Lý thuyết KTPL 11 Bài 12 (Kết nối tri thức): Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

Tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo đầy đủ, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KTPL 11.

1 2,191 08/08/2023


Lý thuyết KTPL 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

A. Lý thuyết KTPL 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

a) Bình đẳng về quyền

- Các tôn giáo, tổ chức tôn giáo có quyền bình đẳng trong hoạt động tôn giáo, tổ chức tôn giáo có quyền bình sinh hoạt tôn giáo,... Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo | Kinh tế Pháp luật 11

b) Bình đẳng về nghĩa vụ

- Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo của các tôn giáo khác nhau ngoài việc phải tuân thủ hiến chương, điều lệ, các quy định tôn giáo của tổ chức mình thì còn phải bình đẳng trong việc tuân thủ các quy định của Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định pháp luật khác có liên quan.

c) Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý

- Các tổ chức tôn giáo, cũng như người theo các tôn giáo khác nhau dù ở bất kì cương vị nào nếu vi phạm pháp luật cũng đều bị xử lý theo pháp luật.

2. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội

- Thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam, tạo điều kiện để các tôn giáo, tín đồ tôn giáo nêu cao ý thức, trách nhiệm của mình đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các tôn giáo, làm tròn trách nhiệm với Tổ quốc, sống "tốt đời, đẹp đạo".

- Động viên, phát huy nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời cũng là điều kiện để mỗi tôn giáo phát huy được những điểm tích cực, những yếu tố đạo đức, văn hoá tốt đẹp, hướng con người tới chân - thiện - mĩ.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo | Kinh tế Pháp luật 11

B. Bài tập trắc nghiệm KTPL 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

Câu 1. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí - đó là nội dung của quyền nào dưới đây?

A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

B. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

C. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

D. Quyền bình đẳng giữa các công dân.

Đáp án đúng là: B

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí.

Câu 2. Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật

A. bảo hộ.

B. phân lập.

C. cô lập.

D. xâm phạm.

Đáp án đúng là: A

Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

Câu 3. Sự bình đẳng về quyền giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào?

A. Có sự phân biệt đối xử về quyền giữa người có tôn giáo hoặc không tôn giáo.

B. Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm xâm phạm.

C. Các tổ chức tôn giáo không được phép sở hữu tài sản và tổ chức sinh hoạt tôn giáo.

D. Mỗi công dân bắt buộc phải theo một tôn giáo nào đó để nhà nước dễ dàng quản lí.

Đáp án đúng là: B

- Bình đẳng về quyền giữa các tôn giáo được thể hiện ở:

+ Người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền.

+ Các tổ chức tôn giáo được bình đẳng trong hoạt động tôn giáo, tổ chức sinh hoạt tôn giáo.

+ Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật bảo hộ và nghiêm cấm xâm phạm.

Câu 4. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào trong trường hợp dưới đây?

Trường hợp. Xã H cách xa trung tâm, gần biên giới, có đồng bào của nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Người dân trên địa bàn xã H tin và theo nhiều tôn giáo khác nhau. Các tôn giáo đều được quyền xuất bản kinh, sách tôn giáo, sản xuất đồ dùng tôn giáo để phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt tôn giáo của tôn giáo mình. Người dân xã H luôn đoàn kết một lòng, không phân biệt tôn giáo, dân tộc tích cực tham gia các hoạt động do chính quyền địa phương tổ chức, bảo vệ an ninh, giữ vững biên cương của Tổ quốc, nhờ đó mà tình nghĩa đồng bào được gắn bó, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, xã H ngày càng giàu đẹp, đi lên cùng đất nước.

A. Chính quyền xã H phân biệt đối xử giữa các tôn giáo trên địa bàn.

B. Trên địa bàn xã H thường xuyên diễn ra các cuộc xung đột tôn giáo.

C. Các tôn giáo trên địa bàn xã H bình đẳng trong hoạt động tôn giáo.

D. Tại xã H, tín đồ theo các tôn giáo khác nhau thường có mâu thuẫn.

Đáp án đúng là: C

- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện cụ thể ở địa phương H như sau:

+ Người dân trên địa bàn xã H tin và theo nhiều tôn giáo khác nhau.

+ Các tôn giáo trên địa bàn xã H bình đẳng trong hoạt động tôn giáo (Các tôn giáo đều được quyền xuất bản kinh, sách tôn giáo, sản xuất đồ dùng tôn giáo để phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt tôn giáo của tôn giáo mình.)

+ Người dân xã H luôn đoàn kết một lòng, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, tích cực tham gia các hoạt động do chính quyền địa phương tổ chức, bảo vệ an ninh, giữ vững biên cương của Tổ quốc.

Câu 5. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo của các tôn giáo khác nhau đều có nghĩa vụ

A. tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.

B. làm việc tốt, có lòng thiện.

C. bớt sân si, thôi tranh giành.

D. nói lời hay, làm việc thiện.

Đáp án đúng là: A

Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo của các tôn giáo khác nhau đều có nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

Câu 6. Đọc trường hợp sau và cho biết: ở địa phương H, sự bình đẳng về nghĩa vụ giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào?

Trường hợp. Thi hành Chỉ thị của Chính quyền thành phố H là trong thời gian có dịch bệnh không tập trung đông người để phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh, các tổ chức và tín đồ của tất cả các tôn giáo trên địa bàn thành phố H đã thực hiện các hoạt động sinh hoạt tôn giáo bằng hình thức trực tuyến. Các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lí cơ sở tôn giáo thường xuyên hướng dẫn tín đồ và người dân nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về phòng, chống dịch của Chính quyền thành phố.

A. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo đều tuân thủ pháp luật.

B. Các tín đồ chỉ cần tuân theo những giáo lí, giáo luật của tôn giáo mình.

C. Chính quyền thành phố H nghiêm cấm sự hoạt động của các tôn giáo.

D. Chính quyền thành phố H có sự phân biệt đối xử giữa các tôn giáo.

Đáp án đúng là: A

Tất cả các tổ chức tôn giáo, không phân biệt đều phải có nghĩa vụ tuân theo những quy định của chính quyền nhà nước nơi họ hoạt động. Các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lí cơ sở tôn giáo phải tự mình chấp hành và hướng dẫn tín đồ và những người dân nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về phòng, chống dịch của chính quyền thành phố.

Câu 7. Các tổ chức tôn giáo, cũng như người theo các tôn giáo khác nhau dù ở bất kì cương vị nào nếu vi phạm pháp luật

A. phải từ bỏ sở hữu mọi tài sản.

B. phải tham gia lao động công ích.

C. bị xử lí theo quy định của pháp luật.

D. được quyền phủ nhận lời khai nhân chứng.

Đáp án đúng là: C

Các tổ chức tôn giáo, cũng như người theo các tôn giáo khác nhau dù ở bất kì cương vị nào nếu vi phạm pháp luật cũng đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Câu 8. Các tôn giáo bình đẳng với nhau về trách nhiệm pháp lí biểu hiện như thế nào trong trường hợp sau?

Trường hợp. Trong thời gian có dịch bệnh, chính quyền thành phố S đã ra quy định cấm tụ tập đông người, nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, nhưng cơ sở của tôn giáo T và của tôn giáo N vẫn lén lút tổ chức sinh hoạt tôn giáo dẫn đến dịch bệnh lây lan nhiều tại địa phương. Khi bị phát hiện, chính quyền thành phố đã yêu cầu cả hai cơ sở tôn giáo T và tôn giáo N phải tạm dừng sinh hoạt tôn giáo và xử phạt hành chính đối với cả hai cơ sở tôn giáo này.

A. Chính quyền thành phố S xử phạt hành chính đối với cơ sở của tôn giáo T và N.

B. Chính quyền thành phố S nghiêm cấm tôn giáo T và N hoạt động tại địa phương.

C. Chính quyền thành phố S có sự phân biệt đối xử giữa tín đồ hai tôn giáo T và N.

D. Dù vi phạm pháp luật nhưng cơ sở của hai tôn giáo T và N không bị chính quyền xử lí.

Đáp án đúng là: A

Việc chính quyền thành phố đã yêu cầu cả hai cơ sở tôn giáo T và N phải tạm dừng sinh hoạt tôn giáo trong thời gian có dịch bệnh lây lan và xử phạt hành chính đối với cả hai cơ sở tôn giáo này là thể hiện sự bình đẳng giữa các tôn giáo về trách nhiệm pháp lí.

Câu 9. Thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các tôn giáo không đem lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Huy động nguồn lực của các tôn giáo trong phát triển đất nước.

B. Là nhân tố duy nhất đảm bảo sự ổn định chính trị của đất nước.

C. Thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng, Nhà nước.

D. Góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đáp án đúng là: B

- Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội:

+ Thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng, Nhà nước.

+ Góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

+ Huy động nguồn lực của các tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Câu 10. Hành vi của chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

Tình huống. Anh A và chị B quen nhau được một thời gian và hai người quyết định tiến đến hôn nhân. Tuy nhiên, bố mẹ anh A phản đối vì cho rằng chị B không cùng tôn giáo. Gia đình còn yêu cầu anh A phải tìm người phù hợp để kết hôn. Biết được thông tin, anh T (cán bộ xã nơi anh A sinh sống) đã tiếp xúc và giải thích cho gia đình anh A về vấn đề bình đẳng giữa các tôn giáo, không được cản trở hôn nhân tiến bộ. Tuy nhiên, bố mẹ anh A vẫn kiên quyết phản đối, không chấp thuận cho cuộc hôn nhân của con mình.

A. Anh A và chị B.

B. Anh A và anh T.

C. Bố mẹ anh A.

D. Anh T và chị B.

Đáp án đúng là: C

Trong tình hống trên, bố mẹ anh A đã vi phạm quy định pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

Câu 11. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thực hiện trong trường hợp nào dưới đây?

Trường hợp 1. Các tôn giáo trên địa bàn huyện A được tham gia thảo luận, góp ý xây dựng các tiêu chí của mô hình “Xứ đạo bình yên, gia đình văn hoá”.

Trường hợp 2. Chức sắc K của tôn giáo N tuyên truyền với các tín đồ rằng: chỉ có tôn giáo N là tôn giáo lớn và có quyền truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật, lễ nghi và quản lí tổ chức của mình; còn các tôn giáo nhỏ khác không được hưởng quyền này.

Trường hợp 3. Chính quyền huyện M của tỉnh Y đã cấp đăng kí sinh hoạt tôn giáo tập trung theo điểm nhóm cho đồng bào các dân tộc theo tôn giáo nhưng chưa được công nhận về mặt tổ chức.

A. Trường hợp 1 và 2.

B. Trường hợp 2 và 3.

C. Trường hợp 1 và 3.

D. Cả 3 trường hợp.

Đáp án đúng là: C

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thực hiện trong trường hợp 1 và 3.

Câu 12. Chủ thể nào dưới đây không vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

Tình huống. Xã Q có nhiều đồng bào theo các tôn giáo khác nhau sinh sống. Gần đây, thấy tình hình vi phạm pháp luật trên địa bàn xã có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp nên lãnh đạo xã Q giao cho phòng Tư pháp tổ chức hoạt động phổ biển, giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân. Trong cuộc họp bàn để xây dựng kế hoạch thực hiện, ông V, anh H và chị P không đồng tình với biện pháp của chính quyền xã. Ba người này cho rằng: vì gần đây có một số tôn giáo mới đến nên tình trạng vi phạm pháp luật mới gia tăng; do đó, việc tuyên truyền, phổ biến chỉ cần khoanh vùng tập trung vào người dân thuộc những tôn giáo mới này là đủ. Bên cạnh đó, ông V còn đề nghị chính quyền xã ra quyết định cấm tuyệt đối các tôn giáo mới được hoạt động, tổ chức sinh hoạt tôn giáo tại địa phương.

A. Chính quyền xã Q.

B. Ông V và anh H.

C. Anh H và chị P.

D. Ông V, anh H, chị P.

Đáp án đúng là: A

- Trong tình huống trên, chính quyền xã Q không vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

- Ý kiến của ông V, anh H và chị P là thiếu đầy đủ và không chính xác, vì: khi đưa ra kết luận tình trạng vi phạm pháp luật gia tăng do có sự xuất hiện của một số tôn giáo mới mà không có bằng chứng nào để chứng minh. Việc tuyên truyền, phổ biến chỉ cho những người thuộc những tôn giáo mới này là không đủ để giải quyết vấn đề.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KTPL 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 13: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Lý thuyết Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử

Lý thuyết Bài 15: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về khiếu nại, tố tụng

Lý thuyết Bài 16: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ Tổ quốc

Lý thuyết Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

1 2,191 08/08/2023


Xem thêm các chương trình khác: