Một đoàn tàu chạy tuyến Hà Nội – Lào Cai, đến ga Yên Bái có 58 khách xuống tàu và 27 khách lên tàu

Lời giải Vận dụng trang 86 Toán lớp 3 Tập 1 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán lớp 3 Tập 1.

1 447 12/11/2024


Giải Toán lớp 3 Giải bài toán có đến hai bước tính

Toán lớp 3 Tập 1 trang 86 Vận dụng: Một đoàn tàu chạy tuyến Hà Nội – Lào Cai, đến ga Yên Bái có 58 khách xuống tàu và 27 khách lên tàu. Tàu tiếp tục chạy về ga Lào Cai, lúc này có tất cả 91 khách trên tàu. Hỏi trước khi tàu dừng tại ga Yên Bái, trên tàu có bao nhiêu hành khách?

Toán lớp 3 trang 84, 85, 86 Giải bài toán có đến hai bước tính | Cánh diều

Lời giải:

Ta có thể biểu diễn bài toán trên bằng sơ đồ sau:

Giải Toán 3 trang 84, 85, 86 Giải bài toán có đến hai bước tính - Cánh diều (ảnh 1)

Trước khi có thêm 27 hành khách lên tàu, số hành khách trên tàu là:

91 – 27 = 64 (hành khách)

Trước khi có 58 hành khách xuống tàu, số hành khách trên tàu là:

64 + 58 = 122 (hành khách)

Vậy trước khi tàu dừng lại ở ga Yên Bái, trên tàu có 122 hành khách

*Phương pháp giải:

Bước 1: Tính số khách giảm đi sau khi dừng ở ga Yên Bái = Số khách xuống tàu – Số khách lên tàu

Bước 2: Số khách trước khi tàu dừng tại ga Yên Bái = Số khách còn lại trên tàu + Số vừa tìm được

*Lý thuyết:

1. Phép cộng hai số tự nhiên

a + b = c

(số hạng) + (số hạng) = (tổng)

Ví dụ: 3 + 2 = 5; 10 + 24 = 34

2. Tính chất của phép cộng các số tự nhiên

+ Phép cộng các số tự nhiên có các tính chất: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0.

Tính chất

Phát biểu

Kí hiệu

Giao hoán

Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.

a + b = b + a

Kết hợp

Muốn cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.

(a + b) + c = a + (b + c)

Cộng với số 0

Bất kì số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó.

a + 0 = 0 + a = a

+ Chú ý: Do tính chất kết hợp nên giá trị của biểu thức a + b + c có thể được tính theo một trong hai cách sau: a + b + c = (a + b) + c hoặc a + b + c = a + (b + c).

. Phép trừ hai số tự nhiên

a – b = c (a b)

(số bị trừ) – (số trừ) = (hiệu)

Ví dụ: 12 – 7 = 5; 23 – 3 = 20

2. Lưu ý

+ Nếu a – b = c thì a = b + c và b = a – c.

+ Nếu a + b = c thì a = c – b và b = c – a.

Xem thêm

Lý thuyết Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên chi tiết – Toán lớp 6 Cánh diều

1 447 12/11/2024