Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 5 (mới 2024 + Bài tập): Thực hành: Điôt - Tirixto- Triac hay, ngắn gọn

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 12 Bài 5: Thực hành: Điôt - Tirixto- Triac hay, ngắn gọn ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Công nghệ 12 Bài 5.

1 1,831 21/12/2023


A. Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 5: Thực hành: Điôt - Tirixto- Triac hay, ngắn gọn

I - CHUẨN BỊ

1. Dụng cụ, vật liệu

Đồng hồ vạn năng: 1 chiếc

Điôt các loại: tiếp điểm, tiếp mặt (loại tôt và xấu): 6 chiếc

Tirixto và các triac (loại tốt và xấu): 6 chiếc

2. Những kiến thức có liên quan

Ôn lại Bài 4

Ôn lại cách sử dụng đồng hồ vạn năng

II - NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH THỰC HÀNH

Bước 1. Quan sát, nhận biết các loại linh kiện:

Căn cứ hình dạng, cấu tạo bên ngoài để chọn riêng ra : Điốt tiếp điểm, điốt tiếp mặt, tirixto, triac.

- Điôt tiếp điểm: hai điện cực, dây dẫn nhỏ

- Điôt tiếp mặt: hai điện cực, dây dẫn to

- Tirixto và triac có 3 điện cực

Bước 2. Chuẩn bị đồng hồ đo

Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở x100 Ω. Kiểm tra chỉnh lại chỉnh lại kim đồng hồ cho đúng vị trí 0 Ω. thì chập hai đầu que đo lại

Chú ý:

- Que đỏ cắm ở cực dương (+) của đồng hồ là cực âm (-) của pin 1,5V trong đồng hồ

- Que đen cắm ở cực âm (-) của đồng hồ là cực dương (+) của pin 1,5V trong đồng hồ

Bước 3. Đo điện trở thuận và điện trở ngược của các linh kiện

Thông thường điện trở thuận khoảng vài chục ôm, điện trở ngược khoảng vài trăm kilô ôm.

a) Chọn ra hai loại điôt rồi lần lượt đo điện trở thuận, điện trở ngược giữa hai đầu của điôt theo sơ đồ hình 5 – 1. Ghi kết quả vào bảng 1. Cột nhận xét cần ghi: cực anôt ở đâu? Điôt tốt hay xấu?

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 5: Thực hành: Điôt - Tirixto- Triac hay, ngắn gọn

b) Chọn ra tirixto rồi lần lượt đo điện trở thuận, điện trở ngược giữa hai đầu của tirixto trong hai trường hợp cho UGK = 0 và UGK > 0V theo sơ đồ. Ghi kết quả vào bảng 2. Cột nhận xét cần ghi: tirixto dẫn điện hay không, cực anot ở đâu?

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 5: Thực hành: Điôt - Tirixto- Triac hay, ngắn gọn

c) Chọn ra triac rồi đo điện trở hai đầu A1 và A2 trong hai trường hợp:

- Cực G để hở và đo theo hình

- Cực G nối với A2 và đo theo hình 5 – 3b. Ghi kết quả vào bảng 3. Chỗ nhận xét cần ghi: dẫn điện hay không?

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 5: Thực hành: Điôt - Tirixto- Triac hay, ngắn gọn

III – TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH

1. Học sinh hoàn thành báo cáo theo mẫu, thảo luận và tự đánh giá

2. Giáo viên đánh giá kết quả dựa vào quá trình theo dõi và chấm bài báo cáo của học sinh.

MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH

ĐIOT – TIRIXTO – TRIAC

Họ và tên:

Lớp:

1. Tìm hiểu và kiểm tra diot

Các loại điot Trị số điện trở thuận Trị số điện trở ngược Nhận
Điot tiếp điểm
Điot tiếp mặt

2. Tìm hiểu và kiểm tra tirixto

UGK Trị số điện trở thuận Trị số điện trở ngược Nhận xét
Khi UGK= 0
Khi UGK > 0

3. Tìm hiểu và kiểm tra triac

UG Trị số điện trở thuận giữa cực A1 và A2 Trị số điện trở ngược giữa cực A1 và A2 Nhận xét
Khi cực G hở
Khi cực G nối với cực A2

4. Đánh giá kết quả thực hành

Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Công nghệ lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 5: Thực hành: Điôt - Tirixto- Triac hay, ngắn gọn

Lý thuyết Bài 6: Thực hành: Tranzito hay, ngắn gọn

Lý thuyết Bài 7: Khái niệm về mạch điện tử - Chỉnh lưu - Nguồn một chiều hay, ngắn gọn

Lý thuyết Bài 8: Mạch khuyếch đại - Mạch tạo xung hay, ngắn gọn

Lý thuyết Bài 9: Thiết kế mạch điện tử đơn giản hay, ngắn gọn

1 1,831 21/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: