Lý thuyết Địa lí 11 Bài 19 (Cánh diều): Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Liên Bang Nga
Tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 11 Bài 19: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Liên Bang Nga hay, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa lí 11.
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 19: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Liên Bang Nga
A. Lý thuyết Địa lí 11 Bài 19: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Liên Bang Nga
I. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
♦ Đặc điểm:
- Liên bang Nga có diện tích khoảng 17 triệu km2, trải theo chiều bắc - nam từ khoảng vĩ độ 41°11′B đến vĩ độ 7743’B và theo chiều đông - tây từ khoảng kinh độ 27°Đ đến kinh độ 16940’T.
- Lãnh thổ bao gồm phần lớn đồng bằng Đông Âu, toàn bộ phần Bắc Á và tỉnh Ca-li-nin-grát nằm biệt lập; kéo dài từ biển Ban-tích ở phía tây đến Thái Bình Dương ở phía đông, từ Bắc Băng Dương ở phía bắc đến Biển Đen và biển Ca-xpi ở phía nam.
- Liên bang Nga giáp nhiều quốc gia với đường biên giới xấp xỉ chiều dài xích đạo.
- Vùng biển rộng lớn thuộc Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và các biển như: Ban-tích, Biển Đen, Ca-xpi.
♦ Ảnh hưởng:
- Lãnh thổ rộng lớn đã làm cho Liên bang Nga có thiên nhiên đa dạng, tài nguyên phong phú.
- Vị trí địa lí giáp với nhiều quốc gia, giáp biển là điều kiện thuận lợi để giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội.
- Tuy nhiên, lãnh thổ rộng lớn cũng đặt ra các vấn đề cần quan tâm về phát triển kinh tế, xã hội giữa các vùng, các khu vực.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1. Địa hình, đất
♦ Địa hình của Liên bang Nga được chia thành hai phần, phân cách nhau bởi sông I-ê-nít-xây: phía tây gồm các đồng bằng và dãy núi U-ran; phía đông là vùng núi và cao nguyên.
- Phía tây bao gồm:
+ Đồng bằng Đông Âu rộng, có nhiều vùng đất cao, đồi thoải xen với các thung lũng rộng hoặc vùng đất thấp, có đất đai màu mỡ. Nơi đây thuận lợi để hình thành các vùng trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi gia súc.
+ Đồng bằng Tây Xi-bia có hai phần rõ rệt: phía bắc chủ yếu là đầm lầy và là nơi ngập lụt lớn; phía nam cao hơn, có đất đen thảo nguyên thích hợp cho trồng trọt.
+ Dãy núi U-ran là ranh giới tự nhiên giữa châu Âu và châu Á, cao trung bình khoảng 500 - 1 200 m, là dãy núi già, ở giữa thấp thuận lợi cho giao thông.
- Phía đông là cao nguyên Trung Xi-bia và các dãy núi, sơn nguyên. Địa hình ở đây hiểm trở, khó khăn cho giao thông, nhưng có nhiều tiềm năng để phát triển lâm nghiệp và công nghiệp khai khoáng
♦ Liên bang Nga có tài nguyên đất đa dạng.
+ Đất nâu, đất đen và đất xám thuận lợi cho trồng cây lương thực và cây thực phẩm.
+ Đất đài nguyên, đất pốt-dôn nghèo dinh dưỡng, gây khó khăn cho nông nghiệp.
2. Khí hậu
- Phần lớn lãnh thổ Liên bang Nga có khí hậu ôn đới. Phía tây khí hậu ôn hoà, phía đông có khí hậu lục địa nên khắc nghiệt hơn, phía bắc có khí hậu cận cực và cực, phía tây nam gần Biển Đen có khí hậu cận nhiệt.
- Đặc điểm khí hậu tạo điều kiện cho Liên bang Nga phát triển kinh tế đa dạng, đặc biệt là tạo ra sản phẩm nông nghiệp phong phú ở nhiều vùng khác nhau. Tuy nhiên, có nhiều nơi khô hạn, nhiều vùng lạnh giá gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
3. Sông, hồ
- Sông:
+ Có nhiều sông lớn như: sông Von-ga, sông Ô-bi, sông Lê-na, sông I-ê-nít-xây và hàng nghìn sông khác.
+ Các sông ở vùng Xi-bia chủ yếu chảy theo hướng nam - bắc, đổ ra Bắc Băng Dương, cửa sông thường bị đóng băng vào mùa đông.
+ Sông ngòi của Liên bang Nga có giá trị về nhiều mặt như: thuỷ điện, giao thông vận tải, tưới tiêu, thuỷ sản và du lịch.
- Các hồ lớn của Liên bang Nga là Ca-xpi và Bai-can. Hồ Bai-can là hồ nước ngọt sâu nhất và có dung tích lớn nhất thế giới.
4. Biển
- Đường bờ biển dài trên 37000 km, vùng biển rộng thuộc Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương và các biển khác.
- Dọc bờ biển có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng; vùng biển rộng có sinh vật phong phú, dầu mỏ, khí tự nhiên, tài nguyên du lịch,... là tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.
- Tuy nhiên, nhiều vùng biển phía bắc bị đóng băng gây khó khăn cho khai thác.
5. Sinh vật
- Đứng đầu thế giới về diện tích rừng (chiếm khoảng 20% diện tích rừng thế giới, 2020).
- Rừng tập trung nhiều ở vùng Xi-bia và các vùng ở phía bắc thuộc châu Âu, trong đó chủ yếu là rừng lá kim (chiếm 60 % diện tích của cả nước).
- Rừng là cơ sở để phát triển công nghiệp khai thác và chế biến gỗ, đồng thời là một trong những tài nguyên du lịch quan trọng và có ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân.
6. Khoáng sản
- Nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá. Khoáng sản kim loại đen phong phú.
- Đây là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, nhiều loại khoáng sản phân bố ở vùng có tự nhiên khắc nghiệt, khó khai thác.
III. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
- Quy mô dân số: Liên bang Nga có số dân đông thứ 9 trên thế giới (năm 2020).
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên rất thấp, có giá trị âm trong nhiều năm.
- Cơ cấu dân số già, tỉ lệ dân số ở nhóm từ 65 tuổi trở lên tăng, tuổi thọ trung bình là 73 tuổi (năm 2020.
=> Dân số tăng chậm và cơ cấu dân số già đã gây khó khăn về nguồn lao động và làm tăng chi phí phúc lợi xã hội, gây áp lực cho nền kinh tế.
- Mật độ dân số
+ Mật độ dân số trung bình của Liên bang Nga thấp, khoảng 9 người/km2 (năm 2020);
+ Dân cư phân bố không đều; mật độ cao nhất ở khu vực đồng bằng Đông Âu; ở các vùng phía bắc và phía đông (Xi-bia, Viễn Đông) dân cư rất thưa thớt.
=> Dân cư phân bố không đều gây trở ngại cho việc sử dụng lao động và khai thác lãnh thổ; nhiều vùng giàu tài nguyên nhưng thiếu lao động tại chỗ để khai thác.
- Đô thị hóa:
+ Tỉ lệ dân thành thị khoảng 74,8 % (năm 2020).
+ Các đô thị chủ yếu thuộc loại nhỏ và trung bình.
- Thành phần dân cư:
+ Liên bang Nga có nhiều dân tộc (hơn 100 dân tộc), trong đó dân tộc Nga chiếm 80,9% tổng số dân.
+ Mỗi dân tộc có truyền thống văn hóa, sản xuất khác nhau, tạo ra sự đa dạng văn hóa, truyền thống dân tộc; đồng thời là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.
2. Xã hội
- Nền văn hóa của Liên bang Nga đa dạng và độc đáo, thể hiện trong kiến trúc, hàng thủ công mĩ nghệ, lễ hội, múa ba-lê, âm nhạc truyền thống,... Những bản sắc dân tộc này đóng góp vào phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt đối với ngành du lịch.
- Trình độ học vấn của người dân khá cao, tỉ lệ biết chữ của người từ 15 tuổi trở lên đạt trên 99,4 % (năm 2020). Liên bang Nga là một trong những quốc gia đứng hàng đầu thế giới về nghiên cứu khoa học cơ bản. Giáo dục, đào tạo được chú trọng phát triển với nhiều trường đại học danh tiếng, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho nền kinh tế.
- HDI của Liên bang Nga ở mức rất cao (năm 2020 là 0,830).
B. Bài tập Địa lí 11 Bài 19: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Liên Bang Nga
Câu 1. Yếu tố tạo thuận lợi để Liên bang Nga tiếp thu thành tựu khoa học - kĩ thuật của thế giới là
A. dân thành thị đông.
B. lao động dồi dào.
C. nền kinh tế sôi động.
D. trình độ dân trí cao.
Chọn D
Dân cư Liên bang Nga có trình độ dân trí cao -> Thuận lợi cho tiếp thu thành tựu khoa học - kĩ thuật của thế giới.
Câu 2. Vấn đề dân số mà Nhà nước Liên bang Nga quan tâm là
A. tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao.
B. có cơ cấu dân số già hóa.
C. di cư, cháy máu chất xám.
D. lực lượng lao động đông.
Chọn C
Liên bang Nga là nước đông dân, đứng thứ tám trên thế giới (năm 2005). Tuy nhiên, do tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có chỉ số âm và từ thập niên 90 của thế kỉ XX nhiều người Nga đã di cư ra nước ngoài nên số dân đã giảm đi. Đây cũng là vấn đề mà Nhà nước hết sức quan tâm.
Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư, dân tộc Liên bang Nga?
A. Dân số tăng nhanh.
B. Có dân số đông.
C. Tỉ lệ dân thành thị cao.
D. Có nhiều dân tộc.
Chọn A
Đặc điểm dân cư - dân tộc Liên bang Nga:
- Tốc độ gia tăng tự nhiên có chỉ số âm nên dân số có xu hướng giảm.
- Liên bang Nga là nước đông dân, thứ 8 thế giới.
- Hơn 70% dân số sống ở thành thị nên tỉ lệ dân thành thị cao.
- Nhiều dân tộc: trên 100 dân tộc.
Câu 4. Nhận xét nào đúng nhất về sự phân bố dân cư của nước Nga?
A. Tập trung cao ở phía tây và nam, thưa thớt ở phía đông và bắc.
B. Tập trung cao ở phía đông và tây, thưa thớt ở phía nam và bắc.
C. Tập trung cao ở phía bắc và phía đông, thưa thớt ở phía tây nam.
D. Tập trung cao ở phía bắc và nam, thưa thớt ở phía đông và tây.
Chọn A
Dân cư ở Liên bang Nga phân bố chủ yếu ở phía tây và nam, thưa thớt ở phía đông và bắc. Do phía đông và bắc có khí hậu khắc nghiệt, băng tuyết bao phủ nhiều ngày trong năm gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất công - nông, sinh hoạt,…
Câu 5. Liên bang Nga không giáp với biển nào dưới đây?
A. Biển Ban Tích.
B. Biển Đen.
C. Biển Caxpi.
D. Biển Aran.
Chọn D
Liên bang Nga giáp với các biển sau: biển Ban Tích, biển Đen và biển Caxpi.
Câu 6. Đặc điểm nổi bật của địa hình đồng bằng Đông Âu là
A. chủ yếu đồi thấp và đầm lầy, cao nguyên.
B. ở phía bắc là đầm lầy, phía nam có đất đen.
C. vùng đồng bằng thấp, rộng và bằng phẳng.
D. các vùng đất cao xen với các vùng đất thấp.
Chọn D
Đồng bằng Đông Âu gồm các vùng đất cao hoặc đồi thoải xen với các vùng đất thấp hoặc các thung lũng rộng. Nơi đây có đất đai màu mỡ, thuận lợi cho ngành nông nghiệp và tập trung dân cư sinh sống.
Câu 7. Đặc điểm nổi bật của địa hình đồng bằng Tây Xi-bia là
A. chủ yếu đồi thấp và đầm lầy, cao nguyên.
B. ở phía bắc là đầm lầy, phía nam có phù sa.
C. vùng đồng bằng thấp, rộng và bằng phẳng.
D. các vùng đất cao xen với các vùng đất thấp.
Chọn C
Đồng bằng Tây Xi-bia là vùng đồng bằng thấp, rộng và bằng phẳng. Phía bắc chủ yếu là đầm lầy và là nơi ngập lụt lớn, phía nam là vùng phân bố của đất đen ôn đới (thảo nguyên) - loại đất thích hợp để trồng trọt.
Câu 8. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Tây Xi-bia?
A. Chủ yếu đồi thấp và đầm lầy, cao nguyên.
B. Ở phía bắc là đầm lầy, phía nam có đất đen.
C. Có đất đen ôn đới thích hợp cho trồng trọt.
D. Vùng đồng bằng thấp, rộng và bằng phẳng.
Chọn A
Đồng bằng Tây Xi-bia là vùng đồng bằng thấp, rộng và bằng phẳng. Phía bắc chủ yếu là đầm lầy và là nơi ngập lụt lớn, phía nam là vùng phân bố của đất đen ôn đới (thảo nguyên) - loại đất thích hợp để trồng trọt.
Câu 9. Dạng địa hình chủ yếu ở phần lãnh thổ phía tây Liên bang Nga là
A. bồn địa.
B. đồng bằng.
C. núi cao.
D. sơn nguyên.
Chọn B
Phần phía Tây chủ yếu là địa hình đồng bằng và đồi núi thấp. Đồng bằng Đông Âu tương đối cao, xen lẫn đồi thấp, có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, là nơi tập trung phần lớn dân cư. Đồng bằng Tây Xi-bia thấp, có nhiều đầm lầy, không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Câu 10. Thế mạnh nổi bật ở đồng bằng Đông Âu của Liên bang Nga là
A. vùng giàu có về tài nguyên khoáng sản và thủy điện.
B. vùng trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi.
C. vùng có diện tích đất hoang nhiều đang được cải tạo.
D. vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất.
Chọn B
Phần phía Tây có địa hình đại bộ phận là đồng bằng (đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Tây Xibia) và vùng trũng. Đồng bằng Đông Âu tương đối cao, xen lẫn nhiều đồi thấp, đất màu mỡ, là nơi trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi chính của Liên bang Nga.
Câu 11. Có nhiều vùng đất cao, đồi thoải xen với các thung lũng rộng hoặc vùng đất thấp là đặc điểm của khu vực địa hình nào dưới đây?
A. Đồng bằng Tây Xibia.
B. Đồng bằng Đông Âu.
C. Cao nguyên trung Xibia.
D. Vùng núi già U-ran.
Chọn B
Đồng bằng Đông Âu rộng, có nhiều vùng đất cao, đồi thoải xen với các thung lũng rộng hoặc vùng đất thấp, có đất đai màu mỡ. Nơi đây thuận lợi để hình thành các vùng trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi gia súc.
Câu 12. Đại bộ phận lãnh thổ nước Liên bang Nga nằm trong vành đai khí hậu nào sau đây?
A. Ôn đới.
B. Nhiệt đới.
C. Cận cực.
D. Cận nhiệt.
Chọn A
Hơn 80% lãnh thổ Liên bang Nga nằm ở vành đai khí hậu ôn đới, phần phía tây có khí hậu ôn hòa hơn phần phía đông. Phần phía bắc có khí hậu cận cực lạnh giá, chỉ 4% diện tích lãnh thổ (ở phía nam) có khí hậu cận nhiệt.
Câu 13. Đặc điểm nào sau đây đúng với phần phía Tây của Liên bang Nga?
A. Đại bộ phận là đồng bằng và vùng trũng.
B. Phần lớn là núi và cao nguyên rộng lớn.
C. Có nguồn khoáng sản và lâm sản dồi dào.
D. Có nhiều đồng bằng nhỏ và giàu lâm sản.
Chọn A
Phần phía Tây chủ yếu là địa hình đồng bằng và đồi núi thấp. Đồng bằng Đông Âu tương đối cao, xen lẫn đồi thấp, có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, là nơi tập trung phần lớn dân cư.
Câu 14. Biển Ban-tích, biển đen và biển Ca-xpi nằm ở khu vực nào sau đây của Liên bang Nga?
A. Bắc và đông bắc.
B. Đông và đông nam.
C. Tây và tây nam.
D. Nam và đông nam.
Chọn C
Biển Ban-tích, biển đen và biển Ca-xpi nằm ở phía Tây và Tây Nam.
Câu 15. Nhận định nào đúng khi nói về đặc điểm cơ bản của địa hình Liên bang Nga?
A. Cao ở phía nam, thấp về phía bắc.
B. Cao ở phía bắc, thấp về phía nam.
C. Cao ở phía đông, thấp về phía tây.
D. Cao ở phía tây, thấp về phía đông.
Chọn C
Địa hình Liên bang Nga cao ở phía đông, thấp dần về phía tây. Dòng sông I-ê-nít-xây chia Liên bang Nga ra thành 2 phần rõ rệt.
Bài giảng Bài 19: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Liên Bang Nga
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa lí 11 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 20: Kinh tế Liên Bang Nga
Lý thuyết Bài 21: Kinh tế Liên Bang Nga
Lý thuyết Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản
Lý thuyết Bài 23: Kinh tế Nhật Bản
Lý thuyết Bài 24: Thực hành: Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 11 Cánh diều (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 11 - Cánh diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Cánh diều
- Giải SBT Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 11 – Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 11 - Cánh diều
- Giải sbt Toán 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – ilearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sbt Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Hóa 11 - Cánh diều
- Giải sbt Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sbt Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sbt Công nghệ 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sbt Tin học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Cánh diều