Lý thuyết Giáo dục công dân 7 Bài 2 (Cánh diều): Bảo tồn di sản văn hóa

Tóm tắt lý thuyết Giáo Dục Công Dân lớp 7 Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt GDCD 7.

1 1,956 12/01/2023
Tải về


Lý thuyết Giáo Dục Công Dân 7 Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa

1. Di sản văn hóa là gì?

- Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

2. Phân loại di sản văn hóa

- Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

+ Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

+ Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

Lý thuyết Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa - Cánh diều (ảnh 1) Lý thuyết Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa - Cánh diều (ảnh 1)

Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa

(di sản văn hóa vật thể)

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên (di sản văn hóa phi vật thể)

3. Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội

- Di sản văn hóa là tài sản, niềm tự hào của dân tộc, thể hiện lịch sử sự sáng tạo và bản sắc dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.

- Di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú kho tàng di sản văn hóa nhân loại.

Lý thuyết Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa - Cánh diều (ảnh 1) Lý thuyết Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa - Cánh diều (ảnh 1)

UNESCO ghi danh dân ca quan họ Bắc Ninh là DSVH phi vật thể đại diện của nhân loại

Du khách nước ngoài tham quan cố đô Huế ở Việt Nam

4. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa:

- Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất.

Lý thuyết Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa - Cánh diều (ảnh 1) Lý thuyết Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa - Cánh diều (ảnh 1)

Không xâm phạm các di sản văn hóa

Cần giữ gìn cảnh quan sạch đẹp

- Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời khi thấy có những hành vi làm sai lệch, phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa; hoặc thấy di sản văn hóa có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị hủy hoại, bị mất.

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Chuyển giao di sản văn hóa cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không có đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị.

Xem thêm lý thuyết Giáo dục công dân lớp 7 sách Cánh diều hay, chi tiết nhất:

Lý thuyết Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Lý thuyết Bài 4: Học tập tự giác, tích cực

Lý thuyết Bài 5: Giữ chữ tín

Lý thuyết Bài 6: Quản lí tiền

Lý thuyết Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

1 1,956 12/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: