Chương I Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật 1996: Những quy định chung
Số hiệu: | 52-L/CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Lê Đức Anh |
Ngày ban hành: | 12/11/1996 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1997 |
Ngày công báo: | 31/01/1997 | Số công báo: | Số 2 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2009 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật, kịp thời thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng, đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc Hội ban hành Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật 1996
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
1- Văn bản do Quốc hội ban hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết ;
Văn bản do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành: pháp lệnh, nghị quyết;
2- Văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở trung ương ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội:
a) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
b) Nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;
c) Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;
d) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
đ) Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội;
3- Văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; văn bản do Uỷ ban nhân dân ban hành còn để thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp:
a) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
b) Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân.
Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
Văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành.
1- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có quyền tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
2- Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ vào tính chất và nội dung của dự án, cơ quan, tổ chức hữu quan tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân nói tại khoản 1 Điều này tham gia góp ý kiến và tiếp thụ ý kiến đóng góp để xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật quy định hiệu lực về thời gian, không gian và đối tượng áp dụng.
Văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện bằng tiếng Việt.
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải đơn giản, dễ hiểu. Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung, thì phải được định nghĩa trong văn bản.
Văn bản quy phạm pháp luật có thể được dịch ra tiếng các dân tộc thiểu số.
Văn bản quy phạm pháp luật phải được đánh số thứ tự cùng với năm ban hành và ký hiệu cho từng loại văn bản.
1- Luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác phải được quy định cụ thể để khi các văn bản đó có hiệu lực thì được thi hành ngay.
Trong trường hợp luật, pháp lệnh có điều, khoản cần phải được quy định chi tiết bằng văn bản khác, thì ngay tại điều, khoản đó, phải xác định rõ cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và thời hạn ban hành văn bản.
2- Văn bản quy định chi tiết thi hành phải được soạn thảo cùng với dự án luật, pháp lệnh để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời ban hành khi luật, pháp lệnh có hiệu lực.
Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thường xuyên rà soát, định kỳ hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật; nếu phát hiện có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển của đất nước, thì tự mình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.
Cơ quan, tổ chức và công dân có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng một văn bản quy phạm pháp luật do chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, điều, khoản của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.
Văn bản quy phạm pháp luật khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành, thì vẫn còn nguyên hiệu lực và phải được nghiêm chỉnh thi hành.
Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo hoặc yết thị, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước.
Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương phải được đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
Chính phủ thống nhất quản lý Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam.
Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân phải được yết thị tại trụ sở của cơ quan ban hành và những địa điểm khác do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân quyết định.
1- Văn bản quy phạm pháp luật phải được gửi kịp thời đến cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp và đến các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hữu quan.
2- Bản gốc của văn bản quy phạm pháp luật phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Văn bản quy phạm pháp luật có thể được dịch ra tiếng nước ngoài.
Việc dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài do Chính phủ quy định.
A legal document is a document issued by a competent State agency according to the procedure and order prescribed by law, including the common rules of conduct the implementation of which is guaranteed by the State and aims to regulate social relations along the socialist orientation.
The system of legal documents includes:
1. The documents promulgated by the National Assembly: the Constitution, laws and resolutions;
The documents promulgated by the Standing Committee of the National Assembly: ordinances and resolutions;
2. The documents issued by the other competent State agencies at central level to implement the legal documents of the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly;
a/ Orders and decisions of the State President;
b/ Resolutions and decrees of the Government; decisions and directives of the Prime Minister;
c/ Decisions, directives and circulars of the Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies and the Heads of the agencies attached to the Government;
d/ Resolutions of the Justice Council of the Supreme People’s Court; decisions, directives and circulars of the Chairman of the Supreme People’s Procuracy;
d/ Inter-agency resolutions and joint circulars of competent State agencies and between competent State agencies and socio-political organizations;
3. The documents issued by the People’s Councils and the People’s Committees to implement the legal documents of the National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly and the documents of higher-level State agencies; and the documents issued by the People�s Committees to implement the resolutions of the People’s Councils of the same level.
a/ Resolutions of the People’s Councils;
b/ Decisions and directives of the People’s Committees.
Article 2.- Constitutionality, legality and uniformity of the system of legal documents
The Constitution is the fundamental law of the State having the highest legal effect.
All legal documents promulgated must conform with the Constitution and ensure the uniformity and the rank of its legal effect in the legal system.
All legal documents issued by a lower-level State agency must conform with the legal documents of the higher-level State agencies.
Any legal document which is contrary to the Constitution and the legal documents of the higher-level State agencies must be annulled or suspended by a competent State agency.
Article 3.- Suggestions and comments to elaborate legal documents
1. The Vietnam Fatherland Front and its member organizations, other social organizations, all economic organizations, State agencies, People’s Armed Forces units and citizens have the right to contribute suggestions and comments to the elaboration of legal documents.
2. During the process of elaborating a legal document the concerned agencies and organizations shall, depending on the nature and contents of the draft document, create conditions for the agencies, organizations and individuals defined in Item 1 of this Article to contribute suggestions and comments or accept these comments to elaborate the legal document.
Article 4.- Effect of legal documents
A legal document shall have to specify its effect in terms of time, space and objects or regulation.
Article 5.- Language of legal documents
A legal document shall be written in the Vietnamese language.
The language used in the document must be accurate, comprehensible to the public, the expression must be plain and easy to understand. For technical terms the meaning of which needs to be specified, they must be defined in the document.
A legal document may be translated into the languages of the ethnic minorities.
Article 6.- The serial number and code of legal documents
A legal document must be numbered and record the year of its issue and the code of its type.
Article 7.- Documents stipulating in details the implementation of other legal documents
1. The implementation of a law, ordinance or another legal document must be stipulated in details so that it can be immediately implemented after taking effect.
Where a law or ordinance contains an article or item which needs to be stipulated in details in another document, such article or item must clearly identify the State agency competent to stipulate these details together with the time limit for the issue of the document.
2. A document stipulating in details the implementation of a law or ordinance must be drafted at the same time with the bill or draft ordinance and submitted to a competent State agency for timely promulgation when the law or ordinance takes effect.
Article 8.- Revising and systematizing legal documents
The State agencies shall, within the scope of their tasks and powers, have to regularly revise and periodically systematize the legal documents; when detecting an illegal, contradictory or overlapping provision or provision which is no longer suitable to the situation of national development, they shall either by themselves or recommend a competent State agency to make timely amendments, supplements or replacements, or to annul or suspend its implementation.
An agency, organization or citizen has the right to request a competent State agency to consider amending, supplementing, replacing, annulling or suspending the implementation of legal documents.
Article 9.- Amending, supplementing, replacing, annulling or suspending the implementation of legal documents.
A legal document shall be amended, supplemented, replaced or annulled only by another legal document issued by the State agency which has issued that document, annulled or suspended by a document of a competent State agency.
A legal document that amends, supplements, annuls or suspends the implementation of another document must clearly state the name of the document, item(s) or article(s) to be amended, supplemented, replaced, annulled or suspended.
A legal document that has not yet been amended, supplemented, replaced, annulled or the implementation of which has not yet been suspended by a competent agencyshall remain effective and must be strictly observed.
Article 10.- Publishing in the Official Gazette, posted up and carried on the mass media
A legal document must be published in the Official Gazette, posted up for public notice, be carried on the mass media except for documents containing State secrets.
A legal document of a central State agency must be published in the Official Gazette of the Socialist Republic of Vietnam not later than fifteen days from the date of its promulgation or signing for promulgation.
The Government shall exercise unified management over the Official Gazette of the Socialist Republic of Vietnam.
A legal document of the People’s Council or the People’s Committee must be posted up for public notice at the main office of the issuing agency and other places decided by the People�s Council or the People’s Committee.
Article 11.- Sending and filing legal documents
1. A legal document must be sent in time to the State agency of immediate higher level and to the concerned State agencies and socio-political organizations.
2. The original of a legal document must be filed in accordance with the legislation on archives.
Article 12.- Translating legal documents into foreign languages
A legal document may be translated into foreign languages.
The Government shall provide for the translation of legal documents into foreign language(s).