Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 16 (Kết nối tri thức): Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

Tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 7 Bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 7.

1 4957 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

1. Sự phân hóa tự nhiên theo chiều bắc-nam

- Sự phân hoá thiên nhiên theo chiều bắc - nam ở Trung và Nam Mỹ (thể hiện rõ nét ở sự khác biệt về khí hậu và cảnh quan):

+ Đới khí hậu xích đạo: nóng ẩm quanh năm, rừng mưa nhiệt đới phát triển trên diện rộng.

+ Đới khí hậu cận xích đạo: một năm có hai mùa mưa và khô rõ rệt, thảm thực vật điển hình là rừng thưa nhiệt đới.

+ Đới khí hậu nhiệt đới: nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang lây. Cảnh quan cũng thay đổi từ rừng nhiệt đới ẩm đến xa van, cây bụi và hoang mạc.

+ Đới khí hậu cận nhiệt: mùa hạ nóng, mùa đông ẩm. Nơi mưa nhiều có thảm thực vật điển hình là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng. Nơi mưa ít có cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc.

+ Đới khí hậu ôn đới: mát mẻ quanh năm. Cảnh quan điển hình là rừng hỗn hợp và bán hoang mạc.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ - Kết nối tri thức (ảnh 1)Hoang mạc A-ma-ta-ca ở Chi-lê

2. Sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông - tây

- Sự phân hóa tự nhiên theo chiều đôg - tây ở Trung và Nam Mỹ:

* Ở Trung Mỹ

- Phía đông và các đảo có lượng mưa nhiều, thảm rừng mưa nhiệt đới phát triển.

- Phía tây khô hạn nên chủ yếu là xa van, rừng thưa.

 * Ở Nam Mỹ: Sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông - tây thể hiện rõ nhất ở địa hình:

- Phía đông là các sơn nguyên bị bào mòn mạnh, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.

+ Sơn nguyên Guy-a-na có khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp.

+ Sơn nguyên Bra-xin có khí hậu khô hạn hơn nên cảnh quan rừng thưa và xa van là chủ yếu.

- Ở giữa là các đồng bằng rộng và bằng phẳng (Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, La Pla-ta và Pam-pa).

+ Đồng bằng A-ma-dôn: nằm trong khu vực có khí hậu xích đạo và cận xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều nên thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới bao phủ, hệ thực - động vật vô cùng phong phú.

+ Các đồng bằng còn lại có mưa ít nên thảm thực vật chủ yếu là xa van, cây bụi.

- Phía tây là miền núi An-đét:cao trung bình 3 000 - 5 000 m, gồm nhiều dãy núi, xen giữa là các thung lũng và cao nguyên. Thiên nhiên có sự khác biệt rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây.

3. Sự phân hóa tự nhiên theo chiều cao

- Các đai thực vật theo chiều cao của sườn đông đông An-đét qua lãnh thổ Pê-ru: Rừng nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng lá kim, đồng cỏ, đồng cỏ núi cao, băng tuyết.

- Các đại thực vật được phân bố theo độ cao như sau:

+ Rừng nhiệt đới: từ 0 - 1000 m.

+ Rừng lá rộng: 1000 - 1300 m.

+ Rừng lá kim: 1300 - 3000 m.

+ Đồng cỏ: 3000 - 4000m

+ Đồng cỏ núi cao: 4000 - 5000m.

+ Băng tuyết vĩnh cửu: 6000 - 6500 m.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ - Kết nối tri thức (ảnh 1)Sườn đông dãy An-đét qua lãnh thổ Pê-ru

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí 7 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ

Lý thuyết Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ

Lý thuyết Bài 17: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ

Lý thuyết Bài 18: Châu Đại Dương

Lý thuyết Bài 19: Châu Nam Cực

1 4957 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: