Lý thuyết Sinh học 10 Bài 17 (Chân trời sáng tạo): Thông tin giữa các tế bào

Tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 10 Bài 17: Thông tin giữa các tế bào ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Sinh học 10.

1 1156 lượt xem


Lý thuyết Sinh học 10 Bài 17: Thông tin giữa các tế bào

A. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 17: Thông tin giữa các tế bào

I. Thông tin giữa các tế bào

1. Khái niệm về thông tin giữa các tế bào

-Thông tin giữa các tế bào là sự truyền tín hiệu từ tế bào này sang tế bào khác thông qua phân tử tín hiệu để tạo ra các đáp ứng nhất định.

Lý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 17: Thông tin giữa các tế bào

Thông tin giữa các tế bào

- Vai trò: Nhờ thông tin giữa các tế bào mà các tế bào có thể liên hệ với nhau, đảm bảo thực hiện các hoạt động sống của cơ thể một cách chính xác.

2. Các kiểu truyền thông tin giữa các tế bào

- Các tế bào gần nhau có thể truyền thông tin nhờ:

+ Truyền thông tin nhờ các mối nối.

+ Kiểu tiếp xúc trực tiếp nhờ các phân tử bề mặt.

+ Truyền tin cục bộ.

Lý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 17: Thông tin giữa các tế bào

Truyền tin qua mối nối giữa các tế bào

Lý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 17: Thông tin giữa các tế bào

Truyền tin cục bộ

Lý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 17: Thông tin giữa các tế bào

Truyền tin qua tiếp xúc trực tiếp

- Các tế bào ở xa nhau sẽ truyền thông tin qua các phân tử tín hiệu được vận chuyển nhờ hệ tuần hoàn.

Lý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 17: Thông tin giữa các tế bào

Truyền tin qua khoảng cách xa

II. Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào

Lý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 17: Thông tin giữa các tế bào

Sơ đồ quá trình truyền thông tin giữa các tế bào

Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào gồm ba giai đoạn:

- Giai đoạn tiếp nhận: Tế bào đích phát hiện ra phân tử tín hiệu từ bên ngoài tế bào. Phân tử tín hiệu này liên kết với protein thụ thể của tế bào đích, làm thay đổi hình dạng thụ thể.

- Giai đoạn truyền tin: Nhờ một chuỗi các phản ứng sinh hóa tạo thành con đường truyền tín hiệu, quá trình truyền tín hiệu được thực hiện từ thụ thể tới các phân tử đích trong tế bào.

- Giai đoạn đáp ứng: Xảy ra trong nhân hoặc tế bào chất. Tín hiệu đã được truyền tin sẽ hoạt hóa một đáp ứng đặc hiệu của tế bào.

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 17: Thông tin giữa các tế bào

Câu 1: Sự kiện nào sau đây khởi đầu cho quá trình truyền tin giữa các tế bào?

A. Thay đổi hình dạng của thụ thể.

B. Hoạt hóa đáp ứng đặc hiệu ở tế bào đích.

C. Tế bào đích phát hiện ra phân tử tín hiệu bên ngoài.

D. Chuỗi phản ứng sinh hóa trong tế bào diễn ra.

Đáp án đúng là: A

Sự thay đổi hình dạng của thụ thể là khởi đầu cho quá trình truyền tin giữa các tế bào.

Câu 2: Cho các trường hợp sau đây:

(1) Một phân tử truyền tin bị sai hỏng.

(2) Thụ thể không tiếp nhận phân tử tín hiệu.

(3) Thụ thể tiếp nhận phân tử tín hiệu mạnh mẽ.

Trong các trường hợp trên, số trường hợp chắc chắn không xảy ra sự đáp ứng tế bào là

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Đáp án đúng là: B

Chỉ có trường hợp (2) khi thụ thể không tiếp nhận phân tử tín hiệu thì không thể xảy ra đáp ứng tế bào. Còn trường hợp bị sai hỏng một phân tử truyền tin thì tế bào có thể sử dụng các phân tử truyền tin khác.

Câu 3: Trong quá trình truyền tin, sự đáp ứng tế bào có thể diễn ra

A. chỉ ở trong nhân.

B. ở trong nhân hoặc trên màng tế bào.

C. ở trong nhân hoặc trong tế bào chất.

D. ở trong tế bào chất hoặc trên màng tế bào.

Đáp án đúng là: C

Trong quá trình truyền tin, sự đáp ứng tế bào có thể diễn ra ở trong nhân hoặc trong tế bào chất.

Câu 4: Thụ thể của hormone testosterone sẽ

A. nằm trên màng tế bào.

B. nằm bên trong tế bào chất.

C. nằm bên trong tế bào chất hoặc trong nhân.

D. nẳm trên màng tế bào hoặc bên trong tế bào chất.

Đáp án đúng là: C

Hormone testosterone có bản chất là steroid → Thụ thể của hormone testosterone sẽ nằm bên trong tế bào chất hoặc trong nhân.

Câu 5: Thông tin giữa các tế bào là

A. sự truyền tín hiệu từ tế bào này sang tế bào khác thông qua phân tử tín hiệu để tạo ra các đáp ứng nhất định.

B. sự truyền tín hiệu trong nội bộ tế bào thông qua các chuỗi phản ứng sinh hóa để tạo ra các đáp ứng nhất định.

C. sự truyền tín hiệu từ não bộ đến các cơ quan trong cơ thể để đáp ứng các kích thích từ môi trường.

D. Sự truyền tín hiệu từ các tuyến nội tiết đến các cơ quan trong cơ thể để đáp ứng các kích thích từ môi trường.

Đáp án đúng là: A

Thông tin giữa các tế bào là sự truyền tín hiệu từ tế bào này sang tế bào khác thông qua các phân tử tín hiệu để tạo ra các đáp ứng nhất định.

Câu 6: Phương thức truyền thông tin giữa các tế bào phụ thuộc vào

A. kích thước của tế bào đích.

B. khoảng cách giữa các tế bào.

C. hình dạng của tế bào đích.

D. kích thước của các phân tử tín hiệu.

Đáp án đúng là: B

Phương thức truyền thông tin giữa các tế bào phụ thuộc vào khoảng cách giữa các tế bào.

Câu 7: Cho các phương thức truyền thông tin sau:

(1) Truyền tin qua khoảng cách xa.

(2) Truyền tin nhờ các mối nối giữa các tế bào.

(3) Truyền tin cục bộ.

(4) Truyền tin nhờ tiếp xúc trực tiếp.

Các tế bào ở gần nhau có thể sử dụng các phương thức truyền thông tin là

A. (1), (2), (3).

B. (1), (3), (4).

C. (2), (3), (4).

D. (3), (4).

Đáp án đúng là: C

Các tế bào ở gần nhau có thể truyền thông tin nhờ các mối nối giữa các tế bào, theo kiểu tiếp xúc trực tiếp nhờ các phân tử bề mặt hoặc truyền tin cục bộ.

Câu 8: Tuyến yên sản xuất hormone sinh trưởng, hormone này đến kích thích sự phân chia và kéo dài tế bào xương, giúp phát triển xương. Kiểu truyền thông tin giữa các tế bào trong trường hợp này là

A. truyền tin qua khoảng cách xa.

B. truyền tin nhờ các mối nối giữa các tế bào.

C. truyền tin cục bộ.

D. truyền tin nhờ tiếp xúc trực tiếp.

Đáp án đúng là: A

Trong trường hợp trên, thông tin được truyền giữa các tế bào ở khoảng cách xa nhờ các phân tử tín hiệu (hormone sinh trưởng) được vận chuyển nhờ hệ tuần hoàn → Kiểu truyền thông tin giữa các tế bào trong trường hợp này là truyền tin qua khoảng cách xa.

Câu 9: Cho các giai đoạn sau đây:

(1) Giai đoạn truyền tin.

(2) Giai đoạn đáp ứng.

(3) Giai đoạn tiếp nhận.

Quá trình truyền tin giữa các tế bào diễn ra theo trình tự nào sau đây?

A. (1) → (2) → (3).

B. (1) → (3) → (2).

C. (3) → (1) → (2).

D. (3) → (2) → (1).

Đáp án đúng là: C

Trình tự đúng của quá trình truyền tin giữa các tế bào là: giai đoạn tiếp nhận → giai đoạn truyền tin → giai đoạn đáp ứng.

Câu 10: Mỗi tế bào chỉ đáp ứng với một hoặc một số tín hiệu nhất định vì

A. thụ thể của tế bào chỉ có khả năng liên kết với một hoặc một số tín hiệu nhất định.

B. thụ thể của tế bào chỉ có khả năng làm biến đổi một hoặc một số tín hiệu nhất định.

C. thụ thể của tế bào chỉ có khả năng phân hủy một hoặc một số tín hiệu nhất định.

D. thụ thể của tế bào chỉ có khả năng tổng hợp một hoặc một số tín hiệu nhất định.

Đáp án đúng là: A

Mỗi tế bào chỉ đáp ứng với một hoặc một số tín hiệu nhất định vì thụ thể của tế bào chỉ có khả năng liên kết với một hoặc một số tín hiệu nhất định. Khi sự liên kết này được hình thành thì mới khởi động được quá trình truyền tin để gây đáp ứng tế bào tương ứng.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:       

Lý thuyết Bài 18: Chu kỳ tế bào

Lý thuyết Bài 19: Quá trình phân bào

Lý thuyết Bài 21: Công nghệ tế bào

Lý thuyết Bài 22: Khái quát về vi sinh vật

Lý thuyết Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật

1 1156 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: