Lý thuyết KTPL 11 Bài 11 (Kết nối tri thức): Quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 11 Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc đầy đủ, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KTPL 11.

1 2,885 05/08/2023


Lý thuyết KTPL 11 Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc

A. Lý thuyết KTPL 11 Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc

1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc

a) Bình đẳng về chính trị

- Các dân tộc đều có quyền, có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, tham gia vào việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước, tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc | Kinh tế Pháp luật 11

- Các dân tộc được Đảng, Nhà nước bảo đảm và tạo mọi điều kiện để có cơ hội phát triển về kinh tế.

- Ngoài việc ban hành đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đặc thù, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đầu tư, tạo các điều kiện phát triển tốt nhất cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa.

- Bên cạnh đó, các dân tộc thiểu số và miền núi cần phát huy nội lực, tự vươn lên làm giàu, cùng phát triển với đất nước.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc | Kinh tế Pháp luật 11

c) Bình đẳng về văn hoá, giáo dục

- Các dân tộc được Đảng, Nhà nước tạo mọi điều kiện để mỗi dân tộc gìn giữ, phát huy và phát triển bản sắc văn hoá của dân tộc minh.

- Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy.

- Các dân tộc bình đẳng về cơ hội học tập, trong tiếp cận, thụ hưởng các giá trị văn hoá, giáo dục, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau trong phát triển giáo dục.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc | Kinh tế Pháp luật 11

2. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc đối với đời sống con người và xã hội

- Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc sẽ:

+ Tạo điều kiện để mỗi dân tộc đều có cơ hội phát triển, phát huy được những điểm tích cực, những yếu tố đạo đức, văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình;

+ Nêu cao ý thức, trách nhiệm đối với quê hương đất nước; củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc;

+ Động viên, phát huy các nguồn lực của các dân tộc khác nhau cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

- Thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các dân tộc là thực tiễn sinh động để đấu tranh chống lại các hành vi xuyên tạc chính sách dân tộc của các thế lực thù địch không có thiện chí với đất nước ta.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc | Kinh tế Pháp luật 11

B. Bài tập trắc nghiệm KTPL 11 Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Câu 1. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được Nhà nước và pháp luật

A. hợp nhất.

B. tôn trọng.

C. phân lập.

D. hoán đổi.

Đáp án đúng là: B

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

Câu 2. Các chủ thể trong trường hợp dưới đây đã được hưởng bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực chính trị thông qua quyền nào?

Trường hợp. Anh M và anh S thuộc các dân tộc khác nhau cùng sống trên địa bàn một huyện vùng cao. Anh M làm việc tại Ủy ban nhân dân huyện còn anh S thực hiện dự án chăn nuôi theo mô hình nông nghiệp sạch. Trong thời gian giữ chức danh Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, anh M đã đóng góp nhiều ý kiến để nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở địa phương. Cùng thời điểm đó, do có uy tín, anh S được giới thiệu và trúng cử vào Hội đồng nhân dân xã.

A. Thay đổi các chính sách xã hội.         

B. Thay đổi cơ cấu ngành kinh tế

C. Tham gia sửa đổi Luật đất đai.           

D. Tham gia vào bộ máy nhà nước.

Đáp án đúng là: D

Trong trường hợp trên, anh M và anh S cùng được hưởng bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực chính trị thông qua quyền tham gia vào bộ máy nhà nước.

Câu 3. Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều có quyền và nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Giáo dục.

Đáp án đúng là: A

- Về chính trị: Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều có quyền và nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; có quyền làm chủ đất nước; tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước; Tham gia quản lý nhà nước và xã hội; tham gia vào bộ máy nhà nước…

Câu 4. Trong trường hợp dưới đây, anh A và chị G cùng thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào?

Trường hợp. Anh A và chị G thuộc các dân tộc khác nhau cùng sống trên địa bàn một xã vùng cao. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh A tham gia phát triển kinh tế gia đình, chị G nhận dạy ngoại ngữ miễn phí cho các em nhỏ vùng cao. Tại cuộc họp lấy ý kiến của nhân dân về việc triển khai dự  án tái định cư của chính quyền xã, anh A phát biểu về những bất cập của dự án còn chị G đã đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn trên.

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa, đối ngoại.

D. Quốc phòng, an ninh.

Đáp án đúng là: B

Trong trường hợp trên, anh A và chị G cùng thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện chính trị.

Câu 5. Biểu hiện nào dưới đây cho thấy các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về chính trị?

A. Các dân tộc tham gia thảo luận các vấn đề chung của đất nước

B. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.

C. Các dân tộc được nhà nước tạo mọi điều kiện để phát triển kinh tế.

D. Các dân tộc được giữ gìn, phát huy phong tục, tập quán của mình.

Đáp án đúng là: A

- Về chính trị: Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều có quyền và nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; có quyền làm chủ đất nước; tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước; Tham gia quản lý nhà nước và xã hội; tham gia vào bộ máy nhà nước…

Câu 6. Trong trường hợp sau, chị B và anh A được hưởng quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây?

Trường hợp. Chị B là người dân tộc Dao, anh A là người dân tộc Nùng; cả hai người đều cùng sinh sống trên địa bàn của tỉnh X. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh A về quê nhà và được chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án phục dựng các trò chơi dân gian của dân tộc mình; chị B được vay vốn ưu đãi để phát triển công ty của gia đình tại thành phố nơi chị đã sinh ra.

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Tín ngưỡng.

Đáp án đúng là: B

Trong trường hợp trên, anh A và chị B đã được hưởng quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện kinh tế.

Câu 7. Biểu hiện nào dưới đây cho thấy các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế?

A. Tất cả các dân tộc đều có quyền tham gia vào các thành phần kinh tế.

B. Các dân tộc đều có quyền thảo luận về các vấn đề chung của đất nước.

C. Các dân tộc đều có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.

D. Chính sách phát triển kinh tế có sự phân biệt giữa dân tộc đa số, thiểu số.

Đáp án đúng là: A

Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam có quyền tham gia vào các thành phần kinh tế; được tạo cơ hội, điều kiện để phát triển - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện kinh tế.

Câu 8. Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam được Đảng, Nhà nước bảo đảm và tạo mọi điều kiện để có cơ hội phát triển về kinh tế - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Tín ngưỡng.

Đáp án đúng là: B

Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam được Đảng, Nhà nước bảo đảm và tạo mọi điều kiện để có cơ hội phát triển về kinh tế - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện kinh tế.

Câu 9. Hành vi của anh P trong trường hợp dưới đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?

Trường hợp. Để mở rộng sản xuất, Công ty X đăng tin tuyển dụng 3 kĩ sư tin học biết tiếng Anh vào làm việc. Đối chiếu với các tiêu chuẩn mà công ty đề ra đối với ứng viên, anh Q và chị M thấy mình đều đủ cả nên đã đăng kí dự tuyển. Tuy nhiên, hồ sơ của anh Q không được anh P (Giám đốc Công ty X) chấp nhận vì lí do anh Q là người dân tộc thiểu số.

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Giáo dục.

Đáp án đúng là: B

Trong trường hợp trên, anh P đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện kinh tế.

Câu 10. Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam được Đảng, Nhà nước tạo mọi điều kiện để mỗi dân tộc gìn giữ, phát huy và phát triển bản sắc văn hoá của dân tộc mình - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?

A. An ninh.

B. Chính trị.

C. Văn hóa.

D. Quốc phòng.

Đáp án đúng là: C

Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam được Đảng, Nhà nước tạo mọi điều kiện để mỗi dân tộc gìn giữ, phát huy và phát triển bản sắc văn hoá của dân tộc mình - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện văn hóa.

Câu 11. Biểu hiện nào dưới đây cho thấy các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về văn hóa?

A. Các dân tộc có quyền làm chủ đất nước, tham gia quản lí xã hội.

B. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.

C. Các dân tộc đều có cơ hội học tập và bình đẳng trong giáo dục.

D. Các dân tộc được tạo cơ hội, điều kiện để phát triển kinh tế.

Đáp án đúng là: B

- Về văn hóa:

+ Các dân tộc được Đảng, Nhà nước tạo mọi điều kiện để mỗi dân tộc gìn giữ, phát huy và phát triển bản sắc văn hoá của dân tộc mình.

+ Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.

+ Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy.

Câu 12. Hành động của anh V và chị A trong trường hợp dưới đây đã thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?

Trường hợp. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm X, chị A và anh V xung phong nhận công tác tại vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Biết được việc này, người thân của chị A và anh V đã khuyên: không nên chọn đi đến những nơi khó khăn như vậy mà nên ở lại thành phố để làm việc. Tuy nhiên, chị A và anh V vẫn kiên định với lựa chọn của mình, vì: anh, chị muốn góp một phần công sức bé nhỏ để phát triển văn hoá, giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số.

A. An ninh.

B. Chính trị.

C. Giáo dục.

D. Kinh tế.

Đáp án đúng là: C

Trong trường hợp trên, anh V và chị A đã thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện giáo dục.

Câu 13. Quan điểm của bạn học sinh nào trong tình huống dưới đây là đúng?

Tình huống. T và K sinh ra, lớn lên và học tập cùng trưởng tại địa phương H. Cả hai cùng dự thi vào Trường Đại học V và có số điểm thi đại học bằng nhau, nhưng T là người dân tộc thiểu số, được cộng thêm điểm ưu tiên nên đủ điểm đỗ, còn K là người dân tộc Kinh, không được cộng điểm ưu tiên nên không đỗ. Vì kết quả thi không như ý muốn, K cảm thấy bức xúc và tâm sự với bạn thân là M rằng: việc nhà nước thực hiện cộng điểm ưu tiên cho các bạn học sinh người dân tộc thiểu số là không được đảm bảo sự bình đẳng giữa các dân tộc. Không đồng tình với ý kiến của K, bạn M cho rằng: Việc Nhà nước ưu tiên trong tuyển sinh đại học đối với người dân tộc thiểu số là hoàn toàn hợp lí, nhằm tạo điều kiện  thuận lợi để học sinh dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa,… có thể tiếp tục học tập, lĩnh hội tri thức như mọi công dân khác, qua đó, góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong cả nước.

A. Quan điểm của bạn K đúng.

B. Quan điểm của bạn M đúng.

C. Quan điểm của hai bạn K và M đều đúng.

D. Quan điểm của hai bạn K và M đều sai.

Đáp án đúng là: B

Trong tình huống trên, quan điểm của bạn M đúng. Vì: Đồng bào các dân tộc thiểu số thường sinh sống tại những địa bàn còn nhiều khó khăn về kinh tế; thông tin liên lạc và cơ sở vật chất cho giáo dục còn nhiều thiếu thốn, lạc hậu hơn so với các khu vực khác trong cả nước; mặt khác, do kinh tế khó khăn và nhận thức của một bộ phận đồng bào còn hạn chế, nên nhiều gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con, em.

=> Do đó, việc nhà nước Việt Nam ban hành và thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Những chính sách ưu tiên này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa,… có thể tiếp tục học tập, lĩnh hội tri thức như mọi công dân khác. Qua đó, góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong cả nước.

Câu 14. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc đối với đời sống con người và xã hội?

A. Tạo điều kiện để mỗi dân tộc đều có cơ hội phát triển.

B. Góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

C. Gia tăng sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các dân tộc.

D. Phát huy nguồn lực của các dân tộc trong xây dựng đất nước.

Đáp án đúng là: C

- Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc đối với đời sống con người và xã hội:

+ Tạo điều kiện để mỗi dân tộc đều có cơ hội phát triển, phát huy được những điểm tích cực, những yếu tố đạo đức, văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình;

+ Nêu cao ý thức, trách nhiệm đối với quê hương đất nước; củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc;

+ Động viên, phát huy các nguồn lực của các dân tộc khác nhau cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KTPL 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

Lý thuyết Bài 13: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Lý thuyết Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử

Lý thuyết Bài 15: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về khiếu nại, tố tụng

Lý thuyết Bài 16: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ Tổ quốc

1 2,885 05/08/2023


Xem thêm các chương trình khác: