Chương II Luật Báo chí 2016: Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Số hiệu: | 103/2016/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 05/04/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 18/05/2016 | Số công báo: | Từ số 339 đến số 340 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Báo chí 2016 quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; tổ chức và hoạt động báo chí; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí; quản lý nhà nước về báo chí.
I. Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Luật Báo chí quy định quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân như sau:
- Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới.
- Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác.
II. Tổ chức báo chí
Người công tác tại cơ quan báo chí tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 Luật về Báo chí được xét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm các điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:
- Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;
Trường hợp là người DTTS đang thực hiện các ấn phẩm báo in, chương trình phát thanh, truyền hình, chuyên trang của báo điện tử bằng tiếng DTTS phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;
- Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ từ 02 năm trở lên tính đến thời điểm xét cấp thẻ, trừ tổng biên tập tạp chí khoa học và trường hợp khác theo quy định pháp luật;
- Được cơ quan báo chí hoặc cơ quan công tác đề nghị cấp thẻ nhà báo.
III. Hoạt động báo chí
Về việc phản hồi thông tin, Luật số 103/2016/QH13 quy định:
- Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình hoặc gây hiểu lầm làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình thì có quyền nêu ý kiến phản hồi bằng văn bản đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án.
- Cơ quan báo chí phải đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thời điểm đăng, phát thực hiện theo khoản 5 Điều 42 Luật Báo chí năm 2016.
Theo Luật số 103/2016, trường hợp không nhất trí với ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ quan báo chí vẫn phải đăng, phát ý kiến phản hồi đó và có quyền thông tin tiếp để làm rõ quan điểm của mình.
Sau ba lần đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cơ quan báo chí mà không có sự nhất trí giữa hai bên thì cơ quan báo chí có quyền ngừng đăng, phát;
Cơ quan quản lý nhà nước có quyền yêu cầu cơ quan báo chí ngừng đăng, phát thông tin của các bên có liên quan.
Luật Báo chí 2016 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017. Luật báo chí năm 1989 (đã được sửa đổi theo Luật số 12/1999/QH10) hết hiệu lực từ ngày Luật này có hiệu lực.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Sáng tạo tác phẩm báo chí.
2. Cung cấp thông tin cho báo chí.
3. Phản hồi thông tin trên báo chí.
4. Tiếp cận thông tin báo chí.
5. Liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí.
6. In, phát hành báo in.
1. Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới.
2. Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
3. Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác.
1. Đăng, phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnh và tác phẩm báo chí khác của công dân phù hợp với tôn chỉ, Mục đích và không có nội dung quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 9 của Luật này; trong trường hợp không đăng, phát phải trả lời và nêu rõ lý do khi có yêu cầu.
2. Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có thẩm quyền trả lời bằng văn bản hoặc trả lời trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến.
1. Nhà nước tạo Điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
2. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
3. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng.
CITIZENS’ FREEDOM OF THE PRESS, SPEECH FREEDOM ON PRESS
Article 10. Freedom of the press of citizens
1. Create journalistic works.
2. Provide information for press.
3. Provide feedback of information on press.
4. Access the press information.
5. Be associated with the press agencies to create the journalistic products.
6. Print and release the printed newspapers.
Article 11. Citizens’ freedom of speech on press
1. Express opions about the situation of the country and the world.
2. Contribute opinions to develop and follow the guidelines and policies of the Party and law of the State.
3. Contribute opinions, comments, recommendations, complaints and denunciation in the press to the organizations of the Party, state agencies, political – social organizations, political – social – occupational organizations, social organizations, social- occupational organizations and other organizations and individuals.
Article 12. Responsibility of press agency for the citizens’ freedom of the press and freedom of speech in the press of citizens
1. Post the recommendations, comments, news, articles, photos and other journalistic works of the citizens in line with the principles and purposes without the contents specified in Clauses , 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 and 10, Article 9 of this Law; in case of posting failure, the reply and indication of reasons are required.
2. Reply or require the organizations and competent persons to reply in writing or on press about the citizens’ recommendations, complaints or denunciation.
Article 13. Responsibility of the State for the citizens’ freedom of the press and freedom of speech in the press
1. The state creates favorable conditions for the citizens to exercise their freedom of the press and freedom of speech in the press and allows the press to properly promote its role.
2. The press and journalists must operate within the framework of the law and are protected by the State. No one is allowd to abuse the freedom of the press, freedom of speech in the press to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and citizens.
3. The press is not censored before print, transmission and broadcasting.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực