Lý thuyết GDCD 6 Bài 9 (Cánh diều): Tiết kiệm

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 6 Bài 9: Tiết kiệm ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt GDCD 6.

1 694 11/03/2023


A. Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Tiết kiệm

1. Thế nào là tiết kiệm?

- Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

 Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Tiết kiệm

2. Biểu hiện của tiết kiệm

- Một số biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày:

+ Tiết kiệm sức khỏe.

+ Làm việc khoa học, tiết kiệm sức lao động, nâng cao năng và hiệu quả công việc.

+ Tiết kiệm điện, tiết kiệm nước,…

Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Tiết kiệm

+ Tiết kiệm thời gian của bản thân cũng như thời gian của người khác.

+ Tiết kiệm tiền bạc, của cải vật chất.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Tiết kiệm

b. Phân biệt tiết kiệm và không tiết kiệm

- Trái với tiết kiệm là lãng phí, phung phí. Ví dụ:

+ Lãng phí thời gian.

+ Lãng phí sức khỏe…

+ Lãng phí các nguồn năng lượng (điện, nước…)

Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Tiết kiệm

c. Thế nào là người tiết kiệm?

- Người tiết kiệm là người biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

3. Ý nghĩa của tiết kiệm

- Tiết kiệm giúp con người biết quý trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân và người khác nhằm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

4. Rèn luyện lối sống tiết kiệm

- Học sinh cần phải thực hiện tính tiết kiệm thông qua việc:

+ Tránh lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Tiết kiệm

+ Sắp xếp việc làm khoa học.

+ Bảo quản, tận dụng các đồ dùng học tập, lao động.

+ Sử dụng điện, nước hợp lí.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Tiết kiệm

+ Tiết kiệm tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực.

B. Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 6 Bài 9 (Cánh diều 2023) có đáp án: Tiết kiệm

Câu 1: Người biết tiết kiệm là người như thế nào?

A. Biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch.

B. Biết nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

C. Chi tiêu hào phóng, mua thật nhiều đồ ăn, trang phục.

D. Biết yêu thương, đồng cảm với người khác.

Đáp án A

Người biết tiết kiệm là người biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra (SGK trang 45).

Câu 2: Tiến kiệm sẽ giúp con người

A. vượt qua những khó khăn, thử thách để đạt được thành công.

B. sống biệt lập, không quan tâm tới mọi người xung quanh.

C. biết quí trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân.

D. trở nên ích kỉ, keo kiệt, bủn xỉn.

Đáp án C

Tiết kiệm là giúp con người quí trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân, làm giàu cho bản thân và xã hội (SGK trang 46).

Câu 3: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của tiết kiệm?

A. Giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi.

B. Quên tắt điện khi ra khỏi nhà.

C. Thường xuyên quên khóa vòi nước.

D. Bật điều hòa cả ngày, ngay cả khi đi ra ngoài.

Đáp án A

- Giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi cũng là một biểu hiện của tiết kiệm.

- Nội dung các đáp án B, C, D là hành động lãnh phí, chưa tiết kiệm.

Câu 4: Tiết kiệm được hiểu là

A. sử dụng tràn lan, bừa bãi của cải, thời gian.

B. khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

C. chăm chi, nỗ lực làm việc, không ngại khó khăn, gian khổ.

D. sử dụng hợp lí, hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

Đáp án D

Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác (SGK trang 43).

Câu 5: Học sinh có thể rèn luyện tính tiết kiệm thông qua việc nào dưới đây?

A. Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.

B. Mua sắm thoải mái miễn sao mình thấy vui.

C. Xé sách vở để gấp máy bay giấy.

D. Tiêu xài xa hoa, lãng phí.

Đáp án A

- Học sinh có thể rèn luyện tính tiết kiệm thông qua việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.

Câu 6: Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về tính tiết kiệm?

A. Năng nhặt chặt bị.

B. Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện.

C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

D. Phí của giời, mười đời chẳng có.

Đáp án D

- Câu tục ngữ “Phí của giời, mười đời chẳng có” cho rằng: sự lãng phí mọi thứ là lãng phí của trời, của trời là thứ rất khó có, rất khó có thể mua được, chính vì thế mà lãng phí của trời sẽ mười đời sẽ không có lại được.

Câu 7: Câu tục ngữ: “ Tích tiểu thành đại” nói về?

A. Tinh thần yêu nước.

B. Tính tiết kiệm.

C. Lối sống xa hoa, lãng phí.

D. Đức tính dũng cảm.

Đáp án B

Khi một con người tầm thường luôn tích cóp từng đồng thời gian sau sẽ trở nên nhiều tiền, lâu năm sau nếu giữ được đức tính đó sẽ giúp ta thành người giàu có, cứ thế mà phát triển lên.

Câu 8: Những việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của tính tiết kiệm?

A. Giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi.

B. Tắt các thiết bị khi không sử dụng.

C. Hoàn thành công việc đúng hạn.

D. Mua nhiều quần áo để trưng diện, sống ảo.

Đáp án D

- Những hành động thể hiện tính tiết kiệm:

+ Giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi.

+ Tắt các thiết bị khi không sử dụng.

+ Hoàn thành công việc đúng hạn.

- Hành động: mua nhiều quần áo để trưng diện, sống ảo là biểu hiện của sự hoang phí.

Câu 9: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

Thời tiết mùa hè nóng bức nên K muốn bật điều hòa cả ngày. Vậy mà chiều tối, chị M lại tắt đi muột lúc. Chị M bảo: hôm nay trời không nóng nữa, nên tắt điều hòa đi, bật quạt cho thoáng, vừa không bị khô da lại vừa tiết kiệm điện cho gia đình. K không đồng ý, K cho rằng: có điều hòa thì cứ bật cả ngày, có hết bao nhiêu tiền điện đâu mà phải tiếc.

Theo em, trong tình huống trên hành động của bạn nào thể hiện tính tiết kiệm? bạn nào thể hiện sự lãng phí?

A. Hành động của K cho thấy sự lãng phí, bạn M cho thấy sự tiết kiệm.

B. Hành động của M cho thấy sự lãng phí, bạn K cho thấy sự tiết kiệm.

C. Hành động của cả hai bạn K và M đều cho thấy sự lãng phí.

D. Hành động của cả hai bạn K và M đều cho thấy sự tiết kiệm.

Đáp án A

- Hành động của K cho thấy sự lãng phí (khi bật điều hòa cả ngày, ngay cả những khi trời không oi bức; không biết tiếc tiền điện), bạn M cho thấy sự tiết kiệm (tắt điều hòa, bật quạt khi trời không quá nóng bức).

Câu 10: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

M sinh ra trong một gia đình giàu có, M luôn nói với các bạn của mình rằng: “Sau này tớ không cần đi làm, không cần cố gắng học giỏi vì nhà tớ giàu lắm rồi”. M đua đòi, ăn chơi, thậm chí dính vào ma túy khi đang còn ở tuổi đến trường.

Theo em, hành động và suy nghĩ cuả Minh thể hiện điều gì?

A. M chi tiêu hào phóng, đối xử tốt với bạn bè.

B. M biết trân trọng thành quả lao động của bố mẹ.

C. M không biết tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức của bố mẹ.

D. M luôn có ý thức tiết kiệm thời gian, tiền bạc của bản thân và gia đình.

Đáp án C

- Hành động và suy nghĩ cuả M cho thấy M không biết tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức của bố mẹ.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết GDCD 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

Lý thuyết Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Bài 11: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Lý thuyết Bài 12: Quyền trẻ em

Lý thuyết Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

1 694 11/03/2023


Xem thêm các chương trình khác: