Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 4 (mới 2024 + Bài tập): Linh kiện bán dẫn và IC hay, ngắn gọn

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 12 Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC hay, ngắn gọn ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Công nghệ 12 Bài 4.

1 5,276 21/12/2023


A. Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC hay, ngắn gọn

Tất cả các linh kiện bán dẫn và IC (vi mạch tổ hợp) đều được chế tạo từ các chất bán dẫn loại P và loại N. Tuỳ theo cách tổ hợp của các tiếp giáp P – N sẽ tạo ra các linh kiện bán dẫn khác nhau.

I - ĐIỐT BÁN DẪN

Điôt bán dẫn là linh kiện bán dẫn có một tiếp giáp P – N, có vỏ bọc bằng thuỷ tinh, nhựa hoặc kim loại. Có hai dây dẫn ra là hai điện cực: anôt (A) và catôt

(K)

∗ Theo công nghệ chế tạo, điôt được phân ra:

- Điôt tiếp điểm: chỗ tiếp giáp P – N là một điểm rất nhỏ, chỉ cho dòng điện nhỏ đi qua, thường được dùng để tách sóng và trộn tần

- Điôt tiếp mặt: Chỗ tiếp giáp P - N có diện tích lớn, cho dòng điện lớn đi qua, được dùng để chỉnh lưu

∗ Theo chức năng, điôt được phân ra các loại chính sau:

- Điôt ổn áp (điôt zene): cho phép dùng ở vùng điện áp ngược đánh thủng mà không hỏng, được dùng để ổn định điện áp một chiều

- Điôt chỉnh lưu: biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC hay, ngắn gọn

II – TRANZITO

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC hay, ngắn gọn

Tranzito là một linh kiện bán dẫn có 2 lớp tiếp giáp P – N, có vỏ bọc bằng nhựa hoặc kim loại. Tranzito có ba dây dẫn ra là ba điện cực, cấu tạo và kí hiệu của nó như hình 4 – 3.

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC hay, ngắn gọn

Tuỳ theo cấu tạo, người ta phân tranzito thành hai loại: Tranzito PNP và Tranzito NPN. Chiều mũi tên ở trên kí hiệu của tranzito chỉ chiều dòng điện chạy qua tranzito: từ cực E sang cực C ở bán dẫn PNP và từ cực C sang cực E ở bán dẫn NPN

Tranzito là linh kiện tích cực trong mạch điện tử, nó được dùng để khuếch đại tín hiệu, để tạo sóng, tạo xung…

III – TIRIXTO

1. Cấu tạo, kí hiệu, công dụng

Tirixto là linh kiện bán dẫn có ba lớp tiếp giáp P – N, có vỏ bọc bằng nhựa hoặc kim loại, có ba dây dẫn ra là ba điện cực: Anôt (A), Catôt (K), Điều khiển (G)

Tirixto thường được dùng trong mạch chỉnh lưu có điểu khiển, bằng cách điều khiển cho UGK xuất hiện sớm hay muộn, qua đó thay đổi giá trị của điện áp ra.

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC hay, ngắn gọn

2. Nguyên lý làm việc và số liệu kĩ thuật

a) Nguyên lí làm việc

Khi chưa có điện áp dương UGK vào cực điều khiển thì dù cực anot có được phân cực thuận UAK> 0, tirixto vẫn không dẫn điện

Khi đồng thời có UAK dương và UGK cũng dương thì tirixto mới dẫn điện. Khi tirixto đã thông, UGK không còn tác dụng nữa. Lúc này tirixto làm việc như một điôt tiếp mặt, nó chỉ dẫn một chiều từ A sang K và sẽ ngưng dẫn khi UAK< 0.

b) Số liệu kĩ thuật

Khi dùng Tirixto cần quan tâm tới các số liệu kĩ thuật chủ yếu là: IAK định mức; UAK định mức; UGK định mức; IGK định mức.

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC hay, ngắn gọn

IV - TRIAC VÀ ĐIAC

1. Cấu tạo, kí hiệu, công dụng

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC hay, ngắn gọn

Triac là linh kiện bán dẫn được kí hiệu như hình 4 – 6. Triac có 3 điện cực là: A1, A2 và G.

Điac có cấu tạo hoàn toàn giống như triac nhưng không có cực điều khiển G.

Triac và điac được dùng để điều khiển các thiết bị điện trong các mạch điện xoay chiều.

2. Nguyên lí làm việc và số liệu kĩ thuật

a) Nguyên lí làm việc

∗ Triac

- Khi cực G và A2có điện thế âm hơn so với A1 thì Triac mở. Cực A1 đóng vai trò anôt, còn cực A2 đóng vai trò catôt. Dòng điện đi từ A1 về A2.

- Khi cực G và A2 có điện thế dương hơn so với A1 thì Triac mở. Cực A2 đóng vai trò anôt, còn cực A1 đóng vai trò catôt. Dòng điện đi từ A2 về A1.

Triac có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều và đều được cực G điều khiển lúc mở.

∗ Điac

Điac không có cực điều khiển nên được kích mở bằng cách nâng cao điện áp đặt vào hai cực

b) Số liệu kĩ thuật: Triac, điac có số liệu kĩ thuật giống như tirixto.

V – QUANG ĐIỆN TỬ

Quang điện tử là linh kiện điện tử có thông số thay đổi theo độ chiếu sáng, được dùng trong các mạch điện tử điều khiển bằng ánh sáng. Ví dụ, loại quang điện tử khi cho dòng điện chạy qua, nó bức xạ ra ánh sáng, được gọi là LED (Light emitting Diode).

VI - VI MẠCH TỔ HỢP

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC hay, ngắn gọn

Là mạch vi điện tử tích hợp, được chế tạo bằng công nghệ đặc biệt hết sức tinh vi chính xác. Trên chất bán dẫn Si làm nền, người ta tích hợp, tạo ra trên đó các loại linh kiện cần thiết như: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm, điôt, tranzto, tirixto….

Chúng được mắc nối với nhau theo từng nguyên lí làm việc cụ thể từng mạch điện. Do đó mỗi IC có kí hiệu và chân khác nhau. Người ta chia IC ra làm hai nhóm:

- IC tương tự được dùng để khuếch đại, tạo dao động, ổn áp, thu phát sóng vô tuyến điện, …

- IC số được dùng trong các thiết bị tự động, xung số, xử lí thông tin….

Khi sử dụng các linh kiện bán dẫn và IC cần tra cứu sổ tay IC để chọn và lắp mạch cho đúng. Thông thường IC được bố trí chân theo kiểu hình răng lược có một hàng chân hoặc kiểu chân rết có hai hàng chân. Cách đếm chân IC theo quy ước như hình 4 – 9

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC hay, ngắn gọn

Đối với IC một hàng chân, nhìn theo mặt bên phải, tức là mặt có ghi các chữ số kí hiệu của IC, ta đếm từ số 1 đến số cuối theo chiều từ trái sang phải.

Đối với IC hai hàng chân, nhìn từ trên IC xuống, đếm từ số 1 đến số cuối theo chiều ngược kim đồng hồ, bắt đầu từ bên có đánh dấu trên thân IC.

B. Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 4 (có đáp án 2023): Linh kiện bán dẫn và IC

Câu 1. Linh kiện bán dẫn được chế tạo từ chất bán dẫn nào?

A. Chất bán dẫn loại P

B. Chất bán dẫn loại N

C. Chất bán dẫn loại P và loại N

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Giải thích:

Tất cả các linh kiện bán dẫn đều được chế tạo từ các chất bán dẫn loại P và loại N.

Câu 2. Thế nào là điôt bán dẫn?

A. là linh kiện bán dẫn có 1 tiếp giáp P - N

B. là linh kiện bán dẫn có 2 tiếp giáp P - N

C. là linh kiện bán dẫn có 3 tiếp giáp P - N

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:

Điôt có 1 tiếp giáp P – N, tranzito có 2 tiếp giáp P- N, Tirixto có 3 tiếp giáp P – N.

Câu 3. Thế nào là tranzito?

A. là linh kiện bán dẫn có 1 tiếp giáp P - N

B. là linh kiện bán dẫn có 2 tiếp giáp P - N

C. là linh kiện bán dẫn có 3 tiếp giáp P - N

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: B

Giải thích:

Điôt có 1 tiếp giáp P – N, tranzito có 2 tiếp giáp P- N, Tirixto có 3 tiếp giáp P – N.

Câu 4. Thế nào là tirixto?

A. là linh kiện bán dẫn có 1 tiếp giáp P - N

B. là linh kiện bán dẫn có 2 tiếp giáp P - N

C. là linh kiện bán dẫn có 3 tiếp giáp P - N

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: C

Giải thích:

Điôt có 1 tiếp giáp P – N, tranzito có 2 tiếp giáp P- N, Tirixto có 3 tiếp giáp P – N.

Câu 5. Có mấy cách phân loại điôt?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Có 2 cách phân loại điôt: theo công nghệ chế tạo và theo chức năng.

Câu 6. Điôt nào sau đây được phân loại theo công nghệ chế tạo?

A. Điôt tiếp điểm

B. Điôt ổn áp

C. Điôt chỉnh lưu

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:

Điôt ổn áp và điôt chỉnh lưu được phân loại theo chức năng.

Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không phải của điôt tiếp điểm là:

A. Chỗ tiếp giáp P – N là một điểm rất nhỏ

B. Thường dùng để tách sóng

C. Thường dùng để trộn tần

D. Cho dòng điện lớn đi qua

Đáp án: D

Giải thích: Điôt tiếp điểm chỉ cho dòng điện nhỏ đi qua.

Câu 8. Đặc điểm của điôt tiếp mặt là:

A. Chỗ tiếp giáp P – N là một điểm rất nhỏ

B. Thường dùng để tách sóng

C. Thường dùng để trộn tần

D. Cho dòng điện lớn đi qua

Đáp án: D

Giải thích:

Điôt tiếp mặt có đặc điểm là:

+ Tiếp giáp P – N có diện tích lớn

+ Dùng để chỉnh lưu

+ Cho dòng điện lớn đi qua.

Câu 9. Công dụng của điôt chỉnh lưu là:

A. Biến điện xoay chiều thành điện một chiều

B. Tách sóng

C. Trộn tần

D. Ổn định điện áp một chiều

Đáp án: A

Giải thích:

Điôt tiếp điểm có công dụng tách sóng, trộn tần; điôt ổn áp có công dụng ổn định điện áp một chiều; điôt chỉnh lưu biến điện xoay chiều thành điện một chiều.

Câu 10. Điôt có mấy dây dẫn điện ra?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích: Điôt có 2 dây dẫn ra là 2 điện cực: anot và catot.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Công nghệ lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC hay, ngắn gọn

Lý thuyết Bài 5: Thực hành: Điôt - Tirixto- Triac hay, ngắn gọn

Lý thuyết Bài 6: Thực hành: Tranzito hay, ngắn gọn

Lý thuyết Bài 7: Khái niệm về mạch điện tử - Chỉnh lưu - Nguồn một chiều hay, ngắn gọn

Lý thuyết Bài 8: Mạch khuyếch đại - Mạch tạo xung hay, ngắn gọn

1 5,276 21/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: