Lý thuyết GDQP 12 Bài 6 (mới 2024 + Bài Tập): Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục quốc phòng lớp 12 Bài 6: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDQP 12 Bài 6.

1 1,968 21/12/2023


Lý thuyết GDQP 12 Bài 6: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường

A: Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 12 Bài 6: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường

I. Ý NGHĨA, YÊU CẦU

1. Ý nghĩa

Để nhanh chống, bí mật đến gần mục tiêu, tìm mọi cách tiêu diệt địch

2. Yêu cầu

- Luôn quan sát địch, địa hình và động đội, vận dụng các tư thế phù hợp

- Hành động mưu trí, mau lẹ, bí mật

Giáo dục quốc phòng 12 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường (ảnh 1)

II. CÁC TƯ THẾ, ĐỘNG TÁC CƠ BẢN KHI VẬN ĐỘNG

1. Động tác đi khom

* Trường hợp vận dụng: Thường được vận dụng trong trường hợp gần địch có địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực hoặc đêm tối sương mù, địch khó phát hiện.

a. Đi khom cao

- Tư thế chuẩn bị:

Chân trái bước lên một bước, mũi bàn chân hơi chếch sang phải, chân phải dung mũi bàn chân làm trụ xoay gót lên cho người nghiêng sang phải, hai chân chùng, trọng lượng dồn đều vào hai chân, từ bụng trở lên cúi thấp, mắt quan sát địch, tay trái cầm ốp lót tay, tay phải cầm tay cầm, ngót trỏ đặt ngoài vành cò, mặt sung nghiêng sang trái, đầu nòng sung cao ngang mắt trái, sung ở tư thế sẵn sang chiến đấu.

- Động tác tiến:

Chân phải bước lên đặt cả bàn chan xuống đất, mũi bàn chân chếch sang phải, hai chân vẫn chùng. Cứ như vậy hai chân thay nhau bước tiến đến vị trí đã định

b. Đi khom thấp:

Như đi khom cao chỉ khác hai chân chùng hơn, người cúi thấp hơn

- Đi khom khi có chướng ngại vật: Đông tác cơ bản như đi khom ở địa hình bình thường chỉ khác dây súng deo vào vai phải, tay phải nắm ốp lót tay, cánh tay kẹp chặt súng vào người, tay trái cầm cành lá ngụy trang hoặc vạch đường để tiến.

- Khi mang vật chất, khí tài, trang bị động tác cơ bản như trên, chỉ khác: súng đeo sau lưng, hai tay mang vật chất, khí tài, trang bị.

* Những điểm chú ý:

- Thuận tay trái động tác thực hiên ngược lại

- Khi đi người không nhấp nhô, không ôm súng

2. Động tác chạy khom

* Trường hợp vận dụng: Thường được vận dụng trong trường hợp cần vận động nhanh từ địa hình này sang địa hình khác.

Động tác cơ bản như động tác đi khom, chỉ khác: tốc độ nhanh hơn, bước chân dài hơn.

3. Động tác bò cao

* Trường hợp vận dụng: Thường được vận dụng trong trường hợp ở nơi gần địch, có địa hình, địa vật cao hơn tư thế người ngồi, vận động qua nơi dễ phát ra tiếng động như: nơi gạch , ngói, sỏi, đá lởm chởm, cành khô, lá khô…cần phải dùng tay để dò mìn

a. Bò cao hai chân một tay: vận dụng khi gần địch, sẵn sàng dùng súng hoặc một tay dò mìn, mang, ôm, khí tài trang bị….

- Tư thế chuẩn bị: Người ngồi xổm, chân trái trước, hân phải sau, hai bàn chân hơi kiểng, trọng lượng dồn đều vào hai mũi bàn chân, dây súng đeo vào vai phải, tay phải cầm ốp lót tay, cánh tay kẹp chặt súng vào thân người.

- Động tác tiến:

Người hơi ngã về trước, năm ngón tay trái chụm lại đưa về trước chống xuống đất trước mũi bàn chân phải, rồi từ từ xòe ra đẩy nhẹ lá cây, cỏ khô…về các phía, lấy đầu các ngón tay và chân phải làm trụ, chuyển dần trọng lượng thân người sang bên phải, chân trái nhấc lênđặt mũi bàn chân dưới sát lòng bàn tay trái.

Chuyển trọng tâm thân đồn đều vào hai chân, tay trái đưa về trước, năm ngón tay chụm lại chống truócmũi chân trái, thực hiện động tác như trên. Cứ như vậy tay trái, hai mũi bàn chân phối hợp nhịp nhangfthuwcj hiện 2 chắc 1 đi tiến lên vị trí xác định, mắt luôn quan sát hướng địch.

b. Bò cao hai chân hai tay: vận dụng trong trường hợp chưa cần dùng đến súng, tay không bận.

Động tác cơ bản như bò cao hai chân một tay, chỉ khác: súng đeo sau lưng, khi tiến tay nào thì dò đường của chân đó thực hiện 3 chắc 1 đi tiến đến nơi xác định.

* Những điểm chú ý:

- Khi tiến không để báng súng chạm đất, không đặt cả bàn chân.

- Ở nơi có cây cỏ thấp, không có mìn có thể tay trái cầm cành lá ngụy trang.

4. Động tác lê

* Trường hợp vận dụng: Thường được vận dụng trong trường hợp gần địch, cần thu hẹp mục tiêu, nơi địa hình, địa vật cao ngang tầm người ngồi, động tác cần nhẹ nhàng, thận trọng.

a. Lê cao

- Tư thế chuẩn bị: người ngồi nghiêng xuống đất, mông trái và đùi trái tiếp đất, chân trái co lên để đùi trái gần vuông góc với hướng địch, cẳng chân gần vuông góc với đùi, chân phải duỗi thẳng tự nhiên, tay trái chống trước đùi trái, đầu hơi cúi. Tay phải cầm ốp lót tay, súng đặt trên đùi và cẳng chân, súng nằm thăng bằng trên cẳng chân trái, hộp tiếp đạn quay ra ngoài, nòng súng hơi chếch sang trái hoặc có thể đặt súng trên hông phải

- Động tác tiến: Chân phải co lên, đặt sát bàn chân vào bàn chân trái, tay trái chống về trước một cánh tay, bàn tay hơi chếch sang phải dùng sức của chânphải và tay trái nâng người lên khỏi mặt địa hình và đẩy người về trước. Khi chân phải duỗi thẳng tự nhiên thì dặt đùi và cẳng chân trái xuống đất. Cứ như vậy, tay trái chân phải phối hợp đẩy người tiến đến vị trí xác định, mắt luôn quan sát hướng địch

b. Lê thấp

* Động tác cơ bản như lê cao, chỉ khác: khi tiến, dặt cả cẳng tay xuống đất, bàn tay quay sang bên phải, đấu cúi thấp hơn

Khi mang vật chất, khí tài, trang bị: Động tác cơ bản như trên, chỉ khác: súng đeo sau lưng, để vật chất lên cẳng chân hoặc tay kẹp vật chấtdặt vật chất lên sườn để tiến.

* Những điểm chú ý:

- Trường hợp thuận tay trái, động tác ngược lại

- Không để súng chạm đất.

5. Động tác trườn

* Trường hợp vận dụng: thường được vận dụng ở nơi gần địch, để dò, gỡ mìn, chui qua hàng rào của địch, hoặc khi cần vượt qua địa hình bằng phẳng, nơi vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm người nằm

a. Trườn ở địa hình bằng phẳng

- Tư thế chuẩn bị: người nằm sấp, súng đặt bên phải dọc theo thân người, cách thân người từ 25- 30cm, đầu nòng súng hướng về phía trước và cao ngang tầm đầu, hộp tiếp đạn hướng ra ngoài. Hai tay gập, khuỷu tay rộng hơn vai, hai cẳng tay và hai bàn tay úp xuống đất sát vào nhau và đặt dưới cằm hoặc hơi chếch về trước. Hai chân duổi thẳng, hai mũi bàn chân chống xuống đất, hai bàn chân khép lại tự nhiên.

- Động tác tiến: hai tay đưa về trước khoảng 15-20cm, hai mũi bàn chân co về trước, dùng sức của hai tay và hai mũi bàn chân nâng người lên và đẩy người về trước, bụng và ngực lướt trên mặt đất, đầu cúi xuống, cằm gần sát địa hình. Cứ như vậy phối hợp hai chân, hai tay để tiền, tiến được 2-3 nhịp, tay phải cầm ốp lót tay nhấc súng lên, đưa súng về trước đặt nhẹ xuống địa hình, rồi tiếp tục tiến.

b. Trườn ở địa hình mấp mô

- Động tác cơ bản như trườn ở địa hình bằng phẳng, chỉ khác: hai tay co, khuỷu tay khép sát sườn, hai bàn tay chống sát nách, nâng người cao hơn để tiến

- Khi mang vật chất khí tài, trang bị: động tác cơ bản như trên, chỉ khác: súng đeo sau lưng, vật chất để dọc bên phải thân người. Khi lấy vật chất, người nghiêng sang trái, chân phải hơi co lên, hai tay đưa vật chất về trước rồi tiếp tục tiến.

* Những điểm chú ý:

- Không để súng chạm vào các vật xung quanh.

- Không đưa súng qua đầu

6. Động tác vọt tiến

* Trường hợp vận dụng: thường được vận dụng khi vượt qua dịa hình trống trải, khi địch tạm ngưng hỏa lực.

a. Vọt tiến ở tư thế cao:

Khi đang đi, đứng, quỳ, ngồi…tay phải xách súng, nếu có trang bị khác thì đeo súng vào sau lưng, hai tay mang trang bị, người hơi cuối về trước, dùng sức của hai chân bậc người về trước chạy nhanh. Quá trình vận động chuyển súng thành tư thế sẵn sàng chiến đấu.

b. Vọt tiến ở tư thế thấp:

Khi đang nằm, bò, trườn… người hơi nghiêng về bên trái, chân trái co lên, đùi cao ngang thắt lưng, chân phải duổi thẳng tự nhiên, tay phải chuyển súng hoặc trang bị dọc theo thân người hoặc đặt ngang bên hông, dùng sức của tay trái và hai chân nâng và bật người dậy, chân phải bước lên, vụt chạy. Quá trình vận động chuyển súng thành tư thế sẵn sàng chiến đấu.

c. Vọt tiến vận dụng:

Tay phải cầm ốp lót tay, đặt súng sang bên phải, hai tay chống xuống trước ngực, dung lực của hai tay và hai chân nâng người lên, chân phải bước về thành tư thế chạy nhanh. Quá trình vận động chuyển súng thành tư thế sẵn sàng chiến đấu.

* Những điểm chú ý: Trước khi vọt tiến nếu địch theo dõi thì phải di chuyển vị trí rồi mới vọt tiến

B: Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 12 Bài 6: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường

1. Khi đến gần địch, tuỳ theo địa hình, địa vật phải thực hiện tư thế động tác vận động cơ bản trên chiến trường?

a. Chạy tốc độ

b. Vọt tiến

c. Chạy nhanh

d. Chạy nước rút

2. Nội dung nào sau đây không phải là yêu cầu của các tư thế động tác vận động cơ bản trên chiến trường?

a. Luôn quan sát địch, địa hình, địa vật và đồng đội

b. Vận dụng các tư thế vận động phù hợp ở mọi địa hình

c. Hành động mưu trí, mau lẹ, bí mật

d. Hạn chế quan sát, chớp thời cơ tiến thẳng tới mục tiêu

3. Khi thực hiện động tác Lê thấp cần chú ý gì?

a. Thuận tay nào thì tay đó ép sát mặt đất

b. Thuận tay nào thì tay kia ép sát mặt đất

c. Súng luôn đặt trên mặt đất để bảo đảm an toàn

d. Phải luôn để súng phía trước

4. Trong chiến đấu, tư thế, động tác Trườn được vận dụng trong các trường hợp nào?

a. Ở nơi cách địch với cự li vừa phải

b. Để vượt qua nơi địa hình ngập nước

c. Để chui qua hàng rào của địch

d. Là động tác thực hiện sau đi khom

5. Nội dung nào sau đây không phải là trường hợp vận dụng tư thế, động tác Trườn?

a. Thường được vận dụng nơi gần địch

b. Vận dụng để chui qua hàng rào của địch

c. Vận dụng để vượt qua địa hình bằng phẳng gần địch

d. Khi cần phải che giấu súng nơi gần địch

6. Một trong những nội dung yêu cầu của tư thế, động tác vận động cơ bản trên chiến trường là gì?

a. Nên vận dụng tư thế vận động thấp cho an toàn

b. Vận dụng các tư thế vận động cho phù hợp

c. Phải vận dụng đủ các tư thế vận động cơ bản

d. Sử dụng tư thế vận động lê, trườn đảm bảo an toàn nhất

7. Một trong những nội dung yêu cầu của tư thế, động tác vận động cơ bản trên chiến trường là gì?

a. Bí mật, an toàn tuyệt đối

b. Hành động nhanh chóng, an toàn

c. Hành động mưu trí, mau lẹ, bí mật

d. Hành động mau lẹ, quyết đoán

8. Một trong những điều kiện để dùng động tác đi khom trên chiến trường là gì?

a. Xa địch vào ban ngày, địch không phát hiện được ta

b. Gần địch trong đêm tối, sương mù địch khó phát hiện

c. Hành quân trong đêm tối, địch ở xa không phát hiện được ta

d. Vận động trong điều kiện có địa hình phức tạp

9. Tư thế, động tác đi khom thấp khác đi khom cao như thế nào?

a. Cơ bản giống nhau, chỉ khác về thân người cúi gập xuống mặt đất

b. Khác hẳn đi khom cao, hai chân và thân người thẳng

c. Như đi khom cao về động tác nhưng động tác hai chân và thân người chậm hơn

d. Động tác như đi khom cao nhưng hai chân chùng hơn, người cúi thấp hơn

10. Cầm súng trong tư thế, động tác đi khom có chướng ngại vật như thế nào?

a. Dây súng đeo vào vai phải và tư thế luôn sẵn sàng chiến đấu

b. Dây súng đeo vào vai trái và luôn nhanh chóng cơ động

c. Sách súng tay phải, tư thế luôn sẵn sàng chiến đấu

d. Súng đeo sau lưng, tư thế gọn gàng, động tác nhanh nhẹn

11. Trong chiến đấu, động tác đi khom được vận dụng trong trường hợp nào?

a. Nơi gần địch có địa hình, địa vật che đỡ, che khuất ngang tầm ngực

b. Đêm tối hoặc sương mù ở cách xa địch

c. Nơi có địa hình, địa vật che đỡ, che khuất ngang tầm người ngồi

d. Nơi có địa hình trống trải gần địch

12. Đi khom có động tác nào?

a. Đeo súng, người phải cao thấp theo địa hình

b. Trong chiến đấu luôn phải dùng đi khom thấp

c. Đi khom thấp và đi khom vừa

d. Đi khom thấp và đi khom cao

13. Trong chiến đấu, động tác bò cao được vận dụng khi nào?

a. Ở nơi xa địch để bảo đảm an toàn từ xa

b. Thường vận dụng ở nơi gần địch

c. Vận dụng ở nơi có địa hình, địa vật che khuất tốt

d. Nơi không có nhiều mìn của địch

14. Tư thế, động tác nào sau đây không có trong các tư thế động tác vận động cơ bản trên chiến trường?

a. Bò cao

b. Lê cao

c. Lê thấp

d. Lê vừa

15. Động tác nào sau đây không phải là tư thế, động tác vận động cơ bản trên chiến trường?

a. Đi khom

b. Chạy khom

c. Bò cao

d. Chạy cao

16. Trong chiến đấu, động tác Vọt tiến thường được vận dụng trong trường hợp nào?

a. Cần phải vượt qua nơi địch đang dùng hoả lực mạnh

b. Khi địch tạm dừng hoả lực

c. Khi ta đang hành quân ở gần địch

d. Khi ta đang bị máy bay địch theo dõi

17. Trong chiến đấu, động tác lê thường vận dụng trong trường hợp nào?

a. Nơi gần địch, cần thu hẹp mục tiêu

b. Là động tác thực hiện sau bò cao

c. Là động tác yêu cầu bụng luôn phải ép sát mặt đất

d. Nơi có điều kiện địa hình rậm rạp

18. Nội dung nào sau đây không đúng với tư thế, động tác Trườn?

a. Người nằm sấp, bụng ép sát mặt đất

b. Súng đặt bên phải dọc theo thân người

c. Hai chân duỗi thẳng, mũi bàn chân chống xuống đất

d. Yêu cầu tư thế động tác như lê thấp

19. Nội dung nào sau đây tư thế, động tác vận động cơ bản trên chiến trường?

a. Đi thấp

b. Chạy cao

c. Bò cao

d. Lăn nhanh

20. Một trong những nội dung yêu cầu của tư thế, động tác vận động cơ bản trên chiến trường là gì?

a. Luôn quan sát địch, địa hình, địa vật và đồng đội

b. Tập trung quan sát địa hình để vận động đúng hướng

c. Vừa quan sát địch, địa hình vừa đánh địch

d. Luôn cùng đồng đội đánh địch trong khi vận động

21. Một trong những điều kiện để dùng động tác Bò cao trên chiến trường là gì?

a. Vận động nơi gần địch, cần nhanh chóng đến gần mục tiêu

b. Vận động nơi gần địch có lá khô, cần nhanh chóng tiếp cận mục tiêu

c. Vận động nơi gần địch có sỏi đá lởm chởm, lá khô, cần dùng tay để dò mìn

d. Hành quân qua nơi địa hình, có nhiều vật che khuất phức tạp

22. Một trong những điều kiện để dùng động tác Lê trên chiến trường là gì?

a. Vận động nơi gần địch có địa vật che khuất thấp cần thu hẹp mục tiêu

b. Chiến đấu nơi xa địch có địa vật che khuất cần vượt qua

c. Cơ động sát địch, cần nhanh chóng tiếp cận mục tiêu

d. Hành quân nơi gần địch, cần nhanh chóng vượt qua mục tiêu

23. Các tư thế, động tác vận động cơ bản trên chiến trường bao gồm:

a. Lăn, lê, lăn dài, bò, trườn, vọt tiến

b. Chạy, bò cao, lê, tiến, lùi, vọt tiến

c. Chạy, chạy cao, bò cao, lê, lăn dài, vọt tiến

d. Đi khom, chạy khom, bò cao, lê, trườn, vọt tiến

24. Tư thế, động tác Đi khom bao gồm những nội dung nào?

a. Đi khom cao, Chạy khom

b. Đi khom thấp, Đi khom cao

c. Chạy khom, Đi khom

d. Đi khom thấp, Đi khom cao, Đi khom vừa

25. Tư thế, động tác Đi khom, nội dung nào sau đây không có?

a. Đi khom thấp khi không có địch

b. Đi khom khi không có chướng ngại vật

c. Đi khom khi có chướng ngại vật

d. Đi khom cao

26. Nội dung nào sau đây không đúng với ý nghĩa các tư thế động tác vận động cơ bản trên chiến trường?

a. Tiến nhanh, tiến thẳng tới mục tiêu

b. Tìm mọi cách tiêu diệt quân địch

c. Để nhanh chóng, bí mật đến gần mục tiêu

d. Để lợi dụng tốt địa hình, địa vật

27. Tại sao trong chiến đấu, khi vận động lại phải luôn quan sát địa hình?

a. Tìm nơi khi cần thiết để trú ẩn

b. Để sử dụng tư thế, động tác vận động cho phù hợp

c. Chủ yếu để phát hiện nơi ẩn nấp tốt nhất khi chiến đấu

d. Để tìm nơi giấu lương thực, vũ khí

28. Khi ở tư thế, động tác Lê trên chiến trường có cả súng và vật chất khác thì mang như thế nào?

a. Tay trái cầm súng, để vật chất lên cẳng chân hoặc tay để tiến

b. Súng treo trước ngực, để vật chất lên cẳng chân hoặc tay để tiến

c. Súng đeo sau lưng, để vật chất lên cẳng chân hoặc tay để tiến

d. Súng bên dưới, vật chất để lên trên và tiến

29. Khi dùng tư thế, động tác Trườn ở địa hình bằng phẳng thì súng mang như thế nào?

a. Súng đặt bên phải dọc theo thân người, nòng hướng về phía trước, hộp tiếp đạn quay vào trong

b. Để súng lên cẳng chân và tiến về phía trước

c. Đeo sau lưng để trườn không ảnh hưởng đến súng, đạn

d. Súng đặt bên phải dọc theo thân người, nòng hướng về phía trước, hộp tiếp đạn quay ra ngoài

30. Khi ở tư thế, động tác Trườn trên chiến trường có cả súng và vật chất khác thì mang như thế nào?

a. Súng đặt ngang phía trước, hộp tiếp đạn quay về phía sau

b. Súng đặt bên trái dọc theo thân người, hộp tiếp đạn quay vào trong

c. Đeo sau lưng khi trườn, vật chất để lên cẳng chân

d. Súng đặt bên phải dọc theo thân người, hộp tiếp đạn quay vào trong

31. Tư thế, động tác vận động cơ bản trên chiến trường được vận dụng để làm gì?

a. Nhanh chóng cơ động nhanh, chớp thời cơ đánh địch

b. Để tranh thủ thời gian có lợi, nổ súng tiêu diệt địch

c. Để nhanh chóng, bí mật đến gần mục tiêu

d. Để nổ súng kịp thời và cơ động đánh địch

Câu 32: Trong chiến đấu tiến công, từng người hoặc cùng với tổ có thể đánh chiếm một số mục tiêu:

Đánh địch trong ụ súng, lô cốt, chiến hào, giao thông hào, căn nhà, xe tăng, xe bọc thép, tên địch, tốp địch ngoài công sự.

Đánh địch phía trước, hai bên sườn, phía sau trận địa, đánh địch đột nhập, tên địch, tốp địch trong công sự.

Đánh tên, tốp địch trong công sự, đánh xe tăng, xe bọc thép địch, đánh địch đột nhập.

Đánh bại địch tấn công phía trước, hai bên sườn, phía sau trận địa phòng ngự, đánh địch trong ụ súng, lô cốt, xe tăng, xe bọc thép.

Câu 33: Chỉ ra đâu là một yêu cầu chiến thuật “từng người trong chiến đấu tiến công”:

Thiết bị bắn chu đáo, phát huy được hỏa lực ngăn chặn và tiêu diệt địch trên các hướng.

Có quyết tâm chiến đấu cao, chuẩn bị mọi mặt chu đáo để đánh địch liên tục dài ngày.

Bí mật, bất ngờ, tinh khôn, mưu mẹo.

Hiệp đồng chặt chẽ với đồng đội tạo thành thế liên hoàn đánh địch.

Câu 34: Chỉ ra đâu là một yêu cầu chiến thuật “từng người trong chiến đấu tiến công”:

Đánh nhanh, sục sạo kỹ, vừa đánh vừa địch vận.

Hiệp đồng chặt chẽ với đồng đội tạo thành thế liên hoàn đánh địch.

Giữ vững trận địa, tiêu diệt địch nhanh, làm chủ trận địa.

Kiên cường, mưu trí, dũng cảm, chủ động, kiên quyết giữ vững trận địa đến cùng.

Câu 35: Chiến sĩ thường nhận nhiệm vụ chiến đấu từ:

Tiểu đoàn trưởng.

Đại đội trưởng.

Trung đội trưởng.

Tổ trưởng hoặc tiểu đội trưởng.

Câu 36: Trong chiến đấu tiến công, cấp trên thƣờng giao nhiệm vụ cho chiến sĩ ở:

Trên bản đồ địa hình sau đó được bổ sung ngoài thực địa.

Trên sa bàn.

Ngay tại thực địa.

Trên sa bàn hoặc bản đồ địa hình.

Câu 37: Nội dung làm công tác chuẩn bị chiến đấu của từng người trong chiến đấu tiến công gồm:

Xác định vị trí phòng ngự, cách đánh, bố trí vũ khí trang bị, chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm,…

Xác định tư tưởng, ý chí quyết tâm chiến đấu, nhận bổ sung vũ khí, trang bị, thuốc quân y, gói buộc lượng nổ,…

Xác định tư tưởng, cách đánh, bố trí vũ khí, làm công sự, vật cản, đường cơ động, chuẩn bị đầy đủ vật chất đảm bảo cho chiến đấu.

Xác định tư tưởng, ý chí quyết tâm chiến đấu, cách đánh, bố trí vũ khí, làm công sự, vật cản, chuẩn bị vật chất bảo đảm cho chiến đấu.

Câu 38: Trong chiến đấu tiến công, trước khi vận động đến gần địch, chiến sĩ phải:

Quan sát tình hình địch, tình hình ta, xem xét địa hình, thời tiết, vận động theo đường nào, đến đâu, thời cơ và động tác vận động trong từng đoạn, vị trí tạm dừng và cách nghi binh lừa địch.

Quan sát địch, triệt để lợi dụng địa hình, thời tiết, ánh sáng, tiếng động,… để vận dụng các tư thế động tác cho phù hợp, bảo đảm vận động nhanh, bí mật, an toàn, đúng thời gian quy định.

Quan sát địch, thời tiết, địa hình, ánh sáng, luôn giữ đúng đường, đúng hướng, tìm mọi cách tiến đến gần mục tiêu.

Nhanh chóng chuẩn bị súng đạn, lựu đạn, pháo tay,… quan sát nắm tình hình địch và hành động của đồng đội, nắm vững thời cơ tiến công tiêu diệt địch.

Câu 39: Trong chiến đấu tiến công, khi vận động đến gần mục tiêu, chiến sĩ phải:

Phải quan sát địch, ta, địa hình, thời tiết, vận động theo đường nào, đến đâu, thời cơ và động tác vận động, vị trí tạm dừng, cách nghi binh lừa địch.

Phải quan sát địch, triệt để lợi dụng địa hình, thời tiết, ánh sáng, tiếng động,… để vận dụng các tư thế động tác cho phù hợp, bảo đảm vận động nhanh, bí mật, an toàn, đúng thời gian quy định.

Quan sát địch, thời tiết, địa hình, ánh sáng, luôn giữ đúng đường, đúng hướng, nắm vững thời cơ tiến công tiêu diệt địch.

Phải nhanh chóng chuẩn bị súng đạn, lựu đạn, pháo tay,… quan sát nắm tình hình địch, hành động của đồng đội, nắm vững thời cơ để xung phong tiêu diệt địch, chiếm mục tiêu.

Câu 40: Trước khi đánh chiếm mục tiêu (ụ súng hoặc lô cốt), người chiến sĩ phải:

Phải quan sát nắm chắc địch, địa hình xung quanh, đường tiếp cận, hình thù, tính chất mục tiêu, nhanh chóng bí mật vận động đến bên sườn phía sau, dùng lựu đạn ném vào bên trong tiêu diệt địch.

Phải quan sát nắm chắc địch, địa hình xung quanh, đường tiếp cận, hình thù, tính chất mục tiêu, đặc điểm hoạt động, chỗ sơ hở yếu điểm như bên sườn, phía sau,… đồng thời căn cứ vào vũ khí hiện có để xác định cách đánh cho phù hợp.

Triệt để tận dụng kết quả hỏa lực của cấp trên, bí mật vận động đến bên sườn phía sau, dùng lựu đạn ném vào bên trong tiêu diệt địch.

Quan sát địch, thời tiết, địa hình, ánh sáng, luôn giữ đúng đường, đúng hướng, nắm vững thời cơ tiến công tiêu diệt địch.

Câu 41: Một trong những nội dung chiến sĩ phải nhớ kỹ khi nhận nhiệm vụ chiến đấu phòng ngự là:

Phương hướng, vật chuẩn, đặc điểm địa hình nơi phòng ngự.

Tình hình địch.

Thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị, thời gian sẵn sàng đánh địch.

Cả 3 phương án trên.

Câu 42: Trong chiến đấu phòng ngự, sau khi hiểu rõ nhiệm vụ, thứ tự các công việc người chiến sĩ phải làm là:

Xác định vị trí phòng ngự, xác định cách đánh, bố trí vũ khí, làm công sự và vật cản.

Xác định vị trí phòng ngự, làm công sự, bố trí vũ khí, xác định cách đánh.

Làm công sự, bố trí vũ khí, xác định cách đánh, bố trí vật cản.

Làm đường cơ động, đào hố bắn, triển khai súng, lựu đạn sẵn sàng đánh địch tập kích phía trước, bên sườn, phía sau.

Câu 43: Trong chiến đấu phòng ngự, vị trí phòng ngự của từng người bao gồm:

Khu vực trên hướng bắn chính, hướng quan trọng, hướng bổ trợ.

Mục tiêu cần giữ và một số địa hình, địa vật xung quanh.

Hố bắn chính, hố bắn phụ, hào chiến đấu, hào giao thông.

Nơi tiện quan sát, tiện tiêu diệt địch.

Câu 44: Cách đánh của chiến sĩ khi địch tiến công vào trận địa là:

Nhanh chóng dùng vũ khí ngăn chặn, tiêu diệt, đẩy lùi địch từ xa.

Lợi dụng địa hình địa vật, cơ động ra phía trước, hiệp đồng với đồng đội đánh chặn địch từ xa, giữ vững vị trí được giao.

Nắm vững thời cơ, chiếm lĩnh vị trí chiến đấu, chờ địch vào tầm bắn hiệu quả, theo lệnh người chỉ huy, hiệp đồng với đồng đội, tiêu diệt địch, giữ vững vị trí được giao.

Cả 3 phương án trên đều đúng.

Câu 45: Trong chiến đấu phòng ngự, vũ khí bắn thẳng thƣờng đƣợc bố trí:

Trên hướng bắn chính.

Phía trước mục tiêu cần giữ để tiêu diệt, ngăn chặn không cho địch đánh chiếm.

Tại hố bắn chính của người chiến sĩ.

Ở nhiều vị trí, nơi phát huy hết uy lực của vũ khí, hiểm hóc, bất ngờ, tiện cơ động đánh địch trong mọi tình huống.

Câu 46: Quy định thứ tự làm công sự trong chiến đấu phòng ngự là:

Hố bắn chính, hố bắn phụ, hào chiến đấu, hào giao thông, các loại hầm ẩn nấp, nghỉ ngơi.

Hào giao thông, hào chiến đấu, các loại hố bắn, hầm ẩn nấp, nghỉ ngơi.

Hầm cất giấu vũ khí, lương thực thực phẩm, hố bắn chính, hố bắn phụ, hào chiến đấu, hào giao thông, các loại hầm ẩn nấp, nghỉ ngơi.

Hào chiến đấu, hào giao thông, các loại hố bắn, các loại hầm ẩn nấp, nghỉ ngơi.

Câu 47: Để đảm bảo cho chiến đấu phòng ngự, vật chất từng người phải chuẩn bị:

Dụng cụ và vật liệu xây dựng công sự trận địa.

Các loại vũ khí, trang bị, phương tiện, vật chất.

Lương thực, thực phẩm, thuốc men.

Súng đạn, lựu đạn, mìn.

Câu 48: Khi địch dùng hỏa lực bắn phá nhƣng chƣa tiến công bằng bộ binh hoặc bộ binh cơ giới, hành động của chiến sĩ là:

Báo cáo với cấp trên, thông báo với bạn, nhanh chóng về vị trí chiến đấu để sẵn sàng đánh địch.

Cơ động về vị trí chiến đấu, củng cố công sự trận địa, báo cáo với cấp trên.

Cơ động ra phía trước sẵn sàng đánh chặn địch ở phía trước trận địa.

Nếu không làm nhiệm vụ trực ban, phải triệt để lợi dụng công sự trận địa, địa hình, địa vật để ẩn nấp, tích cực chủ động quan sát nắm chắc tình hình.

Câu 49: Khi địch tiến công bằng bộ binh hoặc bộ binh cơ giới, hành động của chiến sĩ là:

Cơ động ra phía trước, hiệp đồng với đồng đội đánh chặn địch ở phía trước trận địa.

Bố trí vật cản phía trước trận địa để ngăn chặn địch.

Nhanh chóng, bí mật chiếm vị trí chiến đấu, chờ địch đến gần, nắm vững thời cơ, bất ngờ nổ súng tiêu diệt địch.

Nhanh chóng chiếm vị trí chiến đấu, củng cố công sự trận địa, tăng cường quan sát, tiêu diệt địch trên hướng bắn chính.

Câu 50: Khi bị địch chiếm một phần trận địa, hành động của chiến sĩ là:

Lùi về sau, báo cáo với cấp trên chi viện, phản kích lấy lại phần đất đã mất.

Vòng ra bên sườn, phía sau địch, dùng lựu đạn, thủ pháo, bắn găm, bắn gần, bất ngờ tiêu diệt địch, khôi phục lại trận địa, báo cáo với cấp trên.

Kiên quyết giữ vững phần trận địa còn lại, dùng vũ khí tiêu diệt, ngăn chặn không cho địch phát triển, báo cáo với cấp trên, phối hợp với đồng đội khôi phục lại trận địa.

Tùy theo từng tình huống chiến đấu có thể vận dụng một trong 3 phương án trên.

Câu 51: Sau mỗi lần tiến công bị thất bại, địch thƣờng rút lui về phía sau, hành động của chiến sĩ lúc này là:

Bắn truy kích cho đến khi địch chạy ra ngoài tầm bắn XA NHẤT của vũ khí, phán đoán thủ đoạn tiến công mới của địch, cứu chữa thương binh, củng cố công sự, sẵn sàng đánh địch tiến công tiếp theo.

Củng cố công sự, ngụy trang, phán đoán thủ đoạn tiến công mới của địch, báo cáo cấp trên.

Cơ động đuổi theo truy kích địch, cứu chữa thương binh, thu chiến lợi phẩm, bắt tù binh, hàng binh, báo cáo cấp trên.

Bắn truy kích cho đến khi địch chạy ra ngoài tầm bắn HIỆU QUẢ, phán đoán thủ đoạn tiến công mới của địch, cứu chữa thương binh, củng cố công sự, sẵn sàng đánh địch tiến công tiếp theo.

Câu 52: Trong chiến đấu, động tác đi khom được vận dụng trong trường hợp nào?

Nơi gần địch có địa hình, địa vật che đỡ, che khuất ngang tầm ngực

Đêm tối hoặc sương mù ở cách xa địch

Nơi có địa hình, địa vật che đỡ, che khuất ngang tầm người ngồi

Nơi có địa hình trống trải gần địch

Câu 53: Trong chiến đấu, động tác bò cao được vận dụng khi nào?

Ở nơi xa địch để bảo đảm an toàn từ xa

Thường vận dụng ở nơi gần địch

Vận dụng ở nơi có địa hình, địa vật che khuất tốt

Nơi không có nhiều mìn của địch

Câu 54: Tư thế, động tác nào sau đây không có trong các tư thế động tác vận động cơ bản trên chiến trường?

Bò cao

Lê cao

Lê thấp

Lê vừa

Câu 55: Động tác nào sau đây không phải là tư thế, động tác vận động cơ bản trên chiến trường?

Đi khom

Chạy khom

Bò cao

Chạy cao

Câu 56: Nội dung nào sau đây không phải là yêu cầu của các tư thế động tác vận động cơ bản trên chiến trường?

Luôn quan sát địch, địa hình, địa vật và đồng đội

Vận dụng các tư thế vận động phù hợp ở mọi địa hình

Hành động mưu trí, mau lẹ, bí mật

Hạn chế quan sát, chớp thời cơ tiến thẳng tới mục tiêu

Câu 57: Trong chiến đấu, tư thế, động tác Trườn được vận dụng trong các trường hợp nào?

Ở nơi cách địch với cự li vừa phải

Để vượt qua nơi địa hình ngập nước

Để chui qua hàng rào của địch

Là động tác thực hiện sau đi khom

Câu 58: Nội dung nào sau đây không phải là trường hợp vận dụng tư thế, động tác Trườn?

Thường được vận dụng nơi gần địch

Vận dụng để chui qua hàng rào của địch

Vận dụng để vượt qua địa hình bằng phẳng gần địch

Khi cần phải che giấu súng nơi gần địch

Câu 59: Trong chiến đấu, động tác vọt tiến thường được vận dụng trong trường hợp nào?

Cần phải vượt qua nơi địch đang dùng hoả lực mạnh

Khi địch tạm dừng hoả lực

Khi ta đang hành quân ở gần địch

Khi ta đang bị máy bay địch theo dõi

Câu 60: Trong chiến đấu, động tác lê thường vận dụng trong trường hợp nào?

Nơi gần địch, cần thu hẹp mục tiêu

Là động tác thực hiện sau bò cao

Là động tác yêu cầu bụng luôn phải ép sát mặt đất

Nơi có điều kiện địa hình rậm rạp

Câu 61: Nội dung nào sau đây không đúng với tư thế, động tác Trườn?

Người nằm sấp, bụng ép sát mặt đất

Súng đặt bên phải dọc theo thân người

Hai chân duỗi thẳng, mũi bàn chân chống xuống đất

Yêu cầu tư thế động tác như lê thấp

Câu 62: Một trong những nội dung yêu cầu của tư thế, động tác vận động

Tìm nơi khi cần thiết để trú ẩn

Để sử dụng tư thế, động tác vận động cho phù hợp

Chủ yếu để phát hiện nơi ẩn nấp tốt nhất khi chiến đấu

Để tìm nơi giấu lương thực, vũ khí

Câu 63: Khi ở tư thế, động tác Lê trên chiến trường có cả súng và vật chất khác thì mang như thế nào?

Tay trái cầm súng, để vật chất lên cẳng chân hoặc tay để tiến

Súng treo trước ngực, để vật chất lên cẳng chân hoặc tay để tiến

C.Súng đeo sau lưng, để vật chất lên cẳng chân hoặc tay để tiến

D.Súng bên dưới, vật chất để lên trên và tiến

Câu 64: Khi dùng tư thế, động tác trườn ở địa hình bằng phẳng thì súng mang như thế nào?

Súng đặt bên phải dọc theo thân người, nòng hướng về phía trước, hộp tiếp đạn quay vào trong

Để súng lên cẳng chân và tiến về phía trước

Đeo sau lưng để trườn không ảnh hưởng đến súng, đạn

Súng đặt bên phải dọc theo thân người, nòng hướng về phía trước, hộp tiếp đạn quay ra ngoài

Câu 65. Trong chiến đấu, động tác đi khom được vận dụng trong trường hợp nào?

A. Nơi gần địch có địa hình, địa vật che đỡ, che khuất ngang tầm ngực.

B. Nơi cách xa địch, tác chiến vào đêm tối hoặc sương mù địch khó phát hiện.

C. Nơi có địa hình, địa vật che đỡ, che khuất ngang tầm người ngồi.

D. Nơi cách xa địch, có địa hình trống trải, không bị che khuất.

Đáp án: A

Câu 66. Chiến sĩ trong bức ảnh dưới đây đang thực hiện động tác nào?Giáo dục quốc phòng 12 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường (ảnh 4)

A. Đi khom cao.

B. Đi khom thấp.

C. Chạy khom cao.

D. Chạy khom thấp.

Đáp án: A

Câu 67. Trong chiến đấu, động tác chạy khom được vận dụng trong trường hợp nào?

A. Cần vận động nhanh từ địa hình này sang địa hình khác.

B. Nơi gần địch, có địa hình, địa vật cao ngang tư thế người ngồi.

C. Nơi có địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động, cần phải dùng tay để dò mìn.

D. Nơi gần địch, sẵn sàng dùng súng hoặc một tay dò mìn, mang, ôm khí tài, trang bị.

Đáp án: A

Câu 68. Trong chiến đấu, động tác bò cao hai chân, một tay được vận dụng trong trường hợp nào?

A. Cần vận động nhanh từ địa hình này sang địa hình khác.

B. Nơi gần địch, có địa hình, địa vật cao ngang tư thế người ngồi.

C. Nơi có địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động, cần phải dùng tay để dò mìn.

D. Nơi gần địch, sẵn sàng dùng súng hoặc một tay dò mìn, mang, ôm khí tài, trang bị.

Đáp án: D

Câu 69. Trong chiến đấu, động tác bò cao được vận dụng trong trường hợp nào?

A. Cần vận động nhanh từ địa hình này sang địa hình khác.

B. Nơi gần địch, có địa hình, địa vật cao ngang tư thế người ngồi.

C. Nơi gần địch, có địa hình địa vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực.

D. Nơi gần địch, sẵn sàng dùng súng hoặc một tay dò mìn, mang, ôm khí tài, trang bị.

Đáp án: D

Câu 70. Trong chiến đấu, động tác bò cao được vận dụng trong trường hợp nào?

A. Cần vận động nhanh từ địa hình này sang địa hình khác.

B. Nơi gần địch, có địa hình địa vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực.

C. Nơi có địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động, cần phải dùng tay để dò mìn.

D. Khi cần vượt qua địa hình bằng phẳng, nơi vật che khuất, che đỡ ngang tầm người nằm.

Đáp án: C

Câu 71. Trong chiến đấu, động tác trườn được vận dụng trong trường hợp nào?

A. Cần vượt qua địa hình trống trải hoặc khi địch tạm ngừng hỏa lực.

B. Nơi gần địch, có địa hình địa vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực.

C. Nơi có địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động, cần phải dùng tay để dò mìn.

D. Khi cần vượt qua địa hình bằng phẳng, nơi vật che khuất, che đỡ ngang tầm người nằm.

Đáp án: D

Câu 72. Trong chiến đấu, động tác vọt tiến được vận dụng trong trường hợp nào?

A. Cần vượt qua địa hình trống trải hoặc khi địch tạm ngừng hỏa lực.

B. Nơi gần địch, có địa hình địa vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực.

C. Nơi có địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động, cần phải dùng tay để dò mìn.

D. Nơi gần địch, để dò, gỡ mìn, chui qua hàng rào dây thép gai của địch,

Đáp án: A

Câu 73. Chiến sĩ trong bức ảnh dưới đây đang thực hiện động tác nào?Giáo dục quốc phòng 12 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường (ảnh 5)

A. Đi khom cao khi không có chướng ngại vật.

B. Đi khom thấp khi có chướng ngại vật.

C. Bò cao hai chân, một tay.

D. Bò cao hai chân, hai tay.

Đáp án: C

Câu 74. Bức ảnh dưới đây mô tả lại động tác nào?

Giáo dục quốc phòng 12 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường (ảnh 6)

A. Đi khom cao khi không có chướng ngại vật.

B. Đi khom thấp khi có chướng ngại vật.

C. Bò cao hai chân, một tay.

D. Bò cao hai chân, hai tay.

Đáp án: D

Câu 75. Chiến sĩ trong bức ảnh dưới đây đang thực hiện động tác nào?

Giáo dục quốc phòng 12 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường (ảnh 7)

A. Lê cao.

B. Lê thấp.

C. Trườn.

D. Vọt tiến.

Đáp án: A

Câu 76. Chiến sĩ trong bức ảnh dưới đây đang thực hiện động tác nào?

Giáo dục quốc phòng 12 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường (ảnh 8)

A. Lê cao.

B. Lê thấp.

C. Trườn.

D. Vọt tiến.

Đáp án: C

Câu 77. Chiến sĩ trong bức ảnh dưới đây đang thực hiện động tác nào?

Giáo dục quốc phòng 12 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường (ảnh 2)

A. Lê cao.

B. Lê thấp.

C. Trườn.

D. Vọt tiến.

Đáp án: D

Câu 78. Chiến sĩ trong bức ảnh dưới đây đang thực hiện động tác nào?Giáo dục quốc phòng 12 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường (ảnh 11)

A. Lê cao.

B. Lê thấp.

C. Trườn.

D. Vọt tiến.

Đáp án: B

Câu 79. Nội dung nào sau đây không phải là yêu cầu của các tư thế động tác vận động cơ bản trên chiến trường?

A. Luôn quan sát địch, địa hình, địa vật và đồng đội.

B. Vận dụng các tư thế vận động phù hợp ở mọi địa hình.

C. Hành động mưu trí, mau lẹ, bí mật.

D. Hạn chế quan sát, chớp thời cơ tiến thẳng tới mục tiêu.

Đáp án: D

Câu 80. Khi thực hiện động tác lê thấp cần chú ý gì?

A. Thuận tay nào thì tay đó ép sát mặt đất.

B. Thuận tay nào thì tay kia ép sát mặt đất.

C. Súng luôn đặt trên mặt đất để bảo đảm an toàn.

D. Phải luôn đeo súng trên vai, không để súng chạm đất.

Đáp án: B

Câu 81. Trong chiến đấu, động tác trườn không được thực hiện trong trường hợp nào dưới đây?

A. Khi dò, gỡ mìn, chui qua hàng rào của địch.

B. Nơi có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm người nằm.

C. Khi cần vượt qua địa hình bằng phẳng, gần địch.

D. Nơi có địa hình trống trải, không có vật che khuất, che đỡ.

Đáp án: D

Câu 82. Khi thực hiện động tác đi khom cần lưu ý điều gì?

A. Khi đi khom, người không được nhấp nhô, không ôm súng.

B. Khi đi khom, chỉ được đặt nửa bàn chân xuống mặt đất.

C. Khi mang súng trường, tay phải đặt vào ốp lót tay của súng.

D. Một tay cầm súng, một tay cầm vật chất, khí tài, trang bị.

Đáp án: A

Câu 83. Khi thực hiện động tác bò cao chân, một tay cần lưu ý điều gì?

A. Luôn để súng trên mặt đất để đảm bảo an toàn.

B. Không đặt cả bàn chân xuống khi di chuyển.

C. Khi tến phải luôn đảm bảo báng súng chạm mặt đất.

D. Súng đeo sau lưng; thực hiện 3 chắc 1 di để tiến tới đối tượng.

Đáp án: B

Câu 84. Nội dung nào dưới đây mô tả đúng động tác bò hai chân, hai tay?

Khi thực hiện động tác bò cao chân, một tay cần lưu ý điều gì?

A. Luôn để súng trên mặt đất để đảm bảo an toàn.

B. Thực hiện 2 chắc 1 di để tiến đến vị trí xác định.

C. Một tay cầm súng, tay còn lại cầm vật chất, khí tài.

D. Súng đeo sau lưng; khi tiến tay nào thì dò đường của chân đó.

Đáp án: D

Câu 85. Nội dung nào sau đây mô tả không đúng tư thế, động tác Trườn?

A. Người nằm sấp, bụng ép sát mặt đất.

B. Súng đặt bên phải dọc theo thân người.

C. Hai chân duỗi thẳng, mũi bàn chân chống xuống đất.

D. Người ngồi nghiêng xuống đất, mông trái và đùi trái tiếp đất.

Đáp án: D

Câu 86. Khi thực hiện động tác trườn, súng phải đặt dọc theo thân người, cách thân người từ

A. 10 – 15 cm.

B. 25 – 30 cm.

C. 45 – 50 cm.

D. 65 – 70 cm.

Đáp án: B

Câu 87. Trường hợp nào dưới đây có thể vận dụng động tác đi khom?

A. Nơi có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm người nằm.

B. Gần địch trong đêm tối, sương mù địch khó phát hiện.

C. Hành quân trong đêm tối, địch ở xa không phát hiện được.

D. Vận động trong điều kiện có địa hình phức tạp.

Đáp án: B

Câu 88. Có thể vận dụng tư thế nào dưới đây khi tác chiến trong khu vực gần địch có địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực hoặc sương mù?

A. Đi khom.

B. Bò cao.

C. Lê cao.

D. Lê thấp.

Đáp án: A

Câu 89. Có thể vận dụng tư thế nào dưới đây khi tác chiến ở những nơi gần địch, có địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao ngang tư thế người ngồi?

A. Đi khom.

B. Bò cao.

C. Trườn.

D. Vọt tiến.

Đáp án: B

Câu 90. Có thể vận dụng tư thế nào dưới đây khi vận động qua nơi địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động như: nơi gạch, ngói, sỏi, đá lởm chởm… cần phảu dùng tay để dò mìn?

A. Đi khom.

B. Bò cao.

C. Trườn.

D. Vọt tiến.

Đáp án: B

Câu 91. Có thể vận dụng tư thế nào dưới đây khi vận động qua nơi có địa hình bằng phẳng, nơi che khuất, che đỡ cao ngang tầm người nằm?

A. Đi khom.

B. Bò cao.

C. Trườn.

D. Vọt tiến.

Đáp án: C

Câu 92. Có thể vận dụng tư thế nào dưới đây khi vận động qua nơi có địa hình trống trải hoặc khi địch tạm ngưng hỏa lực?

A. Đi khom.

B. Bò cao.

C. Trườn.

D. Vọt tiến.

Đáp án: D

Câu 93. Có thể vận dụng tư thế nào dưới đây khi cần vận động nhanh từ địa hình này sang địa hình khác?

A. Chạy khom.

B. Bò cao.

C. Trườn.

D. Lê cao.

Đáp án: A

Câu 94. Động tác nào dưới đây thường được vận dụng khi gần địch, cần thu hẹp mục tiêu hoặc khi vận động qua nơi có địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm người ngồi?

A. Đi khom.

B. Lê.

C. Trườn.

D. Vọt tiến.

Đáp án: B

1 1,968 21/12/2023