Lý thuyết Địa lí 10 Bài 20 (Kết nối tri thức): Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới

Tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 10 Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa lí 10.

1 6,237 06/01/2023
Tải về


Lý thuyết Địa lí 10 Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới

Bài giảng Địa lí 10 Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới 

1. Phân bố dân cư

a. Tình hình phân bố dân cư thế giới

- Dân cư phân bố không đều.

- Một số vùng đông dân: Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, Tây và Trung Âu

- Một số vùng thưa dân: Bắc Á, Châu Đại Dương

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Bản đồ mật độ dân số trên thế giới năm 2020

b. Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư

- Tác động tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây cản trở cho sự cư trú của con người, nơi nào có điệu tự nhiên thuận lợi thì dân cư tâp trung đông đúc và ngược lại.

- Tác động kinh tế xã hội:

+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự phân bố dân cư, làm cho phân bố dân cư chuyển từ tự phát sang tự giác, phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất nền kinh tế.

+ Dân cư tập trung đông gắn với hoạt động công nghiệp, dịch vụ.

+ Dân cư tâp trung đông ở nơi có lịch sử khai thác lâu đời.

+ Di dân cũng tác động lớn đến phân bố dân cư thế giới.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hiện tượng di cư vào các nước Châu Âu

2. Đô thị hóa

a. Khái niệm

- Đô thị hóa là quá trình kinh tế xã hội mà biểu hiện của nó là sự phát triển về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

b. Các nhân tố tác động đến đô thị hóa

- Nhân tố tự nhiên: tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho đô thị hóa nhưng không phải nhân tố quyết định

- Nhân tố kinh tế - xã hội:

+ Phát triển công nghiệp gắn với công nghệ có tác động đặc biệt quan trọng tới đô thị hóa. Công nghiệp hóa và đô thị hóa là 2 quá trình song song hỗ trợ nhau cùng phát triển

+ Lối sống, mức thu nhập, trình độ văn hóa, nghề nghiệp có tác động tới đô thị hóa

+ Chính sách phát triển đô thị là nhân tố quyết định đến hướng phát triển đô thị trong tương lai.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Chính sách phát triển đô thị thông minh (minh họa)

c. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường

* Ảnh hưởng về kinh tế

- Tích cực:

+ Tăng quy mô và tỉ lệ lao động ở các khu vực công nghiệp và xây dựng dịch vụ.

+ Thay đổi cơ cấu nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

+ Tăng năng suất lao động.

- Tiêu cực: giá cả ở đô thị cao.

* Ảnh hưởng xã hội

- Tích cực:

+ Tạo thêm nhiều việc làm mới

+ Phổ biến lối sống thành thị, tạo điều kiện tiếp cận nhiều thiết bị văn minh trong đời sống

+ Nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp và một bộ phận dân cư

- Tiêu cực:

+ Tạo áp lực về nhà ở, việc làm, hạ tầng đô thị

+ Nguy cơ gia tăng tệ nạn xã hội

* Ảnh hưởng về môi trường

- Tích cực: mở rộng và phát triển không gian đô thị, hình thành môi trường đô thị, cơ sở hạ tầng hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Tiêu cực: đô thị hóa tự phát thường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, giao thông tắc nghẽn

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Tắc đường ở Hà Nội

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa lí 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế

Lý thuyết Bài 22: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

Lý thuyết Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Lý thuyết Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp

Lý thuyết Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản

1 6,237 06/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: