Lý thuyết KTPL 11 Bài 2 (Kết nối tri thức): Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường

Tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 11 Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường đầy đủ, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KTPL 11.

1 6,574 27/07/2023


Lý thuyết KTPL 11 Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường

A. Lý thuyết KTPL 11 Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường

1. Cung và các nhân tố ảnh hưởng đến cung

- Cung là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định trong khoảng thời gian nhất định.

- Lượng cung chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:

+ Giá cả các yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ;

+ Kỳ vọng của chủ thể sản xuất kinh doanh;

+ Giá bán sản phẩm;

+ Số lượng người tham gia cung ứng,...

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường | Kinh tế Pháp luật 11

2. Cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu

- Cầu là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giả nhất định trong khoảng thời gian xác định.

- Lượng cầu chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố:

+ Giá cả hàng hóa, dịch vụ;

+ Thu nhập, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng;

+ Giá cả những hàng hóa, dịch vụ thay thế;

+ Kì vọng, dự đoán của người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ...

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường | Kinh tế Pháp luật 11

3. Mối quan hệ cung - cầu và vai trò của quan hệ cung - cầu

a) Mối quan hệ cung - cầu

- Cung - cầu có mối quan hệ chặt chẽ, tác động, quy định lẫn nhau:

+ Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung, ví như "đơn đặt hàng" của thị trường cho các nhà sản xuất, cung ứng.

+ Cung tác động đến cầu, kích thích cầu. Những hàng hóa, dịch vụ được cung ứng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng sẽ được ưa thích khiến cho cầu về chúng tăng lên.

b) Vai trò của quan hệ cung - cầu

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, quan hệ cung - cầu có vai trò quan trọng đối với các chủ thể kinh tế:

+ Thứ nhất, vai trò đối với chủ thể sản xuất kinh doanh:

+ Quan hệ cung - cầu là tác nhân trực tiếp khiến giả cả thường xuyên biến động trên thị trưởng: khi cung lớn hơn cầu sẽ dẫn đến giả giảm, khi cung nhỏ hơn cầu sẽ dẫn đến giá tăng; cung bằng cầu thì giá ổn định. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh: có nhiều lợi nhuận khi bán giá cao, có thể thua lỗ khi bán giá thấp.

+ Hiện trạng quan hệ cung - cầu là căn cứ đề doanh nghiệp quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh: khi cung lớn hơn cầu, giá giảm thì thu hẹp sản xuất; khi cung nhỏ hơn cầu, giá tăng thì mở rộng sản xuất.

- Thứ hai, vai trò đối với chủ thể tiêu dùng: quan hệ cung - cầu là căn cứ giúp người tiêu dùng lựa chọn việc mua hàng hóa phù hợp: nên mua hàng hóa, dịch vụ khi cung lớn hơn cầu, giá giảm không nên mua hàng hóa, dịch vụ khi cung nhỏ hơn cầu, giá tăng.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường | Kinh tế Pháp luật 11

- Thứ ba,vai trò đối với chủ thể nhà nước: giúp Nhà nước có cơ sở để đưa ra các biện pháp, chính sách để duy trì cân đối cung - cầu hợp lý, góp phần bình ổn thị trường.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường | Kinh tế Pháp luật 11

B. Bài tập trắc nghiệm KTPL 11 Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường

Câu 1. Điềm từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau: “….. là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định trong khoảng thời gian nhất định”.

A. cung.

B. cầu.

C. giá trị.

D. giá cả.

Đáp án đúng là: A

- Cung là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định trong khoảng thời gian nhất định.

Câu 2. Lượng cung hàng hóa, dịch vụ trên thị trường không bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào sau đây?

A. Chính sách của nhà nước.

B. Thu nhập của người tiêu dùng.

C. Trình độ công nghệ sản xuất.

D. Số lượng người tham gia cung ứng.

Đáp án đúng là: B

- Lượng cung chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:

+ Giá cả các yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ;

+ Kỳ vọng của chủ thể sản xuất kinh doanh;

+ Giá bán sản phẩm;

+ Số lượng người tham gia cung ứng;

+ Trình độ công nghệ sản xuất.

+ Chính sách của nhà nước.

- Thu nhập của người tiêu dùng là nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu.

Câu 3. Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Trường hợp. Vào thời điểm gần Tết Trung thu năm 2022, thị trường bánh trung thu trở nên sôi động. Nhu cầu đa dạng về chủng loại, mẫu mã bánh trung thu và xu thế tăng giá bán là những yếu tố thúc đẩy các nhà sản xuất tập trung nguồn lực cho sản phẩm này. Ngoài số doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo với dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất lớn chuyển sang làm bánh trung thu theo thời vụ, nhiều cơ sở sản xuất theo kiểu thủ công, qui mô nhỏ hơn, như các hộ cá thể trong các làng nghề truyền thống cũng gia nhập thị trường.

Câu hỏi: Lượng cung bánh Trung thu cho thị trường ở nước ta năm 2022 không bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào sau đây?

A. Giá bán sản phẩm.

B. Chính sách của nhà nước.

C. Trình độ công nghệ sản xuất.

D. Số lượng người tham gia cung ứng.

Đáp án đúng là: B

Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung bánh Trung thu cho thị trường ở nước ta năm 2022 là:

+ Giá bán của sản phẩm trên thị trường có xu thế tăng;

+ Trình độ công nghệ sản xuất;

+ Số lượng người bán hàng hóa trên thị trường.

Câu 4. Trong trường hợp dưới đây, những nhân tố nào đã ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa trên thị trường?

Trường hợp. Doanh nghiệp T chuyên sản xuất, kinh doanh những thực phẩm chế biến từ thịt lợn. Gần đây, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp gặp khó khăn do giá của các yếu tố đầu vào (con giống, cám,..) tăng khiến chi phí sản xuất và giá bán sản phẩm bị đẩy lên cao. Số lượng các đơn đặt hàng cũng giảm sút do thị trường xuất hiện nhiều nhà cung ứng sản phẩm cùng loại.

A. Số lượng người bán trên thị trường và giá bán của sản phẩm.

B. Trình độ công nghệ và dự đoán của người bán về thị trường.

C. Chính sách của nhà nước và sự kì vọng của chủ thể sản xuất.

D. Giá cả các yếu tố đầu vào và số lượng người tham gia cung ứng.

Đáp án đúng là: D

Nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp trên là:

+ Tăng chi phí của các yếu tố đầu vào sản xuất, khiến cho chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tăng lên.

+ Trên thị trường xuất hiện nhiều nhà cung ứng sản phẩm cùng loại.

Câu 5. Lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định được gọi là

A. cung.

B. cầu.

C. giá trị.

D. giá cả.

Đáp án đúng là: B

- Cầu là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định.

Câu 6. Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường?

A. Giá cả hàng hóa, dịch vụ.

B. Thu nhập của người tiêu dùng.

C. Số lượng người bán hàng hóa, dịch vụ.

D. Giá cả những hàng hóa, dịch vụ thay thế.

Đáp án đúng là: C

- Lượng cầu chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố:

+ Giá cả hàng hóa, dịch vụ;

+ Thu nhập, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng;

+ Giá cả những hàng hóa, dịch vụ thay thế;

+ Kì vọng, dự đoán của người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ...

Số lượng người bán hàng hóa, dịch vụ là nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung.

Câu 7. Xác định nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp sau:

Trường hợp. Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, thu nhập bình quân của người dân tăng lên. Điều này làm cho cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ thông thường của họ cũng tăng lên. Tuy nhiên, khi các hoạt động kinh tế gặp khó khăn do tác động của thiên tai và sự bất ổn của thị trường thế giới, nền kinh tế rơi vào suy thoái. Hệ quả là nhiều người mất việc làm, mức thu nhập trung bình giảm xuống. Trong bối cảnh đó, người tiêu dùng phải cân nhắc hơn trước khi mua các hàng hoá, dịch vụ.

A. Thu nhập của người tiêu dùng.

B. Tâm lí, thị hiếu của người tiêu dùng.

C. Giá cả của hàng hóa, dịch vụ thay thế.

D. Dự đoán của người tiêu dùng về thị trường.

Đáp án đúng là: A

Nhân tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp trên là: thu nhập của người tiêu dùng. Cụ thể:

+ Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên => cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thông thường của họ cũng tăng lên.

+ Khi thu nhập của người tiêu dùng giảm xuống => người tiêu dùng phải cân nhắc hơn trước khi mua các sản phẩm => cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ  cũng giảm xuống.

Câu 8. Nhận định nào sau đây là đúng khi bàn về vấn đề: lượng cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường?

A. Mọi nhu cầu của người tiêu dùng đều được coi là cầu.

B. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu trên thị trường.

C. Quy mô dân số là nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến lượng cầu.

D. Giá bán sản phẩm không ảnh hưởng gì đến lượng cầu hàng hóa.

Đáp án đúng là: B

- Lượng cầu chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố:

+ Giá cả hàng hóa, dịch vụ;

+ Thu nhập, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng;

+ Giá cả những hàng hóa, dịch vụ thay thế;

+ Kì vọng, dự đoán của người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ, thị trường...

- Nhận định “mọi nhu cầu của người tiêu dùng đều được coi là cầu” không chính xác, vì: nhu cầu của người dân thì rất nhiều, nhưng chỉ những nhu cầu có khả năng thanh toán mới được coi là cầu.

Câu 9. Trong nền kinh tế thị trường, cung và cầu có mối quan hệ như thế nào?

A. Tác động lẫn nhau.

B. Chỉ có cầu tác động đến cung.

C. Tồn tại độc lập với nhau.

D. Chỉ có cung tác động đến cầu.

Đáp án đúng là: A

Trong nền kinh tế thị trường, cung - cầu có mối quan hệ chặt chẽ, tác động và quy định lẫn nhau:

+ Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung, ví như "đơn đặt hàng" của thị trường cho các nhà sản xuất, cung ứng.

+ Cung tác động đến cầu, kích thích cầu. Những hàng hóa, dịch vụ được cung ứng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng sẽ được ưa thích khiến cho cầu về chúng tăng lên.

Câu 10. Trong nền kinh tế thị trường, lượng cung có tác động như thế nào đến lượng cầu hàng hóa, dịch vụ?

A. Kích thích lượng cầu.

B. Xác định cơ cấu của cầu.

C. Xác định khối lượng của cầu.

D. Không có tác động gì đến cầu.

Đáp án đúng là: A

Trong nền kinh tế thị trường, cung - cầu có mối quan hệ chặt chẽ, tác động và quy định lẫn nhau:

+ Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung, ví như "đơn đặt hàng" của thị trường cho các nhà sản xuất, cung ứng.

+ Cung tác động đến cầu, kích thích cầu. Những hàng hóa, dịch vụ được cung ứng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng sẽ được ưa thích khiến cho cầu về chúng tăng lên.

Câu 11. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi giá cả thị trường giảm xuống thì các doanh nghiệp thường có xu hướng 

A. tăng giá trị cá biệt của hàng hóa.

B. mở rộng quy mô sản xuất.

C. tăng khối lượng cung hàng hóa.

D. thu hẹp quy mô sản xuất. 

Đáp án đúng là: D

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi giá cả thị trường giảm xuống thì các doanh nghiệp thường có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất.

Câu 12. Quan hệ cung - cầu có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Cụ thể: khi cung lớn hơn cầu, sẽ dẫn đến

A. giá cả hàng hóa, dịch vụ giảm.

B. giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng.

C. giá cả hàng hóa, dịch vụ ổn định.

D. giá cả lúc tăng, lúc giảm, không ổn định.

Đáp án đúng là: A

Quan hệ cung - cầu là tác nhân trực tiếp khiến giả cả thường xuyên biến động trên thị trưởng:

+ Khi cung lớn hơn cầu sẽ dẫn đến giá giảm;

+ Khi cung nhỏ hơn cầu sẽ dẫn đến giá tăng;

+ Cung bằng cầu thì giá ổn định.

Câu 13. Nhà sản xuất, kinh doanh có thể thu được lợi nhuận cao, khi

A. cung lớn hơn cầu.

B. cung nhỏ hơn cầu.

C. cung bằng cầu.

D. không cung ứng sản phẩm.

Đáp án đúng là: B

- Khi cung nhỏ hơn cầu sẽ dẫn đến giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng => nhà sản xuất, kinh doanh có thể thu được lợi nhuận cao.

Câu 14. Khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả tăng, chủ thể sản xuất có xu hướng

A. thu hẹp sản xuất.

B. mở rộng sản xuất.

C. sa thải bớt nhân công.

D. giảm lượng cung hàng hóa.

Đáp án đúng là: B

Hiện trạng quan hệ cung - cầu là căn cứ đề doanh nghiệp quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh:

+ Khi cung lớn hơn cầu, giá giảm thì thu hẹp sản xuất;

+ Khi cung nhỏ hơn cầu, giá tăng thì mở rộng sản xuất.

Câu 15. Người tiêu dùng có xu hướng hạn chế/ mua ít hàng hóa, dịch vụ khi

A. cung lớn hơn cầu.

B. cung nhỏ hơn cầu.

C. cung bằng cầu.

D. giá cả hàng hóa giảm.

Đáp án đúng là: B

Quan hệ cung - cầu là căn cứ giúp người tiêu dùng lựa chọn việc mua hàng hóa phù hợp:

+ Người tiêu dùng có xu hướng mua nhiều hàng hóa, dịch vụ khi cung lớn hơn cầu (vì giá cả sản phẩm giảm)

+ Người tiêu dùng có xu hướng hạn chế hàng hóa, dịch vụ khi cung nhỏ hơn cầu (vì giá cả sản phẩm tăng).

Câu 16. Quan hệ cung - cầu có vai trò như thế nào đối với chủ thể nhà nước?

A. Là cơ sở để đưa ra các biện pháp góp phần bình ổn thị trường.

B. Là căn cứ để quyết định mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất.

C. Là căn cứ giúp người dân lựa chọn việc mua hàng hóa phù hợp.

D. Là cơ sở để lập kế hoạch nhằm đầu cơ, tích trữ hàng hóa thiết yếu.

Đáp án đúng là: A

Quan hệ cung - cầu giúp Nhà nước có cơ sở để đưa ra các biện pháp, chính sách để duy trì cân đối cung - cầu hợp lý, góp phần bình ổn thị trường.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KTPL 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 3: Lạm phát

Lý thuyết Bài 4: Thất nghiệp

Lý thuyết Bài 5: Thị trường lao động và việc làm

Lý thuyết Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Lý thuyết Bài 7: Đạo đức kinh doanh

1 6,574 27/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: