Lý thuyết GDCD 6 Bài 5 (Cánh diều): Tự lập

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 6 Bài 5: Tự lập ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt GDCD 6.

1 585 11/03/2023


A. Lý thuyết GDCD 6 Bài 5: Tự lập

1. Sống tự lập

- Tự lập là tự làm lấy công việc bằng khả năng, sức lực của mình.

 Lý thuyết GDCD 6 Bài 5: Tự lập

- Tự lập không có nghĩa là biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ với ai, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.

2. Biểu hiện của tính tự lập

- Biểu hiện của tự lập:

+ Tự tin, tự làm lấy việc của mình.

+ Bản lĩnh, tự mình tìm cách vượt qua khó khăn.

+ Có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì, bền bỉ thực hiện kế hoạch đã đề ra.

- Biểu hiện trái với tự lập:

+ Ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 5: Tự lập

+ Trông chờ vào may rủi.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 5: Tự lập

+ Sống biệt lập, chỉ biết đến bản thân, không cần quan hệ, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.

3. Ý nghĩa tự lập 

- Tự lập giúp chúng ta:

+ Làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm.

+ Tự tin, bản lĩnh, giải quyết các công việc hiệu quả và làm chủ được cuộc sống

+ Nhận được sự kính trọng của mọi người.

B. Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 6 Bài 5 (Cánh diều 2023) có đáp án: Tự lập

Câu 1: Hành động nào dưới đây là biểu hiện của tính tự lập?

A. Không làm bài tập được giao.

B. Đùn đẩy trách nhiệm khi bản thân phạm lỗi.

C. Phụ thuộc, dựa dẫm, ỉ lại bào bố mẹ.

D. Tự chuẩn bị đồ dùng, sách vở trước khi đến lớp.

Đáp án D

- Hành động: Tự chuẩn bị đồ dùng, sách vở trước khi đến lớp là biểu hiện của tính tự lập.

Câu 2: Hành động nào dưới đây không phải là biểu hiện của tính tự lập?

A. Tự giác học bài, làm bài tập về nhà.

B. Tự chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở trước khi đến lớp.

C. Làm các việc nhà sau giờ học như: nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa…

D. Ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.

Đáp án D

- Hành động: ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, không phải là biểu hiện của tính tự lập.

Câu 3: Tính tự lập giúp chúng ta

A. xa lánh tất cả mọi người, chỉ biết và quan tâm đến công việc của bản thân.

B. làm chủ được suy nghĩ và chịu trách nhiệm trước những việc mình làm.

C. sống biệt lập, không thiết lập mối quan hệ với bất kì ai.

D. tự tách dời bản thân khỏi tập thể.

Đáp án B

Tính tự lập là một đức tính tốt của con người, giúp chúng ta làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm (SGK trang 25).

Câu 4: Tự lập được hiểu là

A. tự làm lấy các công việc bằng khả năng và sức lực của mình.

B. sống biệt lập với mọi người xung quanh, chỉ biết đến mình.

C. không cần nhờ ai giúp đỡ bất cứ việc gì.

D. không cần thiết lập mối quan hệ với bất cứ ai khác ngoài người thân.

Đáp án A

Sống tự lập là tự làm lấy các công việc bằng khả năng và sức lực của mình. Tự lập không có nghĩa là biệt lập, chỉ biết đến mình, không nhờ ai giúp đỡ việc gì, không cần quan hệ với ai (SGK trang 24).

Câu 5: Tính tự lập sẽ giúp chúng ta đạt được điều gì?

A. Tự tin, bản lĩnh, làm chủ cuộc sống.

B. Giải quyết công việc hiệu quả.

C. Được mọi người kính trọng.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án D

Tự lập giúp chúng ta tự tin, bản lĩnh, giải quyết công việc hiệu quả, làm chủ cuộc sống, được mọi người kính trọng (SGK trang 25).

Câu 6: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về tự lập?

A. Thân tự lập thân.

B. Làm người ăn tối lo mai/ Việc mình hồ dễ để ai lo lường.

C. Tự lực cánh sinh.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án D

- Câu tục ngữ “Tự lực cánh sinh” khuyên con người phải sớm tự lập, đừng ỷ lại dựa dẫm vào người khác.

- Câu tục ngữ “Thân tự lập thân” nói về tự rèn luyện bản thân từ bên trong cả nhân cách lẫn tư tưởng… Không chờ đợi, không xao động từ các tác nhân bên ngoài, phải luôn tự chủ được bản thân.

- Câu ca dao: Làm người ăn tối lo mai/ Việc mình hồ dễ để ai lo lường muốn khuyên con người nên tự lập, chủ động sắp xếp, lo liệu các công việc của cá nhân.

Câu 7: Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về tính tự lập?

A. Thân tự lập thân.

B. Học chẳng hay, thi may lại đỗ.

C. Tự lực, tự cường.

D. Tự lực cánh sinh.

Đáp án B

- Học chẳng hay thi may lại đỗ là câu tục ngữ nói về sự may rủi, không nói về tính tự lập.

Câu 8: Câu ca dao: “Có làm thì mới có ăn/ Không dung ai dễ đem phần đến cho” nói về

A. tinh thần trượng nghĩa.

B. lòng hiếu thảo.

C. ưự hy sinh.

D. tính tự lập.

Đáp án D

Câu ca dao: “Có làm thì mới có ăn/ Không dung ai dễ đem phần đến cho” muốn khuyên con người cần chăm chỉ, tự lực lao động, không nên chông trờ vào người khác.

Câu 9: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

Anh M là sinh viên của Học viên Nông nghiệp Việt Nam. Năm 2021, L ra trường, nhưng do tác động của dịch Covid-19, hiện anh M vẫn chưa tìm được công việc phù hợp, nên anh vẫn ở nhà với bố mẹ.

Ở nhà, anh M chăm chỉ làm việc vườn, tự nghiên cứu, ủ nhiều loại phân hữu cơ tốt cho cây. Kết quả sau nhiều ngày tháng, vườn cây nhà M sai trĩu quá, đem lại nguồn thu nhập tốt cho gia đình.

Hành động của anh M đã thể hiện điều gì?

A. Sự tự lập.

B. Thái độ lười biếng.

C. Tinh thần đoàn kết.

D. Tình yêu với quê hương.

Đáp án A

Anh M không dựa dẫm vào bố mẹ mà đã cố gắng tự tạo ra khoản thu nhập thêm cho gia đình.

Câu 10: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

A là con trai duy nhất trong gia đình nên rất được bố mẹ cưng chiều. Thời gian rảnh, A chơi game, đi đá bóng với bạn bè… không giúp đỡ bố mẹ và các chị làm việc nhà, vì A nghĩ: “mình là quý tử độc nhất, bố mẹ không thương mình thì thương ai”.

Theo em, hành động của Minh thể hiện điều gì?

A. Tính tự lập.

B. Sự lười biếng, thiếu tự lập.

C. Tinh thần hiếu học.

D. Sự siêng năng, kiên trì.

Đáp án B

Hành động của Minh thể hiện sự lười biếng, thiếu tự lập, ỉ lại vào tình yêu thương của bố mẹ và các chị gái.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết GDCD 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 4: Tôn trọng sự thật

Lý thuyết Bài 6: Tự nhận thức bản thân

Lý thuyết Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người

Lý thuyết Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

Lý thuyết Bài 9: Tiết kiệm

1 585 11/03/2023


Xem thêm các chương trình khác: