information.
b) Posting or broadcasting the correct column, time of broadcasting and times of broadcasting for the talking newspaper and photo newspaper which has posted or broadcast information.
4. When posting or broadcasting the correction information or apology, the press agency must express all contents as follows:
a) Subject:“ Correction information or apology“;
b) Name of journalistic work, name of column, newpaper number, date of posting or broadcasting to be corrected;
c) The false information, distortion, slander or hurt to the prestige of agencies, organizations, honor or dignity of individuals have been posted or broadcasting in the journalistic works and the corrected content of information.
5. Time of posting or broadcasting of correction information or apology is provided for as follows:
a) The posting or broadcasting of correction information or apology of the online newspaper is done right after receiving the written conclusion or self detection of violation; the correction information or apology must be retained in the newspaper in at least 07 days after posting the correction information or apology;
b) The posting or broadcasting of correction information or apology in the printed newspaper, taking newspaper or photo newspaper must be done within 02 days for the daily newspaper, taking newspaper or photo newspaper; in the lastest issue of weekly newspaper, magazine from the date the press agency receives the written conclusion or self of violation; for the magazines published over 30 days/time, there must be a written reply sent immediately to the organization, agency or individual and it must be posted in the lastest issue.
c) The press agency or the website which has posted or broadcast the information of the other press agencies with the contents which must be corrected or apologized also has to post the contents of correction or apology of the violating press agency.
The press agency which has posted or broadcast the content of violating information, after making correction or apology, must give a notice to the press agencies and the website having agreed on using the news or articles of its newspaper to post the correction or apology again.
Article 43. Information feedback
1. When agencies, organizations or individuals have the grounds that the press agency provided false information, distortion, slander or hurt to their prestige, honor or dignity, they have the right to send the written feedback to that press agency, its press line agency or state management agency over the press or initiate a lawsuit at the Court.
2. The press agency must post or broadcast the feedback opinions from the agencies, organizations or individuals. The time to post or broadcast shall comply with the provisions on posting or broadcasting of correction specified in Clause 5, Article 42 of this Law.
In case of disagreement with the feedback opinions from the agencies, organizations or individuals, the press agency still has to post or broadcast those feedback opinions and has the right to provide more information to clarify its viewpoint.
After three times of posting or broadcasting the feedback opinions from the agencies, organizations or individuals and the press agency without the agreement between the two parties, the press agency has the right to stop the broadcasting or posting; the state management agency has the right to require the press agency to stop the broadcasting or posting of information of the relevant parties.
3. The press agency has the right not to post or broadcast the feedback opinions from the agencies, organizations or individuals if such opinions violate the law or hurt the prestige of the press agency, honor and dignity of author of journalistic work at the same time gives a written notice and indicates the reasons for the agencies, organizations or individuals to know.
4. When posting or broadcasting the feedback information, the press agency must express all contents as follows:
a) Name of agencies, organizations or individuals giving information feeback;
b) Name of journalistic work, name of column, newspaper number, date of posting or broadcasting with information feedback.
Article 44. Advertising in press
The press may post or broadcast the advertising. The posting or broadcasting of advertisement must comply with the provisions of this Law and the regulations of law on advertising.
Article 45. Copyright in the field of press
The press agency must comply with the regulations of law on the copyright and relevant law upon posting or broadcasting of journalistic works.
Article 46. Information to be specified or indicated in press
The press agency must specify or indicate all of the following information:
1. On the first page, cover one of printed newspaper, the home page and the pages of online newspaper, there must be the following contents:
a) Name of journalistic product;
b) Name of press agency, name of press line agency (to be written under the name of newspaper); domain name of online newspaper;
c) Ordinal number of press release of printed newspaper;
d) Date of press release.
2. At the foot of the last page and last cover of printed newspaper, the home page of online newspaper, there must be the following contents:
a) Permit number, date of issue and agency issuing the press operation permit;
b) Address of the press agency, telephone number, fax, email and full name of the head of the press agency;
c) Place of printing, size, number of pages, publishing period and selling price of the printed newspaper.
3. The talking newspaper and photo newspaper must express the symbol and theme song.
Article 47. Protecting the contents of broadcasting programs and television programs and the contents of online newspaper
The talking newspaper, photo newspaper and online newspaper have the right to use the technical measures to protect the contents of broadcasting programs and television programs and the contents of online newspaper.
Section 3. PRINTING, RELEASE, TRANSMISSION AND BROADCASTING
The printing establishments having the printing permit of newspapers and magazines as prescribed by law on publication are responsible for performing the contracts signed with the press agencies and ensure the time of press release.
1. The press agency shall release newspapers in accordance with the provisions specified in the press operation permit.
The press agency may release or authorize the organizations or individuals to release the newspapers.
2. The information and communications sector is responsible for releasing the types of public newspaper via the public postal network under the provisions of the Government and releasing other types of newspapers under the contract signed with the press agency.
3. The press line agency, the press agency, organization and individual involved in release of newspapers, organization permitted to import or export newspapers must follow the decision on revocation of journalistic publications by the competent state agency. The Department of Information and Communications and the provincial police agency shall inspect the compliance.
The press agency and the newspaper releasing organization having the revoked publications must bear all costs of revocation.
4. The Ministry of Information and Communications provides for the maximum price of public newspaper releasing services via the public postal network.
Article 50. Registration for provision of foreign program channels of the paid broadcasting and television services
1. The foreign television companies which provide the foreign program channels into Vietnam with copyright charges of contents must go through their authorized agents in Vietnam to register the provision of program channels and fulfill the financial obligations with the State of Vietnam.
2. The foreign television companies must define the range of authorization to each agent while simultaneously authorizing two or more agents.
3. For the foreign program channels without copyright charge of the contents, the foreign television companies only carry out the prescribed translation and editing procedures and shall not have to go through their authorized agents in Vietnam.
4. The authorized agents are the Vietnamese businesses and are authorized by the foreign television companies to be the agents to provide the foreign program channels of the paid broadcasting and television services in Vietnam.
5. The authorized agents shall register the provision of foreign program channels of the paid broadcasting and television services in Vietnam with the Ministry of Information and Communications.
The Government shall provides for the dossier and procedures for issue of registration certificate.
Article 51. Provision of transmission and broadcasting services
1. The provider of transmission and broadcasting services must guarantee the transmission and broadcasting of intact contents of information of the press agency.
2. The provider of transmission and broadcasting of promotion radio and television services must guarantee the time, amount of time, range of broadcasting, quality of transmission and broadcasting of radio channels and television channels in service of essential duties of politics, information and propaganda of the nation and localities and must ensure the following principles:
a) Universalizing the promotion radio and television broadcasting services with the focus on the areas of ethnic group minorities, areas with difficult social-economic conditions, remote and deep-lying areas, mountainous areas, border areas and islands.
b) Being consistent with the state planning on press, transmission, radio and television broadcasting and development of radio and television services;
c) Being consistent with the regulations on management of internet resources and radio frequency in accordance with the regulations of law on elecommunications and radio frequency;
d) The contents of services are consistent with the regulations on management of information contents in accordance with regulations on press;
dd) Being consistent with the state technical regulations on the quality of equipment and the radio and television services.
3. The conditions for issuing the permit for paid radio and television services are:
a) Being Vietnamese businesses. The businesses with foreign investment capital must be approved in principle by the Prime Minister.
b) Having the service provision plan in line with the development planning of radio and television services, transmission, radio and television broadcasting planning and other types of planning in the field of radio and television broadcasting and electronic information.
c) Having license to set up the telecommunications network or agreement upon leasing and use of telecommunications network to meet the requirements for service transmisson techniques to the prescribers connected to that telecommunications network, terrestrial television services, cable television services, satellite television services, mobile television services ; having confirmation of domain name “.vn” or the internet address determined to provide the services for the prescribers of the radio and television services on internet.
d) Having the plan for human resource arrangement, investment in technical equipment, forecasting and analysis of service market; business plan and services price, estimate of investment costs and operation costs for at least for the first 02 years; documents evidencing the charter capital or documents of equivalent value meeting the requirements for implementation of services provision under the estimate.
dd) Having plan for establishment of receipt and transmission center of all domestic radio and television channels and foreign program channels concentrated in one place, except for the channels included in the list of radio and television channels in service of essential duties of politics, information and propaganda of the nation and localities including the technical design of system of signal equipment and equipment connected to the transmission network, equipment of services, prescriber and content protection management.
e) Having the plan for application of modern techniques and technologies in accordance with the regulations of state on the technical regulation and standard to guarantee the services quality and information safety and security ; promptly dealing with the technical breakdowns to ensure the continuity of services and the rights of subscribers;
g) Expecting the list of domestic radio and television channels (except for the channels used for essential duties of politics, information and propaganda), foreign program channels, on-demand contents, value-added contents that shall be provided on the paid broadcasting and television services enclosed with the written approval from the content providers.
4. The businesses having demand for providing the paid broadcasting and television services should send dossier to the Ministry of Information and Communications for issue of permit.
The Government provides for the dossier and procedures for issue of permit.
5. The validity of the permit for providing the paid radio and television services is specified in each permit.
6. The units providing the paid transmission, radio and television broadcasting services may apply the technical measures to protect the contents of radio and television programs in order to collect and pay the fees of service provision right in accordance with regulations of law.
Section 4. LEGAL DEPOSIT OF PRESS
Article 52. Regulation on legal deposit of press and submission of journalistic publications
1. The press agency must comply with the regulation on legal deposit of press as follows:
a) For the central newspapers and newspapers printed in Hanoi, the press agency must submit 05 copies to the state management agency over the press in the central government no later than 08 :00 AM of the release day.
b) For the newspapers printed in localities, the press agency must submit two copies to the state management agency over the press in localities no later than 08 :00 AM of the release day while submitting five copies to the state management agency over the press in the central government by post.
c) The agencies of talking newspaper and photo newspaper must retain all programs transmitted, broadcast or informed to the signal source used to relay the central radio – television waves within 30 days after the transmission or broadcasting ; provide the transmission or broadcasting signals as required by the competent authorities for the electronic legal deposit of press.
d) The agencies of online newspaper must comply with the regulation on storage of intact contents of information posted or broadcast within 03 months after the posting or broadcasting for the inspection of the state management agency.
2. When submitting the printed newspapers for legal deposit, the press agency must indicate the newspapers legally deposited, number of release, date and hour of legal deposit and the signature of the head of press agency or the authorized person.
The printed newspapers that are re-printed must be legally deposited as printed for the first time.
The printed newspapers legally deposited by the post have the priority of fastest transfer to the deposit agency. The time of legal deposit submission is based on the postal stamp of the transferring place.
3. The agencies of printed newspapers must submit 05 copies of printed newspaper for deposited at the National Library of Vietnam.
4. The Ministry of Information and Communications shall implement the electronic deposit for the talking newspapers, photo newspapers and online newspapers independently from the press agences and implement the verification and announcement of data pertaining to the press activities.
Article 53. Inspection of legally deposited press
1. The Ministry of Information and Communications shall inspect the legally deposited press and the provincial People’s Committee shall inspect it at localiites.
In case of detecting the press violates the law, the Ministry of Information and Communications or the provincial People’s Committee shall takes measures to deal with it in accordance with the provisions in Article 59 of this Law.
2. The Ministry of Finance provides for the remuneration for the reading, listening or watching to check the legally deposited press.
Section 5. INTERNATIONAL COOPERATION IN PRESS ACTIVITIES
Article 54. Import and export of printed newspapers
1. The printed newspapers legally published in Vietnam are permitted to export to foreign countries.
2. The import of printed newspapers is done through the printed newspaper import and export establishment licensed by the Ministry of Information and Communications.
3. The printed newspaper import and export establishments must register the list of imported newspapers with the Ministry of Information and Communications before import.
4. The heads of printed newspaper import establishments must inspect the contents of imported newspapers before release and take responsibility before law for the contents of printed newspapers they shall import.
Article 55. Cooperation activities of Vietnamese press agencies with foreign countries
1. The Vietnamese press agencies have the following rights :
a) Release, transmit or broadcast the journalistic products to the foreign countries; authorize the organizations or individuals to re-print, transmit or broadcast the Vietnamese journalistic products to the foreign countries;
b) Hire foreign experts and collaborators;
c) Send journalist to foreign countries for press activities;
d) Establish the representative office in foreign countries;
dd) Cooperate with foreign countries.
2. The press agencies exercising the rights specified in Clause 1 of this Article must guarantee the following regulations :
a) The journalistic products released, transmitted or broadcast to the foreign countries specified under Point a, Clause 1 of this Article must have the same contents with the products domestically released, transmitted or broadcast without the information specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 and 10, Article 9 of this Law;
b) The press agencies establishing their representative offices in foreign countries specified under Point d, Clause 1 of this Article must give a written notice to the Ministry of Information and Communications of the establishment of representative office, list of personnel of representative office within 15 days before establishing their representative offices in foreign countries.
c) The press agencies cooperating with foreign countries must comply with the laws pertaining to the cooperation activities.
Article 56. Press activities of foreign press, foreign missions and foreign organizations in Vietnam
1. All press activities and activities pertaining to the press of foreign news agencies, radio, television, printed newspapers, online newspapers agencies (collectively referred to as foreign press); pertaining to the press of diplomatic missions, consular missions, representative offices of intergovernmental international organizations and other foreign missions that are authorized to exercise the consular functions in Vietnam (collectively referred to as foreign missions) and representative offices of non-governmental organizations and other foreign organizations in Vietnam (collectively referred to as foreign organizations) are only allowed to carried out after obtaining the approval of the competent authorities specified in this law and must comply with the law of Vietnam.
2. The foreign reporters wish to carry out the press activities in Vietnam shall have to send a dossier for approval directly or by post, fax or email to the Ministry of Foreign Affairs, diplomatic missions, consular missions or other missions authorized to carry out the consular functions of Vietnam abroad (collectively referred to as Vietnamese diplomatic missions abroad)
When performing the press activities in Vietnam, the foreign non-resident reporters must bring the press operation permit issued by the Ministry of Foreign Affairs and the passport; must carry out activities in line with the purposes and programs specified in the permit and instructions of the reporter guiding agency.
3. Where the foreign reporters go with the foreign delegations, the following regulations shall apply:
a) For foreign reporters who go with foreign delegations to visit Vietnam at the invitation of the Party and State leadership or the Ministry of Foreign Affairs to report on the visit, the Vietnamese line agency shall go through the necessary immigration procedures and inform the Ministry of Foreign Affairs for coordination. The foreign reporters are allowed to report the activities based on the official program of foreign delegations.
b) For foreign reporters who go with foreign delegations to visit Vietnam at the invitation of other Vietnamese agencies to report on the visit, the Vietnamese line agency shall go through the procedures with the Ministry of Foreign Affairs as for the non-resident reporters and carry out the activities under the instructions of the Ministry of Foreign Affairs or a diplomatic agency approved by the Ministry of Foreign Affairs.
4. The foreign press agencies wishing to establish their resident offices in Vietnam should send their dossier directly or by post to the Ministry of Foreign Affairs or the Vietnamese missions abroad.
The representative office may be located in Hanoi or in a province or centrally-run city after the Ministry of Foreign Affairs has agreed in writing as well as the provincial People’s Committee where the resident office is expected to be located.
The resident office may appoint the resident reporter from other localities different from the place of resident office after getting the approval from the Ministry of Foreign Affairs and the provincial People’s Committee where the resident office requests to appoint the resident reporter. The resident office shall take responsibility for the activities of its resident reporters at the locality.
5. The foreign press agency wishing to appoint its resident reporter should send a dossier directly or by post to the Ministry of Foreign Affairs or the Vietnamese mission abroad.
The resident reporter may work as a resident reporter for the resident office of one foreign press agency in Vietnam. The foreign press agency may appoint its resident reporter in another country to work as a resident reporter in Vietnam.
6. The resident reporter shall be issued with foreign press card by the Ministry of Foreign Affairs with its validity under 12 months in line with the reporter’s visa period.
The resident reporters should send a dossier directly or by post to the Ministry of Foreign Affairs to request the issue, re-issue or renewal of their foreign press cards.
7. The information and press activities of the resident reporter must comply with the following regulations :
a) For the request to interview the senior leadership of Vietnam, the resident office should send a dossier directly, by post or fax to the Ministry of Foreign Affairs for approval.
b) For the request to contact or interview the leadership of the ministries or sectors of Vietnam, the resident office should send a dossier directly, by post or fax to the relevant ministries or sectors for approval while informing the Ministry of Foreign Affairs;
c) For the information and press activities at localities of Vietnam, the resident office should send a dossier directly, by post or fax to the provincial People’s Committee for approval while informing the Ministry of Foreign Affairs;
8. The resident office may hire the press assistant or collaborator to help the resident office or resident reporter’s activities.
When wishing to hire the press assistant or collaborator, the resident office should send a dossier to the Ministry of Foreign Affairs for approval.
9. The import and export of means and equipment of the foreign press must comply with the following regulations :
a) The foreign press may temporarily import and re-export with tax exemption and with term for the necessary means in service of information and press activities in Vietnam such as camera, camcorder, recorder and other devices in accordance with regulations of Vietnamese law.
b) The foreign press may import, export, install or use the devices to receive, transmit the news or images live via satellite or transmit the images internationally via the national telecommunications network in accordance with the laws of Vietnam.
10. The press conference shall comply with the following regulations :
a) When wishing to hold a press conference in Hanoi, the foreign mission or foreign organization must send a written request to the Ministry of Information and Communications 02 working days prior to the press conference. For the foreign mission, the written request shall be simultaneously sent to the Ministry of Foreign Affairs for information.
b) When wishing to hold the press conference at other localities of Vietnam, the foreign mission or foreign organization must send a written request to the provincial People’s Committee 02 working days prior to the press conference.
c) The press conference of the foreign delegation visiting Vietnam at the invitation of the Party or State leadership or the Ministry of Foreign Affairs.
d) For the press conference of the foreign delegation visiting Vietnam at the invitation of the ministries, sectors, localities and other state agencies of Vietnam, the line agency meeting the delegation must send a written request to the Ministry of Information and Communications or the provincial People’s Committee 02 working days before the press conference ;
dd) The procedures permitting the press conference must comply with the regulations of the Ministry of Information and Communications.
e) The Ministry of Information and Communications and the provincial People’s Committee has the right not to approve or suspend the press conference if there is any sign of violation of laws of Vietnam.
g) In case of urgent press conference, after receiving the request from the foreign missions or foreign organizations, the competent authorities of Vietnam shall consider each specific case.
11. The publication of newsletter or special issue of the foreign missions or foreign organizations must comply with the provisions in Article 34 and 35 of this Law.
12. The dossier, order or procedures specified in Clauses 2, 4, 5, 6, 7 and 8 shall be provided for by the Government.