Lý thuyết GDQP 11 Bài 3 (Cánh diều): Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế
Tóm tắt lý thuyết Giáo dục quốc phòng lớp 11 Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt GDQP 11.
Lý thuyết GDQP 11 Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế
A. Lý thuyết GDQP 11 Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế
I. Một số vấn đề chung về tội phạm
1. Khái niệm tội phạm
- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lí hình sự.
2. Một số loại tội phạm
- Bộ luật Hình sự có 14 chương (từ Chương XIII đến Chương XXVI) quy định hình phạt các tội phạm, trong đó có một số loại tội phạm như:
+ Giết người, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác;
+ Hiếp dâm, dâm ô đối với người dưới 16 tuổi;
+ Cướp, cướp giật, trộm cắp tài sản;
+ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
+ Tổ chức đua xe, đua xe trái phép;
+ Cản trở giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không;…
3. Cách thức hoạt động phổ biến của tội phạm
- Cách thức hoạt động phổ biến của tội phạm là:
+ Câu kết thành các băng nhóm, tổ chức;
+ Lưu động trên phạm vi một hoặc nhiều tỉnh, thành phố;
+ Sử dụng thủ đoạn giả mạo, gian dối;
+ Sử dụng vũ khí, công cụ, phương tiện;
+ Sử dụng công nghệ cao,...
II. Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
1. Khái niệm tội phạm sử dụng công nghệ cao
- Tội phạm sử dụng công nghệ cao là những hành vi vi phạm pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, sử dụng tri thức, kĩ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông ở trình độ cao cố ý xâm phạm đến trật tự, an toàn thông tin, gây tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và theo quy định của Bộ luật Hình sự phải bị xử lí hình sự.
2. Một số cách thức hoạt động phổ biến của tội phạm sử dụng công nghệ cao
- Cài hoặc sao chép các phần mềm độc hại vào các công cụ lưu trữ, thiết bị kết nối máy tính.
- Chiếm đoạt quyền quản trị hệ thống, can thiệp vào dữ liệu hoặc hệ điều hành, ngăn chặn truyền tải dữ liệu.
- Khai thác các lỗ hổng bảo mật, lấy cắp tên và mật khẩu đăng nhập của người dùng, lấy cắp thông tin thẻ ngân hàng, truy cập trái phép vào hệ thống tài khoản ngân hàng; chiếm đoạt tài khoản thư điện tử, mạng xã hội, gửi tin nhắn, cuộc gọi qua mạng viễn thông.
- Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy; vu khống; mua bán người; môi giới mại dâm; xâm hại tỉnh dục trẻ em; buôn bán hàng cấm, hàng gia, đánh bạc trái phép, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép....
3. Quy định của pháp luật về xử lí tội phạm sử dụng công nghệ cao
- Các hành vi sau tuỳ theo mức độ và trường hợp phạm tội có thể bị phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù:
+ Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật.
+ Phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử.
+ Cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử.
+ Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông.
+ Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.
+ Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, chiếm đoạt tài sản.
+ Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng.
+ Sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh.
+ Cố ý gây nhiễu có hại.
III. Phòng, chống tệ nạn xã hội
1. Tệ nạn xã hội
- Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, lan truyền, biểu hiện bằng những hành vi vi phạm pháp luật, lệch chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức, gây nguy hiểm cho xã hội.
2. Một số tệ nạn xã hội
- Tệ nạn ma túy: là việc sử dụng trái phép chất ma tuý, nghiện ma tuý và các hành vi vi phạm pháp luật về ma tuý mà chưa đến mức hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Tệ nạn mại dâm: là các hành vi mua dâm, bán dâm và các hành vi khác có liên quan đến mua dâm, bán dâm.
- Tệ nạn cờ bạc: là các hành vi lợi dụng trò chơi để cá cược, sát phạt được thua bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trái pháp luật.
- Tệ nạn mê tín dị đoan: là các hành vi thái quá, mù quáng, tin vào những điều mơ hồ dẫn đến cuồng tín, hành động trái với chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật.
3. Một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn
a) Phòng, chống tệ nạn mại dâm
- Nghiêm cấm các hành vi: mua dâm; bán dâm; chứa mại dâm; tổ chức hoạt động mại dâm; cưỡng bức bán dâm, môi giới mại dâm; bảo kê mại dâm; lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm và các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật
- Xử phạt vi phạm hành chính tuỳ theo mức độ và trưởng hợp vi phạm đối với các hành vi: mua dâm, bán dâm và các hành vi khác có liên quan đến mua dâm, bán dâm; lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mua dâm, bán dâm…
- Phạt tù tuỳ theo mức độ và trường hợp phạm tội đối với các hành vi: chứa mại dâm, môi giới mại dâm, mua dâm người dưới 18 tuổi.
b) Phòng, chống tệ nạn cờ bạc
- Xử phạt vi phạm hành chính tuỳ theo mức độ và trường hợp vi phạm đối với hành vi đánh bạc trái phép chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Phạt cải tạo không giam giữ, phạt tiền hoặc phạt tù tuỳ theo mức độ và trường hợp phạm tội đối với hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép.
c) Phòng, chống tệ nạn mê tín dị đoan
- Xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi tham gia hoạt động mê tín dị đoan, tổ chức hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
- Phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù tuỳ theo mức độ và trường hợp phạm tội đối với người dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
IV. Trách nhiệm phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao
1. Trách nhiệm của công dân
- Tích cực, chủ động nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về phòng, chống một số tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao; biết bảo vệ mật khẩu, khoá mật khẩu, cơ sở dữ liệu, thông tin cá nhân, thông tin tài khoản và hệ thống thiết bị công nghệ của bản thân.
- Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao; phát hiện, tố giác và giúp đỡ cơ quan chức năng điều tra, xử lí các hành vi vi phạm pháp luật về tệ nạn xã hội và sử dụng công nghệ cao.
- Tham gia các hoạt động tuyên truyền, vui chơi lành mạnh để góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về tệ nạn xã hội và sử dụng công nghệ cao.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của học sinh
- Tự giác thực hiện trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao.
- Tham gia học tập đầy đủ các nội dung giáo dục về phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao do nhà trường tổ chức.
- Gương mẫu thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống một số tệ nạn xã hội phổ biến và tội phạm sử dụng công nghệ cao theo hướng dẫn của nhà trường; tự giác thực hiện quy tắc sinh hoạt ở cộng đồng, nơi công cộng.
- Tham gia tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao do nhà trưởng, cộng đồng tổ chức.
- Phát hiện, ngăn chặn người thân, bạn bè và những người xung quanh vi phạm quy định về phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao.
B. Trắc nghiệm GDQP 11 Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế
Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “……….. là hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, lan truyền, biểu hiện bằng những hành vi vi phạm pháp luật, lệch chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức, gây nguy hiểm cho xã hội”?
A. Tệ nạn xã hội.
B. Bạo lực gia đình.
C. Bạo lực học đường.
D. Tội phạm hình sự.
Đáp án đúng là: A
Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, lan truyền, biểu hiện bằng những hành vi vi phạm pháp luật, lệch chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức, gây nguy hiểm cho xã hội.
Câu 2. Tệ nạn mại dâm là các hành vi
A. sử dụng trái phép chất ma tuý, nghiện ma tuý, vi phạm pháp luật về ma tuý.
B. mua dâm, bán dâm và các hành vi khác có liên quan đến mua dâm, bán dâm.
C. tin vào những điều mơ hồ dẫn đến cuồng tín, hành động trái với chuẩn mực xã hội.
D. lợi dụng trò chơi để cá cược, sát phạt được thua bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
Đáp án đúng là: B
Tệ nạn mại dâm là các hành vi mua dâm, bán dâm và các hành vi khác có liên quan đến mua dâm, bán dâm.
Câu 3. Tệ nạn cờ bạc là các hành vi
A. sử dụng trái phép chất ma tuý, nghiện ma tuý, vi phạm pháp luật về ma tuý.
B. mua dâm, bán dâm và các hành vi khác có liên quan đến mua dâm, bán dâm.
C. tin vào những điều mơ hồ dẫn đến cuồng tín, hành động trái với chuẩn mực xã hội.
D. lợi dụng trò chơi để cá cược, sát phạt được thua bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
Đáp án đúng là: D
Tệ nạn cờ bạc là các hành vi lợi dụng trò chơi để cá cược, sát phạt được thua bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trái pháp luật.
Câu 4. Câu ca dao “Bạc ba quan tha hồ mở bát/ Cháo ba đồng chê đắt không ăn” phản ánh về loại tệ nạn xã hội nào dưới đây?
A. Tệ nạn ma túy.
B. Tệ nạn cờ bạc.
C. Tệ nạn mại dâm.
D. Tệ nạn mê tín dị đoan.
Đáp án đúng là: B
Câu ca dao “bạc ba quan tha hồ mở bát/ cháo ba đồng chê đắt không ăn” phản ánh về tệ nạn cờ bạc.
Câu 5. Câu tục ngữ nào sau đây phản ánh về tệ nạn mê tín dị đoan?
A. Đánh đề ra đê mà ở.
B. Bói ra ma, quét nhà ra rác.
C. Đi cuốc đau tay, đi cày mỏi gối.
D. Nhịn đói nằm co hơn ăn no vác nặng.
Đáp án đúng là: B
Câu tục ngữ “bói ra ma, quét nhà ra rác” phản ánh về tệ nạn mê tín dị đoan.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về khái niệm “tội phạm”?
A. Do pháp nhân thương mại thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý.
B. Do người mất năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý.
C. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự.
D. Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý.
Đáp án đúng là: B
- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lí hình sự.
Câu 7. Trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có bao nhiêu chương quy định về hình phạt các tội phạm?
A. 12 chương.
B. 13 chương.
C. 14 chương.
D. 15 chương.
Đáp án đúng là: C
- Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có 14 chương (từ Chương XIII đến Chương XXVI) quy định hình phạt các tội phạm.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những cách thức hoạt động phổ biến của tội phạm?
A. Câu kết thành các băng nhóm, tổ chức.
B. Chỉ lưu động trên phạm vi xã, phường.
C. Sử dụng thủ đoạn giả mạo, gian dối.
D. Sử dụng vũ khí, công cụ, phương tiện.
Đáp án đúng là: B
- Cách thức hoạt động phổ biến của tội phạm là:
+ Câu kết thành các băng nhóm, tổ chức;
+ Lưu động trên phạm vi một hoặc nhiều tỉnh, thành phố;
+ Sử dụng thủ đoạn giả mạo, gian dối;
+ Sử dụng vũ khí, công cụ, phương tiện; sử dụng công nghệ cao,...
Câu 9. Tội phạm sử dụng công nghệ cao là những hành vi vi phạm
A. pháp luật hình sự.
B. pháp luật dân sự.
C. pháp luật lao động.
D. pháp luật tố tụng.
Đáp án đúng là: A
- Tội phạm sử dụng công nghệ cao là những hành vi vi phạm pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, sử dụng tri thức, kĩ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông ở trình độ cao cố ý xâm phạm đến trật tự, an toàn thông tin, gây tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và theo quy định của Bộ luật Hình sự phải bị xử lí hình sự.
Câu 10. Hành vi sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật sẽ bị xử phạt theo những hình thức nào?
A. Cảnh cáo hoặc phạt tiền.
B. Cảnh cáo, phạt tiền và phạt tử hình.
C. Cải tạo không giam giữ hoặc cảnh cáo.
D. Phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù.
Đáp án đúng là: D
Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: hành vi sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật sẽ bị phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù.
Câu 11. Trong dịp Tết Nguyên đán, P rủ mấy bạn đến nhà đánh tú lơ khơ ăn tiền. Nếu nhận được lời mời của P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Lập tức đồng ý đến nhà P chơi đánh bài ăn tiền.
B. Từ chối nhưng vẫn đến nhà P để xem các bạn chơi.
C. Từ chối và khuyên P không nên thực hiện hành vi đó.
D. Đồng ý và rủ thêm các bạn khác cùng tham gia cho vui.
Đáp án đúng là: C
- Nếu nhận được lời mời của P, em nên:
+ Từ chối không tham gia.
+ Giải thích để P hiểu rõ: “đánh bạc là các hành vi lợi dụng trò chơi để cá cược, sát phạt được thu bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Vì vậy, dù chỉ chơi tú lơ khơ ăn tiền với số tiền nhỏ, cũng là hành vi đánh bạc, vi phạm pháp luật”. Từ đó, tiếp tục khuyên P không nên rủ rê, lôi kéo các bạn khác tham gia chơi tú lơ khơ ăn tiền.
- Nếu P không nghe theo lời khuyên, em nên thông báo sự việc tới những người lớn tin cậy để nhờ sự hỗ trợ, khuyên bảo của họ.
Câu 12. Xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi
A. tham gia hoặc tổ chức hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
B. dùng bói toán để thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng trở lên.
C. dùng bói toán, đồng bóng gây ảnh hưởng xấu đến an toàn xã hội.
D. sử dụng các hình thức mê tín dị đoan dẫn đến chết người.
Đáp án đúng là: A
Xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi tham gia hoạt động mê tín dị đoan, tổ chức hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
Câu 13. Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Mua dâm; bán dâm và tổ chức hoạt động mại dâm.
B. Tố giác hành vi: mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm.
C. Lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm.
D. Cưỡng bức, môi giới mại dâm và bảo kê mại dâm.
Đáp án đúng là: B
- Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm các hành vi: mua dâm; bán dâm; chứa mại dâm; tổ chức hoạt động mại dâm; cưỡng bức bán dâm, môi giới mại dâm; bảo kê mại dâm; lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm và các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật.
Câu 14. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của học sinh trong việc phòng chống tệ nạn xã hội?
A. Học tập đầy đủ các nội dung giáo dục về phòng, chống tệ nạn xã hội.
B. Tự giác thực hiện trách nhiệm công dân trong phòng, chống tệ nạn xã hội.
C. Gương mẫu thực hiện quy định của pháp luật, quy tắc sinh hoạt cộng đồng.
D. Không tham gia hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội do địa phương tổ chức.
Đáp án đúng là: D
- Trách nhiệm của học sinh trong việc phòng chống tệ nạn xã hội:
+ Tự giác thực hiện trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tệ nạn xã hội.
+ Tham gia học tập đầy đủ các nội dung giáo dục về phòng, chống tệ nạn xã hội.
+ Gương mẫu thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống một số tệ nạn xã hội phổ biến; tự giác thực hiện quy tắc sinh hoạt ở cộng đồng, nơi công cộng.
+ Tham gia tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trưởng, cộng đồng tổ chức.
+ Phát hiện, ngăn chặn người thân, bạn bè và những người xung quanh vi phạm quy định về phòng, chống tệ nạn xã hội.
Câu 15. Chủ thể nào dưới đây không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?
A. Chị V tố cáo với cơ quan công an về hành vi tổ chức đánh bạc của ông P.
B. Anh K lợi dụng việc kinh doanh dịch vụ massage để môi giới mại dâm.
C. Bạn K vận chuyển giúp ông C 200g ma túy để nhận 1 triệu đồng tiền công.
D. Bà S tung tin mình được “thánh cho ăn lộc” để tổ chức hoạt động bói toán.
Đáp án đúng là: A
Công dân có trách nhiệm phát hiện, tố giác và giúp đỡ cơ quan chức năng điều tra, xử lí các hành vi vi phạm pháp luật về tệ nạn xã hội => hành vi của chị V không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết GDQP 11 sách Cánh diều hay, chi tiết:
Lý thuyết Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
Lý thuyết Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân
Lý thuyết Bài 6: Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo
Lý thuyết Bài 7: Pháp luật về quản lí vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 11 Cánh diều (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 11 - Cánh diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Cánh diều
- Giải SBT Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 11 – Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 11 - Cánh diều
- Giải sbt Toán 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – ilearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sbt Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Hóa 11 - Cánh diều
- Giải sbt Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sbt Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Địa lí 11 - Cánh diều
- Giải sbt Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sbt Công nghệ 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sbt Tin học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Cánh diều