Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 25 (mới 2024 + Bài tập): Máy điện xoay chiều ba pha - Máy biến áp ba pha hay, ngắn gọn

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 12 Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha - Máy biến áp ba pha hay, ngắn gọn ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Công nghệ 12 Bài 25.

1 3,193 21/12/2023


A. Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha - Máy biến áp ba pha hay, ngắn gọn

I - KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ CÔNG DỤNG CỦA MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA

1. Khái niệm

Máy điện xoay chiều ba pha là máy điện làm việc với dòng điện xoay chiều 3 pha, làm việc theo nguyên tắc cảm ứng điện từ và lực điện từ.

2. Phân loại và công dụng

Các loại máy điện xoay chiều ba pha được chia làm hai loại:

- Máy điện tĩnh: khi làm việc không có bộ phận nào chuyển động ,dùng để biến đổi các thông số: Điện áp, dòng điện… của hệ thống điện.

- Máy điện quay: khi làm việc có bộ phận chuyển động tương đối với nhau và chia làm hai loại

+ Máy phát điện: Biến đổi cơ năng thành điện năng, dùng làm nguồn cấp điện cho các tải.

+ Động cơ điện: Biến đổi điện năng thành cơ năng, dùng làm nguồn động lực cho các máy.

II - MÁY BIẾN ÁP BA PHA

1. Khái niệm và công dụng

Máy biến áp ba pha là máy điện tĩnh, dùng để biến đổi điện áp của hệ thống nguồn điện xoay chiều ba pha nhưng giữ nguyên tần số.

Máy biến áp ba pha được sử dụng chủ yếu trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng, trong mạng điện sản xuất và sinh hoạt. Máy biến áp tự ngẫu ba pha thường được dùng trong các phòng thí nghiệm.

2. Cấu tạo

a) Lõi thép: có ba trụ để quấn dây và gông từ để khép kín mạch từ. Lõi thép được làm bằng các lá thép kỹ thuật điện dày 0,35 ÷ 0,5 mm, hai mặt phủ sơn cách điện và ghép lại thành hình trụ.

b) Dây quấn: thường là dây đồng bọc cách điện được quấn quanh trụ từ của lõi thép.

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha - Máy biến áp ba pha hay, ngắn gọn

Mỗi máy biến áp ba pha có ba dây quấn nhận điện vào (gọi là dây quấn sơ cấp) kí hiệu AX, BY,CZ và ba dây quấn đưa điện ra (gọi là dây quấn thứ cấp) kí hiệu ax, by, cz, nên có thể đấu hình sao hay hình tam giác ở cả hai phía. Ngoài ra trong trường hợp đấu hình sao, vì có điểm chung nên có thể có thêm dây trung tính.

Sơ đồ đấu dây, kí hiệu cách đấu dây máy biến áp như hình 25 – 3.

Ở các máy biến áp cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ, dây quấn thứ cấp thường nối hình sao có dây trung tính

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha - Máy biến áp ba pha hay, ngắn gọn

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha - Máy biến áp ba pha hay, ngắn gọn

3. Nguyên lí làm việc

Dựa trên nguyên lí cảm ứng điện từ.

- Máy biến áp ba pha có các cách đấu dây khác nhau nên cần phân biệt hệ số biến áp pha (Kp) và hệ số biến áp dây (Kd).

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha - Máy biến áp ba pha hay, ngắn gọn

B. Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 25 (có đáp án 2023): Máy điện xoay chiều ba pha, máy biến áp ba pha

Câu 1. Máy điện xoay chiều ba pha làm việc với dòng điện:

A. Một chiều

B. Xoay chiều 3 pha

C. Xoay chiều một pha

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: B

Giải thích: Máy điện xoay chiều ba pha làm việc với dòng điện xoay chiều 3 pha dựa trên nguyên lí cảm ứng điện từ và lực điện từ.

Câu 2. Máy điện xoay chiều ba pha làm việc dựa trên nguyên lí:

A. Cảm ứng điện từ

B. Lực điện từ

C. Cảm ứng điện từ và lực điện từ

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Giải thích: Máy điện xoay chiều ba pha làm việc với dòng điện xoay chiều 3 pha dựa trên nguyên lí cảm ứng điện từ và lực điện từ.

Câu 3. Người ta chia máy điện xoay chiều ba pha làm mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích: Người ta chia máy điện xoay chiều ba pha làm 2 loại: máy điện tĩnh và máy điện quay.

Câu 4. Máy điện xoay chiều ba pha có loại nào:

A. Máy điện tĩnh

B. Máy điện quay

C. Máy điện tĩnh và máy điện quay

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Giải thích: Người ta chia máy điện xoay chiều ba pha làm 2 loại: máy điện tĩnh và máy điện quay.

Câu 5. Máy điện tĩnh là:

A. Máy biến áp

B. Máy biến dòng

C. Máy biến áp và máy biến dòng

D. Máy phát điện

Đáp án: C

Giải thích: Máy điện tĩnh là máy điện khi làm việc không có bộ phận nào chuyển động như máy biến áp, máy biến dòng. Máy phát điện khi làm việc có bộ phận chuyển động.

Câu 6. Máy điện quay:

A. máy phát điện

B. động cơ điện

C. máy phát điện và động cơ điện

D. đáp án khác

Đáp án: C

Giải thích: máy phát điện và động cơ điện khi làm việc có bộ phận chuyển động tương đối với nhau.

Câu 7. Thế nào là máy điện tĩnh?

A. Khi làm việc không có bộ phận nào chuyển động

B. Khi làm việc có bộ phận chuyển động tương đối với nhau

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án: A

Giải thích: Máy điện tĩnh khi làm việc không có bộ phận nào chuyển động, máy điện quay khi làm việc có bộ phận chuyển động tương đối với nhau.

Câu 8. Thế nào là máy quay?

A. Khi làm việc không có bộ phận nào chuyển động

B. Khi làm việc có bộ phận chuyển động tương đối với nhau

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án: B

Giải thích: Máy điện tĩnh khi làm việc không có bộ phận nào chuyển động, máy điện quay khi làm việc có bộ phận chuyển động tương đối với nhau.

Câu 9. Máy điện quay được chia làm mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích: Máy điện quay được chia làm: máy phát điện và động cơ điện.

Câu 10. Máy phát điện:

A. Biến cơ năng thành điện năng

B. Biến điện năng thành cơ năng

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án: A

Giải thích: Máy phát điện biến cơ năng thành điện năng, dùng làm nguồn cấp điện cho tải.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Công nghệ lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha hay, ngắn gọn

Lý thuyết Bài 27: Thực hành: Quan sát và mô tả cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha hay, ngắn gọn

Lý thuyết Bài 28: Mạng điện sản xuất quy mô nhỏ hay, ngắn gọn

Lý thuyết Bài 29: Thực hành: Tìm hiểu một mạng điện sản xuất quy mô nhỏ hay, ngắn gọn

Lý thuyết Bài 30: Ôn tập hay, ngắn gọn

1 3,193 21/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: