Lập bảng so sánh bối cảnh ra đời, nội dung cơ bản và ý nghĩa của các bản Hiến pháp

Trả lời Luyện tập 3 trang 58 Chuyên đề Lịch sử 10 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10.

1 353 09/02/2023


Giải Chuyên đề Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Phần 3: Một số bản Hiến pháp Việt Nam từ 1946 đến nay

Luyện tập 3 trang 58 Chuyên đề Lịch sử 10: Lập bảng so sánh bối cảnh ra đời, nội dung cơ bản và ý nghĩa của các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1992 và năm 2013.

Trả lời

Bảng so sánh bối cảnh ra đời, nội dung cơ bản và ý nghĩa của các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1992 và năm 2013 của Việt Nam:

Tiêu chí

Hiến pháp năm 1946

Hiến pháp năm 1992

Hiến pháp năm 2013

Bối cảnh ra đời

- Ra đời trong bối cảnh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới thành lập, việc xây dựng nền dân chủ nhân dân là nhiệm vụ cấp bách.

- Ngày 9 - 11 - 1946, tại kì họp thứ hai, Quốc hội khoá I đã thông qua bản Hiến pháp năm 1946.

- Ra đời trong thời kì đầu tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước.

- Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội phê chuẩn ngày 4 - 11 - 1992.

- Ra đời trong bối cảnh công cuộc Đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh.

- Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội phê chuẩn ngày 28 - 11 - 2013.

Nội dung cơ bản

- Quy định về chính thể dân chủ cộng hoà;

- Quy định nghĩa vụ và quyền lợi của công dân;

- Quy định cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước gồm các cơ quan Nghị viện nhân dân, Chính phủ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Hành chính và Toà án.

- Quy định về chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng và an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;

- Quy định về cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lí.

- Quy định cụ thể cơ chế để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước của mình, đó là cơ chế dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải chịu sự giám sát của Nhân dân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân.

- Quy định rõ thẩm quyền của các nhánh quyền lực trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội; Toà án Nhân dân thực hiện quyền tư pháp.

Ý nghĩa

- Là sự ghi nhận thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945, ghi nhận quyền bình đẳng và nghĩa vụ công dân, hiến định cơ cấu hệ thống chính trị của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Là bản hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, là bản hiến pháp dân chủ và tiến bộ.

- Tạo cơ sở chính trị - pháp lí quan trọng cho việc thực hiện công cuộc Đổi mới ở Việt Nam.

- Là bước hoàn thiện chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ; phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

- Là hiến pháp thứ hai của thời kì Đổi mới.

- Là cơ sở chính trị - pháp lí quan trọng đảm bảo thắng lợi công cuộc Đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

1 353 09/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: