Lý thuyết GDCD 6 Bài 6 (Cánh diều): Tự nhận thức bản thân

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt GDCD 6.

1 585 11/03/2023


A. Lý thuyết GDCD 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân

1. Tự nhận thức bản thân

- Tự nhận thức bản thân là tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm riêng của mình để từ đó hoàn thiện bản thân.

 Lý thuyết GDCD 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân

2. Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân

- Tự nhận thức đúng đắn về bản thân giúp chúng ta tin tưởng vào những giá trị của chính mình để phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm và kiên định với những mục tiêu đã đặt ra.

3. Các cách tự nhận thức bản thân

- Tự suy nghĩ, phân tích, đánh giá điểm mạnh - yếu, sở thích, tính cách của bản thân.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân

- So sánh những nhận xét, đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, tự đánh giá của bản thân.

- So sánh mình với những tấm gương người tốt, việc tốt để thấy mình cần phát huy và cần cố gắng điều gì.

 

Lý thuyết GDCD 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân

- Lập kế hoạch phát huy ưu điểm và sửa chữa nhược điểm của bản thân.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân

B. Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 6 Bài 6 (Cánh diều 2023) có đáp án: Tự nhận thức bản thân

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?

A. Giúp chúng ta tin tưởng vào những giá trị của chính mình.

B. Giúp ta nhận ra và phát huy những ưu điểm của bản thân.

C. Giúp ta nhận diện và khắc phục nhược điểm của bản thân.

D. Giúp con người vượt qua mọi chông gai, thử thách.s

Đáp án D

Tự nhận thức bản thân giúp chúng ta tin tưởng vào những giá trị của chính mình, phát huy những ưu điểm của bản thân, hạn chế nhược điểm và kiên định với những mục tiêu đã đề ra (SGK trang 29).

Câu 2: Em có thể tự nhận thức bản thức bản thân bằng cách nào?

A. Tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, tính cách của bản thân.

B. So sánh những nhận xét của người khác về mình với tự nhận xét của bản thân.

C. So sánh mình với những tấm gương người tốt để thấy mình cần cố gắng điều gì.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Đáp án D

- Em có thể tự nhận thức bản thức bản thân bằng cách:

+ Tự suy nghĩ, phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, tính cách của bản thân.

+ So sánh những nhận xét, đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, tự đánh giá của bản thân.

+ So sánh mình với những tấm gương người tốt, việc tốt để thấy mình cần phát huy và cần cố gắng điều gì.

Câu 3: Việc làm nào sau đây giúp em tự nhận thức bản thân?

A. Tự đề cao, khen ngợi bản thân.

B. Lập kế hoạch phát huy ưu điểm và sửa chữa nhược điểm.

C. Tư ti vì những khuyết điểm, hạn chế của bản thân.

D. Lập kế hoạch cho bản thân nhưng không thực hiện.

Đáp án B

Em có thể tự nhận thức bản thức bản thân bằng cách lập kế hoạch phát huy ưu điểm và sửa chữa nhược điểm của bản thân (SGK trang 31).

Câu 4: Tự nhận thức bản thân được hiểu là

A. tự đề cao những thành tựu mà bản thân đạt được.

B. hành động bảo vệ quan điểm cá nhân đến cùng.

C. chỉ quan tâm đến công việc của bản thân, không quan tâm tới người khác.

D. tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình để hoàn thiện bản thân.

Đáp án D

Tự nhận thức bản thân là tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm riêng của mình để hoàn thiện bản thân (SGK trang 29).

Câu 5: Trong những việc làm sau, việc nào không nên làm để tự nhận thức bản thân?

A. Tự suy nghĩ về những nhược điểm của bản thân về sửa chữa.

B. So sánh mình với những tấm gương người tốt để thấy mình cần cố gắng điều gì.

C. Luôn tự ti, tự trách bản thân không giỏi giang, không thông minh.

D. Tìm ra những ưu điểm của bản thân để tiếp tục phát huy.

Đáp án C

- Luôn tự ti, tự trách bản thân không giỏi giang, không thông minh là hành động không nên làm khi tự nhận thức về bản thân.

Câu 6: Tình huống nào dưới đây cho thấy các bạn học sinh việc chưa biết tự nhận thức bản thân?

A. M luôn thấy tự ti, không dám trình bày ý kiến, quan điểm cá nhân.

B. Q thường nhờ bạn bè, thầy cô giảng giải những bài tập khó.

C. A luôn vui vẻ tiếp thu những ý kiến góp ý của người khác về mình.

D. L luôn chủ động tìm hiểu những điều mình còn băn khoăn, thắc mắc.

Đáp án A

M chưa biết tự nhận thức bản thẩn, bạn chưa tìm ra được ưu điểm và nhược điểm của mình nhưng lại luôn tự ti, rụt rè, không dám trình bày ý kiến, quan điểm cá nhân.

Câu 7: Albert Einstein đã từng nói rằng: “Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống suốt đời với niềm tin rằng nó là kẻ kém cỏi”. Câu nói trên giúp em hiểu điều gì?

A. Mỗi người đều có thế mạnh và điểm yếu riêng.

B. Tất cả mọi người đều năng lực như nhau ở mọi lĩnh vực.

C. Nên áp đặt suy nghĩ chủ quan của bản thân khi đánh giá về người khác.

D. Muốn thành công, con người phải giỏi toàn diện ở tất cả các lĩnh vực.

Đáp án A

Câu nói của Albert Einstein cho thấy: mỗi chúng ta ai cũng có những thế mạnh và điểm yếu riêng, năng lực và giá trị riêng; thành tựu hoặc khuyết điểm của con người ở một lĩnh vực không phải là thước đo giá trị cốt lõi của mỗi người. Vì vậy, chúng ta cần tìm ra những ưu – nhược điểm của bản thân để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm; và khi đánh giá người khác, cần nhìn nhận một cách khách quan.

Câu 8: “Khám phá ra ưu điểm của bạn và rèn luyện chúng” là lời khuyên đúng đắn về cách để chúng ta

A. tự nhận thức về bản thân mình.

B. yêu đời hơn, sống có ý nghĩa hơn.

C. tăng sự gắn bó, đoàn kết.

D. sống vui vẻ hơn.

Đáp án A

Khám phá ra ưu điểm của bạn và rèn luyện chúng” là lời khuyên đúng đắn về cách để chúng ta tự nhận thức về bản thân mình.

Câu 9: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

A rất tự tin vào những ưu điểm của bản thân. Mặc dù hát không hay, nhưng A vẫn luôn mơ ước trở thành một ca sĩ nổi tiếng. A nghĩ rằng: muốn làm ca sĩ thì không nhất thiết phải hát hay, chỉ cần xinh đẹp, ăn mặc thời trang là được. Vì vậy, ngày ngày A luôn chăm chút vào ngoại hình, đòi bố mẹ mua sắm cho chiều váy áo để trưng diện.

Theo em, suy nghĩ và hành động của A thể hiện điều gì?

A. Tinh thần siêng năng, kiên trì của bạn A.

B. A luôn nỗ lực rèn luyện thanh nhạc để đạt được ước mơ.

C. Bạn A rất yêu thương gia đình.

D. A chưa biết tự nhận thức về bản thân.

Đáp án D

A chưa biết tự nhận thức được khuyết điểm của bản thân (giọng hát không hay) để khắc phục khuyết điểm. Hơn nữa, suy nghĩ của A không đúng đắn khi cho rằng: muốn làm ca sĩ thì chỉ cần xinh đẹp, ăn mặc thời trang.

Câu 10: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

B rất thần tượng ca sĩ T. Vì vậy, B luôn tìm mọi cách để thay đổi bản thân cho giống với ca sĩ T từ: sở thích, trang phục, đầu tóc đến ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ. Thậm chí B còn ghét, bịa đặt thông tin về những đối thủ của ca sĩ T, dù B chưa gặp họ lần nào.

Theo em, hành động của B thể hiện điều gì?

A. Bạn B đã biết tự nhận thức về bản thân.

B. Bạn B chưa biết tự nhận thức về bản thân.

C. Bạn B rất yêu gia đình và quê hương.

D. Bạn B có tinh thần yêu thương người khác.

Đáp án B

B luôn cố gắng bắt chước theo hình mẫu của ca sĩ T mà quên đi bản thân mình cũng có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Hành động của B cho thấy bạn B chưa biết tự nhận thức về bản thân.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết GDCD 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 5: Tự lập

Lý thuyết Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người

Lý thuyết Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

Lý thuyết Bài 9: Tiết kiệm

Lý thuyết Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1 585 11/03/2023


Xem thêm các chương trình khác: